NỢ VĂN CHƯƠNG / Trần Thị Bông Giấy [ i.e. Trần Thu Vân 1948- / San Jose -- forwarded to ...
| 02:01 (2 giờ trước) | |||
NỢ VĂN CHƯƠNG.
(Tâm Bút TTBG)
[]
*/ San Jose, thứ Tư, Dec. 13, 2023.
Nhà-văn Nghệ-sĩ là người rất cô đơn. Để lấp đầy sự cô đơn, chỉ Nghệ thuật của chính họ mới làm nên điều đó. Vì vậy, nửa phần đời sau ở Mỹ, gần như tôi bỏ quên tất cả mọi nhu cầu tình cảm và vật chất bình thường để chỉ đắm đuối theo Những-Con-Chữ. Tôi gọi Văn Chương là “Người-Tình-hiện-diện-vắng-
Tôi có rất ít độc giả. Loại độc giả đọc và đồng cảm được với tác giả TTBG thật hiếm! Ý tưởng “Nhà văn nào thì độc giả đó” nằm chắn trong đầu, tạo thành nếp nghĩ Hữu-xạ-tự-nhiên-hương. Vì vậy, đối với các đứa con tinh thần, tôi chỉ làm chuyện thai nghén rồi tự tay cho đứa này chào đời, xong tiếp tục cho chào đời đứa khác. Lâu ngày, những đứa con ăn vận đẹp đẽ, xếp hàng trên kệ, cũng bị bỏ quên theo sự đắm đuối của mẹ theo các-người-anh-em-Văn-Chương-
Nói như thế không có nghĩa rằng tôi không có những độc giả-thật-sự-độc-giả-đọc-TTBG. Khác một điều: “Những-độc-giả kể trên đều trở-thành-bạn-tôi, được-tôi-quý-mến”. Tôi đón nhận từng câu chia xẻ của họ, cảm kích từng ý nghĩ họ gửi.
Ví dụ, lời thư anh Thế Phong ở Sàigòn, một năm lâu lắm: “BG ơi, tôi đang ở Dalat với vài người bạn. Đâu đây, như thấy còn hiển hiện bóng dáng Thu-Vân trong cuộc tình đau khổ năm xưa.”
-Lời anh Phan Diên (Nam Cali): “Tôi nhớ một câu thơ cổ của Tàu: Tài hoa phải bị dìm cho lúng túng… Chính Văn Chương đã đưa tay với BG.”
-Một nữ độc giả sinh trưởng Dalat kể: “Mỗi lần đi ngang dancing Duy Tân là em lại cứ hình dung người con gái kéo violon trong Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau của chị.”
-Một nam độc giả ở Virginia viết: “Nếu như Đoàn Dự không bỏ nước Đại Lý xa xôi tìm vào đất Trung Nguyên thì làm sao gặp được Tiêu Phong và Hư Trúc? Còn nếu như chị BG không cư ngụ California thì chẳng bao giờ có TTBG và Một Truyện Dài Không Có Tên!”
Cảm thông đến thế là cùng giữa tác phẩm và độc giả!
Sinh nhật 31 tháng 12 sắp đến, làm thành vòng tròn nửa đời sau cầm viết, LĐCường đàn tặng ba bài Chanson d’Orphée, Happy New Year và What a Wonderful World! Tôi lấy đó dùng chào đón vô số đứa con tinh thần mang định mệnh hẩm hiu, đồng thời cũng là vinh danh tất cả những độc giả từng yêu mến văn chương TTBG. Có người tôi được nhận ảnh, có người không, nhưng chẳng vì vậy mà phân biệt.
(Video Clip thứ nhất sẽ chào đời hôm nay, Dec. 13, 2023).
*
* *
[Hôm kia đọc vài lời ngây ngô nhát gừng của LĐCường:
“Đang gò kỹ cho chị từng note bài What a Wonderful World! Mùi ơi là mùi! // Đã xong phần solo guitar version 1. // Hơi chậm, vì phải solo 2 guitar song tấu… // Nghe hay vô cùng, hình như mùi hơn các bài khác… Rất ngọt. Đoạn song tấu hay lắm…. Gò kỹ từng note thiệt mùi cho chị…
Tôi hỏi: “Sao chỉ-cho-chị? Cho cuộc đời chứ!”
…Cho chị là chính, rồi tới các độc giả chị và các bạn anh Trọng…
(Thật, LĐCường làm tôi muốn… khóc!)
…Không dám quá lời, chứ đàn bài này tặng chị, có thể nói là mùi lắm, mùi nhất thế giới luôn!”
Tôi đáp lời LĐCường:
“Tin chứ! Nghệ sĩ là những đứa con được yêu nhất và cũng bị hành hạ nhất của Thượng Đế. Ví dụ, Louis Amstrong, hay Edith Piaf, nếu không cưu mang một cuộc đời quá bi thảm thì làm sao có được What a Wonderful World! hoặc La Vie en Rose tuyệt vời cho được? LĐCường đang là sứ giả của Thượng Đế, đem tiếng đàn đền bù cho định mệnh quá ư trầm luân của TTBG.”]
*
* *
Thì, tôi cũng muốn nói với TẤT CẢ các độc giả thương-mến-tôi-và-được-tôi-
“Chính các bạn là sứ giả của Thượng Đế tìm đến, giúp TTBG hoàn thành cái nợ Văn Chương đã cưu mang từ kiếp nào rất xa.”
[]
Trần Thị Bông Giấy
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ