Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

DUY SINH [ i.e. Nguyễn-Đức -Phúc-Khôi 1936 -2015 ] Thế Phong -- tản mạn văn chương , 22/ 10/ 2014.

 


                                                                              Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014



                                                 Tiết 2

                                                    DUY SINH
                                 [i.e. Nguyễn- Đức- Phúc- Khôi 1935- 2015]


Tên thật Nguyễn -Đức-Phúc- Khôi.

-  Sinh  4-12- 1935  tại Hà nội,  qua đời vào đầu tháng 1. 2015 tại California.

 Trưởng nam nhà văn tiền chiến lão thành Nguyễn Đức Quỳnh và 
 Lê Thị Phúc.

   Duy Sinh bước vào nghề văn năm 19 tuổi  --  bài đầu tiên điểm sách là cuốn truyện Nhìn Xuống của  Sao Mai, tiếp theo là tiểu thuyết 'Trời Đã Xế Chiều của nữ tác giả Thiếu Mai -Vũ Bá Hùng. 

  Ông là cộng tác viên thường trực   tuần báo Đời Mới -- Văn Nghệ Tự Do v.v. 

Viết phệ bình, sáng tác, phóng sự.  Qua nhiều bài phê bình văn học bàn về Sao Mai, Thiếu Mai -Vũ Bá Hùng -- Ngọc Giao -- Thi -Thi- Tống- Ngọc -- Mai Thảo  -- thì  Duy Sinh được coi như người viết điểm sách trẻ tuổi nồi tiếng,  có lập trường, lập luận vững, lời văn đanh thép. 

Duy Sinh đả phá những cuốn tiểu thuyết ít giá trị văn học, như tiểu tuyết Đời Cô Nhung của Văn Thuật, một sản phẩm đọa lạc, khiêu dân , phát sinh từ hậu họa của chế độ thực dân, phong kiến, hạ thấp giá trị nhân phẩm:

 "... Tác giả mang ra tất cả hành động ô uế, khốn nạn nhất của xã hội, đưa ra những hình ảnh thật khiêu dâm, để không giáo dục, không tìm cho họ lối thoát.  Tác giả kéo đến 5, 6 lần  ván tám cúc lục sở, do tác giả tổ chức.  Không hiểu tác giả giáo dục  thế nào, mà, cò thể thở những lời thối  đến như thế này:

 "  Người có học thức liếc mắt ngang thì ý nhị, tinh tế; kẻ vô học thức liếc ngang, thì tỏ ra là thằng ăn cắp chợ.  Cũng là giọng cười, cũng là cái nháy mắt; cũng là cái bấm chí của người học thức thì nó tạo lịch sự; mà, của kẻ vô học, thì sao nó vô duyên,t rở nên tục tằn, đểu cáng thế". 

"Thật có khác gì phân của kẻ có học thì thơm -- mà phân của kẻ vô học thì thối..."      

Trở lại bài điểm sách đầu tiên của Duy Sinh, lên án tiểu thuyết Nhìn xuống của  Sao Mai, có đọan phê phán rất sắc sảo:

"...Sao Mai muốn vượt lên, vạch ra những thối nát  của trưởng giả, qua nhân vật Phú Uyên điển hình.  Sao Mai bị bế tác, nên nhân vật của ông không lối thoát.  Sao Mai chưa chưa gột rửa tiềm thức tiểu-tư-sản, nên  Mạnh yếm thế mà vẫn muốn vươn lên tiểu-tư-sản , để hưởng thụ.  Sự ca ngợi của Sao Mai đối với Năng, chỉ là một sự kiện ve vãn  lao động, chưa  hoà đồng thành khẩn -- nên ở đây,  Sao Mai không phải chỉ là ca tụng đúng mức ..."

Phê bình Bến nước Ngũ Bồ, kịch  Hoàng Công Khanh, Duy Sinh phán quyết với lời lẽ gay gắt:

"... Hoàng Công Khanh trong 'Bến Nước Ngũ Bồ', không còn là tác giả Về Hồ nữa rồi.  Hoàng Công Khanh hồ Hán rồi.
  Tôi không phủ nhận những vần thơ chải chuốt, lẳng lo8 mà tình tứ của nhà thi sĩ có tài.  Hoàng Công Khanh quả là một thi sĩ có tâm hồn đạt đến một nghệ thuật cao về phần kịch trường --  ông đưa ra giản dị quá, ít mâu thuẫn quá.  Ở đây, là một hoạt cảnh thì đúng hơn.  Từ đầu đến cuối, toàn những đoạn tình tứ giữa tráng sĩ và cô hàng, giữa Đặng Ích và Thị Trinh, để dẫn tới một cái kết quả rất lơ lửng: giết chết diễn viên.  Hai bố con lão Đồ chết, quán cháy vèo, cặp trai gái ra sông, không biết để làm việc gì ..."

 Duy Sinh-Nguyễn- Đức Phúc Khôi, cây bút trẻ có nhiều thiện chí trong hiện tình của nền văn học hiện nay- tuy nhiên không gạt bỏ  phần cực đoan. 

Lấy thí dụ :  Duy Sinh (bút danh khác: Duy Nhân) viết một loạt bài Chống văn nghệ độc tài, đăng trên tuần báo Việt Chínhdường như vượt vốn kiến thức & trải nghiệm sống của người viết . ( nói vậy, bởi, có sự hỗ trợ vốn kiến thức về văn học Mác xít của người cha, Nguyễn Đức Quỳnh).  

Ấy là, sự so sánh tư liệu văn học sử mác-xít quốc tế & trong nước, như một người có sự hiểu biết đến ngọn nguồn, từ mặt sau cục diện chính trị, văn học của Việt Nam CS, của Liên xô, của Trung Cộng ... ; tâm tư thầm kín của những nhà văn hoá thời tiền chiến họat động trong thòi kháng chiến,  tâm sự bạn bè trong lúc lòng cởi mở. 

 (điều này cần phải có vốn kinh nghiệm sống trải nghiệm + vốn ngoại ngữ Anh, Pháp- so với số tuổi, kiến thức, trình độ của Duy Nhân,, thì  không thể có được.) 

Vậy thì,  loạt bài  Chống văn nghệ độc tài  ký bút danh Duy Nhân  không phải của Duy Sinh-Nguyễn -Đức- Phúc- Khôi là tác giả   -- mà của cựu chủ soái nhóm Hàn Thuyên, nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh [ 1909- 1974]. 

Vế sáng tác, Duy Sinh có viết truyện ngắn như : 'Tiếng Trống Ngoại Ô ( nhật báo Giang Sơn/ Hà Nội) --  'Đêm Cần Lao' / báo Bạn Dân --   xét ra không có gì là ngôn ngữ một nhà văn có tương lai.

  Duy Sinh  viết truyện dài đăng dở dang trên tuần báo Đời Mới  phản ánh tâm tư ,nêp sống thanh niên trong thời kháng chiến , sau về thành. 

 Kỹ năng viết tiểu thuyết hấp dẫn, tiếc rằng truyện dài đăng dở dang, nên, chưa thể có ý kiến xác thực  kết luận. 

Duy Sinh-Nguyễn-Đức Phúc Khôi còn viết phóng sự, như: Đồ Sơn -- Huế lụt -- Trái Cây Miền Nam ----Nhớ Thần Kinh -- Ngõ Hẻm Casino-- Nhớ Thủ Đô --Đà Lạt Muôn Mầu ... - nhưng, chỉ  riêng 2 phóng sự 'Nhớ Thần Kinh,  Đà Lạt Muôn Mầu  đặc sắc hơn cả, có gái trị văn chương đích thực. 

 Còn những phóng sự khác mang tính chất quảng cáo :

 "nhận viết phóng sự có  đặt hàng trước "  -- quảng cáo kín đáo cho các
 hiệu ăn , món ăn ngon  v.v.. với địa chỉ ghi đầy đủ . 

 Và, dầu sao đi nữa, nhà văn Duy Sinh-Nguyễn-Đức Phúc- Khôi vẫn là một nhà văn trẻ sáng giá viết phê bình văn học, nổi trội hơn hết của bình diện văn học miền Nam, ở thời đoạn  50, 60.

                                                     THẾ PHONG

- trích :   Lược sử Văn nghệ VN / Nhà văn hậu chiến 1950- 1956
      ( Đại Nam Văn Hiến xb 1959/ Sài Gòn.) 

  



                                                             DUY SINH 
                                [i.e. Nguyễn - Đức-Phúc- Khôi 1936- 2015 ]

                                                            (ảnh : nhật báo Người Việt / California )  


                                                    ------------------------------------------
                                                                        - bài  đăng :    06/10/2023
                                                                     --------------------------------------------------



  

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ