nhà văn tác phẩm cuộc đời - thế phong / 18 - 3
nhà văn tác phẩm cuộc đời
tự sự kể : thế phong
Vào giữa thời mật vụ nhiều hơn thường dân ngoài phố * thì những câu nói trên kia, mạng tôi mỏng manh như đi trên sợi giây tử thần của gánh xiếc. Khi cuốn nói về ông Nguyễn đức Quỳnh xuất bản, trung úy thi sĩ Bùi Bình Hiếu** vẫn giữ quan điểm mang sông rất dễ bị thủ tiêu Ông cố vấn Quỳnh cho bộ trưởng Ngô trọng Hiếu không để cho tôi yên thân đâu, câu nói của anh, tôi nhớ cả thời gian và khoảng không gian. Nên không lo sao được ! Tôi trả lời anh ta :
...' tôi là kẻ vừa đào mồ vừa phải đọc điếu văn thương tiếc sự nghiệp văn chương Nguyễn đức Quỳnh.
Tôi bằng lòng nhận trách nhiệm từng chữ, một khi đã buông nét chữ. Từ năm lên 1 đến 20, cha mẹ giữ dầu cho tôi, rừ 20 đến 30 tự trách nhiệm và sau 30 trở lên thì xã hội trách nhiệm về nó *** '
-----
* thơ Thế Phong.
** thi sĩ Bùi khải Nguy6n, tác giả thi tập Thiết tha. ( Đại Nam văn hiến tái bản , Saigon 1964 )
*** Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh / Thế Phong - bản tái bản năm 1964.
Bài vào đề cho ấn bản hai.
Không lo ngại sao được , khi tôi mới thôi làm giảng viên chính trị Bộ Công dân vụ được 1 tháng 16 ngày, thì trong bản tham luận Trần hữu Trang / Giải phóng miền Nam nhắc đến sự kiện chính quyền Ngô đình Diệm đưa tôi đi Trung tâm nhân vị Vĩnh Long để tẩy não. Báo chí Saigon đăng lại, hẳn rằng cuộc sống của tôi cầm bằng như dứa trẻ chơi diều đứt giây vậy.,
Phải nhắc lại một lần về những ngày ở xóm đạo Tân sa châu. Những ngày cuối cùng ở đây, có lúc quá chán chường tôi muốn tự vẫn. Nên bài thơ nào cũng mang nỗi tuyệt vọng cả., chỉ ít hoặc nhiều mà thôi - trong tập thơ Cho thuê bản thân , đó là dấu tích của sự vì yêu cuộc đới quá sức mình tưởng vọng, chưa đạt được nên thà chết cho rảnh ! Bài thơ chót trong tập thơ kia nói về Bức tường trăm tuổi - độc giả nào biết tên thật là Tường , sẽ biết rằng tôi nhờ đến mẹ tôi, người thân yêu nhất trước phút quyết tâm từ biệt sống. Chị vợ anh trung sĩ thuê ở chung nhà với tôi thật nết na, tôi đã viết những câu thơ này tặng chị :
... Có tiếng người đàn bà làm vợ nhắc tôi
luôn nước đun sôi ban chiều, nàng dồn đầy bình thủy
quần áo giặt phơi ban ngày tôi về quên thu cất
nàng sắp xếp thứ tự đặt nơi chân giường,
cuộc đời thật chu tất
tôi muốn bầy tỏ cảm ơn bằng nhìn theo đuôi mắt
Nửa khuya đàn ông ngự trị làm chủ hình hài
cảm ơn, từ chối, lánh xa tiếng thở dài người đàn bà nhân bản ...
MỘT AN ỦI ; NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀM VỢ / THƠ THẾ PHONG
Buổi tối sắp ra đi rồi, tôi bào anh chị là tôi sắp bị tái ngũ. Chỉ là một cái cớ chia ly buồn bã để che đậy hết bước đường cùng mà thôi. Lánh khỏi nơi này còn có lý do để cắt đuôi một tên đàn em tôi xưa, nay vẫn làm ăng -ten cho ông bộ trưởng Hiếu theo dõi . Tôi hiểu ra rằng có tay đàn em kia thì vẫn đỡ mệt hơn , nghỉa là bạn ấy còn biết qua loa về tôi để báo cáo cấp trên. Chẳng hạn , nếu tôi bị chết qua lời báo cáo hống của một tên ăng-ten vô danh nào đó, quả thật oan uổng ! Suy nghĩ rộng ra, nếu phải thương một người chết, vì tội tử hình chẳng hạn, tội mà chính y làm, hẳn người đời sẽ không thương tâm bằng kẻ chết vì tôi bị vu oan giáo họa. Kiểu chết oan này, theo như luân lý dân tộc tôi, thì oan hồn bao giờ cũng rất linh thiêng ! Không biết có phải đây là một cách tưởng niệm để kẻ chết đi rồi đỡ tủi hận !
Anh chị trung sĩ cũng buồn cho hoàn cảnh tôi, chị vợ than thổ rằng: trai thời loạn, gái thời bình, nhưng trai thời này nào co`1 sung sướng gì, chết đi với 2 bàn tay trắng, nếu có vợ con rồi- thì vợ lại phải bước đi bước nữa.. Chị vợ trung sĩ nhắc tới chuyện đốt sách hôm nào ...
Tôi nhớ lại, có buổi chiều buồn quá, tôi ới một bà bán cá khô vào nhà, mượn họ cân xem bó thư tình hơn trăm lá của Cao mỵ Nhân được mấy ký lô ? ( có lá thư tình là một tập vở học trò 50 trang, nàng tự nhận là để cho ông via có nhìn thấy, tưởng là vết bài tập ) Bà ta trả lời gần 4 kí thì phải, tôi không bán cho bà mà đem ra gốc cây trứng cá châm lửa đốt.
Chị vợ anh trung sĩ đứng nhìn tôi đốt, vẻ mặt chị cũng buồn lây . Những chữ, những lời ái ân đường mật, hoặc giận hờn, trách móc, làm mình làm mẩy... hình như có thầm mồ hôi nước mắt thật hay sao ấy, mà ánh lửa bập bùng kéo dài đâu đó được một khoảng khá lâu. Ngày sắp ra đi khỏi nơi này của tôi như vậy !
Ước vọng tôi có cao sa gì đâu cho cam ! chỉ mong được một an ủi: có một người đàn bà làm vợ. Những đêm, chống nàng đi vắng ( vợ anh trung sĩ ) , quân nhân truyền tin làm ca, ngày làm, đêm nghỉ, có ngày nghỉ đêm đi làm. Thì những đêm anh ta đi làm, ở nhà chỉ còn tôi và chị. Và có bao giờ bạn thức khuya, lại có tâm trạng chán chường, lúc đó chỉ có một niền an ủi nhất là đàn bà không ? Nếu có lần nào bạn từng trằn trọc, lại phải nghe thấy tiếng thở dài của người đàn bà không phải là vợ mình* - mà cô ta lại có cảm tình với bạn - bạn chỉ cần nhấn mạnh một cung tơ, hẳn sẽ mang lại cho bạn nhiều an ủi, bạn sẽ thấy có cảm giác nào ? Riêng tôi, tôi đã phải dằn lòng, kết thúc bằng câu thơ :
. .. Nửa khuya đàn ông ngự trị làn chủ hình hài
cảm ơn, từ chối, lánh xa tiếng thở dài
đàn bà nhân bản ...
THƠ THẾPHONG
-----
* Lỗ Tấn có câu: văn mình vợ người.
Khi tôi sửa soạn tếch khỏi chổ ở nơi xóm đạo Tân sa châu này, thì anh Cao thế Dung lại thăm. Thấy cảnh túng quẫn bế tắc của tôi, , anh đề nghị với tôi về trại di cư lánh nạn. Anh đúng trúng yếu điểm của tôi khi ấy, anh nhấn mạnh về trại di cư có cơm ăn, nơi ngủ ổn định, hiến binh, quân cảnh, cảnh sát không hề lai vãng. Cao thế Dung đưa ra trường hợp anh từng dính líu vụ đảo chính năm 1960, anh đành phải bỏ cà gia đình vợ con, về nằm ẩn tại một xó của nhà thờ Dòng Đồng Công ở Thú Đức. Ngẫm nghĩ lại, tôi đối xử với anh Cao thế Dung đáng trách nhiều; nhưng anh tốt vô cùng đối với tôi. Mặc dầu, nhiều khi tôi đả kích , bài bác anh sẽ là tay sai chính quyền, ấy là lần anh định ra ứng cử đại biểu quốc hội. Và không cái tốt nào cũng không bằng lần anh đến dọn đồ đạc cho tôi, tói nói dối anh rằng anh chị trung sĩ truyền tin muốn xin lại giường chiếu, chăn màn của tôi. Bàn ghế, cốc tách, kể cả bát, đũa, nồi niêu, soong chảo. Còn chiếc tủ gương tôi gán nợ cho bà chủ nhà, vì tôi thiếu tiền nhà 2, 3 tháng gì đó. Tôi còn nợ anh chị trung sĩ truyền tin 400 đồng, vay để tiêu vặt. Khi nhờ anh Dung tải đồ đạc đi, trong túi tôi cón lại địa chỉ vợ anh trung sĩ , chị ta đưa địa chỉ nhà bà mẹ , để khi cần tôi tìm gặp ị .
Thế là tôi gặp anh Phạm quang Huyến từ đấy. Chẳng hiểu trước, anh Dung đã giới thiệu về tôi ra sao- khi tới - anh Huyến rất niềm nở . Anh từng là cựu phó lý xưa, có nho học, từng bị giam tại trại Lý bá Sơ CS dăm năm. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là hài lòng, vợ anh Huyến qua đời rồi, nhà không có đàn bà. Khi tôi viết lại câu truyện ngắn lưu niệm, những ngày sống ở đây, nỗi buồn thấm thía còn dâng lên ở cuống họng *
----
* Khu rác ngoại thành / Thế Phong in rô- nê-o đầu tiên trong Tủ sách Đại Nam văn hiến - Nxb Trình Bày tái bản lần 1 năm 1966- Nxb Thanh niên + Cty Thành Nghỉa tái bản Khu rác ngoại thành vào năm 2006 gồm bản dịch anh ngữ Đàm xuân Cận / The Rubbish tip outside the city, 226 trang khổ 13x 19cm. ,
Khi anh Dung đi dạy học, tôi ở nhà, hoặc đạp xe đạp qua khu Dakao đánh stăng-xin những tập bản thảo ứ đọng. Từ nhà trọ xóm dạo Tân chí Linh tới Dakao, đạp xe mất nửa tiếng đồng hồ, một ngày cả đi vế 4 lần , lắm khi mệt ná thở.
Hoặc, tôi ngồi ở nhà dịch tiếp truyện dài La Cravache / Virgil Gheorghiu khiến tôi say mê quên hết tất cả hon cản h chính trị đáng nôn mửa khi ấy, để vủi đầu vào địch, chỉ đâu đó trong vòng 10 hôm là hoàn thành bản dịch Chiếc roi ngựa dầy khoảng trên 200 trang in. Tiếp theo, tôi dịch những cuốn khác, như Maiakovski / Elsa Triolet và một cuốn sử Việtnam bi thảm Đông dương / Louis Roubaud nói về hòan cảnh chính trị Việtnam năm 1930.
Trong vòng 4 tháng trời, tôi dịch xong 3 cuốn, in rô-nê-ô được 2. Dịch truyện Virgil Gheorghiu với mục đích chửi vào mặt bọn cai trị, những ông hoàng Fanoti, một thứ mua quyền hành từ những tên đầu sỏ đế quốc Thổ nhĩ Kỳ nhượng lại - nào khác gì anh em ông Ngô đình Diệm nhờ Hoa Kỳ và Pháp mua địa vĩ để về cai trị đất nước tôi đâu ? Cuốn truyện ấy còn nhiều điểm tương đồng khác nữa, Virgil Gheorghiu ca tụng những con ngựa già của Chúa, chết đi một cách khổ hạnh để phục vụ Chúa bất vụ lợi , hoàn thành sứ mạng hầu việc bằng đôi chân trần. Chẳng bù cho một số lớn cha xứ đất nước chúng tôi dựa vào thế lực chính trị Ngô triều , có xe hơi riêng bom bon chạy hầu việc Chúa . Thôi thì đủ cách làm giàu, ăn sung, mặc sướng, bỏ tiền kinh doanh làm chủ báo vừa có quyền vừa hốt bạc. Riêng tôi chỉ quý trọng những cha Dòng , hoặc Dòng Châu sơn đi chân đất, tự làm lấy ăn, không giữ trong người quá 100 đồng bạc cho mình.
Còn nữa, những nông dân Rumani khổ sở cũng đi chân đất, ăn bông cỏ, bị cường quyền đàn áp, chết đi dưới sự dày xéo tàn nhẫn của những tên chùm phòng kiến Fanoti. Cả một hệ thống phong kiến mà tácgiả Gheorghiu gọi là phanariote đầy rẫy trong bộ máy cầm quyền tác loạn. Quân đồng minh Rumani khi ấy là Đức phát xít chống Nga , một anh lính Đức nhìn thấy cảnh bất công trong quân đội Rumani, bèn xúi giục chống lại, viết báo cáo tố cáo lên cấp trên - thì anh lính Rumani buồn bã đáp lời ' ở đây là trung úy Fanoti. Khi họ nhận được tờ bá cáo về tôi ác trung úy Fanoti gửi lên đại tá Fanoti, chúng nó bênh vực nhau, thì người tố cáo sẽ càng chóng chết hơn. Thì tình trạng chính trị ở Việtnam chúng tôi cũng như vậy. Rồi đến những cảnh khổ của vợ anh nông dân Rumani đã chết ở mặt trận , vợ ở nhà trung kiên chờ chồng trở về, nhưng chồng chẳng bao giờ trở về , đến khi quân Nga tràn sang hãm hiếp chị , chị vợ tưởng chừng mình có công khi cầm tù được chúng. Nhưng vợ người lính kia đâu có ngờ được vua và các ngài bộ trưởng đã ký kết đã không còn coi Đức là bạn đồng minh mà nay là đống minh là Hồng quân Nga . Và người vợ anh lính nông dân Rumani kia đã không kịp được biết sắc lệnh nhà vua, đã đổi thù thành bạn, coi bạn cũ là thù - nên viên trung úy Rumani Fanoti đã kết thúc đời chị ta bằng mấy viên đạn.
Chỉ có nhược tiểu dân tộc mới cảm thấy rằng truyện Chiếc roi ngựa / Virgil Gheorghiu nói lên tình cảnh xoay đổi bất ngờ của đế quốc ký kết với nhau, và dân chúng vẫn chỉ là vật thí thân, một thứ nô lệ cho chủ mới. Và bọn chủ cặp-rằng này chẳng có lập trường chi hết, mạnh chiếu nào che chiều ấy, chúng chỉ lả những tên tay sai - và người dân không theo dõi được đường đi, nước bước, nếu chậm chân, chậm gót theo thị hiếu thời trang chính trị thì họ sẽ trở thành một thứ dê tế thần. Nàng Johanna xứ Rumani hay muôn ngàn nàng Johanna của những dân tộc nhược tiều, không thể tự quyết định số phận mình đâu ? Nó sẽ còn tồn tại mãi như vậy Virgil Gheorghiu và Chiếc roi ngựa còn gần họ mãi mãi.
Còn việc tôi dịch cuốn tự-sự-kể đời Maiakovski / Triolet, là tôi phỉ nhổ vào mặt bọn văn nghệ sĩ trưởng giả, bất tài, những tên bồi bút, những tên văn công mà tôi gọi chúng là những tên bồi còng lưng gánh chế độ, những tên có lưỡi dài như quả lúc-lác, những tên nịnh bợ tài ba bất cứ thế hệ nào cũng có mặt . Và thiên tài bị che khuất và chỉ được phục hồi quyền chức khi qua đời.
Tôi yêu xứ sở tôi, tôi quí trọng những người Pháp dân chủ, nhìn sự kiện lịch sử không theo thiển kiến, quyền lợi riêng chủ thực dân. Khi Louis Roubaud sang Việtnam, thực dân,, chính quyền mua chuộc chiêu đãi anh ta, song, tác giả cuốn bút ký lịch sử kia vẫn bồi nhát búa vào tội ác chúng, để gián tiếp tiếp tay cho dân tộc Việt độc lập, tự quyết của năm tháng về sau này.
Riêng tôi vẫn tiếp tục in sách rô-nê-ô, tôi bất chấp chúng dè bỉu , chẳng hạn Hoàng trọng Miên bị tôi tố cáo đạo sách Nguyễn đổng Chi ( Hànội) , tác phẩm đạo văn kia vẩn được giải Văn chương toàn quốc
( VNCH) anh ta viết bài đả kích tôi trên tạp chí Văn hữu : ' ...thiên tài cao bồi văn nghệ,m chụp hình in ảnh lờn trên tác phẩm, vị sơ nay mai bị đưa vào trại tế Bần thì mất giống ... ' - hoặc đối với bọn bọn trưởng giả, bọn văn sĩ tôi đòi - tôi phỉ nhổ vào mặt chúng bằng câu này:
" Tuyệt đối cấm bọn nô lệ, óc đầy tớ, não thư lại Phanariote và bọn văn sĩ nửa mùa đọc sách này " trên gờ bìa một cuốn sách của tôi xuất bản vào 1962. *
( kỳ sau; chương 8 )
thếphong
-----
* Jacques Perry & thê nào là phi lý / Thế Phong - Đại Nam văn hiến, Saigon 1962.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ