Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

'cái tý thị toàn cầu xứ đài loan' đọc' I am đàn bà của y ban' / bài viết lê thị huệ (www.gio-o.com)

I am Đàn bà của Y Ban ...
www.gio-o.com

                                 cái Tý Thtoàn cu x Đài loan
                                                             đc
                                         I am đàn bà/ Y Ban
                                                     bài viết: lê thị huệ

                                                y ban : " ... tôi là người tử tế trong văn học ..." 
                                                                                                   (vietbao.vn)
                                                                                  (photo courtesy of luanhoan.net)

---------------

- Y Ban là ngòi bút nữ hiện thực hàng đầu ở Hànội hiện nay. 

 -Y Ban bám sát các chi tiết xã hội thời Xã Hội Chủ Nghĩa rất linh động.  Các bức tranh quê, với những nhân vật làm thuê, vác mướn của Y Ban luôn luôn là những nhân vật cứu rỗi câu chuyện, cứu tác giả. Ngay cả những nhân vật, dù có địa vị trong xã hội; như tiến sĩ xã hội trong ...những đoạn mô tả 'cảnh' và' tình' trên của Y Ban rất thành công ...

- Y Ban chứng tỏ là một nhà văn có tai thính và thông minh trong cách xoáy chữ cho tác phẩm; hoặc, cho nhân vật của mình ... 

- những chuyện khá xốc nổi như thế ở Việt nam ; khó có nhà xuất bản nào chịu in ấn. Có lẽ vì vậy; mà, nhà xuất bản Công an nhân dân nhảy vào ..

------------------


I am đàn bà, tuyển tập chuyện* ngắn của nhà văn Y Ban được phát hành ở Hà nội; cuối năm 2006.  I am Đàn bà gồm các chuyện: I am Đàn bà, Gà ấp bóng, Cái Tý, Tự, Người đàn bà đứng tuổi trước gương, Sau chớp bề là giông bão, Tôi &, Cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa, Hàng khuyến mãi, Hai bảy bước chân là lên Thiên đường.
---
* tác giả viết ch. (Bt)

I am đàn bà là chuyện, được dùng làm tựa sách, mô tả người đàn bà quê Bắc [bộ], sang làm nghề hầu ở Đài loan.  Người đàn bà trong I am đàn bà đi ở đợ xứ Đài loan; bởi chính sách toàn cầu hóa.  Thị là một người đàn bà quê tràn đầy cá tính tiểu thuyết.  Lúc ở quê, Thị lên rừng kiếm củi, thấy ai vứt con trên cây; đã lượm lấy mang về nuôi.  Khi sang ở đợ xứ Đài loan, Thị nuôi ông chú bị bệnh liệt; đã dám nằm lên ông chủ thỏa mãn cơn xác thân đòi hỏi.

  Và rối; máy camera của thời kinh tế toàn cầu hóa treo trên tường, đã thâu hình, khiến Thị bị bà chủ cho vào tù; vì 'tội quấy nhiễu tình dục'.

 Dân ở đợ trước ngày sang xứ người; chỉ học lõm bõm được vài chữ 'I am', không ngờ có lúc một Thị của chúng ta đã phải kêu thầm lên 'I am đàn bà'.  Một tiếng gọi rất toàn cầu hóa, rất tiếng Anh thời thống trị thế giới English dominates the world hiện nay.

Y Ban là ngòi bút nữ hiện thực xã hội hàng đầu ở Hànội hiện nay.  Y Ban bám sát các chi tiết xã hội thời hậu Xã Hội Chủ Nghĩa rất linh động.  Các bức tranh quê với những nhân vật làm thuê, vác mướn của Y Ban luôn luôn là những nhân vật cứu rỗi câu chuyện, cứu tác giả.

 Ngay cả những nhân vật trong xã hội như tiến sĩ xã hội trong chuyện Tự, trong Người đàn bà đứng trước gương, trong Tôi &; thì, vẫn ở với đời hiện thực của một Hànội; vừa quê mùa, vừa quốc tế , rất đáng yêu.

 Trong truyện Tự , nhân vật chính của một người đàn bà thành đạt; một tiến sĩ xã hội có dịp tiếp xúc với tầng lớp giàu có, địa vị ở ngoài xã hội; nhưng khi về đến nhà thì đời sống riêng, là chung đụng với một gia đình rất tiêu biểu cho cho Hànội thời hậu CS.  Căn nhà ở Hà nội chật chội đến độ không có chỗ kê chiếc giường để bố mẹ nằm chung; không cả một chỗ thầm thì riêng, để vợ chồng trẻ có thể yêu nhau. 

 Những đoạn mô tả cảnhtình trên của Y Ban rất thành công.  Có lẽ cái chất Hànội quê, Hànội [hiện tại], Hànội nghèo khổ; linh động nhất trong mớ ngôn ngữ của Y Ban.  [] chứng tỏ là một nhà văn rất giàu ngôn ngữ xã hội; và, mang chúng vào các bản văn tiểu thuyết một cách rất chuyên tay. 

 Y Ban dụng ngôn dí dỏm, hóm hỉnh; thường làm độc giả bật cười.  Những mớ ngôn ngữ quê, như cái tý, cu, cái chim thằng bé, u em, con giống con má, củ giong riềng, ' hà thiên lộn' (đọc ngược) được Y Ban xử dụng rất bén duyên chuyện.  Y Ban chứng tỏ là một nhà văn  có cái tai thính và thông minh trong cách xoay chữ cho tác phẩm; hoặc, cho nhân vật của mình.  Một tác phẩm thành công phải được thưởng thức, kế đến là cách tạo nó ra được một ngôn phong riêng; bất kể đấy là thứ ngôn phong thô, tục, thanh, ngắn gọn hay dài dòng, xuống dòng; hay, chấm phẩy lung tung, bể chữ, hay viết đúng chính tả v.vv.v... 

 Về phương diện này Y Ban làm người đọc nhớ tới cách dụng chữ của tác giả hơn bất cứ điều gì khác.  Làm cho người đọc nhớ cách dùng chữ của tác giả; hơn bất cứ điều gì khác.  Làm cho người đọc yêu những nhân vật qua cách tác giả nâng niu ngôn ngữ quê của các nhân vật ấy -- như Cái Tý, trong I am đàn bà.

Y Ban viết khá nhiều chuyện về đàn bà ngoại tình; nhưng không khí ngoại tình trong truyện Sau chớp bể là giông bão, thành công ở khuôn mặt nhẹ.  Thường thì chuyện ngoại tình hay làm cho độc giả co giật cơ bắp, ở những mô tả xác thịt.

 Nhưng Y Ban là nhà văn thành công; khi giữ ngòi bút ở thế chênh vênh, ngập ngừng giữa tâm hồn + thân xác.  Ở những chuyện như Sau cơn chớp bể là giông bão, ngòi bút của Y Ban làm chủ được tất cả mọi mặt: văn vẻ, tình tiết, cấu trúc chuyện -- nó là một chuyện ngắn hoàn chỉnh ...

 (...) - tạm lược 15 dòng. (Bt)

Các nữ độc giả; qua những chuyện như , I am đàn bà, thấy rằng sex của các nhân vật Thị và Tôi trong những chuyện này, rất là đàn bà.  Nội chuyện mô tả những xúc động thân xác của người đàn bà, luôn luôn là một sự trộn lẫn giữa tình cảm + nhục cảm ; khác với đàn ông.  Như nhân vật Thị trong I am đàn bà; vì lòng  thương cảm bất lực của ông chủ; mà đã sex với thân xác bại hoại của người đàn ông tật nguyền, cũng như sự ban phát tình thương cho cu Đức, đứa con nuôi của Thị

đấy là một cách cho, một cách mang vui đến cho tha nhân.  Cái cách ứng sex của đàn bà, không chỉ vì dục vọng; vì phải thỏa mãn nhu cầu sex đang rậm rật trong cơ thể như đàn ông, Thị đã 'đéo' (sic) người đàn ông; phần vì Thị có những thèm muốn thân xác; nhưng điều làm Thị hạnh phúc, chính là hành động ấy của Thị;  khiến người đàn ông bại liệt phục hồi sức khỏe-- đã thỏa mãn bản chất 'mang đến cho tha nhân niềm hạnh phúc', của một nguyên mẫu mẹ -- khiến Thị sửng sốt reo vui:

 " ... Đột nhiên thì ắng lạnh.  Có cái gì đang bò trên tóc thị.  Thị im lặng để nghe ngóng. Cái gì đang bò trên tóc thị. Cái gì? Thị đưa tay lên tóc để tóm con gì đang bò trên tóc thị. Thị đụng vào một bàn tay.  Bàn tay đang ngọ nguậy trên tóc thị.  Thị nắm chặt lấy bàn tay đó rồi ngửng đầu reo lên:
" Ôi, tay cu à ?  Tay cử động được rồi à.  Đấy chị biết ngay mà, cu sẽ khỏi bệnh.  Cu khỏi bệnh rồi.  Tay cu cử động được rồi mà.  Hay quá.  Cu giỏi quá.  Để chị thơm* cu một cái nào.
Thị áp mặt thơm vào ám ông chủ.  Ông chủ đã cảm nhận được cái hôn của thị, người ông chủ run lên.  Và điều kỳ diệu hơn tay ông chủ đã nắm được tay thị.
" Ô, cu nắm được tay chị à?  Tuyệt vời quá.  Tuyệt với quá.  Thế thì chị thơm cu một cái nữa nào.  Cu khỏi bệnh nhanh lên rồi về quê chị chơi nhé.  Quê chị toàn những người như chị thôi.  Nhất mực vì chồng con nhưng cũng biết thương người. Cu khỏi bệnh nhanh lên rồi về quê chị chơi. Tuyệt vời quá.  Tuyệt vời quá. " (tr. 32-33)  ...
---
* phương ngữ miền bắc, còn có nghĩa là 'hôn' .(Bt)

I am đàn bà là một chuyện ngắn sâu sắc về cuộc giao hoan giữa các xác thịt + giá trị tâm hồn; tuy có những đoạn mô tả hơi tục cho những linh hồn và những thân xác mẫn cảm. 

(...) - tạm lược 19 dòng. (Bt)

Những chuyện khác xốc nổi như thế ở Việt nam; khó có nhà xuất bản nào chịu in ấn.  Có lẽ vì vậy; nhà xuất bản Công an nhân dân (Hànội) đã nhảy vào đảm nhận.  Rất tiếc cái tên nhà xuất bản Công an nhân dân ngoài bìa; là điểm đã làm cho quyển sách mất bớt một số duyên .  []

lê thị huệ
1/ 2007.

 (www. gio-o.com)
   

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ