Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

'nữ nhà văn đỗ hoàng diệu (hoa kỳ), " ... tôi vẫn viết mà không được xuất bản?" / bbc tiếng việt

tựa bài chính,"... tôi vẫn viết mà không được xuất bản" 

n nhà văn đ hoàng diu,
       " ... tôi vn viết mà không đưc xut bn... " 
bbc tiếng việt

                                         bóng đè/ đỗ hoàng diệu  (nxb đà nẵng, 2006--  (bìa sách: Bt sưu tầm)
                                                                


nhà văn Đỗ Hoàng Diệu cho BBC hay bà có thời gian ‘vẫn viết mà không được xuất bản’. ảnh: FB Đỗ Hoàng Diệu, "Thế giới ‘không còn hiền như xưa’ và tất cả mọi thứ ‘đã thay đổi, kể cả người đọc’, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu từ Hoa Kỳ chia sẻ với BBC hôm 11/3/2017 về sáng tác, xuất bản, văn chương và bạn đọcNgười đói sách đói chữ, với gì cũng đọc ngốn ngấu; và, nâng niu sách như vàng ngọc không còn nhiều’, tác giả của các tác phẩm như Bóng đè, Lam Vỹ v.v… nêu quan điểm với BBC.
 Tác giả 'Bóng đè' hé lộ về thế giới thầm kín ‘bếp núc’ về sáng tác sau những tác phẩm của mình, nhất là qua giai đoạn trên dưới một thập niên gần đây, nhà văn cho hay:
“Có 'nhà phê bình mậu dịch' cứ thỉnh thoảng lại 'cấu' tôi một nhát đâu đó trên truyền thông bằng cách dẫn tên tôi ra làm minh chứng cho sự chết yểu của ngòi bút. Họ đâu biết trong cả thập kỷ đó, tôi vẫn viết mà không được xuất bản.”
Mời quý vị theo dõi toàn văn cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với nhà văn Đỗ Hoàng Diệu, được thực hiện qua bút đàm, sau đây:
BBC: Được biết nhà văn đang chuẩn bị có một tác phẩm mới ra mắt, nếu có thể ‘bật mí’ được ít nhiều, tác phẩm này có gì đặc sắc và khác so với những tác phẩm trước của bà?
nhà văn Đỗ Hoàng Diệu: 'Bóng Đè' xuất bản năm 2015 .[nộp lưu chiếu,  2016]. Tận cuối năm ngoái, tức 11 năm sau cuốn thứ hai của tôi – tiểu thuyết 'Lam Vỹ' mới trình làng. Đa phần cho rằng tôi đã 'tịt'. Thậm chí có 'nhà phê bình mậu dịch' cứ thỉnh thoảng lại 'cấu' tôi một nhát đâu đó trên truyền thông bằng cách dẫn tên tôi ra làm minh chứng cho sự chết yểu của ngòi bút. Họ đâu biết trong cả thập kỷ đó, tôi vẫn viết mà không được xuất bản. Nên anh hỏi về tác phẩm mới, nếu nói bản thảo thì đúng là có, còn ra mắt lại là chuyện khác. Chỉ biết nó là tập truyện ngắn, tác phẩm mà tôi muốn làm cầu nối giữa tiểu thuyết 'Lam Vỹ' đã xuất bản và tiểu thuyết Bệnh Ngứa còn dở dang.

‘tự kìm mình khi viết’

BBC: Về tác giả, Đỗ Hoàng Diệu ở tác phẩm mới này so với chính tác giả ở những lần sáng tác trước thế nào? Sáng tác ở hải ngoại và sáng tác ở Việt Nam có khác nhau nhiều lắm không ở bà, và nếu có thì ra sao, vì sao?
ĐHD: Tác phẩm đầu tay – 'Bóng Đè', tôi viết năm 26 tuổi không rào cản, không kềm hãm nên bung phá, tuôn trào. Cuốn tiểu thuyết 'Hầm mộ '(chưa được xuất bản) của những năm tuổi ba mươi đã va vấp, đã 'nếm đòn”'từ nhiều phía thành ra không còn nhiều xúc cảm khơi khơi. Tiểu thuyết 'Lam Vỹ' ra mắt năm ngoái, tôi coi như làn khói mỏng, một nỗi buồn dài. Vì sao? Bởi viết nhanh, viết dễ dàng quá. Độc giả nói khó đọc làm tôi hơi ngạc nhiên. Cuốn tiểu thuyết đó với tôi, giống mòn gà luộc gà hấp mà bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể ăn, nhưng độc giả vẫn phê bình khó hiểu. Người viết thường có xu hướng viết thứ mình thích đọc, tôi không thể viết khác. Bởi viết suy cho cùng trước tiên là viết cho mình.      Những truyện ngắn mới, vẫn thế, vẫn là tôi. Đâu đó, người ta hay kêu nhà văn phải thường xuyên đổi mới, phải viết nhiều thể loại khác nhau, phải hiện đại hậu hiện đại để theo kịp nọ kia. Tôi nghi ngờ điều đó. Đồng ý, không chỉ viết văn mà bất cứ việc gì cũng cần làm mới. Với viết văn, theo tôi mới là tác phẩm sau viết chắc tay hơn, ngôn ngữ đẹp hơn, mổ xẻ tâm lý nhân vật sâu hơn… chứ không hẳn phải thay đổi phong cách. Vì thực chất mỗi người viết chỉ có duy nhất một phong cách nhất quán từ đầu tới cuối. Không khí trong truyện của Nguyễn Bình Phương vẫn mù đặc và buồn bã như vậy từ cuốn đầu tiên cho tới cuốn mới nhất. Và anh ta là một trong những nhà văn hiện đại xuất sắc nhất.
BBC: Nếu có ai đó cho rằng chỉ có tác giả và nhà xuất bản, những người biên tập và chịu trách nhiệm xuất bản mới biết rõ nhất những bí mật giữa họ, và nếu đó là sự kiểm duyệt hay thỏa hiệp giữa tác giả với bên xuất bản, qua tất cả những gì mà bà đã sáng tác và xuất bản tới nay, nhà văn thấy có điều gì đáng nói nhất?
 Đỗ Hoàng Diệu: Vấn đề này ở các nước phát triển khá đơn giản. Anh gửi bản thảo đến nhà xuất bản, một là họ từ chối, hai là họ sẽ liên hệ với anh để bắt đầu quá trình biên tập. Và những từ như nhạy cảm, húy kị, lãnh tụ, đảng, an ninh văn hóa… chắc chắn không xuất hiện trong trao đổi giữa hai bên.        Khi biết tôi đã tự kìm mình khi viết, đã tự cắt bỏ nhiều trang trước khi gửi bản thảo tiểu thuyết Lam Vỹ tới nhà xuất bản, nhiều người không bằng lòng, thậm chị tức giận. Xin lỗi đã làm ai đó buồn, nhưng viết mà tác phẩm không đến tay bạn đọc, tác phẩm im lìm trong ngăn kéo như một tử thi và tử thi giấy tử thi chữ tử thi ý nghĩ tử thi thông điệp đó sẽ từ từ mục ruỗng, chẳng phải cũng công không? Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam, sự quyết liệt của người viết nói riêng và người làm nghệ thuật nói chung nếu không khéo thành quá khích, thành con dao hai lưỡi. Bởi mục đích cuối cùng của một tác phẩm suy cho cùng vẫn là độc giả. Tôi đi giày gót vừa phải và nhích từng bước từng bước trên con đường sỏi đá lồi lõm chông gai còn hơn lênh khênh trên đôi cao gót và ngã bổ chửng ngay đoạn đầu tiên. Có thể như vậy là hèn nhưng tôi quan niệm đường nào nên ngựa nấy.
Một trong những biên tập viên số má nhất Việt Nam nói với tôi rằng nếu ông ấy kể lại “những câu chuyện biên tập”, chắc chắn nhiều người sẽ không tin, sẽ cho rằng chuyện xảy ra đâu đó thời Stalin hay Mao Trạch Đông , không phải chuyện thế kỷ 21. Vậy chúng ta hãy chờ ông ấy, chắc cũng không lâu lắm nữa…
muốn vượt thoát hay không?
BBC: Theo bà hình thức tự xuất bản trên mạng (chẳng hạn online, qua các kênh phát hành như amazon v.v…) có là một giải pháp trước những bức tường kiểm duyệt, kể cả áp lực dẫn tới tự kiểm duyệt’? Đâu là ưu và nhược của hình thức này? Có giải pháp nào khả dĩ hơn không?
 Đỗ Hoàng Diệu: Thời đại này, anh có thể “tung” tác phẩm lên mạng chỉ vài chục giây sau khi gõ dấu chấm cuối cùng cho tác phẩm, thậm chí dấu kết thúc một chương một đoạn. Kiểu này lợi nhiều đường, và đúng là giải pháp hữu hiệu trước những bức tường kiểm duyệt nhưng để đến được với độc giả đang sống “bên trong” – những người “nên” những người “cần” đọc các tác phẩm có “vấn đề” thì không khả thi lắm. Vì tường lửa, vì dân thường có phải ai cũng dùng internet, cũng biết web này web kia. Đa phần lại vẫn người viết tự đọc lẫn nhau. Vâng, nhà văn có thể nói viết trước hết là cho mình, tự thỏa mãn mình. Vậy chức năng tố cáo hiện thực, đấu tranh cho cái này cái kia thì sao? Ai biết?
Mùa hè năm ngoái, có người nổi tiếng đã nói với tôi về việc thành lập một nhà xuất bản theo mô hình hợp tác xã toàn cầu khá thú vị. Hãy chờ xem.
BBC: Tiện thể xin hỏi từ góc độ của nhà văn, người sáng tác, bà nghĩ sao về thế giới độc giả hôm nay? Đặc biệt là độc giả trẻ và độc giả trên mạng? Có bao giờ bà nghĩ rằng độc giả thông thái và nghiêm khắc đang ngày càng thách thức người viết, hay chỉ là những người đồng hành của nhau?
 Đỗ Hoàng Diệu: Thế giới không còn hiền như xưa. Tất cả mọi thứ đã thay đổi, kể cả người đọc. Người đói sách đói chữ, vớ gì cũng đọc ngốn ngấu và nâng niu sách như vàng ngọc không còn nhiều. Trên Facebook, một vài câu vô thưởng vô phạt có thể nhận hàng ngàn lượt thích nhưng nhiều bài viết công phu, đấy trí tuệ lại lèo tèo dăm ba. Rồi có khi bằng các từ ngữ tục tĩu, người ta dè bỉu các bài viết nghiêm túc là lên mặt dạy đời.
Thật may, mạng internet chỉ là một phần của mối tương quan người viết và người đọc rộng lớn. Tôi đã khá ngạc nhiên khi nhiều người ở độ tuổi ba mươi, thậm chí hai mươi nói rằng sách của tôi (thứ văn chương già nua, khó hiểu) là sách gối đầu giường của họ. Còn các giáo sư văn chương thì thổ lộ rằng bất chấp 'định hướng' của ai đó, các thầy cô vẫn phân tích truyền dạy học trò các tác phẩm 'có vấn đề'.
Xã hội Việt nam lúc này mang đặc trưng riêng nên ngay cả người đọc sách cũng khác người đọc ở các nước phát triển. Nhà văn lề trái lề phải lề trung dung, nhà phê bình chỉ điểm, độc giả phản động… Có lẽ trừ Trung Quốc, hiếm quốc gia nào có cách phân định văn chương 'độc đáo' như Việt nam.
Nhưng cũng chính nó lại là kho đề tài vô tận có một không hai cho các ngòi bút. Chỉ là người viết, anh có can đảm, có muốn vượt thoát hay không.

BBC TIẾNG VIỆT
thực hiện
----------------
Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu, sinh năm 1976 tại Thanh hoá/ Trung bộ, từng học và làm tư vấn luật tại Hà nội. Bà là tác giả của nhiều tác phẩm như Bóng đè, tập truyện ngắn, nhà xuất bản Đà Nẵng 2005; Lam Vỹ, tiểu thuyết, nhà xuất bản Hội Nhà văn (Việt nam) 2016 v.v… Bà hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Hoa Kỳ.(BBC)


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ