về nhà nghệ sĩ tạo hình phan nguyên [1951 hanoi - ] -- blog phan nguyên
Saturday, 9 April 2011
Phan Nguyên
Phan Nguyên
(1951 - .......) Hà Nội
nghệ sĩ tạo hình , nhà giáo
"Người mượn dấu thời gian."
Sinh quán Hà Nội.
Đại học Văn khoa Sài Gòn ban Triết.
Đại học Sorbonne, Paris
Dạy Pháp văn và điều hành một trung tâm huấn nghiệp tại Pháp.
Tự học hội họa.
Sáng tác tranh từ thập niên 80.
Đã cộng tác với các tạp chí: Peuples du Monde, Hợp Lưu, Diễn Đàn.
*
"Ngẫm cho cùng, cái vẽ nó không nhất thiết nằm ở đề tài, ở trường phái này nọ, hiện thực hay trừu tượng, nó cũng không nằm ở những chất liệu được sử dụng như sơn, vải, gỗ, giấy; tất cả chỉ là cái cớ, là phương tiện phục vụ cho cái Tâm anh có hay không trong động tác vẽ mà thôi. Được cái Tâm ấy ... là hạnh phúc lắm rồi."
PHAN NGUYÊN
tác phẩm mới
Âm Dương Của Trời A9
120cm x 120cm
Tranh phù điêu
4 biến khúc cho một chủ đề : Vũng Áng
Collage
Thoát xác 1
Thoát xác 2
Thoát xác 3
Thoát xác 4
tác phẩm tiêu biểu
Rythmes & Impulsions
(Nhịp Điệu & Xung Lực)
Impulsion III
Rythme V17
Rythme V15
Rythme V1
Rythme V13
Rythme V15
Espace Inconnu
(Không Gian Huyền Hoặc)
Espace Inconnu 9
Espace Inconnu 14
Espace Inconnu 11
Espace Inconnu 10
Espace inconnu 5
Espace Inconnu 7
Espace Inconnu 2
Espace Inconnu 1
Espace Inconnu 3
Fractus H
("Mảnh" H)
Fractus H15
Fractus H14
Fractus H9
Fractus H5
Fractus H1
Fractus H12
Fractus 2000
("Mảnh" năm 2000)
Fractus 2000 XX14
Fractus 2000 XX17
Fractus 2000 XX12
Fractus 2000 XX16
Fractus 2000 XX3
Fractus 2000 XX7
Papyrus
Papyrus 04
Papyrus 05
Papyrus 20
Papyrus 14
Papyrus 13
Papyrus 19
Papyrus 10
Papyrus 6
Papyrus 12
Papyrus 1
Papyrus 9
Dans l'éternité des Papyrus
Marc Larchet
Marc Larchet
Sự vĩnh cửu trong tranh "Papyrus"
Trần Vũ chuyển ngữ
Tôi biết Phan Nguyên đã từ lâu, từ nhiều năm nay. Lần gặp gỡ đầu tiên tại Paris, tôi đã bị cuốn hút bởi loạt tranh mang tên "Fractus", Xung lực bẩm sinh toát ra từ hội họa Phan Nguyên lao đến tôi những rung động nội tâm mãnh liệt.
Tôi đã trở lại nhiều lần để thấm nhiễm những tóe vỡ từ tranh "Fractus". Một tổng thể hài hòa mang dấu vết một nhân cách sáng tạo, nghiêm cẩn và một lối chơi họa.
Tôi đã tìm hiểu họa sĩ. Hiểu hành động sáng tạo đã gây men biết chừng nào trong hiện thân của ông.
Phan Nguyên thích khảo sát những cảm giác gây ra từ một chất liệu, một phóng bút có thể đem đến trong quá trình tạo tác. Tiến trình phối tạo tác phẩm mời gọi rung động thân xác. Chính nhu cầu giao tiếp cọ sát này của thể xác với vật chất đã làm nền cho loạt tranh mới mang tên "Papyrus". Biên giới giữa họa và điêu khắc nhòa lẫn ở đây, dù thoạt nhìn, không bật ra tức khắc chiều đẽo gọt của vật liệu.
Với Papyrus, Phan Nguyên khiến chúng ta sửng sốt. Không có mối liên hệ tiên khởi nào với hội họa của ông trước đây.
Một trang tài năng mới của ông đang được viết.
Tôi cố ý dùng chữ "Trang" và "Viết" vì những bức Papyrus, như tên gọi của chúng, gợi ước vọng vĩnh cửu của con người, muốn mã hóa thông điệp để thiết lập với đồng loại một quan hệ khả tri.
Chúng ta có thể tìm thấy trong loạt tranh ba mươi bức này, gốc rễ chung với một số biểu hiện hồng hoang: Họa trên vách đá tiền sử, chữ tượng hình Ai Cập, ký hiệu của thổ dân Úc, bùa chú thần linh... Nhưng tác phẩm Phan Nguyên thật ra không dính với các thời đại hay những biểu thị tư duy vừa kể. Họa của ông ngẫu sinh, ngẫu phát theo ước muốn đùa với hình tượng, tựa như tự nẩy sinh từ một vô thức, họa Phan Nguyên đến từ những sâu thẳm của tâm hồn, từ xung động dục tính của một kiếp nhân sinh, nhân tình.
Sự chờ đợi của khách thưởng ngoạn như thế, không để "hiểu" mà để "cảm", để bị mê hoặc, cám dỗ, gọi mời vào trong từng mỗi bức tranh.
Vì ở đây mỗi bức tranh là một thực thể duy nhất.
Ở phút thưởng ngoạn đầu tiên, lướt nhìn toàn bộ, một mẫu số chung bật ra: Những nan quạt màu sắc và ánh sáng cuộn lại trong pha trộn bất tận của ba sắc tố chính, vàng, tím, và đất cháy (ochre). Chúng ta có cảm tưởng, nhìn từ xa, đang khảo sát một lao động thuộc da. Ấn tượng tự nhiên do chất liệu sử dụng mang đến.
Nhưng hãy đến gần vì mỗi bức họa xứng đáng được nhìn gần. Độ nổi xuất hiện, nhiều tầng với cách vẽ tinh vi của sơn acrylic. Những hình tượng trong vũ trụ, hình thể động vật hay thánh thư tuồng như được khắc lên chất liệu, thực ra bằng giấy bột.
Lối chơi xé giấy cũng làm nền cho loạt tranh Papyrus, Một lối chơi bản năng, thân xác, gây bất ngờ cho cả họa sĩ lẫn người xem tranh. Rồi lối chơi dao, cách cắt dán, độ dầy mỏng của sơn khiến chúng ta lọt thỏm chính giữa thiên hà, trong hành lang xoắn ốc của những chuyển động, chạm trán một thế giới bí hiểm.
Ở đây, bức tranh, một mảnh giấy thuộc - ở kia, bức họa thành một bảng mã.
Chúng ta không ngừng tới lui ngắm mỗi bức tranh, để rồi trở lại trước từng bức, chiêm nghiệm tất cả những đặc tính của nó.
Cũng như vũ trụ, loạt tranh "Papyrus" là một tổng thể gồm những tế bào duy nhất.
Fractus V
("Mảnh" V)
Fractus 94 V20
Fractus 94 V32
Fractus 93 V10
Fractus 94 V14
Fractus 94 V36
Fractus 93 V40
Fractus 98
("Mảnh" 98)
Fractus 98.5
Fractus 98.1
Fractus 98.2
Fractus 98.4
Espace V
Espace V8
Espace V3
Espace V1
Espace V14
Espace V11
Espace V15
Les Quatre Saisons
Printemps
Été
Automne
Hiver
Đọc HƯƠNG CÔ QUẠNH của PHAN NGUYÊN
Nguyễn Hồng Nhung
Một truyện ngắn kỳ lạ đến ngỡ ngàng. Một bức tranh trừu tượng rất nhiều màu sắc, hình dáng, góc độ…đan vào nhau đẹp…nghẹn thở, nhưng người xem ngơ ngác…
Bởi người xem chỉ hiểu được đúng một màu sắc, một hình dáng, một góc độ…họ quan tâm mà thôi.
Thử nhắm mắt lại: chỉ nghe tiếng sóng biển, biển- thứ rượu vang sóng sánh sẫm màu trong chiếc ly duy nhất - sự việc, sự vật nhòe lẫn vào nhau không tài nào tách bạch riêng rẽ nổi, nhắm mắt im lặng lâu chút nữa, đột nhiên ngửi thấy mùi hương, không bằng khứu giác, mà bằng toàn bộ sự tập trung ý thức để nhận thức, và…từ từ hiểu, hay đúng hơn: từ từ thấm LINH HỒN của truyện ngắn này.
Bởi người xem chỉ hiểu được đúng một màu sắc, một hình dáng, một góc độ…họ quan tâm mà thôi.
Thử nhắm mắt lại: chỉ nghe tiếng sóng biển, biển- thứ rượu vang sóng sánh sẫm màu trong chiếc ly duy nhất - sự việc, sự vật nhòe lẫn vào nhau không tài nào tách bạch riêng rẽ nổi, nhắm mắt im lặng lâu chút nữa, đột nhiên ngửi thấy mùi hương, không bằng khứu giác, mà bằng toàn bộ sự tập trung ý thức để nhận thức, và…từ từ hiểu, hay đúng hơn: từ từ thấm LINH HỒN của truyện ngắn này.
Một truyện ngắn không dễ đọc chút nào. Lạ!
Tên truyện: Hương cô quạnh. Trạng thái cô quạnh này tôi không nhìn thấy, hay có lẽ với Phan Nguyên cảm giác lẻ loi đi tìm ý nghĩa của đời mình được đặt tên là sự cô quạnh? Tôi chỉ nhìn thấy một không - thời gian nhất định nào đó (bắt buộc) phải xảy ra trong một đời sống , khi nhân vật NGƯỜI của chúng ta đột ngột dừng lại giữa con đường của (bản năng) hăm hở, dừng lại, kinh ngạc…thấy đất lở dưới chân hắn.
Đứng chôn chân giữa trời, không chạy, không đi, không động đậy, hắn chợt nhận ra vòng quay của đời mình, không những vậy, từ từ chậm chạp, hắn nhìn thấy vòng quay này đan chéo dọc ngang với biết bao vòng quay khác, của những kẻ xa lạ, nhìn thấy thế gian ở góc độ từ trước tới nay hắn không hề biết… Cuộc gặp gỡ với những người khác. Mỗi người sống quanh chúng ta với những cá tính riêng biệt, tựa hồ đại diện cho một khía cạnh nào đó của đời sống, nhìn họ, hiểu họ, ta mới có cơ may biết về chính đời sống của ta?
Câu chuyện chỉ có ba nhân vật, không thể nói nhân vật nào cần thiết hơn, hấp dẫn hơn hay cuốn hút người đọc hơn, chỉ có thể ngẫm nghĩ: tại sao lại có nhân vật này?
Ông già Rossy là phần ký ức lưu trữ, là những mảng hoài bão bảo tồn tình cảm, cảm xúc, rất u sầu, rất buồn bã, nhưng không thể thiếu, không thể làm khác của đời sống người. Nhân vật này như muốn nói: con người là một sinh vật quái gở tự ràng buộc bản thân nhiều nhất trong mọi ngóc ngách đời sống của nó, đến nỗi chỉ cần một( khoảnh khắc) tự nó cắt đi một sợi dây ràng buộc do chính nó giăng ra, cũng đủ tạo nên một cuộc cách mạng dữ dội khiến đời sống nó thay đổi hẳn.
Và trong xã hội người, kẻ nọ là động lực, là chất liệu giúp kẻ kia chuyển hóa, là một phần sống hữu cơ của kẻ kia. Ông già Rossy đã giúp nhân vật TÔI (Phan Nguyên?) tìm lại thứ tạo ra chất liệu đời sống của mình: TÌNH YÊU ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG, vào thời điểm nhân vật TÔI này không hề chờ đợi mà…cứ ung dung thế thôi. Sự vô tư không hề biết trước ngày mai là ân sủng quý báu nhất con người nhận được từ Sự Sống. Vì vô tư như vậy, nó mới CẢM được tất cả những gì nó chưa hề biết đến, cũng như chỉ đến cuối truyện người ta mới (thấp thoáng) gặp lại bóng hình ông già Rossy từ hình ảnh nhân vật chính.
Những trang viết tả mùi hương không thể nắm bắt từ từ ẩn vào trạng thái sống thường nhật của nhân vật TÔI là những trang viết rất tuyệt. Như thể linh nghiệm, như thể trực giác…vô ngôn.
Nhân vật nữ trong truyện, tuyệt đẹp, được tác giả tạo dựng hình dạng bằng chính bản chất của nhân vật này: bản chất VÔ HÌNH của TÌNH YÊU NGƯỜI. Nàng luôn luôn tắm trong mùi hương của hoa, sống giữa hoa-cái Đẹp, đấy là giấc mơ nâng niu ngàn đời với giấc mộng YÊU và được YÊU của con người. Anna, người đàn bà không thể mất của HƯƠNG CÔ QUẠNH cũng là hình ảnh người đàn bà vĩnh cửu trong những mối tình người siêu thực và cảm động. Rốt cuộc, hình hài hiện diện cũng chỉ để con người hoàn toàn khẳng định nhận thức trong suốt của nó về thế gian mà thôi.
Và thêm một điều tuyệt diệu: đây là một”cây cọ” cầm bút!
Toàn bộ truyện ngắn này của Phan Nguyên hiện lên trong tâm trí tôi cứ như một bức vẽ, một câu chuyện được kể lại dưới dạng VẼ, không kém phần sâu đậm với những mảng màu, những hình dạng, những đặc thù họa tiết lạ lẫm. Là một bức họa vì thời gian của câu chuyện như thể bị xóa nhòa, tình tiết của câu chuyện như thể lồng quện vào nhau, tất cả chỉ như trên một mặt bằng, cùng xảy ra, cùng hòa nhập lẫn nhau, không thể khác. Một bức tranh dành khả năng trừu tượng hóa cho tất cả những kẻ nào thích”nếm”, "ngửi” đời sống của nó bằng trí tưởng tượng vô tận!
Màu sắc trong từng câu văn của Phan Nguyên tạo nên một truyện ngắn hết sức kỳ dị. Một lời khuyên cho tác giả: có lẽ anh (PN) nên viết truyện…tâm linh. Chắc chắn thành công. Bởi những đoạn văn như thực như mơ của anh được tẩm liệm bằng một thứ thảo dược đặc biệt để tạo ra một thế gian đặc biệt, vừa giả vừa thực, thoắt ẩn thoắt hiện,và khi chợt (thành công) gợi nhắc đến cái thế gian vô hình này , ai đột nhiên cũng hiểu ra nó, thậm chí lập tức nhận ra ngay mùi hương riêng của nó, dù tất nhiên, chẳng phải ai cũng biết cách giãi bày ấn tượng của mình về nó.
Bởi thế, không thể đọc HƯƠNG CÔ QUẠNH của Phan Nguyên chỉ… một lần.
Nguyễn Hồng Nhung
(Budapest. 2015.december.07)
(Budapest. 2015.december.07)
truyện ngắn
Hương Cô Quạnh
Nhà xoay lưng về những đợt sóng vỗ nhịp từng hồi lên vách núi, thường xanh màu rong rêu, nhưng giờ là nền đen mờ mờ bên bờ vực lởm chởm đá, nối liền với biển sâu hút tận chân trời. Thật ra, khó mà phân biệt được trời đất âm dương lúc không giờ một ngày hè oi bức nơi ven biển. Từ bao lơn phòng sau nhìn xuống, không gian như khối đen lơ lửng, đặc quánh, bao trùm nuốt chửng cả vạn vật sinh linh. Ðã bao lần tôi đứng đây căng mắt dõi vào màn đêm mênh mông vô tận, mà cảm thấy chơi vơi một nỗi cô đơn vô cớ đến rợn người.
Trên bao lơn nhỏ như lưỡi mèo liếm vào khoảng không, tôi đứng nghe tiếng sóng rì rào, cố hình dung ra nhan sắc thiếu nữ trọ luân phiên cùng phòng chưa từng gặp, nhưng trước mặt, chỉ có màn đêm đang mở nụ cười tươi đỏ chót. Gió bắt đầu lạnh. Mưa lất phất rơi. Tôi quay vào ngả lưng lên chiếc giường nệm đơn kê sát cửa, chăn gối còn phẳng phiu, tay vẫn mân mê thỏi son nhặt được dưới chân bàn lúc nãy và nghĩ thầm, chắc nàng còn trẻ lắm...
- Vâng. Ðộ ngoài hai mươi... Vâng, cô ta cũng lui tới cách tuần như ông... ông thông cảm, tôi chỉ còn căn phòng ấy.
Già Rossy ngập ngừng, vẻ ái ngại như việc bất đắc dĩ phải trả lời rồi rời ghế ngồi, lưng đổ về phía trước, lấy hộp thuốc trong túi bảo tôi hút thử, của Hòa Lan, loại sợi thô, thơm mùi mận, hút vào êm, ngọt, không rát cổ... Già lảng sang chuyện khác thật khéo mỗi khi tôi hỏi han những điều Già cho là rắc rối. Mỗi sáng khi xuống cầu thang, tôi đều gặp Già Rossy ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành cũ kỹ ngay cửa sổ phòng khách, vén màn nhìn ra dốc đường bộ vắng tanh không một bóng người. Dốc lát đá ô vuông thoai thoải dẫn đến đường cái để có xe xuống phố. Chiều về, mở cổng vào sân, tôi vẫn thấy vầng trán nhăn nheo trên cặp lông mày rậm bạc vắt chéo nơi khung kính, tưởng như chưa hề lay động. Chỉ có đôi mắt Già hơi sáng lên vì một niềm vui gặp gỡ. Nhiều lần thành lệ, tôi dành cho Già khoảng thời gian ngắn ngủi lúc đi hoặc về để nhàn tản ngồi lại với tách cà phê, với ly rượu mạnh, cùng nhồi một tẩu thuốc nhả khói lâng lâng, và để nghe Già kể chuyện bằng giọng đặc sệt miền nam đảo Corse. Già cũng thú chơi ống vố như tôi nhưng vố của Già đẽo hình sọ người, xương trắng phau, cũng lạ. Già nói để nhìn thẳng vào mặt thần chết cho quen vì bà vợ đã theo lão này cả chục năm về trước...
- Cũng là lẽ tự nhiên thôi, tôi còn sống đến hôm nay mới không bình thường ông ạ! Ðời sao mà lắm chuyện phản tự nhiên đến thế!
- Chuyện gì nữa hả Già ?
- Ôi! thiếu gì... chuyện cá voi lao vào bãi đá chết cả đàn năm ngoái năm kia chẳng hạn! Chuyện thiên hạ thích đi tu dưới phố! Chuyện ngừa thai phá thai! Chuyện ông độc thân không vợ! Cả chuyện thần chết nữa... Tôi có gặp lão ta rồi đấy, trong căn nhà này, nói chẳng ai tin!
Già nói chậm rãi, mắt nhìn mông lung, cái sọ người trên môi Già gật lên gật xuống biểu đồng tình và tiếp tục phun khói. Tôi nổi gai ốc, nhưng hiểu Già là người to gan can đảm, xem cái chết chẳng ra gì. Qua làn khói bay, Già kể từ ngày vợ nhắm mắt nắm tay bảo Già đừng buồn, rồi sẽ còn gặp lại nhau, Già không đi biển nữa, chỉ quanh quẩn đơn độc trong phòng khách, từ đi-văng qua khung cửa sổ rồi từ cửa sổ đến ô truyền hình, ngày đêm không tắt. Căn phòng của vợ chồng lúc trẻ cạnh phòng tôi Già cũng khoá cửa bỏ trống. Thỉnh thoảng ra đường, là để đưa tang một người bạn tri âm tri kỷ nào đó năm xưa. Già nhìn về phía đồng hồ quả lắc dựng đứng, to đen như hung thần giữ cửa.
- Chỉ có nó hiểu thôi! Nhân chứng của một đời người!
Tôi lắng nghe tiếng quả lắc đong đưa tích tắc đều đặn tưởng cùng một nhịp tim đập với thời gian, và nhớ đến nhà thơ đã từng hát những lời ai điếu cho hòn đảo xanh dương châu ngọc này. Nhà thơ ấy đã yên nghỉ nơi một góc trời xa xôi ngập nắng. Bạn thơ ơi, vĩnh biệt.
- Thế truyện của ông đến chương nào rồi?...
Tôi trở lại với Già Rossy sau cái vẫy tay chào hướng về phương bắc và chợt thấy giọng cực nam nước Pháp nghe cũng dễ chịu, có duyên, có lẽ quen tai nên cảm chăng? Già cười bảo cái gì chả vậy, quen rồi cảm, cảm rồi yêu, rồi nghiện là chuyện tự nhiên.
- Không khéo ông sẽ không rời đảo được đâu!
- Vâng, có thể lắm.
Cái ống vố của Già gật gật với tôi. Già rót thêm rượu vào ly, đưa lên ngang mặt và ngả người theo hương bốc.
- Từ ngày ông ở đây tôi cũng đỡ trơ trọi, ngày bớt dài đêm bớt lạnh lẽo. Tôi không đi xa và không leo dốc được nữa. Bạn bè lần lượt theo lão thần chết cả rồi, chẳng còn ai.
- Còn cô gì ...?
- Vâng... cô... Anna... Phải rồi... Phải rồi, hai người không thể gặp nhau...
Tôi giữ im lặng. Già nhìn vào ly rượu vàng óng ánh.
- Khi ông về thì cô ta đã đi khỏi, thỏi son tôi sẽ đưa lại... Anna còn trẻ và tốt bụng lắm, đến giúp tôi mọi việc những khi ông đi vắng, và ngủ lại đây, cùng người làng Bonifacio cả...Cô ta còn quên gì nữa không?
Tôi lắc đầu rồi xin mượn Già hình ảnh cái ống vố kia để mai đây đưa vào truyện.
Nhưng có một thứ không thể vay, cũng không trả được mà Anna thường để quên, để lại trong phòng dai dẳng suốt cả tuần, đó là một mùi hoa rất lạ. Nửa hương Quỳnh nửa Phù Dung. Cũng không hẳn là hoa mà một mùi hương mát dịu như trăng đêm, lành lạnh như sương sớm, càng về khuya càng trong, càng đượm, càng ngát, ru tôi vào giấc ngủ nhẹ của thiên thần. Không biết nó đến từ đâu mà cứ thoang thoảng khắp phòng, luồn lách khắp nơi, ươm trong chăn, ủ trong gối, miên man day dứt mãi không tan. Có điều rất lạ, ra khỏi phòng là mùi hương khựng lại như bị dao cắt, đứt gọn như có ranh giới vô hình nào nó không vượt qua nổi và tôi không ngửi thấy nó nữa. Không ngửi thấy nhưng nó tiếp tục ám ảnh, bám riết lấy cân não, in đậm trong trí nhớ không tài nào quên. Ðúng như Già Rossy đã nói. Thoạt đầu tôi bỡ ngỡ, vài ngày sau quen, vài tuần sau cảm rồi đâm nghiện, và bây giờ, lần đầu tiên trong đời tôi biết nhớ một mùi hương... nôn nao như nhớ một người tình. Tôi vẫn tưởng ký ức chỉ ghi nhận âm thanh, hình ảnh và màu sắc ...
Tôi đem chuyện hỏi Già Rossy vào một buổi tối mưa dầm gió bấc. Những căn nhà mái đỏ san sát bên sườn núi đã tắt đèn, gối đầu lên nhau ngủ vùi im lặng. Chỉ có gió rít nhẹ qua khe hở chỗ tôi ngồi, và bên ngoài hai cánh cửa chớp bật qua tạt lại vẫy gọi từng cơn. Già đốt lò sưởi cho thêm ấm áp. Thắp ngọn nến hồng để giữa hai ly rượu trên chiếc bàn vuông thấp, vẻ mặt tư lự.
- Thật không? Hay ông tưởng tượng, đôi khi cũng lên lầu sao tôi không hay biết?
Tôi cam đoan với Già là không bịa và kể lại hiện tượng hương hoa lạ lùng kia. Nó đang bị tù hãm trong căn phòng nhỏ hẹp, dứt khoát không tan, bay toả ra ngoài, dù tôi có để cửa mở trông ra biển vẫn thế. Không lẽ chỉ mình tôi ngửi thấy. Nhưng Già Rossy không tin. Nheo mắt nhìn tôi nghi ngờ, và hạ thấp giọng.
- Thế ông có gặp Anna chưa?
- Chưa lần nào!
Già bảo để hỏi Anna xem sao, trong căn nhà này mùi gì mà Già chẳng tường tận, mùi ẩm mốc trên bốn bức tường đá ong vào mùa đông lạnh giá, mùi dầu thông trên giường tủ bàn ghế khô cong lúc mùa hạ, mùi oải hương, mùi bông giấy, mùi chăn mền tẩm mồ hôi trộn với khói thuốc thành thứ mùi ngai ngái không tên, và át đi tất cả là mùi gió biển quanh năm tanh tanh mặn mặn. Chưa bao giờ Già nghe nói đến mùi của Anna, hương hoa trong phòng có bao lơn nhìn xuống biển, bình thường vẫn chỉ ngập mùi thời gian bụi bám. Tôi hiểu, Già nhớ mùi như một kinh nghiệm của khứu giác, không như tôi với mùi hương của nàng. Già gõ ống vố lên gạt tàn và châm lửa nhả ra cụm khói xanh đậm đặc. Tối nay Già không dùng vố sọ người, thay bằng ống điếu dài khắc hình những thai nhi cuộn tròn châu đầu nơi mồi lửa, cuống nhau chạy dài đến cuối cán dính lên môi Già rồi chui thẳng vào mồm. Tôi chắc Già còn nhiều thứ quái đản hơn thế.
- Ông còn thấy hiện tượng gì nữa?
Tôi nhìn Già ngồi đối diện lò sưởi, ánh sáng lập loè nhảy múa trên khuôn mặt đầy đặn hằn sâu nếp nhăn như sóng biển, tóc bạc trắng bạt ra sau bồng bềnh gió khơi, nhưng đôi mắt Già buồn. Buồn vời vợi. Già hỏi dửng dưng không cần câu trả lời. Và tôi, tôi vẫn ngửi thấy mùi hương nồng nàn của Anna phảng phất đâu đây. Ngửi bằng trí nhớ. Nó không ở ngoài mà ở trong tôi, có thật, vật chất như tim gan, nó nhập vào tôi và ... nó sống.
Tôi hỏi Già làm thế nào gặp được Anna.
- Mai tôi phải rời Bonifacio đi Florence, tuần sau sẽ về.
- Ông định gặp để làm gì?
- Ðể nhìn thấy mùi hương bằng da bằng thịt. Người đã cho tôi thêm một khung trời.
Tôi nói với Già là tôi tỉnh táo chứ không mộng mị hay tưởng tượng kiểu tiểu thuyết gia đang tìm hứng. Ðó là sự thật. Già vỗ vai tôi, nhỏ nhẹ.
- Vâng tôi tin ông... Chúc ông ngủ ngon.
Nhưng đêm hôm ấy Già thức rất khuya, không ngủ, lục đục mãi và hình như có tiếng bước chân Già chậm chạp lên cầu thang, lách cách mở cửa vào phòng đôi vợ chồng hồi còn trẻ.
Anna đã mở cho tôi một khung trời mới, nói đúng hơn, một không gian khác thường. Không như Già Rossy nhớ mùi gió biển, mùi mồ hôi, hay mùi khói thuốc. Tôi nhớ mùi hương của Anna như nhớ người tình, bằng cảm xúc, bằng mộng mơ, bằng ảo giác, triền miên cả đêm lẫn ngày. Thời gian đầu, mùi hương chỉ nhẹ nhàng phất phơ như gió thoảng, làm cho cơ thể và đầu óc thư dãn, bớt được cơn lừ đừ mệt nhọc sau những giấc ngủ trưa. Mặt trời đổ những tia nắng chói chang lên mái nhà Già Rossy hừng hực nóng, cảnh vật ngoài kia thẳng đứng, im lìm chịu trận cái oi bức ngộp thở giữa trưa hè, và biển bốc hơi. Nhưng trong phòng tôi thì vẫn mát rượi một mùi hương cực kỳ quyến rũ, nó vuốt ve mơn trớn khắp người và cho tôi cái cảm giác lâng lâng, phe phẩy của một chiếc quạt trầm hương. Không gì thú vị bằng. Nó lả lơi, khêu gợi, bắt tôi phải để ý đến nó, và dụ dỗ tôi đến xiêu lòng phải thay đổi một số thói quen. Già Rossy cũng ngạc nhiên bảo.
- Dạo này thấy ông ít ra đường, không viết lách ban đêm, lại viết ban ngày?
Tôi nói với Già không hiểu sao tôi không thức đêm được nữa. Cứ xâm xẩm tối là mắt mỏi rũ vì một cơn buồn ngủ kéo đến rất nhanh, không cưỡng lại được. Già nghĩ tại tôi làm việc quá sức đó thôi. Nhưng tôi biết không phải thế. Vì một lý do khác.
Có lần vui chơi với bạn bè, tôi đã thử một loại nha phiến gốc Nam Mỹ, hút vào, không gian căng phồng ra với thứ ánh sáng vàng vọt lung linh của ngọn đèn dầu lạp, mọi vật chung quanh như chuyển động quay cuồng, người dập dềnh nhẹ tênh và cơn buồn ngủ tức thời ập đến. Ngủ mà như thức, thức thì như mơ và sáng ra đầu nặng như đeo chì. Tôi chợt khám phá là tôi buồn ngủ vì mùi hương của Anna trong trạng thái gần tương tự như thế, nhưng dễ chịu, sảng khoái gấp trăm lần. Mùi hương trong căn phòng này khác với mùi hương ma tuý, nó làm tôi say nhưng không mệt, khi thức dậy vẫn hăng hái làm việc, viết lách như mọi ngày. Từ đó, tôi thèm những buổi hoàng hôn lúc mặt trời lặn xuống biển và nghiện những giấc ngủ đầy khoái cảm, ấp ủ cùng mùi hương. Thời gian sau, tôi còn nghiệm được nhiều điều rất lạ. Già Rossy hay bảo Già ngủ lúc nào... không biết. Nhưng tôi trái lại, chỉ cần nhắm mắt mơ màng, tôi đã biết mùi hương lượn lờ đến bên cạnh, ve vãn, kể lể, ôm ấp xác thân và óc não dần dần tê dại đi. Một luồng gió mát từng bước xâm nhập vào người, chạy khắp châu thân từ trong huyết quản, từ đầu xuống vai, từ vai đến bụng rồi toả rộng râm ran đến tận mười đầu ngón chân tay, và tôi sung sướng tưởng mình có thể hoá thân thành muôn loài, thành chim thành bướm, thành núi thành sông, thành ngàn vạn phấn hoa bay của rừng già.
Chỉ có điều đáng tiếc, Già Rossy cũng lên phòng những khi tôi đi vắng, cũng ngủ vài đêm nhưng Già không cảm được gì. Vì Già không ngửi thấy mùi hương của Anna. Già nghĩ ngợi nhiều, không hiểu và có vẻ buồn, một hôm Già nói.
- Vậy là ông may mắn, hạnh phúc hơn tôi!
Trên bao lơn nhỏ như lưỡi mèo liếm vào khoảng không, tôi đứng nghe tiếng sóng rì rào, cố hình dung ra nhan sắc thiếu nữ trọ luân phiên cùng phòng chưa từng gặp, nhưng trước mặt, chỉ có màn đêm đang mở nụ cười tươi đỏ chót. Gió bắt đầu lạnh. Mưa lất phất rơi. Tôi quay vào ngả lưng lên chiếc giường nệm đơn kê sát cửa, chăn gối còn phẳng phiu, tay vẫn mân mê thỏi son nhặt được dưới chân bàn lúc nãy và nghĩ thầm, chắc nàng còn trẻ lắm...
- Vâng. Ðộ ngoài hai mươi... Vâng, cô ta cũng lui tới cách tuần như ông... ông thông cảm, tôi chỉ còn căn phòng ấy.
Già Rossy ngập ngừng, vẻ ái ngại như việc bất đắc dĩ phải trả lời rồi rời ghế ngồi, lưng đổ về phía trước, lấy hộp thuốc trong túi bảo tôi hút thử, của Hòa Lan, loại sợi thô, thơm mùi mận, hút vào êm, ngọt, không rát cổ... Già lảng sang chuyện khác thật khéo mỗi khi tôi hỏi han những điều Già cho là rắc rối. Mỗi sáng khi xuống cầu thang, tôi đều gặp Già Rossy ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành cũ kỹ ngay cửa sổ phòng khách, vén màn nhìn ra dốc đường bộ vắng tanh không một bóng người. Dốc lát đá ô vuông thoai thoải dẫn đến đường cái để có xe xuống phố. Chiều về, mở cổng vào sân, tôi vẫn thấy vầng trán nhăn nheo trên cặp lông mày rậm bạc vắt chéo nơi khung kính, tưởng như chưa hề lay động. Chỉ có đôi mắt Già hơi sáng lên vì một niềm vui gặp gỡ. Nhiều lần thành lệ, tôi dành cho Già khoảng thời gian ngắn ngủi lúc đi hoặc về để nhàn tản ngồi lại với tách cà phê, với ly rượu mạnh, cùng nhồi một tẩu thuốc nhả khói lâng lâng, và để nghe Già kể chuyện bằng giọng đặc sệt miền nam đảo Corse. Già cũng thú chơi ống vố như tôi nhưng vố của Già đẽo hình sọ người, xương trắng phau, cũng lạ. Già nói để nhìn thẳng vào mặt thần chết cho quen vì bà vợ đã theo lão này cả chục năm về trước...
- Cũng là lẽ tự nhiên thôi, tôi còn sống đến hôm nay mới không bình thường ông ạ! Ðời sao mà lắm chuyện phản tự nhiên đến thế!
- Chuyện gì nữa hả Già ?
- Ôi! thiếu gì... chuyện cá voi lao vào bãi đá chết cả đàn năm ngoái năm kia chẳng hạn! Chuyện thiên hạ thích đi tu dưới phố! Chuyện ngừa thai phá thai! Chuyện ông độc thân không vợ! Cả chuyện thần chết nữa... Tôi có gặp lão ta rồi đấy, trong căn nhà này, nói chẳng ai tin!
Già nói chậm rãi, mắt nhìn mông lung, cái sọ người trên môi Già gật lên gật xuống biểu đồng tình và tiếp tục phun khói. Tôi nổi gai ốc, nhưng hiểu Già là người to gan can đảm, xem cái chết chẳng ra gì. Qua làn khói bay, Già kể từ ngày vợ nhắm mắt nắm tay bảo Già đừng buồn, rồi sẽ còn gặp lại nhau, Già không đi biển nữa, chỉ quanh quẩn đơn độc trong phòng khách, từ đi-văng qua khung cửa sổ rồi từ cửa sổ đến ô truyền hình, ngày đêm không tắt. Căn phòng của vợ chồng lúc trẻ cạnh phòng tôi Già cũng khoá cửa bỏ trống. Thỉnh thoảng ra đường, là để đưa tang một người bạn tri âm tri kỷ nào đó năm xưa. Già nhìn về phía đồng hồ quả lắc dựng đứng, to đen như hung thần giữ cửa.
- Chỉ có nó hiểu thôi! Nhân chứng của một đời người!
Tôi lắng nghe tiếng quả lắc đong đưa tích tắc đều đặn tưởng cùng một nhịp tim đập với thời gian, và nhớ đến nhà thơ đã từng hát những lời ai điếu cho hòn đảo xanh dương châu ngọc này. Nhà thơ ấy đã yên nghỉ nơi một góc trời xa xôi ngập nắng. Bạn thơ ơi, vĩnh biệt.
- Thế truyện của ông đến chương nào rồi?...
Tôi trở lại với Già Rossy sau cái vẫy tay chào hướng về phương bắc và chợt thấy giọng cực nam nước Pháp nghe cũng dễ chịu, có duyên, có lẽ quen tai nên cảm chăng? Già cười bảo cái gì chả vậy, quen rồi cảm, cảm rồi yêu, rồi nghiện là chuyện tự nhiên.
- Không khéo ông sẽ không rời đảo được đâu!
- Vâng, có thể lắm.
Cái ống vố của Già gật gật với tôi. Già rót thêm rượu vào ly, đưa lên ngang mặt và ngả người theo hương bốc.
- Từ ngày ông ở đây tôi cũng đỡ trơ trọi, ngày bớt dài đêm bớt lạnh lẽo. Tôi không đi xa và không leo dốc được nữa. Bạn bè lần lượt theo lão thần chết cả rồi, chẳng còn ai.
- Còn cô gì ...?
- Vâng... cô... Anna... Phải rồi... Phải rồi, hai người không thể gặp nhau...
Tôi giữ im lặng. Già nhìn vào ly rượu vàng óng ánh.
- Khi ông về thì cô ta đã đi khỏi, thỏi son tôi sẽ đưa lại... Anna còn trẻ và tốt bụng lắm, đến giúp tôi mọi việc những khi ông đi vắng, và ngủ lại đây, cùng người làng Bonifacio cả...Cô ta còn quên gì nữa không?
Tôi lắc đầu rồi xin mượn Già hình ảnh cái ống vố kia để mai đây đưa vào truyện.
*
Nhưng có một thứ không thể vay, cũng không trả được mà Anna thường để quên, để lại trong phòng dai dẳng suốt cả tuần, đó là một mùi hoa rất lạ. Nửa hương Quỳnh nửa Phù Dung. Cũng không hẳn là hoa mà một mùi hương mát dịu như trăng đêm, lành lạnh như sương sớm, càng về khuya càng trong, càng đượm, càng ngát, ru tôi vào giấc ngủ nhẹ của thiên thần. Không biết nó đến từ đâu mà cứ thoang thoảng khắp phòng, luồn lách khắp nơi, ươm trong chăn, ủ trong gối, miên man day dứt mãi không tan. Có điều rất lạ, ra khỏi phòng là mùi hương khựng lại như bị dao cắt, đứt gọn như có ranh giới vô hình nào nó không vượt qua nổi và tôi không ngửi thấy nó nữa. Không ngửi thấy nhưng nó tiếp tục ám ảnh, bám riết lấy cân não, in đậm trong trí nhớ không tài nào quên. Ðúng như Già Rossy đã nói. Thoạt đầu tôi bỡ ngỡ, vài ngày sau quen, vài tuần sau cảm rồi đâm nghiện, và bây giờ, lần đầu tiên trong đời tôi biết nhớ một mùi hương... nôn nao như nhớ một người tình. Tôi vẫn tưởng ký ức chỉ ghi nhận âm thanh, hình ảnh và màu sắc ...
Tôi đem chuyện hỏi Già Rossy vào một buổi tối mưa dầm gió bấc. Những căn nhà mái đỏ san sát bên sườn núi đã tắt đèn, gối đầu lên nhau ngủ vùi im lặng. Chỉ có gió rít nhẹ qua khe hở chỗ tôi ngồi, và bên ngoài hai cánh cửa chớp bật qua tạt lại vẫy gọi từng cơn. Già đốt lò sưởi cho thêm ấm áp. Thắp ngọn nến hồng để giữa hai ly rượu trên chiếc bàn vuông thấp, vẻ mặt tư lự.
- Thật không? Hay ông tưởng tượng, đôi khi cũng lên lầu sao tôi không hay biết?
Tôi cam đoan với Già là không bịa và kể lại hiện tượng hương hoa lạ lùng kia. Nó đang bị tù hãm trong căn phòng nhỏ hẹp, dứt khoát không tan, bay toả ra ngoài, dù tôi có để cửa mở trông ra biển vẫn thế. Không lẽ chỉ mình tôi ngửi thấy. Nhưng Già Rossy không tin. Nheo mắt nhìn tôi nghi ngờ, và hạ thấp giọng.
- Thế ông có gặp Anna chưa?
- Chưa lần nào!
Già bảo để hỏi Anna xem sao, trong căn nhà này mùi gì mà Già chẳng tường tận, mùi ẩm mốc trên bốn bức tường đá ong vào mùa đông lạnh giá, mùi dầu thông trên giường tủ bàn ghế khô cong lúc mùa hạ, mùi oải hương, mùi bông giấy, mùi chăn mền tẩm mồ hôi trộn với khói thuốc thành thứ mùi ngai ngái không tên, và át đi tất cả là mùi gió biển quanh năm tanh tanh mặn mặn. Chưa bao giờ Già nghe nói đến mùi của Anna, hương hoa trong phòng có bao lơn nhìn xuống biển, bình thường vẫn chỉ ngập mùi thời gian bụi bám. Tôi hiểu, Già nhớ mùi như một kinh nghiệm của khứu giác, không như tôi với mùi hương của nàng. Già gõ ống vố lên gạt tàn và châm lửa nhả ra cụm khói xanh đậm đặc. Tối nay Già không dùng vố sọ người, thay bằng ống điếu dài khắc hình những thai nhi cuộn tròn châu đầu nơi mồi lửa, cuống nhau chạy dài đến cuối cán dính lên môi Già rồi chui thẳng vào mồm. Tôi chắc Già còn nhiều thứ quái đản hơn thế.
- Ông còn thấy hiện tượng gì nữa?
Tôi nhìn Già ngồi đối diện lò sưởi, ánh sáng lập loè nhảy múa trên khuôn mặt đầy đặn hằn sâu nếp nhăn như sóng biển, tóc bạc trắng bạt ra sau bồng bềnh gió khơi, nhưng đôi mắt Già buồn. Buồn vời vợi. Già hỏi dửng dưng không cần câu trả lời. Và tôi, tôi vẫn ngửi thấy mùi hương nồng nàn của Anna phảng phất đâu đây. Ngửi bằng trí nhớ. Nó không ở ngoài mà ở trong tôi, có thật, vật chất như tim gan, nó nhập vào tôi và ... nó sống.
Tôi hỏi Già làm thế nào gặp được Anna.
- Mai tôi phải rời Bonifacio đi Florence, tuần sau sẽ về.
- Ông định gặp để làm gì?
- Ðể nhìn thấy mùi hương bằng da bằng thịt. Người đã cho tôi thêm một khung trời.
Tôi nói với Già là tôi tỉnh táo chứ không mộng mị hay tưởng tượng kiểu tiểu thuyết gia đang tìm hứng. Ðó là sự thật. Già vỗ vai tôi, nhỏ nhẹ.
- Vâng tôi tin ông... Chúc ông ngủ ngon.
Nhưng đêm hôm ấy Già thức rất khuya, không ngủ, lục đục mãi và hình như có tiếng bước chân Già chậm chạp lên cầu thang, lách cách mở cửa vào phòng đôi vợ chồng hồi còn trẻ.
*
Anna đã mở cho tôi một khung trời mới, nói đúng hơn, một không gian khác thường. Không như Già Rossy nhớ mùi gió biển, mùi mồ hôi, hay mùi khói thuốc. Tôi nhớ mùi hương của Anna như nhớ người tình, bằng cảm xúc, bằng mộng mơ, bằng ảo giác, triền miên cả đêm lẫn ngày. Thời gian đầu, mùi hương chỉ nhẹ nhàng phất phơ như gió thoảng, làm cho cơ thể và đầu óc thư dãn, bớt được cơn lừ đừ mệt nhọc sau những giấc ngủ trưa. Mặt trời đổ những tia nắng chói chang lên mái nhà Già Rossy hừng hực nóng, cảnh vật ngoài kia thẳng đứng, im lìm chịu trận cái oi bức ngộp thở giữa trưa hè, và biển bốc hơi. Nhưng trong phòng tôi thì vẫn mát rượi một mùi hương cực kỳ quyến rũ, nó vuốt ve mơn trớn khắp người và cho tôi cái cảm giác lâng lâng, phe phẩy của một chiếc quạt trầm hương. Không gì thú vị bằng. Nó lả lơi, khêu gợi, bắt tôi phải để ý đến nó, và dụ dỗ tôi đến xiêu lòng phải thay đổi một số thói quen. Già Rossy cũng ngạc nhiên bảo.
- Dạo này thấy ông ít ra đường, không viết lách ban đêm, lại viết ban ngày?
Tôi nói với Già không hiểu sao tôi không thức đêm được nữa. Cứ xâm xẩm tối là mắt mỏi rũ vì một cơn buồn ngủ kéo đến rất nhanh, không cưỡng lại được. Già nghĩ tại tôi làm việc quá sức đó thôi. Nhưng tôi biết không phải thế. Vì một lý do khác.
Có lần vui chơi với bạn bè, tôi đã thử một loại nha phiến gốc Nam Mỹ, hút vào, không gian căng phồng ra với thứ ánh sáng vàng vọt lung linh của ngọn đèn dầu lạp, mọi vật chung quanh như chuyển động quay cuồng, người dập dềnh nhẹ tênh và cơn buồn ngủ tức thời ập đến. Ngủ mà như thức, thức thì như mơ và sáng ra đầu nặng như đeo chì. Tôi chợt khám phá là tôi buồn ngủ vì mùi hương của Anna trong trạng thái gần tương tự như thế, nhưng dễ chịu, sảng khoái gấp trăm lần. Mùi hương trong căn phòng này khác với mùi hương ma tuý, nó làm tôi say nhưng không mệt, khi thức dậy vẫn hăng hái làm việc, viết lách như mọi ngày. Từ đó, tôi thèm những buổi hoàng hôn lúc mặt trời lặn xuống biển và nghiện những giấc ngủ đầy khoái cảm, ấp ủ cùng mùi hương. Thời gian sau, tôi còn nghiệm được nhiều điều rất lạ. Già Rossy hay bảo Già ngủ lúc nào... không biết. Nhưng tôi trái lại, chỉ cần nhắm mắt mơ màng, tôi đã biết mùi hương lượn lờ đến bên cạnh, ve vãn, kể lể, ôm ấp xác thân và óc não dần dần tê dại đi. Một luồng gió mát từng bước xâm nhập vào người, chạy khắp châu thân từ trong huyết quản, từ đầu xuống vai, từ vai đến bụng rồi toả rộng râm ran đến tận mười đầu ngón chân tay, và tôi sung sướng tưởng mình có thể hoá thân thành muôn loài, thành chim thành bướm, thành núi thành sông, thành ngàn vạn phấn hoa bay của rừng già.
Chỉ có điều đáng tiếc, Già Rossy cũng lên phòng những khi tôi đi vắng, cũng ngủ vài đêm nhưng Già không cảm được gì. Vì Già không ngửi thấy mùi hương của Anna. Già nghĩ ngợi nhiều, không hiểu và có vẻ buồn, một hôm Già nói.
- Vậy là ông may mắn, hạnh phúc hơn tôi!
*
Từ ngày mang trong người tinh hương của loài hoa xa lạ, tôi như được thêm đôi cánh bay bổng, thênh thang giữa đời. Nhìn đâu cũng thấy sáng ra, màu sắc đậm hơn, tươi hơn, có khi đi giữa thành phố dầy đặc sương mù mà vẫn nhìn tỏ mặt người. Những dốc đường quanh co khúc khuỷu, với nhà cửa thấp tầng xếp cạnh nhau như bát úp, ở ngã ba nào đó, nay bỗng quen thuộc như đã từng đi qua, nhưng rộng, cao, và thoáng hơn với màu gạch cua tươi rói. Hàng cây Tùng Bách bên kia đồi uốn khúc lên tận đỉnh, trước không hề thấy, nhưng giờ cũng xanh um màu lá mạ, thản nhiên với mây trời. Tai mắt tôi trở nên bén nhậy tinh tế lạ thường. Có nhiều đêm, tôi nghe được hơi thở của Già phập phồng dưới nhà mặc dù rất nhẹ, Già đã ngủ say, ở trên phòng qua mấy lần cửa kính, tôi vẫn biết táo đang rụng ngoài sân và lá đang bay đầy ngõ. Nghe nói, thị giác cho phép con người nhìn thấy chính mình, giống như khi xem tranh ta chỉ thấy chính ta. Nhưng trong cái nhìn hiện tại tôi lại không thấy tôi, mà chỉ thấy Anna, một nàng hương cô quạnh và thèm sống. Bằng một quyền lực vô hình nàng đã biến tai mắt tôi thành tai mắt của nàng. Tôi nhìn thấy những gì nàng muốn thấy, nghe được những gì nàng muốn nghe, và cảm được những gì nàng đang cảm.
Như lúc này, tôi biết Anna đang muốn về thăm một nơi chốn cũ. Nàng không phải dân đảo Corse. Quê hương nàng không phải nơi đây mà tận phương trời Ðông Bắc, quanh năm tuyết phủ ngập đường. Tôi thấy gió lạnh se sắt làn da giữa mùa hè nắng gắt, tai nghe văng vẳng những tiếng lục lạc trên bờm ngựa phi. Tiếng chuông nhỏ trong veo như tiếng thuỷ tinh leng keng xa dần...xa dần và Anna bật khóc. Khóc vì một nỗi xa xôi dặm trường. Tôi buồn vui theo tâm trạng của nàng, khi đi qua từng vùng kỷ niệm thời thơ ấu. Có ai biết nàng không thích những buổi chiều mưa dầm dề trên thành phố biển, nhưng lại mê nhìn tuyết rơi? Tuyết rơi phủ trắng những cánh đồng vạn dặm trên xứ sở nàng, cũng như ở đây, tuyết bay trắng biển, trắng núi, trắng những căn nhà mái đỏ, trắng những dốc đường quanh co, trắng tâm hồn thiếu nữ và trắng cả những cuộc đời còn son trẻ. Tôi còn biết nàng yêu nhạc cổ điển và thích nhảy múa, những lúc ấy, trong đầu tôi lại reo vui một vũ điệu Caucasien bập bùng ánh lửa cùng với nhịp vỗ tay rộn ràng. Và đâu đó thấp thoáng một khuôn mặt thuỷ thủ phong trần, cằm vuông, lông mày xếch ngược. Nàng nói với tôi trong giấc mộng du là nàng yêu đời và muốn sống. Bao nhiêu tâm ảnh hiện ra như cuộn phim muôn màu, khi tỏ khi mờ, nhưng tôi vẫn chưa từng đối diện Anna. Không biết Anna đã lưu lạc đến đây từ bao giờ? Nàng đang ở đâu mà tôi chưa được thấy nhan sắc? Có điều chắc chắn, đeo trên thân xác tôi, mùi hương của nàng thoát được căn phòng chật hẹp ra ngoài. Và tôi đã mở cho nàng đôi cánh cửa tự do.
Như lúc này, tôi biết Anna đang muốn về thăm một nơi chốn cũ. Nàng không phải dân đảo Corse. Quê hương nàng không phải nơi đây mà tận phương trời Ðông Bắc, quanh năm tuyết phủ ngập đường. Tôi thấy gió lạnh se sắt làn da giữa mùa hè nắng gắt, tai nghe văng vẳng những tiếng lục lạc trên bờm ngựa phi. Tiếng chuông nhỏ trong veo như tiếng thuỷ tinh leng keng xa dần...xa dần và Anna bật khóc. Khóc vì một nỗi xa xôi dặm trường. Tôi buồn vui theo tâm trạng của nàng, khi đi qua từng vùng kỷ niệm thời thơ ấu. Có ai biết nàng không thích những buổi chiều mưa dầm dề trên thành phố biển, nhưng lại mê nhìn tuyết rơi? Tuyết rơi phủ trắng những cánh đồng vạn dặm trên xứ sở nàng, cũng như ở đây, tuyết bay trắng biển, trắng núi, trắng những căn nhà mái đỏ, trắng những dốc đường quanh co, trắng tâm hồn thiếu nữ và trắng cả những cuộc đời còn son trẻ. Tôi còn biết nàng yêu nhạc cổ điển và thích nhảy múa, những lúc ấy, trong đầu tôi lại reo vui một vũ điệu Caucasien bập bùng ánh lửa cùng với nhịp vỗ tay rộn ràng. Và đâu đó thấp thoáng một khuôn mặt thuỷ thủ phong trần, cằm vuông, lông mày xếch ngược. Nàng nói với tôi trong giấc mộng du là nàng yêu đời và muốn sống. Bao nhiêu tâm ảnh hiện ra như cuộn phim muôn màu, khi tỏ khi mờ, nhưng tôi vẫn chưa từng đối diện Anna. Không biết Anna đã lưu lạc đến đây từ bao giờ? Nàng đang ở đâu mà tôi chưa được thấy nhan sắc? Có điều chắc chắn, đeo trên thân xác tôi, mùi hương của nàng thoát được căn phòng chật hẹp ra ngoài. Và tôi đã mở cho nàng đôi cánh cửa tự do.
*
Tuần sau tôi trở về, cố tình sớm hơn mọi lần nhưng Anna đã lại đi mất. Trước tôi một ngày. Không hiểu sao nàng tránh gặp mặt. Hỏi Già Rossy Già cũng không muốn trả lời. Tôi tặng Già chai rượu cùng hộp thuốc Hoà Lan, hỏi thăm Già vài câu vội vã rồi nóng lòng muốn lên phòng. Căn phòng vẫn trông ra biển, vẫn sạch sẽ và ngập mùi hương. Nhưng lần này tim tôi loạn lên vì trên nền gối trắng, nằm nghiêng một nhánh hoa Vàng. Vàng Mai. Nhưng sao hoa vẫn tươi như vừa mới cắt? Khi tôi cầm lên hoa liền đổi màu, lần lượt ngũ sắc như kính vạn hoa thuở nhỏ lấp lánh muôn hình, biến, hiện rồi tan. Tôi biết Anna tinh nghịch và nàng đang ở đâu đây, rất gần. Hình như có một nụ cười dịu dàng trên mặt gương gợn sóng. Vài cánh chim mòng biển chao qua chao lại ngoài kia, cất tiếng gọi trên cao, tha thiết lúc chiều về. Bầu trời xuống thấp và bóng tối đang lướt vào từ ngoài khơi...
Tôi nghe bước chân Già lên cầu thang mở khoá vào phòng bên cạnh. Có tiếng cử động sột soạt của da thịt trên mặt vải khô cứng và giọng nói chậm rãi quen thuộc của Già.
- Cố uống bát thuốc này đi ... cho mau lại sức...
- Cố lên nào...
- Ðêm nhiều sao, chắc mai trời đẹp đấy...
Già thì thầm như vỗ về tình nhân. Ðột nhiên, nhộn nhịp những bước chân người nện trên sàn gỗ, qua lại, hối hả, tấp nập lên xuống cầu thang, rồi đập cửa phòng tôi thình thình vang dội. Tôi bật dậy... Nhưng hành lang không có ai, phòng kế bên vẫn khoá cửa im ỉm và trong nhà, tuyệt nhiên vắng lặng. Chỉ có tiếng quả lắc đong đưa tích tắc một mình với bóng đêm vì Già Rossy đã tắt đèn yên giấc. Trăng đã lên cao. Ðồng hồ tay chỉ ba giờ rưỡi.
Những hôm sau, tôi vẫn nghe nhiều tiếng động lạ vang vang trong giấc nửa khuya và bóng dáng Anna chập chờn ẩn hiện. Không biết tỉnh hay mơ?... Tôi thấy một buổi chiều lang thang xuống phố, bắt gặp mùi hương lơ lửng ngang đầu, rồi dẫn đường tôi đến một tiệm ăn nổi trôi trên mặt biển, lênh đênh như bèo dạt giữa đại dương. Tiệm lại trang hoàng theo lối cổ kính, sang trọng, đông khách, nhưng khi tôi bước vào mọi người đều đứng dậy bỏ đi. Còn lại một thiếu nữ tóc nâu cắt ngắn ngồi xoay ra ánh mặt trời, lưng trần vai thon, để lộ một nốt ruồi son với nước da trắng sữa. Tôi biết chắc chắn là Anna, vì từ thân thể nàng ngào ngạt toả ra thứ hương thơm kỳ diệu. Chỉ ba bước nữa thì chạm được vai nàng mà chân tôi không nhấc nổi, toàn thân như bị đóng đinh dính chặt xuống đất. Nhưng bỗng chốc, nàng chạy ra cửa ôm chầm lấy một chàng trai, hôn môi đắm đuối, và bóng đổ dài rơi vãi phía sau, bâng khuâng ngỡ ngàng. Tôi còn gặp Anna thêm nhiều lần khác. Nàng ngồi trên ghế của Già nhìn mây bay vùn vụt qua cửa sổ, những tảng mây đen cuồn cuộn đầy ắp không gian. Không bắt được dung nhan của nàng, nhưng tôi vẫn cảm được nỗi mong chờ u uẩn trong lòng người thiếu nữ. Nàng nói với tôi là nàng lạnh lắm. Và mới đêm qua, thấp thoáng bóng nàng đứng trên bao lơn ngắm xuống biển, hình như có lúc, nàng đến ngồi bên đầu giường nhìn tôi ngủ như mơ...
Tôi kể cho Già Rossy nghe những giấc mơ kỳ lạ và cố tình quên những đoạn vô cùng ướt át, say sưa với nàng. Già rót cà phê mời tôi buổi sáng sớm và bảo dạo này Già hay lục đục, đang dọn căn phòng hai vợ chồng thuở trước cho Anna. Ðể khỏi phiền tôi. Già nhìn tôi đăm đăm qua làn khói thuốc, vẫn bằng đôi mắt ướt buồn bất tận.
- Ông yêu nàng hương rồi!
- Anna là ai? - Nàng đang ở đâu? - Già làm ơn cho tôi gặp mặt!
- Vâng... ông yên tâm... để tôi bảo Anna. Tuần sau trở lại ông sẽ gặp...
Lần cuối tôi trở về căn nhà có phòng sau nhìn xuống biển, Già Rossy không ra đón, cũng không thấy Già ngồi nhìn ra đường như thường lệ, và phòng khách âm u không ánh đèn. Cảnh nhà yên bình, mát lạnh, hoang vắng. Tiếng quả lắc vẫn tích tắc đều đặn như những dấu hỏi đong đưa nghìn trùng. Bình thường Già báo trước những khi có việc phải xuống phố, nhưng đã lâu rồi Già có đi đâu? Linh tính báo điều không hay, tôi đảo một vòng rồi lên lầu. Trời tối đen, tiếng sóng biển ùa vào từ cửa bao lơn mở rộng, trên bàn, tôi thấy ống vố của Già chặn lên một mảnh giấy trắng. Vết nhăn nhúm trên nệm giường chứng tỏ có người vừa ngồi ở đây, và nét chữ Già nắn nót viết cho tôi mấy dòng.
Tôi nghe bước chân Già lên cầu thang mở khoá vào phòng bên cạnh. Có tiếng cử động sột soạt của da thịt trên mặt vải khô cứng và giọng nói chậm rãi quen thuộc của Già.
- Cố uống bát thuốc này đi ... cho mau lại sức...
- Cố lên nào...
- Ðêm nhiều sao, chắc mai trời đẹp đấy...
Già thì thầm như vỗ về tình nhân. Ðột nhiên, nhộn nhịp những bước chân người nện trên sàn gỗ, qua lại, hối hả, tấp nập lên xuống cầu thang, rồi đập cửa phòng tôi thình thình vang dội. Tôi bật dậy... Nhưng hành lang không có ai, phòng kế bên vẫn khoá cửa im ỉm và trong nhà, tuyệt nhiên vắng lặng. Chỉ có tiếng quả lắc đong đưa tích tắc một mình với bóng đêm vì Già Rossy đã tắt đèn yên giấc. Trăng đã lên cao. Ðồng hồ tay chỉ ba giờ rưỡi.
Những hôm sau, tôi vẫn nghe nhiều tiếng động lạ vang vang trong giấc nửa khuya và bóng dáng Anna chập chờn ẩn hiện. Không biết tỉnh hay mơ?... Tôi thấy một buổi chiều lang thang xuống phố, bắt gặp mùi hương lơ lửng ngang đầu, rồi dẫn đường tôi đến một tiệm ăn nổi trôi trên mặt biển, lênh đênh như bèo dạt giữa đại dương. Tiệm lại trang hoàng theo lối cổ kính, sang trọng, đông khách, nhưng khi tôi bước vào mọi người đều đứng dậy bỏ đi. Còn lại một thiếu nữ tóc nâu cắt ngắn ngồi xoay ra ánh mặt trời, lưng trần vai thon, để lộ một nốt ruồi son với nước da trắng sữa. Tôi biết chắc chắn là Anna, vì từ thân thể nàng ngào ngạt toả ra thứ hương thơm kỳ diệu. Chỉ ba bước nữa thì chạm được vai nàng mà chân tôi không nhấc nổi, toàn thân như bị đóng đinh dính chặt xuống đất. Nhưng bỗng chốc, nàng chạy ra cửa ôm chầm lấy một chàng trai, hôn môi đắm đuối, và bóng đổ dài rơi vãi phía sau, bâng khuâng ngỡ ngàng. Tôi còn gặp Anna thêm nhiều lần khác. Nàng ngồi trên ghế của Già nhìn mây bay vùn vụt qua cửa sổ, những tảng mây đen cuồn cuộn đầy ắp không gian. Không bắt được dung nhan của nàng, nhưng tôi vẫn cảm được nỗi mong chờ u uẩn trong lòng người thiếu nữ. Nàng nói với tôi là nàng lạnh lắm. Và mới đêm qua, thấp thoáng bóng nàng đứng trên bao lơn ngắm xuống biển, hình như có lúc, nàng đến ngồi bên đầu giường nhìn tôi ngủ như mơ...
Tôi kể cho Già Rossy nghe những giấc mơ kỳ lạ và cố tình quên những đoạn vô cùng ướt át, say sưa với nàng. Già rót cà phê mời tôi buổi sáng sớm và bảo dạo này Già hay lục đục, đang dọn căn phòng hai vợ chồng thuở trước cho Anna. Ðể khỏi phiền tôi. Già nhìn tôi đăm đăm qua làn khói thuốc, vẫn bằng đôi mắt ướt buồn bất tận.
- Ông yêu nàng hương rồi!
- Anna là ai? - Nàng đang ở đâu? - Già làm ơn cho tôi gặp mặt!
- Vâng... ông yên tâm... để tôi bảo Anna. Tuần sau trở lại ông sẽ gặp...
*
Lần cuối tôi trở về căn nhà có phòng sau nhìn xuống biển, Già Rossy không ra đón, cũng không thấy Già ngồi nhìn ra đường như thường lệ, và phòng khách âm u không ánh đèn. Cảnh nhà yên bình, mát lạnh, hoang vắng. Tiếng quả lắc vẫn tích tắc đều đặn như những dấu hỏi đong đưa nghìn trùng. Bình thường Già báo trước những khi có việc phải xuống phố, nhưng đã lâu rồi Già có đi đâu? Linh tính báo điều không hay, tôi đảo một vòng rồi lên lầu. Trời tối đen, tiếng sóng biển ùa vào từ cửa bao lơn mở rộng, trên bàn, tôi thấy ống vố của Già chặn lên một mảnh giấy trắng. Vết nhăn nhúm trên nệm giường chứng tỏ có người vừa ngồi ở đây, và nét chữ Già nắn nót viết cho tôi mấy dòng.
Anna là vợ yêu quý nhất đời tôi.
Chiếc chìa khoá này sẽ cho ông biết sự thật.
Lão thần chết đang cỡi sóng vẫy gọi ngoài kia.
Tôi đã quyết về với biển.
Tôi bước ra bao lơn nhìn xuống vực sâu thăm thẳm một màu, tay cầm chìa khoá phòng vợ chồng Già Rossy hồi còn trẻ. Trong phòng, một bộ xương người nằm thẳng trên mặt nệm vàng úa, và chung quanh rải đầy hoa, tràn ngập những hoa, hoa khắp nơi, hoa trên giường, hoa dưới đất, hoa leo lên tường, hoa bám lấy trần nhà, hoa khô, hoa héo, hoa tươi. Nhiều vô kể. Già đã ướp xác Anna bằng trăm nghìn loài hoa đủ màu đủ sắc và hương thơm lừng.
*
Tôi vẫn chưa được biết dung nhan của nàng, và mãi mãi không bao giờ biết. Tôi xuống nhà theo mùi hương bay, đến ngồi vào chiếc ghế bành ngay cửa sổ phòng khách, vén màn nhìn ra dốc đường bộ vắng tanh và... thấy Già. Già Rossy.
Phan Nguyên
Paris hè năm 2000
Ngấn Đêm
(...)
---------------------------------
trích từ blog phan nguyên
---------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ