Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

phan khôi qua một 'chuyện tình trong tù'/ phan khôi -- bài viết: thế phong (bài đăng lại)

phan khôi qua một 'chuyện tình trong tù'
(tản mạn văn chương/ thế phong)


                                              phakhôqua mt
                         'chuytìntrong tù'
                                                                 thế phong

                                               phan khôi  [1887-  hanoi 1959]
                                                                                                     (ảnh: Internet) 


Một kiện tướng trong lịch sử văn học Việt nam, của tiền bán thế kỷ 20; người ấy là Phan Khôi. Thật vinh dự thay là được sống với ông trong cùng một thế kỷ.  Trọn cuộc đời chiến đấu cho lý tưởng theo đuổi; khi ông dấn thân vào nghiệp văn chương, báo chí.  

Xin nhắc qua tiểu sử; trước khi phân tích 'Chuyện tình trong tù', hay là 'Phan Khôi tự truyện' cũng vậy. 

 Sinh 1887 ở Quàng nam, cháu tổng đốc Hoàng Diệu.  Đậu tú tài năm 1906, thân sinh ra ông đậu phó bảng, từng được cử làm tri phủ.  Năm 1936, thân phụ ông từ quan. Năm 1917 Phan Khôi cộng tác vơi báo Nam Phong/ Phạm Quỳnh; với tư cách một 'bỉnh bút'. Từ năm 1920 đến 1925, cộng tác với nhiều tờ báo: Phụ nữ tân văn, Đông Pháp thời báoThần chung ...-- khi cộng tác với Phụ nữ tân văn; ông mở đầu cuộc bút chiến văn học với thi hữu tiền bối Tản Đà; khiến Tản Đà bực đến độ, viết bài trả lời, có câu: " ... Trừ cái nạn Phan Khôi ở Nam kỳ"

 Phan Khôi cũng từng chủ trương báo Sông Hương. 

Năm 1945; theo Cách mạng chống Pháp -- năm 1956, chủ trương Nhân văn, đăng thơ; có bài 'Hồng gai''Hớt tóc', 'Nắng chiều' ... và truyện ngắn 'Ông Năm Chuột'; tiểu luận kháng đối 'Phê bình lãnh đạo văn nghệ'

. Năm 1958, qua đời ở Hànội. (Bắc bộ)

Trong bài này; chỉ đề cập Phan Khôi -- về thơ, ông đóng góp cho phong trào thơ mới, đó là bài 'Tình già' (Phụ nữ tân văn, số 132/ 10/ 3/ 1932) -- một bài thơ giường cột 'hình thành thơ mới' sau này.  Tử đó trở đi, những Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, hàn Mặc Tử, Đỗ huy Nhiệm, Vũ hoàng Chương, J. Leiba, Lưu trọng Lư ... tiếp ứng.

 Chỉ riêng một Tản Đà lên án thơ mới do Phan Khôi đề xướng; và ông cho bài 'Tình già' không có gì gọi là mới cả.  

Toàn bài 'Tình già' như sau:

                                                                TÌNH GIÀ

                            Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa
                            Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ
                            Hai cái đầu xanh kề nhau than thở
                            - Ôi đời ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
                            Mà lấy nhau hẳn là không đặng
                            Đã đến nỗi, tình trước phụ sau
                            Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau
                            Hay ! mới bạc làm sao chớ ?
                            Buông nhau mà làm sao cho nỡ?
                            Thương được chừng nào hay chừng nấy
                            Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
                            Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng
                            Mà tính việc thủy chung
                            Hai mươi bốn năm sau
                            Tình cờ đất khách gặp nhau
                            Đôi cái đầu bạc
                            Nếu chẳng quen lung đã nhìn ra được
                            Ôi chuyện cũ mà thôi. Lúc đưa nhau đi rồi
                            Con mắt có đuôi.
                               PHAN KHÔI

Đây không hẳn là một bà 'thơ mới'; đúng như quan niệm vào thời ấy. Nhưng nó được coi như là bài 'thơ mới' mở đầu cho 'phong trào thơ mới'.  Vậy, bài thơ này có là 'thơ mới'; hoặc, khác hơn là 'thơ mới '. 

 Đến nay nhìn lại; chúng tôi cho rằng 'Tình già' ít tính chất 'thơ mới' hơn là thơ cónhịp điệu tự do; gần với 'thơ tự do' bây giờ. 'Thơ tự do' Phan Khôi trong bài này, lại không phải là 'thơ phá thể' của Tản Đà -- cũng không giống 'thơ mới' của Thế Lữ, Xuân Diệu, Vũ hoàng Chương, Đỗ huy Nhiệm , J. Leiba; v.v. . 

 Nhưng tại sao người ta lại cho  rằng Phan Khôi là 'người đầu tiên' khởi xướng phong trào
thơ mới'

Có thể, có 2 lẽ: 

một : thoát được lề lối bó buộc 'thơ Đường'.
hai : cởi mở, ý thơ thoát hơn 'lục bát'.

Thời đó, thanh niên trí thức bắt đầu làm quen văn hóa phương tây; nhất là chịu ảnh hưởng văn chương Phú lãng sa; nền văn chương sau ăn sâu vào tâm thức họ.  Từ khi bài 'thơ mới' của Phan Khôi ra đời; họ có khởi điểm để tạo thành 'phong trào'thơ mới'-- và,'thơ mới' đã thành công; ở Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Lưu trọng Lư . Vũ hoàng Chương, ...

 Vì lẽ ấy, thẩm định Phan Khôi công đầu khởi xướng 'phong trào thơ mới.' 

Phan Khôi là người giỏi luật thơ, từng làm thơ Đường, thêm nữa, cả lục bát.  Dầu tôi chưa được đọc bài thơ lục bát nào của Phan Khôi; nhưng vẫn tin chắc rằng ông đã trải qua thời kỳ làm thơ niêm luật; khác hôm nay, nhiều người bước vào làm 'thơ tự do'; lại cứ tưởng rằng thơ niêm luật không quan trọng; nào chúng có liên hệ gì đến 'thơ tự do' mà họ đang làm;  sẽ có thể bị coi phiến diện. 

Trở về với Phan Khôi, qua bút danh Chương Dương (Chương Dương thi thoại); thơ thường được đăng trên báo Nam Phong. Nội dung thơ như muốn bứt phá, ý tưởng như muốn phá tung xiềng xích thơ Đường. Qua bài thơ dưới đây; hẳn không mấy ngạc nhiên tại sao Phan Khôi  trở thành tác giả 'Tình già';  được coi công đầu hình thành 'phong trào thơ mới'

                                                          KHAI BÚT

                                              Cái túi thơ xuân tởn đến già
                                              Hôm nay có cháu  mở bung ra
                                              Thật lanh như biến, tết rồi tết
                                              Ra quái gì đâu, ta với ta !
                                              Lo phải được như hoa cỏ mới
                                              Đã đành chơi với vợ con mà!
                                              Thơ thẩn món thanh ăn ai tá?
                                              Chất đống trên đầu chục chẵn ba .
                                                PHAN KHÔI

Như vậy; bài thơ này ông làm vào năm 1917; khi tròn tuổi 30-- hoặc, nếu tính theo âm lịch, thì năm sáng tác bài thơ này vào 1916 đăng trên báo Nam Phong.  Giọng thơ bất cần đời
ít nhất cũng có liên quan cuộc đời tù ngục sau này-- tham gia  cách mạng chống Pháp; ông bị tù đày ở Quảng nam.

Thời kỳ này, ông được làm quen với với một thiếu phụ, tuổi còn trẻ; người ấy là vợ một võ quan hàng tứ phẩm; vị này được cử để trông coi nhà tù.  Điều oái oăm nhất là: thiếu phụ vợ quan võ kia lại yêu thầm tù nhân, có tên Phan Khôi, dưới quyền cai quản chồng mình. Có thể; bà ta cảm phục một thanh niên khí phách, vào tù ra khám; không phải tội gì khác, ngoài việc tham gia lật đổ chế độ thực dân + Nam triều.

 Cũng có thể; thiếu phụ vợ võ quan  hàng tứ phẩm kia; chỉ là sự được gả bán; bà không có tình yêu , chưa kịp nảy nở -- khi gặp Phan Khôi thì có dịp bùng nổ.  Chính vậy; mới có 'Chuyện tình trong tù' rất nên thơ, chứa đầy nước mắt hệ lụy; lại vô cùng hiểm nguy nữa là khác -- sau được chính tù nhân viết lại thành tự truyện  TÌNH TRONG TÙ, hoặc, một PHAN KHÔI TỰ TRUYỆN -- bài được đăng trên tạp chí Đông Dương. (số mùa Xuân năm 1939.)  

Mở đầu  thảm kịch; hay nói khác đi, đi vào lịch sự qua cửa hẹp -- đối với Phan Khôi; thì ông quan niệm ra sao ? Hãy cùng nghe ông tự-sự-kể:

" ... Nếu người ta truy nhận cho chính trị phạm ở xứ ta từ 30 năm về trước cũng có giá trị, cũng hách dịch như chinh trị phạm ngày nay; thỉ, tôi không dại chi mà không khai ra rằng: tôi là một chính trị phạm,  bị án đồ tam niên; giam tại Nhà Lao Quảng nam.  Năm 1908, tôi chưa đầy 21 tuổi.  Vào tù, thật ra tôi chưa hề thấy một chút gì đáng lo buồn cả; chỉ không an lòng, khi nghĩ đến thầy tôi.  Chừng hơn một tháng; tôi được thư thầy tôi ở nhà gửi cho; trong thư không trách mắng gì tôi cho lắm, chỉ có một câu than thở về tôi -- làm tôi tỉnh người ra, là câu này : ' Lập thân nhứt bại, vạn sự ngôn giải'  .(nghĩa la: con người ta lập thân đã hỏng đi một cái là muôn vật tan nát, rã rời.)
Người ta mỗi người có một đầu óc; đến lúc cha con không giống nhau, thì cũng không giống nhau. Thân thế của tôi dầu không lấy gì làm đáng lo cả; thằng tôi lo cho tôi, thì ai cần? Ấy là; cái Tú tài mới đậu xong đã bị tước khử; về sau còn không được đi thi, như thế con đường làm quan hẳn cụt rồi, không khéo về nỗi vợ con sẽ còn lôi thôi nữa; hẳn thằng tôi lo cho tôi vì thế.
Mà quả thế; sau 1 tháng, xảy ngay ra việc 'thối hôn' do cha mẹ của người vợ chưa cưới của tôi tuyên bố-- thế là hai chữ 'ngõa giải' đã ứng nghiệm được một phần rồi ..."

Trước hết; một người làm cách mạng không như người thường.  Có 2 điểm vướng mắc; 'đại gia đình' + 'tiểu gia đình'.  'Đại gia đình' đối với Phan Khôi; cha mẹ không vui lòng.  Lẽ đương nhiên; vì quyền lợi con cái; cha mẹ không bao giờ không nghĩ đến tương lai con mình, mong sau này được nên danh phận.  Sự lập chí Phan Khôi chưa nhìn thấy lợi trước mắt; đã sớm bị liên lụy-- nên sự trách cứ từ cha mẹ là điều bình thường xảy ra.  Còn 'tiểu gia đình', đó là câu chuyện từ hôn của gia đình nhà gái đối với chàng rể Phan Khôi -- đó cũng là 'ngõa giải' ứng nghiệm, từ lời cảnh báo trước của thân phụ ông.

Trong đời sống tù nhân;  ông gặp một 'ngõa giải' khác-- ấy là chuyện tư tình với vợ một võ quan hàng tứ phẩm.  Vợ võ quan trẻ, đẹp; không dễ nén tình cảm bộc phát -- nhất là người thiếu nữ sớm trở thành thiếu phụ, phải làm vợ một võ quan già; tuổi không tương xứng. Thiếu phụ đã yêu thầm một tù nhân cùng lứa tuổi; dễ sinh nhiều mưu mô sảo quyệt để đạt mục đích.  Bà vợ võ quan can thiệp cho người mình thầm yêu có cơ hội gần gũi; để bày tỏ tình yêu trực tiếp. qua cử chỉ bóng gió, tế nhị; lại nhiều hiệu quả. Chẳng hạn:

".. Tôi mở cái gói ra trước mắt Trưng.  Đố ai đoán biết được gói gì?  Trời ơi! Gói trầu cau! Mười miếng trầu tiêm kiểu Huế với 10 miếng cau bửa dính, mỗi dây 5 miếng chồng nanh sấu lên nhau thêm 10 mụn vỏ chay và mấy chùm hoa sói.  cái gì lạ !  Thực tình tôi không hiểu, hỏi Trưng:
" Của ai thế này? ... Mà lại đưa cho tôi ?"
" Của bà Ch..."
Trưng vừa nói vừa cười ngỏn ngoẻn.
" Đứa cho tôi?  Tôi biết bà ấy là ai?"
" Ấy thế mới lạ, Thầy mới có chuyện lạ; tôi đã nói".
Trưng đã nói câu ấy, ra dáng đắc ý lắm; và, hắn bắt đầu làm như là hắn là người có công ơn lắm, với tôi.
Liền tay gói cái gói lại; tôi trao trả Trưng, thêm rằng:
" Anh cẩm lấy, tôi không biết."
Trưng xin tôi cứ nhận vả kể đầu đuôi:
" Lâu nay tôi phục dịch ở nhà ông Ch... và đã được tin cậy; nên bà Ch ... có đem tình riêng ngỏ với tôi nhiều lần.  Bà nói bà thấy thầy thì thương lắm; hôm nay gởi vật nhỏ mọn làm tin, mong ngày khác thầy cho bà gặp mặt để nói chuyện ..."

Phan Khôi cho người đọc thấy độ thành khẩn cảm nghĩ về mối tình hình thành một cách lạ lẫm. Tác giả gợi cho người đọc biết thêm lo âu; từ nơi ông Ch ..., võ quan hàng tứ phẩm, chồng thiếu phụ kia có thể làm hại tên tù nhân chính trị giao du với vợ mình.  Bởi, võ quan sẵn quyền trong tay, nếu thêm một chút ghen tuông; thì rất dễ gây chuyện lớn, hại địch thủ. Còn đối với tù nhân chính trị kia; thì anh ta chỉ mơ tưởng có ngày được trả tự do -- nhưng bây giờ, nếu nhận gói trầu cau của vợ võ quan đưa duyên làm tin; thì hậu họa sẽ ra sao ?   Khi độc giả theo dõi chuyện này; hẳn khó quên hình ảnh một tù nhân tử tội trong truyện 'Người tù'/ Nguyễn Tuân-- cũng vóc dáng oai phong một tử tù tài ba, văn hay, chữ tốt; được Nguyễn Tuân lồng vào nhân vật Huấn Cao --  tử tội tù nhân nằm dài trên phản, tô nét bút lông giải trên một tấm lụa đào. Thì ở đây, Phan Khôi kể cho độc giả biết về kinh nghiệm xương máu chính tác giả , kẻ tù nhân đa duyên,nhưng văn hay, chữ tốt:

" ... Số là trước đây nửa tháng, ông Ch... có sai lính vào lao; hỏi thấy đội, trong đám tử tù, có ai viết chữ tốt -- thì lấy 1 người ra để viết câu đối cho ông ấy.  Tối hôm ấy hơi nóng lạnh; nhưng lấy được sự ra ngoài làm sung sướng, nên phụng theo chơn người lính. 
Đến nơi thấy một đống, cũng đến 9, 10 cân lụa đỏ bỏ ngổn ngang trên chiếu giải dưới đất và một nghiên mực lớn mài sẵn.  Một người đàn ông chừng 50 tuổi, to lớn, mặt đen, mũi to; ngồi trên sập giữa nhà, ấy là ông Ch... hất hàm chào tôi  Một thiếu phụ còn trẻ lắm; trạc tuổi tôi, người trắng trẻo, khuôn mặt trái xoan; cả đầu lẫn cổ quấn cái khăn nhiễu điều, ngồi bên kia sập.
Nhà không có cái ghế nào cả; tôi ngồi ngay trên cái chiếu dưới đất; chỗ để nghiên mực.  Ông Ch ... bảo tôi:
" Có biết uống rượu không; trời lạnh, uống mấy chén mà viết cho dựa tay."
" Bẩm có thì cũng được."
" Nhà còn nước không mình ?"
Ông Ch... xậy hỏi người thiếu phụ.  Tôi nghe, mới biết người ấy là bà Ch ...; vợ ông.
" Có hiếm mấy".
Vừa nói; thiếu phụ vừa đứng dậy, đi vào bên trong; cầm ra    một chai rượu thuốc -- và một cái cốc, rót đưa cho tôi một cốc đầy.
Tôi uống cạn cốc rượu; thì trải lụa ra viết.  Ông Ch ... sợ tôi viết quấy, cứ theo nhắc từng chữ.  Tôi thấy làm bực mình; mà không tiện nói ra, thì ông lại còn vẽ cho tôi chữ này viết thế này, chữ kia viết thế kia.  Tôi chừng muốn phát cáu.  Người thiếu phụ xuống khỏi sập, lại gần; nói cùng ông Ch ...:
" Tôi xem người này cầm bút là người viết thạo; xin ông cứ để cho người ta viết tự do.
" Bà nói lạ.  Câu đối lụa ít tiền lắm sao ?"
'Nhưng đã có ai làm hư của ông đâu?  Ngồi kiềm lấy một bên thì còn ai viết được nữa chứ?"
Ông Ch... hình như chịu vợ nói phải; bước ra khỏi chiếc chiếu, rồi vợ chồng đứng coi tôi.
Bấy giờ tôi thấy dễ chịu; hươi cây bút như rồng bay, phượng múa; hết đôi này đến đôi khác, càng viết càng thấy tốt.  Người thiếu phụ cứ đưa con mắt theo ngòi viết tôi.  Còn hơn đôi nữa thi hết;, ông Ch ... bảo vợ:
" Rót thêm cho va cốc nữa đi!"
Người thiếu phụ ngoan ngoãn, rót cốc rượu đặt trước  mặt tôi; và nói :
" Nghỉ tay uống rượu đã, thầy."
Tôi vâng lời như một cái máy.  Viết xong tôi cung kính chào ông Ch...:
" Bẩm quan lớn."
Ông gật .  Tôi lại hướng về người thiếu phụ:
" Bẩm bà lớn, tôi vào."
Thì người đứng dậy:
" Tôi không dám, thầy lên."

...


Đoạn cuối kết thúc câu chuyện tình Phan Khô trong tù -- một lần 2 người gặp nhau vào một ngày xuân năm ấy.  Chỉ một lầnấy thôi; rồi biền biệt, sau dó người thiếu phụ lâm bệnh nặng, qua đời.  Có 2 giả thuyết đến với Phan Khôi.

  - một: người thiếu phụ phẫn uất; vì bị gả cho một ông chồng già.
 -  hai: trong một lá thư , người thiếu phụ gửi cho Phan Khôi: đe dọa, nếu không được ông yêu lại; người ấy sẽ quyên sinh.,

Ngoài đời thường, người thiếu phụ lâm bệnh nặng, qua đời -- khiến giả thuyết hoài nghi mang lại .

 Với Phan Khôi; thanh minh rằng không chủ xướng. Dầu sao đi nữa; dễ mấy aii quên, không luyến tiếc một chuyện tình tuyệt đẹp trôi qua.  Và quả là; qua đi thật rồi!  

Như một bức tranh ở thời rose của P. Picasso, có tên The Lovers; họa sĩ vẽ lại trên khung vải; một đôi tình nhân có thiên tình sử e ấp, nét dại ngây hưởng thụ tình yêu; cả đến sự duyên dáng ngỡ ngàng người nữ.

 Cùng nghe Phan Khôi tự- sự- kể:

" Nhà có một mình bà Ch... Ba tiếp tôi trong một phòng xép.  Tôi ngồi trên một cái chõng nhỏ; bà ngồi ghế cạnh, tay đặt lên cái gáy trên cổ tôi, êm đềm, nói:
" Chớ anh làm gì mà họ bỏ tù anh?"
Tôi mỉm cười cười, nói báng một câu:
" Thưa bà, bà còn thương hại tôi nữa sao?  Nỗi một cái hoang tôi dám đến đây cùng bà; là cũng đủ lăm rồi."
Bỗng thằng Trưng chạy thình thịch từ ngoài ngõ vào; đứng trước cửa sổ, đưa tay cao lên, chẳng nói chi hết.  Bà Ch... đứng dậy, mở cái cửa cho tôi xuống bếp; và, bảo tôi cứ đứng yên một lúc; sẽ hay.  Tôi bấy giờ thấy ngay nghe có tiếng nói ồ-ồ ở nha trai, tôi mở cửa nhà bếp thoát ra ngõ. Tìm lại người lính; tôi trở về nhà lao một mạch.
Ngay đêm hôm ấy; thằng Trưng nói cho tôi biết rằng khi tôi đến; bà ấy liền cho cho hắn đứng canh ngoài đường, phòng ông Ch... trở lại; thì vô báo.   Quả nhiên ông trở lại ; nói các quan nói còn nửa giờ nữa mới đi.    Nên ông không tội gì mà ngồi chực; về nhà nghỉ cho khỏe .  Hắn lại nói: bà phân vân về tôi mãi : ' sao đã dặn dò một chút nữa mà tôi lại bỏ về đi.'
Từ đó, bà Ch ...   vẫn không tin tức cùng tôi; nhưng không còn dịp nào cho chúng tôi gặp nhau nữa. Vì ông Ch ... giữ bà ấy; cũng như thầy đội đề lao giữ tôi vậy, hàng ngày không dễ bà ra khỏi nhà-- và mỗi lúc ông đi việc quan; thì đi rồi về ngay; không để bà ở nhà một mình  qua 3 giờ đồng hồ.
Không biết làm sao được; thỉnh thoảng bà Ch .. lại bảo Trưng nói với tôi; kiếm cách đi ngang qua nhà bà một lần, để bà trông thấy.  Qua tháng 4 năm sau, ông Ch ... không ở nhà cũ nữa; dọn về ở cái trại lính, cách nhà lao không xa.   Từ ấy; bà ấy cùng tôi dễ và năng trông thấy mặt nhau hơn trước; nhưng vẫn không có dịp gần kề trò chuyện.  Đến thằng Trưng mãn tù, giữa chúng tôi tin tức cũng thưa dần.
Một ngày tháng chạp; thình lình tôi tiếp được lá thư của bà Ch ... ; ấy là lần đầu bà viết thư cho tôi; mà cũng là lần cuối. Trong thư bà nói: nhân gần đi chữa lại đổ nữ trang ; muốn gặp tôi ở nhà người thợ bạc-- câu này tôi nghĩ mãi:
Dù yêu nhau mà không được gần nhau; thôi thì sống để dạ, chết đem đi."
 Tôi đến nhà thợ bạc; thì gặp bà Ch ...ở đó, nhưng người ta trong nhà đông quá; chỉ nhìn nhau mà chúng tôi còn sợ tai tiếng, không dám nhìn no nê.  Trọn buổi chiều bà ở đó; làm ông cũng tò mò tới.  Khi trông thấy cái sống mũi đỏ chờn vờn trước cửa; thì tôi đã đảo ngõ sau; thành ra thủy chung với bà, tôi chẳng trao đổi cùng nhau một lời nào.  Tôi không ngờ lấn đó, lần cuối cùng tôi gặp bà Ch ...; vì sang tháng giêng, bà lâm bệnh. được đưa về Huế điều trị; rối mấy tháng sau co tin bà từ trần ...

Cùng không cần thêm một lời bình nào về 'Chuyện tình trong tù' /  Phan Khôi.

Thật hay và thật cao thượng !*

 THẾ PHONG
  SAIGON, 1960.

---
* đã đăng trên bán nguyệt san' Giáo dục phổ thông,' phát hành ở Saigon. (chủ nhiệm: Phạm quang Lộc.) 
   ( số 52+ 53 --xuân năm 1960) 
- bài đăng lại ( tản mạn văn chương/ thế phong/ 2016).




                             

                                                       

Không có nhận xét nào:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ