Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

' đã 49 năm , nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh qua đời [ 1909 - 6/ 6/ 1974 ] , đọc : " Nếu Ai Muốn Biết Hơn Về Ông Lão gần 80 tuổi"/ Thế Phong / Sài Gòn -- trích: www.vanchuongviet.org > -- bài đăng lại: 6/6/ 2023.

 

-         
Nếu Ai Muốn Biết Hơn Về Ông Lão Gần 80 Tuổi…

Thế Phong


LTS. Chúng tôi giới thiệu bài của anh Thế phong như một trao đổi và cảnh tỉnh tình hình in ấn và chữ nghĩa, hy vọng các bạn của chúng ta có ý kiến.


 

Tựa đề đầy đủ của tác giả:


              “…NẾU AI MUỐN BIẾT HƠN VỀ ÔNG LÃO GẦN 80 TUỔI

                      BỊ NHÀ BIÊN KHẢO GẦN 80 TUỔI CHÊ LÀ  CÔN ĐỒ…,


                  -            <newvietart.com / THEPHONG_saigon html >


                                    bài viết Nguyễn Lê Hiếu

                         ( Talawas, thứ tư ngày 8 tháng năm 2010 ).

 

 

Lời dẫn: 



“ …trên báo” Thể thao & Văn hóa” số 23 ( ra ngày 19/3/2004) tác giả Hoàng Hoài Sơn có bài viết về vấn đề đạo văn của tầng lớp trí thức hiện nay:


“…(…) nhà văn Thế Phong là” đầu nậu sách” từ mấy chục năm nay, ông là người tích cực nhất khi trong vòng 1 vài năm qua liên tục  khiếu kiện các Nxb ăn cắp bản quyền 50 tác phẩm của ông đã được Cục bản quyền cấp chứng nhận.  


Ông Nguyễn Q. Thắng ( người bị cho là sử dụng bài của Thế Phong ) ở 1 căn nhà to đẹp trên đường Phan Huy Ích – Quận Gò Vấp- ( Tp. HCM. ) trả lời” anh chưa biết Thế Phong, ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm, nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này. Ông ấy thích kiện thì cứ đi mà kiện..”. Ông Q. Thắng nói thêm “ tôi là người lịch sự nên tôi mới đề tên ảnh. Nếu như ông ta giống tên người khác thì sao “ ( ?!)


                        (; Google / search/ nhà văn thế phong> web. tr. 42).


 

… trên Talawas , thứ tư ngày 8 tháng chin năm 2010, Nguyễn Lê Hiếu viết:


“(…) …Bây giờ trở  lại cuốn:” Văn học miến Nam”  nhấn vào con người của tác giả:”  … mới đây, ngày 19/3/ vừa qua, Thế Phong khiếu nại NXB Văn hóa-thông tin  và trong cuốn” Văn học miền Nam “ ( tậ pII) của Nguyễn Q. Thắng, có hai phần” Bảo Lương Nữ sĩ và Nguyễn Đức Quỳnh là của ông đã được in trong” Lược sử văn nghệ Việtnam  …” (…)

Ông Q. Thắng nói thêm:”  Tôi là người lịch sự nên tôi mới để tên ảnh [ ANH]  ….(…)

 

Thế Phong sinh năm 1932 ( khai sinh 1936 tại Yên Bái, năm nay gần 80 tuổi bị nhà biên khảo 70 tuổi chê là côn đồ này thì xin vào hãy bấm vào mạng sau đây:


                                 <newvietart.com / THEPHONG_ saigon.html>”

 

Khoảng đầu thập niên 2000, tôi gom góp một số bài tiểu luận văn nghệ ( đã đăng trên báo chí  từ 1952 đến 1975) với tựa đề”  TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG”- trong đó có 2 bài:


1-Xướng họa của Phan Văn Hùm và Nguyễn Trung Nguyệt.( tr. 28 – 30)

2-“ Ngục trung Ký Sự”  của  Bảo  Lương ( tr. 31- 35).

 

Cũng vào đầu 2000,  Lê Ngộ Châu đến thăm tôi tại nhà- tiện thể tôi đưa tặng “ Tản Mạn Văn Chương”. ( Lê Ngộ Châu và Nguyễn Q. Thắng là đại diện  tác giả Nguyễn Hiến Lê trong vấn đề in ấn .)

 

Thòi gian này, chúng tôi thường tới “ Quán cà phê 27 Nguyễn thị Diệu ( quận 3-tp H.C.M)  uống cà phê, tán dóc cùng bè bạn quen,  đặc biệt  để gặp gỡ luật sư Nguyễn Đình Phùng ( đại diện tôi v/v khiếu kiện các nxb in ấn không xin phép) .

 

Có một buồi, một khách từ bàn cùng ngồi với nhà báo Nguyễn Quốc Thái ( báo Doanh nghiệp) sang phía bàn tôi, cười nói, hỏi tiểu sử Phạm ngọc Khuê ( nhóm  Hàn Thuyên)  và cho biết đã trả tiền cà phê ( lúc này 5000 VNd / ly thì phải). Nói là không biết thì không đúng, nói” thân” càng không đúng – lần này thì ngạc nhiên,  sao anh ta lại hỏi ,bữa trước có xin một cuốn “ T.T.KH., Nàng là ai?”, vậy bữa nay có mang theo không?

 

Chàng này là nhà biên soạn sách kiêm” đầu nậu” in ấn bao thầu xin giấy phép, thường đưa tấm danh thiếp” có hàng chữ:

 

NGUYỄN Q. THẮNG

Tác gia

 

( chàng  sinh năm 1940, nổi danh tìm  bản thảo “ ăn khách, đang” nằm ụ -  -tác giả ‘ nhà văn trước 75” rất khó được cấp phép xuất bản, lại không tiền –chàng ‘ gạ gẫm’ cho ký tên chung  thì sách sẽ được in ngay.  Trường hợp ’ con nhện sa lưới  đầu tiên’ là Nguyễn Bá  Thế ở  Cần Thơ. Tiếp nữa một cuốn’ danh ngôn’ chi chi đó của Thanh Vân-Nguyễn Duy Nhường, chàng xin giấy phép, in ấn, đưa đi  phát hành ( in đôi ra 500 cuốn phát hành riêng – bị Trần  Nhật  Thu phát hiện – chàng” làm mình làm mẩy”, rồi’ đâu cũng vào đó”.  Khi giám đốc Fahasa Nguyễn văn Minh bị rớt’ đài” ( Trần Nhật Thu là người thân cận), phó giám đốc Đỗ Thị Phấn” đảo chính thầy”  lên thay, chàng vẫn “ có mối phát hành độc quyền’ với Fahasa và càng ngày càng phất lên (  Loại sách” Học làm người”/ Nguyễn hiến Lê, chàng được Lê Ngộ Châu nhận làm“em tinh thần”, đứng chung đại diện in ấn sách N.guyễn Hiê`n .Lê- càng ngày chàng càng  bay lên cao  như diều gặp gió.

 

Một buổi, tôi vào nhà sách Thăng Long, lướt qua kệ,  bắt gặp “ Văn học miền Nam” ( tập II) ( Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2003) đề cập” Bảo  Lương nữ sĩ” ( tr. 872) và  Nguyễn Đức  Quỳnh ( tr. 917).  mới chỉ lướt qua  nơi trang 875,  nhìn  ra  ngay một chú thích:

“(1) Theo  Thế Phong, Tản mạn văn chương ( bản thảo).

 

Nhớ ra  ngay”  nguồn “ -  tại sao  chàng này lại có” bản thảo: “Tản mạn văn chương.”  Chợt “ à” một tiếng, vậy  chỉ có  Lê Ngộ Châu” sang tay” cho “ đàn em  “ đấy thôi.

 

Về nhà đọc, thì bắt gặp ” chàng” đã’ tổng hợp hai  bài” Phan văn Hùm và Nguyễn Trung  Nguyệt” & Ngục Trung Ký sự- Bảo Lương”  từ “Tản mạn văn chương” –“ ấn sâu dìm kỹ ” trong sách  “ “Văn học miền Nam  “( tập  II) một  cách “giấu đầu hở đuôi”.

 

Tức quá, bèn hỏi Lê Ngộ Châu qua điện thoại - chưa bao giờ tôi nghe được “ giọng nói ú ớ đáng yêu  của ” kẻ tòng phạm” dẫn lối đưa đường” kẻ đạo văn N.Q. Thắng”- hồi sau bị đưa ra Tòa án tp. HCM. và Tòa án Quận 3( Tp HCM).

 

Diễn tiến  câu chuyện, bắt đầu từ tác giả “

 Điệu múa cuối cùng của con thiên nga”  / Trần Thị Bông Giấy:


 

Bài 1:

 

Thư của Thế Phong gửi Giao Điểm, forward cho TTBG.


Sat.26 Mar 2005 10:40: 25 +0000

Thân gửi ông nvh,   ( Nguyễn Văn Hóa, chủ biên web” Giao Điểm”( Mỹ )


 

1-Về vụ kiện ông Nguyễn Q. Thắng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ( VĂN HỌC MIỀN NAM, tập II, NXB Văn hóa –thông tin ( VN) xuất  bản 2003.

 

Lần hòa giải lần hai bất thành vì nguyên đơn không chấp thuận bên bị đơn xin lỗi bằng lời ở Tòa ( gồm thẩm phán, nguyên đơn, bị đơn), bởi lẽ, lời xúc phạm, phỉ báng làm nhục người khác của ông Nguyễn Q. Thắng ( N.Q.T.) đã đăng trên báo” Thể thao& Văn hóa” trong nước, ngoài nước; có khi cả hành tinh biết cũng không chừng ?  Vậy thì  lời xin lỗi phải được đăng cải chính trên báo chí, công luận( cụ thể: báo” Thể thao & Văn hóa”).


- Tại sao đi kiện lại không biết tên thật bị đơn là Nguyễn Quyết  bị đơn hỏi và  nguyên đơn trả lời:


- Sách đề tên Nguyễn Q. Thắng thì biết là Nguyễn Q. Thắng, có nghĩa là CU thiếu.

Nguyễn Q. Thắng lại hỏi:


-” Sao hôm nay nguyên đơn lịch sự gọi bị đơn bằng “anh “?


 Trả lời:


- Trước Tòa phải giữ nghi thức, nhưng đúng ra, giơ tay và nói lớn trước Tòa:

 :


- ” Mày là thắng ăn cắp!”.

( buổi sáng hôm ấy, thẩm phán tra  hỏi bị đơn, nguyên đơn  ngay tại chiếc bàn nhỏ kê  ở lầu 1 tòa án thành phố, xung quanh còn nhiều bàn làm việc đồng nghiệp. Khi  nghe  có người nói lớn: “mày là thằng ăn cắp”  mọi người ngoái cổ nhìn sang phía bàn này. Thẩm phán giả lả cười theo, nói trỏng:


“ đáng lý phải mời  bi đơn, nguyên đơn  tại phòng riêng thì sẽ tốt hơn!.”


Bị đơn Nguyễn Q. Thắng cầm cuốn: “T.T.Kh., Nàng là ai?”, mở nơi trang 3, tác giả đề tặng, phân bua cùng thẩm phán:” tôi với  tác giả là bạn, tôi đang chuẩn bi viết tiểu sử, văn nghiệp  ảnh  để in vào” Văn Học Miền  Nam,”- không ngờ xảy ra  chuyện như hôm, nay”. ( Chú thích sau - 4/ 2011-  Thế Phong) .

 

Do đó,  bên nguyên đơn yêu cầu Tòa buộc ông Nguyễn Q. Thắng phải công khai xin lỗi trên báo chí, công luận và bồi thường thiệt hại tinh thần ( theo Khoản 3 Điều 310, Điều 61 Bộ Luật Dân Sự, và theo Nghi Quyết 01 ngày 28/3/2004 của Tòa án nhân dân  tối cao .( nước sở tại).

Việc ông Nguyễn Q,. Thắng xúc phạm danh dự, nhân phẩn của nguyên đơn, gây cho gia đình, bạn bè nguyên đơn cú” shock” rất lớn, uy tín bị sút giảm trên bình diện rộng.


 Hiện nay chẳng những một số tờ báo hải ngoại đăng tải theo nhiều mẩu tin các báo trong nước đã đăng. 


Đồng thời nguyên đơn không kiện NXB/ VHTT để đòi bồi thường thiệt  hại nữa, vì lẽ sách VĂN HỌC MIỀN NAM II đã bị thâu hồi và tiêu hủy, không códoanh thu, không phát sinh lợi nhuận.

 

Và,  đến ngày thứ ba: 5 tháng 4 năm  2005, Tòa  án dân sự tp. Hồ Chí Minh xét  xử vụ đạo văn này.

 

1) Tôi đề nghi Ban biên tập Giao Điểm không cần đăng bài” Nhà văn Thế Phong ( Đỗ Mạnh Tường) chính thức khởi kiện Nxb/ VHTT và ông Nguyễn Q. Thắng..” nữa

..

2) Tác giả bài báo : luật sư Nguyễn Đình Phùng-  ký  tên Nguyễn Đông Phương 

.

Khi ông ( NV Hóa)  yêu cầu tôi gửi tiếp” file”  bài báo ấy,thì đồng thời ông cũng forward thư cho nhà văn Trần Thị Bông Giấy, nên nhà văn này phản ứng  qua một thư điện tử gửi cho tôi, rất quyết liệt.  Và, tôi nghĩ rằng, chỉ vì một bài báo gửi đến nhờ đăng tải trên một website được bên nhà truy cập khá đông  ( theo gợi ý của tác giả bài báo- luật sư Nguyễn Đình Phùng nhờ chuyển giùm)  mà mất tình bè bạn;thì chẳng nên đăng làm gì ? 

Có phải vây không, ông bạn làm báo ở hải ngoại ?

 

THẾ PHONG ( quận I, Tp. Hồ Chí Minh )

( trích theoĐiệu múa cuối cùng của con thiên nga” / Trần Thị Bông Giấy / Nxb Văn  Uyển, San Jose,  Cali. 2005-  ( tập  II – trang 93-94)


 

Bài 2:

 

Nhà văn  Thế Phong ( Đỗ Mạnh Tường chính thức khởi kiện Nhà Xuất Bản Văn hóa –thông tin và ông Nguyễn Q. Thắng, người có quyền lơi và nghĩa vụ liên quan.

 

Bài của Nguyễn Đông Phương (  luật sư Nguyễn Đình Phùng)

 

Sau thời gian  dài  09 tháng ( từ 15 / 03 /2004 ) nhà văn Thế Phong đã khiếu nại  về việc Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin và ông Nguyễn Q. Thắng đã ăn cắp 2 phần bài viết của  Thế Phong để đưa vào cuốn” Văn Học Miền Nam” ( tập II- số đăng ký KHXB 14- XB-QLXB/32 VHTT  của Cục Xuất  bản cấp ngày 04 / 01 / 2001 )- Nhà Xuất Bản Thông Tin ấn hành và nộp lưu chiếu tháng 09 / 2003- người biên soạn  là ông Nguyễn Q. Thắng không có thiện chí giải quyết vụ việc, mặc dù  ngày 24 / 03/2004 Cục  Bản quyền Tác giả Văn học Nghệ thuật có công văn số 56 / BQTG VH-NT-QLBGTG VH-NT” đề nghị NXB Văn Hóa Thông Tin làm việc với Cục Bản quyền Tác giả VHNT trước 30 / 04/ 2004’. Công văn này cũng gởi đến thứ trưởng Bộ VHTT Trần Chiến Thắng,  và Thanh tra Bộ VHTT, Cục Xuất bản…


Nhưng sự việc vẫn rơi vào yên lặng.

 

Bức xúc trước sự yên lặng của ác cấp  thẩm quyền đồng thời quá bức xúc việc ông Nguyễn Q. Thắng lớn tiếng thóa mạ, lăng nhục là :


 “… người côn đồ, con người không có lương tâm..” nên nhà văn Thế Phong đã chính thức khởi kiện  Nxb / VHTT và ông Nguyễn Q. Thắng tại tòa án nhân dân tp. Hồ Chí Minh, và đã được Tòa án thụ lý vụ kiện.

 

Về nội dung vụ kiện, nhà văn Thế Phong cho biết:


Trong cuốn sách nói trên có 2 phần nguyên là của nhà văn Thế Phong.

 

Phần I : Từ trang 872 đến 880 : “ Bảo  Lương Nữ sĩ với vụ án Barbier.

Phần II ; Từ trang 917 đến 924 :” Nguyễn Đức  Quỳnh.

 

Cả 2 phần này do Thế Phong viết và đã in một lần trong” Nhà văn tiền chiến 1930-1945”, trong bộ” “Lược sử văn nghệ Việtnam: 1900-1956” ( gồm 4 tập).

 

Tại trang 4 của các tập trên có ghi 


: “ Bản quyền thuộc tác giả, cấm phóng tác, trích dịch từng phần “. Còn I phần trong bản thảo chưa in,( Tản mạn văn chương ) Thế Phong đưa cho ông Lê Ngộ Châu đọc, nay lại thấy xuất hiện trong “ Văn Học Miền Nam “ ( tập  II- mà chính  Nguyễn Q. Thắng  có ghi ở trang 875; (1) Theo Thế Phong; Tản mạn văn chương ( bản thảo) . Và nếu là “ bản thảo”, tại sao ông Nuyễn Q. Thắng lại có, để “ sao chép y chang “đưa   vào sách VHMN của ông ?

 

Ngày 15 tháng 08 năm 1996, nhà văn Thế Phong ( Đỗ Mạnh  Tường)  được Cục Bản QuyềnTác Giả cấp Giấy Chứng Nhận Bản Quyền số 341 / VH / BQ / ĐD. 


Trong Bảng liệt kê 50 tác phẩm, có bộ “Lược sử văn nghệ Việtnam 1900-1956”..


 

về BẢO LƯƠNG

 

Năm 1960, Thế Phong viết bài đầu tiên về  Bảo Lương, là câu chuyện xướng họa thơ với Phan Văn Hùm, đăng trên tạp chí ” Văn Hóa Á châu” (Sài Gòn).


 Rồi phóng viên Nguiễn Ngu Í ( Nguyễn Hữu Ngư)  (báo Bách Khoa của Lê Ngộ Châu) đến gặp Thế Phong cho biết Bảo Lương-Nguyễn Trung Nguyệt sẳn sàng cung cấp thơ ( bản thảo)  để Thế Phong viết tiếp về Bảo Lương nữ sĩ.  Và bài” Ngục Trung Ký Sự của Bảo Lương” được đăng trên  tạp chí” Sống”  ở Sài Gòn số 25 ra ngày 15 /11/ 1960.

 

Cuối thập niên 90, Thế Phong cho đánh máy vi tính lại một số bài tiểu luận đã đăng báo từ 1952 đến 1975, với tựa đề” Tản mạn văn chương” – chuyển tặng bạn bè, trong đó Thê Phong gửi cho Pgs Huỳnh Như Phương, ông Lê Ngộ Châu…


 Và ông Nguyễn Q. Thắng đã sử dụng  bản thảo từ ông Lê Ngộ Châu, chuyển” Ngục trung ký sự” bài viết của Thế Phong vào” Văn Học Miền  Nam” ( tập II của ông ta với tựa” Bảo Lương Nữ sĩ với vụ án  Barbier” ( trang 872-880) sao chép đúng nguyên văn,  từ dấu chấm, phẩy, chữ viết hoa trong” Tản mạn văn chương” ( tr. 875 , ông ta   tự nhận ’ Theo Thế Phong, Tản mạn văn chương” bản thảo.)


 

về  NGUYỄN ĐỨC QUỲNH,


 

Từ trước đến sau 1975, viết về chủ soái nhóm Hàn Thuyên thì không một ai, chỉ trừ 2 sách: “ Nhà văn tiền chiến 1930-1945” ( trong bộ” Lược sử văn nghệ Việt nam”) và” Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh”( Đại Nam Văn Hiến  Sai Gòn 1963 in rô- nê –ô, 1964 tái bản , in ty-pô, và đến năm 1975 báo” Văn”  ra một số kỷ niệm về Nguyễn Đức Quỳnh qua đời-  chỉ viết qua loa tiểu sử, năm sinh, năm qua đời, một di chúc và dăm bài tưởng niệm, chứ không viết cặn kẽ như sách của  Thế Phong (tác giả quê làng Bổ Trà, tổng Ba Động, huyện Phù Cừ, tỉnh  Hưng Yên, tác phẩm và tác giả, bình luận phê bình sự nghiệp văn học, hoặc nói về nhóm Đàm trường viễn kiến v.v…


Sau ngày nước Việt Nam thống nhất ( 1976), Thế Phong được đọc duy nhất cuốn” Tầm Xuân “ ( NXb Phụ Nữ in và tái bản 1 lần ) của Đặng Anh Đào, viết về “ tình thân trong bè bạn và văn chương với Đặng Thai Mai” mà thôi.

 

Việc ông Thắng sử dụng tư liệu, tiểu sử, niên kỷ sách ra đời, tóm tắt nội  dung sách một cách bừa bãi, sao chép vô tội vạ, và    tư liệu sự nghiệp văn chương Nguyễn Đức Quỳnh còn đưa vào  bộ “ Từ điển văn học” ( bộ mới)- Đỗ Đức Hiểu,  Nguyễn Huệ Chi,  Phùng Văn Tửu,  Trần Hữu Tá chủ biên ( Nxb Thế Giới,  Hà Nội 2004). 

 

Và cũng không thể nói như Nguyễn Q. Thắng viết:” .. Ông Huỳnh Kỳ ( sic-  đúng phải là Nguyễn- Đức- Quỳnh- Kỳ) bảo rằng bản thảo đã thất lạc và đề nghi “…tôi  ( NQ.Thắng )  trích từ cuốn” Nhận diện vóc dáng nhà văn Nguyển Đức Quỳnh” ( 1964) là đủ rồi…”

 

Việc cho phép này của ông Quỳnh Kỳ ( đến nay cũng chưa có bằng chứng cụ thể trên mặt pháp lý) , chỉ có nghĩa là ông Nguyễn Q. Thắng nên sử dụng theo tư liệu ấy- và khi muốn sử dụng vào sách, thì ông Nguyễn Q. Thắng không thể không xin phép người viết sách là Thế Phong ( vì ông Nguyễn- Đức Quỳnh-Kỳ không phải tác giả” Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh”.

 

Thực ra, thì giữa nhà văn Thế Phong và nhà biện soạn Nguyễn Q. Thắng là chỗ quen biết, hai ông này thường uống cà phê tại” Café 27 Nguyễn Thị Diệu-Quận 3”. Thế nhưng, khi trích dẫn ( hay đạo văn thì đúng hơn), thì ông Thắng” không dễ tự thú”  việc làm kia – thậm chí khi nhà báo Hoàng Hoài Sơn ( báo” Thể thao & Văn hóa” tìm đến nhà ông Nguyễn Q. Thắng để hõi rõ vụ việc, thì ông  Nguyễn Q. Thắng trả lời kiểu” gái đĩ già mồm”:.. ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm, nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này. ông ấy  thích thì  cứ đi kiện…” .

 

Tại điều 8 Luật Xuất bản ( 07 / 07 / 1993) qui định:


“…Nhà Xuất bản  không được xuất bản, tái bản tác phẩm, nếu không được sự đồng ý của tác giả hoặc người được thừa kế hợp pháp theo qui định của pháp luật về quyền tác giả..”

 

Tại Khoản 1 điều 121 Bộ Luật hình Sự qui định:


“…người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm’.

 

Tội phạm này được thể hiện ở hành vi xúc phạm vào nhân phẩm, danh dự của công dân.

Trên đây là một số qui định của pháp luật, được nêu ra, để tiện việc đối chiếu hành vi từng người, việc nhận xét là do Xã hội và cơ quan ngôn luận, còn việc phán xét là do Tòa án.

 

Chúng tôi chỉ xin trích dẫn ý kiến của nhà báo Ái Mỹ ( báo” Phụ nữ Tp.H.C.M. ra ngày 21 / 04/ 2004 ):


“…việc tùy tiện trích dẫn mà không thông qua tác giả, cũng như’ làm ngơ” luôn cả khoản nhuận bút người khác của ông Nguyễn Q. Thắng và NXB  Văn hóa Thông  Tin, đã” góp”  thêm một vêt đen vào” căn bệnh” bát nháo của thị trường sách hiện nay …”.

 

Nguyễn Đình Phùng

 

( bài báo này đăng lân đầu tiên vào  2011- TP chú thích)


 

Sau đó,  Tòa án Tp. HCM chuyển về Tòa án Quận 3- nơi Nguyễn Q. Thắng tự khai nơi cư ngụ thứ 2: 12/3c  Kỳ Đồng, Quận 3 ( xưa kia là tư thất nhà văn học Nguyễn Hiến Lê).


 Qua mấy tháng, Tòa điều tra cặn kẽ, qua lời khai ‘ bị đơn bị nhà báo đến tận nhà  bị đơn là một cách’ tống tiền”. 


 Luật sư Nguyễn Đình Phùng  báo lại: " , nếu tôi không đồng ý hòa giải ( bị đơn nộp  phạt 2 triệu VND và lá thư xin lỗi”, thì Tòa án Quận 3 sẽ chuyển ra tòa Hà Nội phúc thẩm.


 Rõ ràng là : "  phóng viên  Hoàng Hoài Sơn  tới nhà bị đơn với ” lý do thiếu trong sáng(     có gợi ý' làm tiền thật sự, như cáo buộc của Nguyễn Q. Thắng )" , một khi ra Tòa Phúc Thẩm, hẳn là  “ chuyện lớn’ sẽ  ‘ chụp tội” lên  đầu phóng viên.Hoàng Hoài Sơn. . 


Bởi,  phóng viên Ho.àng Hoài Sơn  là em ruột Ý Nhi, bạn văn thân thiết , nên tôi không muốn làm  lớn chuyện, , chuyển vụ án ra Toà Phúc Thẩm ở Hà Nội.


.  Thẩm phán Tòa án Quận 3 buộc phóng viên nộp  phạt 1 triệu đồng  án phí trong số 2 triệu đồng’ bị đơn” bồi thường nguyên đơn )- và ông ta cũng không thể ngờ lý do nào bị đơn chấp thuận hòa  giải mau chóng vậy !


. Tất nhiên  tôi không tỏ lộ cho thẩm phán biết: phóng viên Hoàng Hoài Sơn , em ruột  Ý Nhi…-- bạn văn chương thân thiết của tôi.

 

Thế là câu chuyện” đạo văn”  qua đi đã dăm, bẩy năm trước, khởi đầu từ quán cà phê này.



Saigon 03 / 04 / 2011

Thế Phong


( bài  tu chỉnh: 6/6/2023)




-                           

                              ---------------------------------------------                             - -
                                                                                           tưởng nhớ 

                                                                    nhà văn tiền chiến  Nguyễn Đức Quỳnh  
                                                                 ( chủ soái Nhóm Hàn Thuyên tiền chiến
                                                                        & Đàm Trường Viễn Kiến ( Sài Gòn)
                                                                qua đời đã 49 năm, [ 1909 - 6/6/ 1974 )
                                                    
                                                                        Blog Virgil Gheorghiu , 6/6/ 2023
                          -----------------------------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ