Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

hỡi linh hồn tôi/ truyện thế phong/ chương 4 -- (bài đăng lại)

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

hỡi linh hồn tôi - truyện thế phong - 4

hỡi linh hồn tôi - 4-  truyện thế phong
 saigon, 2003

                                     
                                                       hỡi linh hồn tôi
                                                                 truyện  thế phong

      kỳ 4

     Cùng về Sài Gòn với vợ chồng anh, còn bà chị vợ.  Chán việc làm nha công cho nha sĩ có phòng khám ở phố Duy tân, chỉ là cái cớ nhỏ bề ngoài; chi muốn bỏ phố núi, nơi một chuyện tình với một sinh viên sĩ quan Đà lạt, gọi là yêu, để có nơi hò hẹn vào ngày nghỉ - sau này mới biết Thành lợi dụng để bù thêm vào  cơm no, bò cưỡi.  Tốt nghiệp thiếu úy trường Võ bị Liên quân, Thành bỏ đi ngay, không một lời giã từ.  Chị vợ anht hở dài, n ủi với chính bản thân, may, đã không cấn thai với gã sở khanh này.

     Về đến Sài Gòn, vợ chồng anh thuê được một căn gác chuồng chim của người bà con xa, qua bà cô  Thảo giới thiệu.  Cái ngõ hẻm gần rập Thanh Vân trên đường Lê văn Duyệt, chạy ngang qua nhà ca sĩ nổi danh Thanh Thúy, là, đến nơi tạm  cư của vợ con anh + bà chị  vợ.  Ngày ngày, anh đi gửi bài vở cho nhật báo Sống, chủ nhiệm Chu Tử, truyện ngắn được đăng ngay, vào cuối tuần.,  Và, anh thu gom bản thảo, truyện dài, sách biên khảo, đem đến các nhà xuất bản, gạ bán, để có tiền độ nhật.

     Một, hai , nhà xuất bản nhận, và , thật lòng muốn xuất bản, chỉ có một nhà  nhận in 3 cuốn, với điều kiện, tác giả xin được giấy phép.    Đỗ thật vui khi cầm 3 giấy phép : truyện dài Nửa đường đi xuống, Friedrich Nietzsche, , truyện dịch Chiếc roi ngựa của V. C, Gheorghiu.   Nhà xuất bản Đời mới đang in một xê-ri  truyện dài của Duyên Anh, sách bán rật chạy-  nào Dzũng Dakao, Châu Kool ..., tác giả bán đứt một triệu đồng, mỗi tựa.  Còn anh, chỉ bán 1  lần, in 3000 cuốn; khỏang 400 ngàn, cho  1 tựa truyện, dày  500 trang như Nửa đường đi xuống.

    Hàng ngày,  anh đến nhà in  sửa mo-rát, bìa cuốn này , ảnh Nguyễn cao Đàm, chụp một thanh niên đi trong vòng kẽm gai, không lối ra, và, bốn chữ nửa đường đi xuống không viết chữ hoa - qua nét chữ bay bướm của nghệ sĩ tài danh.   Đỗ nhìn mẫu bìa, ưng ý,  dùng luôn làm tựa sách.

       Lúc này, Đỡ được đồng hóa vào quân chủng Không quân, làm biên tập viên báo Lý tưởng, mang lon trung sĩ   đồng hóa  Phải tự đi mua lon, tự đeo vào vai 2 chữ V ngược trắng.  Về đến trại, ninh lính  nhìn thấy, cưới ồ,

    ' Thế ra cậu không chịu mang lon trung sĩ  sao ?  thượng sĩ Dương hùngCường hỏi.

                                             nửa đường đi xuống/ thế phong do nxb đời mới
                                                                                         tái bản tại Saigon. (1968).

                                                                    ***

    Đỗ biết, đã mua lầm cặp lon hạ sĩ mầu trắng, thay vì, trung sĩ, màu vàng. Nhưng, Đỗ vụng chéo, khéo chống ,

   '  Bữa nay , đeo lon hạ sĩ, mai  đeo lon hạ sĩ nhất , mốt, mới  là trung sỉ đích thật.'
   ' Thôi cha  nội, dốt thì nhận dốt đi- hay là , cha nội  nhớ lần Tư lệnh không quân  trao  Quyết định của Tổng tham mưu, nói' , ' anh phải mang lon trung tá mới đáng '. Rồi bây giờ cha nội làm mình, làm mẩy, mua lon hạ sĩ đeo, cho bõ ghét chứ gì ?'..

     Thượng sĩ Cường còn viết báo bên ngoài, là tác giả  truyện dài Buồn vui phi trường mới xuất bản, viết về chuyện vui,. buồn của lính không quân.   Khi nhận được sách tặng,  ngoài việc cảm ơn, Đổ còn đọc tếu mấy câu ,

     ' Hào hoa là lính không quân / Anh có cái quần anh cũng bán đi  / Ngày mai, anh mặc bằng gì ?
/ Anh mặc cái áo anh  đi  lưng khòm .' 

                                               cổng  Phi Long dẫn vào bộ tư lệnh Không q uân VNCH
                                                            (ảnh chụp  vào dịp tết Mậu thân 1968/ VC tấn công  sân bay TSN)
                                                     trái qua, trên xuống:
                                                    1) - gia đình tác giả,  ảnh chụp sau  30 - 4- 1975:
                                                           Mạnh, Nhị, Thông ( bế trên tay), Như, Thục. (ảnh  Mạnh Sơn)
                                                    2) - tác giả chụp với  con trai thứ  (Đỗ Nhị Tường Khê) ở nhà - 
                                                           dãy 3989/ 5 khu gia binh  Không quân Tân sơn Nhất. [VNCH].
                                                      3 ) - chụp năm 1959, với N. Tiến Sơn (hiện ở San Jose ( trái) .
                                                    4-    chú rể Đỗ Mạnh Tường Khê + cô dâu 
                                                            Trang Anh. ( Houston, Texas). 
                              

                                                                   ***

     Vừa mặc áo lính chưa được 2 tháng, là bắt đầu cấm trại, cấm quân.  Chỉ vì sắp có cuộc bầu cử, tổng, phó tổng thống-và, tướng Kỳ đứng chung liên danh, ở ghế phó.    Đỗ khó chịu, khi bị khép vào trung đội ứng chiến,, bị điểm danh liên miên.   Đứng trên ban-công, anh dõi  mắt nhìn về phía xa xa, thế lá tối nay không thể xuất trại về nhà.  Bỗng, có ai vỗ vai, an ủi,
    ' Buồn vì cấm trại, phải không ? tối nay, hãy theo tôi, nếu muốn dù khỏi trại.'

   Trung sĩ Thiều,  chàng trung sĩ KQ, còn là nhà báo, thâm niên quân ngũ, tác giả dăm, ba truyện diễm tình bày trên kệ các nhà sách, bán khá chạy.   Tướng tá khá bảnh trai, chỉ tội môi thâm; cứ như sách nhận dạng vóc dáng, chàng này nghiện ngập là điều chắc chắn.  Đỗ lóe lên hy vọng, tới nay có thể về nhà - buổi sáng đi làm, chưa biết lệnh cấm trại.  Nếu tối nay không về được, vợ anh không thấy chồng về, hẳn lo lắng.  Cũng may, ở nhà còn bà chị vợ,  sáng đi làm, chiều về nhà, nên nhà đỡ trống trải.

    Đại úy Lượt,  sếp quân cảnh ở Vũng tàu, được đổi về Quân vụ thi trấn, và, Bích, vợ Lượt mua  nhà buôn bán, gần chợ ông tạ.  Chính vợ chồng  Lượt đã xin việc cho  chị vợ  làm y tá ở nha Thương cảng.  Nhờ vậy, chị vợ anh khuây khỏa phần nào chuyện tình buồn với chàng thiếu úy Võ bị dạo nào - và, cũng  tự kiếm sống bằng nghề y tá.

    Bỗng, trung sĩ Thiều quay lại, đưa máy nháy nháy, Đỗ theo xướng căng- tin.  Chiếc  xe hơi hiệu Hillman cà- tàng ấy, giá chỉ bằng một xe gắn máy tốt thôi . Nhưng dầu sao, thì nó vẫn là xế 4 bánh, dễ dù ra khỏi trại.  . Bữa nay tôi  đưa ông qua lối Nhà Ma, rồi vòng sang khu hàng không dân sự, chuồn dễ lắm.

    Đỗ liếc nhìn Thiều mặc quần áo treilli mới tinh như anh đang mặc, nhưng, không hiểu sao, bề ngoài nhìn  vẫn dể phân biệt đâu là lính mới, lính cũ.  Vừa chui qua lỗ cho chui, ở hàng rào concertina, thì, Thiều lọt, còn anh, bị quân cảnh ém trong bụi rậm, giơ tay chặn :

   - Cho coi giấy.
   - Thưa, tôi  là trung sĩ mới được đồng hóa làm biên tập viên báo Lý tưởng .  Đỗ đáp.

   Anh quân cảnh này đưa tay chỉ anh đi tới phía chuẩn úy quân cảnh, để trình diện.
  - Làm ở đâu, bộ Tư lệnh hay Không đoàn ?
  - Thưa, báo Lý tưởng.
  - Lính mới đồng hóa, phải không ?  Đi theo nhà báo trung sĩ Nguyễn đình Thiều  hả.  Đi đi, cho qua lần này.
  - Xin cảm ơn chuẩn úy.
  - Phải  nói cảm ơn  thiếu úy chứ , Thiều  quay trở lại  đón,  bạn dạy cho bài học, nịnh cấp trên - chuẩn  gọi là thiếu, cứ tăng lên một cấp.

     Đỗ ngồi nhờ xe của thiếu, qua cổng Nhà Kiếng Hàng không dân sự, cảm thấy thoát được rồi, niềm sung sướng  khỏi trại thành công, thật mãn nguyện !.  Tự nhủ  sắp gặp được vợ con, thật mừng ! Buổi tối lại trở vào trại, 20 giờ đúng  boong- 22 giờ, Đỗ được cắt làm tiểu đội trưởng thuộc trung đội 1 ứng chiến . Tiểu đội văn phòng gồm những ca sĩ nổi danh, như Anh Khoa, Duy Quang ,..., diễn viên cải lương đoàn Kim Chung Tiếng chuông Vàng thủ đô : Phúc Lai, Tư Vững,  Ba Hội ..., kỹ sư hạ sĩ Biên  ở  Tây về, đồng hóa làm hạ sĩ kiểng.  Ban ngày, anh ta dạy tiếng Pháp cho con gái tham mưu trưởng; hoặc, Lân làm cho hãng Reuteurs, dạy tiếng Anh con tướng - chỉ, ban đêm vào điểm danh ứng chiến mà thôi.

     Có một đêm điểm danh, lúc 20 giờ, xong,   hạ sĩ Trần công Khai  ( ca sĩ Anh Khoa),đi lại phía Đỗ, nói lí nhí :
    - Thưa bố, em xin một việc nhỏ, rất biết ơn, nếu bố đồng ý.
   - Thì nói ra. mới biết được, mả đồng ý hay không chứ ?
   - Tối nay, em có 2 xô hát, sếp thương cho em miễn điểm danh lúc 22 giờ . Không những em chịu ơn sếp, vợ con em cũng cảm ơn sếp nữa.
   - Thôi được, lần này thôi
'b?
"V.

   Nói thí nói vậy,  thâm tâm Đỗ biết chẳng cứ một ca sĩ lính kiểng Anh Khoa, hay, Duy Quang, đến, hề Ba Hội, Tư Vững ... chỉ điểm danh lấy lệ thôi.   Quân cảnh Không đoàn 33, gác công Phi Hùng, Phi Long... quen mặt nghệ sĩ, nhà báo mặc áo lính, vẫn thông cảm cho qua cổng, trừ cấm quân, cấm trại., có sếp lớn ra đứng kèm, thì, mới hỏi giấy xuất trại, thì mới đuổi vào mà thôi.  Khi hạ sĩ Khai vừa biến mất, thì, một anh lính, mặc quần áo lính mới toanh, dáng điệu ngổ ngáo, đi lại phía Đỗ, rụt rè chụm chân chào, giọng hùng hổ:

    - Sếp cũng cho tôi khỏi điểm danh lúc 22 giờ, như ca sĩ Anh Khoa nhé. Tôi dạy tiếng Pháp cho con gái  chuẩn tướng tham mưu trưởng.

     Hạ sĩ Biên nói xong,  đi ngay, không cần Đổ đồng ý hay không?  Xốn mắt, gai tai, Đỗ gọi Biên lại, ra lệnh:
    - Báo cáo  nhanh: tên, cấp bậc, số  quân.
       -. ..   thưa em tên  Biên, số quân ...
      -  .... trong quân ngũ, không xưng em, con, cháu-báo cáo lại, nhanh, gọn,  nói chững chạc.
    ..- ...  tôi, hạ sĩ Biên , số quân  58/ 600 594..
      -...   sao nữa, tiếp....?
      -...   xin cho tôi được xuất trại, như ca sĩ Anh Khoa vậy.
     -...    hít đất 20 cái .  Thi hành trước, khiếu nại sau,   rõ ?

      Hạ sĩ chống 2 tay xuống đường nhựa, đẩy 2 tay lên, mà chưa nhấc tay lên được, đã nằm quỵ xuống.  Đỗ bực , với lối ăn nói cậy thế, cậy quyền của Biên. Trung sĩ tiểu đội trưởng nhấc ống quyển lên, đá phắt một cái vào đầu gối hạ sĩ.
    -...  không hít được, hả ?
    -  ... dạ, xin trung sĩ tha cho .

     Đỗ đưa mắt về phía tiểu đội phó, Nho :
   -... đưa  xuống  Tổng  hành dinh, mai giải quyết.


                                                                            ***

  Sáng sau, phụ tá tham mưu phó, kiêm đại đội trưởng ứng chiến, gọi tiểu đội trưởng Đỗ vào văn  phòng.
  -    trung sĩ 1 Đỗ ... , số quân  56 / 600. 595  trình diện đại tá.
  - ... mời anh ngồi\.  Có việc này, tôi mời anh vào, về chuyện, tối qua  hạ sĩ Lê Biên bị đá vào ống quyển., lại bị giữ ở Tổng  hành dinh.  Sáng nay, tôi đã cho anh  ta về, vì, sáng còn dạy học con chuẩn tướng.  Anh thông cảm, vì  anh ta là kỹ sư ở Pháp về bạn của Tư lệnh, cũng như anh ấy mà - đồng hóa -  chưa hiểu kỷ luật quân đội, ăn nói hàm h, tưởng  là hạ sĩ Trần công Khai  miễn điểm danh lúc 22 giờ; thì, anh ta cũng được vậy.   Tôi đề nghị anh du di  ,nghĩa là, chỉ điểm danh lúc 20 giờ thôi,trừ trường hợp cấm trại, cấm quân 100.

   -... trình đại tá,ở vào địa vị tiểu đội trưởng,  thật khó làm việc, đối với trường hợp hạ sĩ Biên : ỷ thế, cậy quyền, ăn nói chông chênh,   hạ sĩ tỏ ra rất xách mé. Trình đại tá,  như vậy, tôi rất khó chỉ huy anh em khác. Họ sẽ so bì,  lấy gương hạ sĩ Biên không ở lại trại điểm danh lúc 22 giờ tối, và, một khi , đại đội phó điểm danh bất thường, tôi sẽ phải trả lời sao, thưa đại tá đại đội trưởng ?

     - ... theo anh, tôi phải làm sao ?
     -...  đại tá cho hạ sĩ Biên ra khỏi tiểu đội ứng chiến, khỏi điê3m danh, điểm lợi gì cả.
     -...  như vậy, đâu có  được ? Như anh, hoặc, anh gì ấy làm ở hãng Reuters, còn phải vào  ứng chiến.  Một khi Tư lệnh biết được, chỉ có nước độn thổ.  nhất là lúc này, Việt Cộng pháo vào Tân sơn nhất,
1 ngày 3 cữ: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, và 18 giờ.
    -... trình đại tá, hạ sĩ Biên cỏn ở tiểu đội 1, thì, tôi vẫn phải điểm danh thường lệ, vắng mặt phải kỷ luật, không làm khác được.
   -... theo anh, còn cách nào khác ?
    suy ngẫm, chậm rãi báo cáo dõng dạc :
   -... nếu không đưa hạ sĩ ra khỏi danh sách ứng chiến được, thì, tốt nhất ,là chuyển qua tiểu đội khác.
   -... Good idea !   cảm ơn anh, trung sĩ  Đỗ .

                                                                                                           ( còn tiếp )

      thế phong





0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ