Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

về nhà thơ+ nhà báo+ dịch giả hoàng hưng [1942- ] -- blog phan nguyên

Monday, 11 April 2011


hoàng hưng


























Hoàng Hưng
(1942 - ........) Hưng Yên
tên thật: Hoàng thụy Hưng
nhà thơ, nhà báo, dịch giả

























                                                                                                                       
Một vẫy gọi thường trực cuối trời. 
Paris, thu 2000











                                                                                                                        
Một vuông tường một thế giới
Một giấc ngủ một đời người
Sg 18/3/2010



(Khoảng cách giữa hai ấn bản vân tay là 10 năm, không cố tình làm lại, chỉ là một tình cờ thú vị đã xẩy ra đối với Hoàng Hưng)
PN 















Tốt nghiệp khoa văn, Đại học Sư phạm Hà nội 1965. 
Bị bắt giam và tập trung cải tạo từ 17.8.82 đến 29.10.85 vì tội ' lưu truyền văn hóa phản động" (Bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc/ Hoàng Cầm)
Sau được cải thành tội ' lưu truyền văn hóa phẩm đồi trụy.'






*









Ta nung nấu nghìn đêm ác mộng
đánh chìa vàng mở lối về em


Hoàng Hưng






















Ba mươi năm 'Về Kinh Bắc'



Hoàng Hưng











Ba mươi năm thoắt như giấc mộng. Kể từ buổi chiều oan nghiệt (ngày 17/8/1982) khi chiếc xe bịt bùng chở mình từ đồn Công an Hàng Bạc về thẳng Hỏa Lò, mở đầu vụ án văn tự có lẽ là kỳ quái nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đến hôm nay vẫn không biết nên cười nhiều hơn hay mếu nhiều hơn! (Chi tiết vụ án đã được kể trong bài “Về Kinh Bắc: một vụ án “hậu Nhân Văn” viết nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày ra tù, 2010).

Hôm nay nhắc lại chuyện cũ vì một kỳ duyên mới: Sau 30 năm, thật bất ngờ gặp lại cố tri, 'tang vật' chính của vụ án: tập chép tay Về Kinh Bắc mà anh Hoàng Cầm chép tặng, với chữ ký của người can tội 'lưu truyền văn hóa phẩm phản động' (tức là 'tôi') xác nhận trên từng trang. Trang đầu Hoàng Cầm viết bằng chữ đỏ: Chép gửi Hoàng Hưng, cho mai sau của chúng ta. Hà nội tháng Tám 1982, với hình vẽ đầu một cô gái đẹp. (Mười hai năm sau, cái “mai sau” ấy thành hiện thực, khi Về Kinh Bắc được xuất bản chính thống, anh Hoàng Cầm vẽ lại bìa tập thơ có hình cô gái y như thế để tặng tôi và một số người thân). Kèm một trang có hình vẽ màu nước ba cái lá (chắc là 'lá Diêu Bông') mà anh Văn Cao vẽ làm bìa tập thơ theo yêu cầu của tôi. Lại thêm cái bìa montage siêu thực mà ông Trần thiếu Bảo hứng chí làm chơi. Nhưng thiếu những phụ bản mà tôi xin họa sĩ Bùi xuân Phái vẽ cho, thể hiện các cô gái quan họ quen thuộc của ông. Các cô giờ lưu lạc nơi đâu?


Chẳng biết con đường lòng vòng nào đã đưa 'tang vật' này đến tay nạn nhân-chủ nhân của nó sau 30 năm lưu lạc. Còn nhớ 10 năm trước, trong ngày sinh nhật thứ 80 của Hoàng Cầm tại nhà thi sĩ, thiếu tướng Phạm Chuyên, giám đốc CA Hà Nội, đã hứa trước mặt nhiều văn nghệ sĩ là sẽ tìm để trả cho tôi báu vật này. Ít lâu sau ông bắn tin là tìm không thấy. Thì ra nó đã lọt ra ngoài từ bao giờ!

Thì giờ đây cũng có thể coi là 'châu về hợp phố'! Có phải Ý Trời để chính thức khép lại mọi ân oán của vụ kỳ án này?

Đối với hai nạn nhân của vụ 'Về Kinh bắc', anh Cầm thì đã ngậm cười nơi chin suối, còn tôi cũng dần dần “ngộ” lẽ tha thứ và thương cảm của Đức Như Lai, chuyện ân oán chẳng còn bận tâm.

Nhưng chừng nào những người hữu trách vẫn không chịu thay đổi cái chính sách gọi theo từ nhà Phật là 'vô minh' – vẫn tìm cách dập tắt các tác phẩm nghệ thuật, báo chí, nói rộng ra là các tư tưởng mà họ tùy tiện áp đặt tội danh 'phản động', bất chấp sự thực là những tác phẩm ấy không cần chờ quá lâu để được xã hội tôn vinh - thì ân oán còn trùng trùng giao kết căn duyên'(Nhập Môn, thơ HH).

Tôi đã có lần nói với các sĩ quan an ninh 'làm việc' với mình: “ Các anh nên nhớ rằng chính trị là chuyện nhất thời, còn văn hóa thì sống mãi.” Nay muốn nói thêm: Chính trị hóa văn hóa là tự chuốc họa cho chính mình, vì tự tạo ra kẻ thù không đáng có. Thay vì thế, xin hãy một lần thực tập “pháp môn lắng nghe”, lắng nghe những tiếng nói khác biệt, những tiếng nói phản biện, cả những tiếng nói đối lập. Đó là con đường duy nhất để đạt được sự đồng thuận của dân tộc trước hiểm họa lớn lao của đất nước.

Hôm nay, nhân kỷ niệm 30 năm vụ 'Về Kinh Bắc' tình cờ cũng là năm sinh nhật thứ 90 của Hoàng Cầm, thứ 70 (đã là 'xưa nay hiếm') của bản thân, tôi xin trân trọng công bố toàn vẹn bản chép tay quý báu của Hoàng Cầm với tranh bìa của Văn Cao và Trần thiếu Bảo. Đây cũng là mở đầu cho việc lần lượt công bố trên mạng mấy bản thảo của tôi đã nhiều năm nay không xin được giấy phép xuất bản. Xét thấy mình thật vô duyên, cứ cố 'xin' mãi mà người ta không “cho”, mà có cho thì chắc cũng chỉ in được vài trăm cuốn không biết có ai mua trong tình hình khủng hoảng thị trường sách in hiện nay, vậy tội gì mình không ebook cho nó 'phẻ' ? Tôi bèn coi đây là mở đầu cho bộ sưu tập HHEBOOKS, trước hết phục vụ cho bản thân, sau đó là chia sẻ với đồng bào mạng, mong nhận được ít nhiều đồng cảm.

tháng 8/ 2012

Hoàng Hưng












chép gửi Hoàng Hưng cho mai sau của chúng ta
Hà nội, tháng tám 1982
Hoàng Cầm



nguồn: Diễn đàn Forum













Về Kinh Bắc
thơ Hoàng Cầm


(...)
































tác phẩm đã in









Đất Nắng (thơ. 1970)











Ngựa Biển (thơ. 1988)

















Người Đi Tìm Mặt (thơ. 1994)














Hành trình (thơ. 2005)















Ác Mộng 
(thơ. 2006)



Mục lục
 






 © 2006 Hoàng Hưng























Dịch thuật







100 Bài thơ tình thế giới (1988)





Thơ Federico Garcia Lorca  (1988)





Thơ Pasternak (1988)





Thơ Apollinaire (1997)





Các nhà thơ Pháp cuối thế kỷ XX (2002)





15 Nhà thơ Mỹ thế kỷ XX (2004)





Mowgli Người sói. Rudyard Kipling (1999)





Người đàn bà lạ lùng. Francoise Sagan (1990)





Les Choses. George Perec (1999)





(...)






























                                                                     ( trích từ blog phan nguyên)







0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ