Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

phổ trang ĐỖ MẠNH TƯỜNG / Việt Trì- Phú Thọ / Dã- Lan- Nguyễn Đức Dụ 1919-2003 / bản thảo , 1995

PHỔ TRẠNG ĐỖ MẠNH TƯỜNG/  Việt Trì- Phú Thọ  (*) 

DÃ LAN -NGUYỄN ĐỨC DỤ [ 1919- 2003] 

--------

(*)bản thảo  đánh máy --  khổ sách `14/ 19 cm --  tác giả Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ  gửi cho TP   ( 1995).  


Thế Phong là bút hiệu. tên thật Đỗ Mạnh Tường. Ngoài bút hiệu này, còn có mấy bút hiệu nữa; Đường Bá Bổn, Đinh Bạch Dân, hai bút hiệu sau nhà văn Thế Phong ít dùng, coi như bút hiệu THẾ PHONG là bút hiệu chính.

Sanh ngày 07 , tháng  6, năm  Nhâm Thân ( 1932) (1)  tại nhà thương  Yên Bái ( phố Yên Thái) , chính quán ở Việt Trì, Phú Thọ. Ông nội tên Đỗ Văn Phác vhân nho học, bà nội là Phạm Thị Thắm sinh được hai người con trai là cha của Tường và người em kế là Đỗ Văn Hạnh, với ba gái là Thị Kha, Thị Thảo, một gái chết yểu.  Ộng bà nội Tường ít khi đi đâu, ở luôn tại quê để chăm lo giỗ tết, vì cụ Phác là trưởng tộc, nơi đây có từ đường họ Đỗ văn.

---------

(1) - trong Giấy khai sinh lại thấy ghi là sanh năm 1936. 


Cha tên Đỗ Văn Đức ( 1897- 1947) , chân giáo học, mẹ tên Phùng Thị Mùi, không nhờ năm sanh; chỉ biết bà mất sớm vào năm 1952 ở làng Bữu, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ; quê ở Phú Quốc Oai, Sơn Tây. Ông giáo Đức là con đầu  dòng cụ Phác, đồng thời là trưởng nam họ Đỗ văn. Xuất th6an nhà giáo ( Instituteur auxiliare principal hors classe), tốt nghiệp Trường Bưởi Hà Nội

( Lycée du Protectorat) ; vì ông tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học nên bị Pháp đày lên thượng du dạy học ở các trường châu Văn Bàn ( dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, Yên Bái) , làng Bữu, Đại Lịch - - ở đâu ông cũng được mọi người quý mến, vị nể; vì ông dạy học trò rất tận tâm hết lòng hết sức. Năm 1947, ông giáo Đức bị  Việt Minh  bắt đưa đi mất tích.

Đỗ Mạnh Tường là con trai duy nhất trong gia đình, bà gíao Đức sanh được  5 ngưởi con, bốn trai một gái, song các anh em của Tường đều mất sớm nên Tường rất được mẹ nuông chiều. Trái lại, bố của Tường,  tính nghiêm khắc, ít hỏi han đến con cái. Tường lúc nhỏ ngỗ ngược, phá phách nghich ngợm nhất ở làng Bữu; cứ về nông trại là đuổi gà, đuổi vịt; bị gai cào rách khắp chân tay mình mẩy; bà giáqo lại gội về de đọa,  còn nghịch nữa mẹ sẽ chết ! Nhưng Tường vẫn không chừa, lắm lúc bà phải khóc làm Tường hối hận, lên giường nằm ôm lấy mẹ. Khác hẳn ông giáo rất dữ đòn, thấy Tường rắn mắt; đánh rất đau, bà giáo lại bênh vực ngăn cản vì bà thương Tường là con một. Tường rất yêu mẹ song rất oán bố. Có lần Tường đi mua thuốc phiện cho bố, ngựa vượt qua dòng suối  lớn đang mùa nước lũ, bị nước trôi mất ngựa, suýt chết đuối; lúc bơi tới bờ, ông bố chỉ hỏi thuốc phiện; tuyệt nhiên không hỏi han gì đến cơn nguy hiểm vừa qua; khiến bà giáo ôm vội lấy con khoác.  Lúc còn trẻ, bà giáo thường kể cho con nghe; " Con  là con cầu tự ở đền Quan Thánh Yên Bái, có tật.  [ 2 ngón ở ngón cái tay phải].  Con là đứa con thứ ba sống số trong năm mụn con của mẹ. Lúc hoài thai con, mẹ phải nằm dài hàng ba tuần lễ ở nhà thương Yên Bái, sanh con ra chưa bao giờ nước lũ đến như vậy ngập cả thành phố, cũng vì vậyt huở bé Tường rất được mẹ nuông chiều.

Từ năm 1932 đến năm 1950 Tường sống với bố mẹ ở làng Bữu từ nhỏ tới lớn, học ngay ở trường làng Tấy Bắc, qua các trường ở châu Văn Bàn, Thượng Bằng La, Đại Lịch.  Tường học ngay ở trường bố làm hiệu trưởng.

   X ãThượng Bằng La là tên của làng Bữu (tên ghi trong sổ bộ của triều đình); gần thị trấn Nghĩa Lộ, thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái . Cha mẹ Tường có nông trại ở làng Bữu, ngày ngày mẹ Tường trông nom ruộng nương, dạy dỗ con cái thay chồng; vì ông giáo phải đi dạy học xa  nay đây mai đó; thỉnh thoảng ông mới đưa con cái về quê cha đất tổ vào dịp giỗ Tết hoặc thăm viếng cha mẹ già yếu .

 Năm 1942, đậu xong bằng sơ học ở Nghĩa Lộ / Certificat d' Étude Primaire Elémentaire , đâu thủ khoa; bố mẹ gởi ta học ở trường Yên Bái (  École de Garcon de Yen Bai) -- song đang thời kỳ Mỹ ném bom Nhật ở Yên Bái, nên Thế Phong phải bỏ học về sống với bố mẹ ở Bữu và Đại Lịch.  Thế Phong lớn lên trong bối cảnh thanh bình gĩưa núi rừng Nghĩa Lộ; suốt thời kỳ thơ ấu được mẹ hiển chăm sóc cho tới lúc vừa đậu xong bằng sơ học thì đất nước bắt đầu loạn lạc. ...

Làng Bữu chính là là quê hương thứ hai của nhà văn Thế Phong- Đỗ Mạnh Tường, nơi Thế Phong phải chịu nhiều gian lao khổ cực suốt cuộc đời niên thiếu; vì cả hai nới này; Bũu và Nghĩa Lộ ( làng Bữu cách Nghĩa Lộ, khoảng 80 KM) đả xảy ra nhiều trận giao tranh  ác liệt giữa Việt Minh và Pháp làm nhiều gia đình tan nát cửa nhà ...

Nghĩa Lộ là một thị trấn của Yên Bái nằm sâu trong dãy Hoàng Liên Sơn [ Fan Si Pan]. Thời kháng chiến 45, qua bao giai đoạn công đồn chiếm đất giữa Pháp  giữa   lực  lương trong đám sĩ quan Pháp và  lượng kháng chiến; -- Nghĩa Lộ được coi như một địa danh lịch sử, là căn cứ hiểm yếuViệt Minh để chống Pháp và Nhật năm 1945, nó cũng tương tự như chiến khu Bắc Sơn thời tiền cách mạng.

Năm 1947, một toán quân của tướng ALEXANDRIE tràn về Nghĩa Lộ, qua lối Phù Yên và xã  Thượng Bằng La, buộc Việt Minh phải triệt thoái . 

Gia đình bà giáo mất cả người và của, vì ông giáo vẫn bị Việt Minh nghi ngờ, theo dõi., không muốn ông ở lại  làng Bữu , sợ ông bắt tay với Pháp; nên khi rút lui Việt Minh bắt  luôn ông đi mất tích

. Quá đau đớn vì chồng bị bắt, bà giao nhất định không rút cùng Việt Minh; bà dẫn con di tản sâu mãi vào trong rừng rối ít lâu sau bà cương quyết đưa con trở lại làng Bữu , trở về căn nhà thân yêu xưa, với đồn điền và của cải cất giấu.  Nhờ con trai biết tiếng Pháp khá, bà giáo lấy lại được căn nhà Pháp chiếm đóng. Viên thiếu tá Pháp ( tên Perceval)  chỉ huy trưong thấy Thế Phong lấy vào đồn làm thông ngôn (2). Đó là những năm Thế Phong chịu nhiều gian lao khổ cực, được mẹ chăm sóc dạy dỗ, thêm người chị nuôi ( tên Bích) cũng hết lòng bảo bọc thương yêu.

-------

(2) -  trong đám sĩ quan Pháp có viên trung úy Henri GUILLEMINOT  giúp đỡ Thế Phong nhiều nhất. Lúc ông ta về Pháp  ,có nói với bà giáo  Đức cho Thế Phong qua Pháp học, song bà giáo từ chối; vòi chỉ có Thế Phong là con một. Sau này, lúc ở Pháp qua  ( đã thăng đại úy) vẫn thường xuyên liên lạc, gửi thư & tiền cho Thế Phong 2, 3 năm liền; còn biên thư  khuyên ông ráng học, cho tới lúc ông vô Nam .

Làm thông ngôn cho quân đội Pháp được một thời gian Thế Phong bị Pháp cho nghỉ việc dài hạn ví một lá thư ở ngoài bưng gửi về nói ông giáo vẫn còn sống. Thế Phong buồn bực đâm ra bài bạc, lấy tirền mua hàng của mẹ, vay nợ, ăn cắp tiền bỏ ông của đưa em họ,  đánh đập em gái nuôi, qua mỗi lần nó đi vay hông được tiền  -- sau hối hận Thế Phong không đánh bạc nữa, bắt đầu lao vào công việc đốt rẫy, làm ruộng.  

Năm 1950, bà giáo gởi Thế Phong về Hà Nội học, ở Ký Túc Xá Phan Đình  Phùng; bà cô  là bà Thảo/ 1917 ( chồng tên Dương Duy Tỵ / 1917)  nuôi cho ăn học. Lúc họ ban trung học ở Hà Nội, Thế Phong cũng lao vào cảnh lao đao, lận đận.

Ngày 16/ 11/ 1952, quấn đội Pháp thất trận toàn diện ở Nghĩa Lộ. Và, Nghĩa Lộ lần thứ 2 lại rơi vào tay Việt Minh.

 Từ đó, Thế Phong mất lên lạc với mẹ ở làng Bữu.

 Buồn vì gia đình tan tác và nhớ thương mẹ, Thế Phong bắt đầu viết văn.

  Năm 1942,  Lúc đi học ở Đại Lịch, hàng ngày Thế Phong được đọc báo chí của bố mua ( báo Tứ Dân Văn Uyển, Học Báo ...)  nên nảy ra ý viết văn từ dạo đó. 

 Truyện ngắn đầu tiên đăng trên nhật báo Tia Sáng của Ngô Vân, Thế Phong ký bút hiệu là TƯƠNG HUYỀN ( Tường)  vào năm 1952 ở Hà Nội.

Thời gian chiến tranh Việt- Pháp, khoảng 1947- 1952; bà giáo Đức ở làng Bữu. [ tên thật  Phùng Thị Mùi, quê gốc Sơn Tây]  qua đời vào năm Nhâm Thìn ( 1952); lúc đó Thế Phong đã  về Hà Nội học, từ năm 1950. .

tháng 5/ 1952, Thế Phong mua vé tàu thủy vào Nam.

Cuốn Tình sơn nữ là tác phẩm đầu tiên xuất bản ở  Sài gòn. Nhà văn có nhiều bút hiệu; nhưng chỉ có bút hiệu Thế Phong được dùng cho tới ngày nay. 

Lúc mới vô Nam, Thế Phong cũng trải qua những ngày sống cơ cực, tùng thiếu.  Mất liên lạc với mẹbơ vơ giữa đất Sài gòn, nhà văn phải bươn chải tự kiếm sống, phải nhịn đói nhịn khát nhiều tháng ròng; đến độ không chịu nổi, đã có lúc liều lĩnh vay mượn, lấy trộm tiền bạc của bạn bè. ( coi thêm NHÀ VĂN TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI  ) 

.  Ngoài bản tính liều lĩnh, bạt mạng trong cuộc sống, Thế Phong còn có một điều khá đặc biệt là ngay từ lúc nhỏ; lúc 12, `13 tuổi, ông đã biết yêu rất sớm.  Được biết ngoài 5 người con chính thức, ông còn 3, 4 người con riêng . (*)

--------

(*)  -  Thế Phong có tởi, 4 người con riêng;

     -  một  đứa con gái với cô Quán ở Bữu--  cô này là v ợ chưa cưới củqa một lính partisan-

     - một  con với cô Đặng Thị Ngọc Oanh [ 1935-      ] ở Hà Nội, là nữ sinh viên giỏi Pháp văn, mối tình này kéo dài gần 10 năm 

   - một đứa  với chị Năm Hưởng, người ở kế bên nơi Thế Phong trọ ở Xóm Chùa,/ Tân Định.

  Cả 3 người con ấy tới nay vẫn bặt  tin; trong 3 người cò là gái.  Ông còn 1 đưa con nữa với cô Bảy, cháu ruột ông dượng Tỵ -- ấy là chưa kể những người ông chỉ yêu thóang qua. 


Từ năm 1954, phóng viên các báo Thân Dân ( Nguyễn Thế Truyền), Dân Chủ ( Vũ Ngọc Các), Giang Sơn ( Hoàng Cơ Bình) , Tia Sáng ( Ngô Vân)  -- Hà Nội 1952- 1954. Cộng tác với các báo Đời Mới, Nguồn Sống Mới,  Văn Nghệ Tập San, Văn Hóa Á Châu, Sinh Lực,  Tân Dân, Sống, Đời v.v. ...

-- và, viết cho các tạp chí nước ngoài.. truyện ngắn ' Les Immondices dans la banlieue đăng trên Le Monde Diplomatique ( Paris, 1970). , TENGGARA  ( Kuala Lumpur / Malaysia] ...  -- chủ trương Nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến ( 1959- 1975). Đồng hóa  làm biên tập viên của  Không quân Việt Nam Cộng Hòa tháng 7/ 2967 tới tháng 30  4/ 1975  rã ngũ) .

Nhà văn Thế Phong bản tính rất ngổ ngáo; song cũng rất bộc trực, thẳng thắn, những nét hư tật xấu của mình ông kể hết, không chút ngượng ngùng, dấu giếm.  Mỗi lần nhắc tới ônggiới văn nghệ miền Nam rất e ngại; họ đặt hỗn danh cho ông là  NHÀ VĂN CAO BỒI, DU CÔN -- vì trong đời viết văn ; ông chưa từng nể nang một người nào.  ;  kể cả đấng thân sinh ra ông.  Tuy nhiên, có một điều ít ai biết, trong thâm tâm nhà văn Thế Phong - Đỗ Mạnh Tường chỉ khắc sâu hình bóng một người duy nhất, đó là bà giáo Đức, mẹ ông ; người ông thương yêu nhất trong đời. Ông ân hận lúc mẹ mất không được ở gần để vuốt mắt cho người mẹ đáng thương, phải mất chồng, xa con ; bao năm sống hiu nơi làng Bữu.  ông còn nhớ lúc nhỏ sống với mẹ ở Bũu; thẤy người ta đưa ma khóc; ông ngây thơ hỏi mẹ: " tại sao người ta lại phải khóc ? " -- thì mẹ ông bảo: " mày bất hiếu lắm con ạ ! ". 

Năm 1966, Thế Phong lập gia đình ở ĐàLạt, lấy bà Nguyễn Thị Khê - sanh ngày 27/ 7/ 1937 ở Thất Khê / Lạng Sơn , là con thứ ông Nguyễn Quốc Bảo  (1910- 1978)  & Bùi Thị Phương Giản (1910- 1990] , quê ở Hà Đông -- khi xưa là bạn đồng liêu, 2 nhà quen nhau, lúc ông giáo Bảo dạy học ở Nghĩa Lộ.  Cùng theo đạo Tin Lành ( Báp-Tít). Bà Khê có tất cả 8 anh, chị em, nguyên là nữ sinh Trung học Chuyên khoa  Bùi Thị Xuân ĐàLạt.  Sau khi đậu tú tài II 9 năm 1969), về Sài gòn theo học Đại học Dược khoa được 2 năm thì bà nghỉ học.

Thế Phong có 3 trai, 2 gái/. Gia đình hiện ở Tân Định/ Sài Gòn 1. ;

     - Đỗ Mạnh Tường Khê  ( 22/ 11/ 1966), đậu Phổ Thông trung học năm 1984.

     - Đỗ Nhị Tường Khê (09/ 01/ 2968) . Tốt nghiệp Đại học Y khoa.

     - Đỗ Thục Tường Khê ( 17/9/ 1969) , nũ sinh Trưng Vương - đã đi làm.

    - Đỗ Như Tường Khê ( 13/03/ 1971) , đậu Phổ thông Trung học- ĐÃ ĐI LÀM.

    -  Đỗ Thông Tường Khê ( 04/ 10/ 1972) , đậu Bổ Túc văn hó a( 1991) , 

            sinh viên trường Đại học Thủy sản. 


                                                               ***

 Nhà văn Thế Phong  (*) có tới 50 tác phẩm: thơ, văn, tiểu thuyết. Có một số thơ & truyện được ịch ra ngoại ngữ. Thế Phong là  một nhà văn rất đa dạng, viết khá nhiều thể loại:; đặc biệt là thể văn tự sự

 & phê bình văn học. 


SÀI GÒN, 21  THÁNG 5 , 1995.

Dã Lan- Nguyễn Đức Dụ 

--------

(*) - Về điểm này, Thế Phong &  Chu Tử ( Chu Văn Bình) giống y hệt nhau;'  cả hai có lối hành văn khá độc đáo ; giọng văn tuy châm biếm sâu cay nhưng vẫn nghiêm chỉnh đúng mức ...'. 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ