Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

" Tôi là một AIRMAN Không lực Việt Nam Cộng Hoà từ 1967 "/ Thế Phong --- bài tu chĩnh đăng lại : 23/ 4/ 2023.

 


Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016




                                Tôi là một airman
   Không Lực  Việt nam Cộng Hoà t 196"

                                                             Thế Phong



                                          "... Đỗ Mạnh Tường được đồng hoá
                                                       với cấp bậc trung sĩ
                                    phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Không quân VNCH 
                                                                  
                                                                                         
                                                    Tân Sơn Nhất Air Sase năm 1966,
                                                           thời tướng Nguyễn Cao Kỳ làm tư lệnh
                                                                    
                                                                                     


                                                                 
01 tháng 7/ 1967, đồng hoá với cấp bậc trung sĩ,  quyết định do bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng hoà ... tôi được bổ sung vào ban biên tập báo Lý tưởng Không quân VNCH. 

-- ấy là nhờ sự giới thiệu tận tình của nguyên trung tá Không quân  Vũ Đức Vinh,    và cựu Bộ trưởng Chiêu Hồi Nguyễn Tấn Hồng (nguyên phụ tá quân y Không quân VNCH .)

-  cũng là để cảm ơn tướng Minh con  --VNCH thời ấy có  2 tướng Trần Văn Minh : 

-một là trung tướng Trần Văn Minh (Little Minh-- vì còn Big Minh [ Dương Văn Minh) , tốt nghiệp Saint Cyr;

 hai: chuẩn tướng Trần Văn Minh, được gọi là Minh Conhoặc Minh Đù; bời sau mỗi câu, thường đệm tiếng 'đù ',  và, ông làm thơ trào phúng; cũng ký bút danh Minh Đù.

Khi Tư lệnh Không quân  đưa tôi tập truyện ngắn Chết Non (  trung úy Không quân  Bùi Hoàng Khải xuất bản lần đầu, chỉ phổ biến nội bộ trong Không quân ) --  gợi ý; nếu ông muốn tái bản, tôi sẽ đưa cho một nhà xuất bản ở ngòai, in & phát hành.

 Sau, tôi đưa tập truyện ngắn  Chết Non cho anh Phạm Quang Nhàn, giám đốc Nxb Vàng Son tái bản, phát hành rộng rãi ngoai thị trường.

  Hoạ sĩ Tạ Tỵ vẽ bìa, vẽ phác họa chân dung tác giả in ở bài 4, sách do nhà Sống Mới rất nổi tiếng thời ấy phát hành, tác giả được trả bản quyền 100.000 VND.
( in 1000 cuốn. )

 Tư lệnh Kq nhận  tiền bản quyền, sau trao  cho đại tá Đỗ Văn Ry, chánh văn phòng giữ.

- có lần tôi được nghe ông ta khoe với tôi, " Number One đôi lúc cũng kẹt tiền; 'moa' gỡi ý lấy tờ ngân phiếu đi đổi; thì tác giả lắc đầu..". 



-   trung tá Vũ Đức Vinh,( văn sĩ Huy Quang
 cựu chủ bút báo Lý tưởng Không quân VNCH (đầu tiên)

- nguyên giám đốc Nha Vô Tuyến TruyềnTthanh Sài Gòn. 



Trần Văn Minh 
tác giả tập truyỆn ngắn CHẾT NON 

                                             
                                                                  

                              -  tướng Trần văn Minh, tư lệnh Kq VNCH gắn huy chương
                      cho tướng tá, sĩ quan Không quân Hoa Kỳ tại Tân Sơn Nhất,
                                   trước khi   rút quân về Mỹ vào 1973





 
-năm 1967, lương trung sĩ đồng hóa (chưa có bằng định nghiệp)  vợ+ 2 con, được lĩnh mười mấy ngàn đồng; lại không viết báo ngoài; quả là eo hẹp tài chính; tôi đành dọn nhà vào ở trong cư xá gia binh, ở nhờ nhà thượng sĩ Bảng, nhiếp ảnh viên báo Lý tưởng Kq, Ộng thượng sĩ già tốt bụng, dành cho một phòng nhỏ, (nguyên là căn nhà tắm, dành cho hạ sĩ quan Không quân thời Pháp xưa kia).

Đêm giao thừa 30 tết rạng1 tết Mậu Thân 1968, phi trường Tân sơn nhất (TSN) bị VC tấn công; súng nổ rầm rầm, hơn cả pháo ran; rồi tiếng phản lực rú gầm trời -- có lẽ vậy, một con rắn lớn dài khoảng 1 thược, có lẽ từ dưới cống bò lên; quấn quanh giường em bé, bé trai con tôi đang ngủ. Thằng trai lớn gọi bố inh ỏi, tôi cuống cuồng, bèn chụp ống thuốc muỗi Insectiside xịt lung tung; bỗng dưng con rắn từ từ bò xuống đất, quanh phòng.

 Tôi hô hoán, thượng sĩ Bảng giúp một tay, đánh chết con rắn.


                                        - đêm 30 rạng 1 Tết Mậu Thân 1968,
                                phi trường Tân Sơn Nhất bị   tấn công
                                                                     
                                                                                     


Ít lâu sau, bà mẹ thượng sĩ Bảng nói vào, nói ra, ý không muốn chúng tôi ở nhờ nhà nữa. Vợ tôi nói nhỏ vào tai chồng,

 " ... hay là mình xin ông tướng cấp cho một miếng đất nhỏ gần đây; để cất tạm cái chòi lá co` chỗ chui ra, chui vào, " 

nghe bùi tai;  có một lần tướng tư lệnh mời ăn sáng ở Câu lạc bộ Mây 4 phương trời, bên sư đoàn 5 Kq-- tôi đưa ý kiến  vợ tôi mớm lời.  Ông Tướng không nói gì, gôi người phục vụ, 'đưa miếng giấy trắng nhỏ ra đây'.

- ông Tướng hí hoáy viết, " cấp cho trung sĩ  Tường 1 căn nhà " /  ký tên MINH'  -- rồi bảo tôi chuyển 'lệnh' này tới tới thiếu tá Chấn,  chánh văn phòng  tư lệnh sư đoàn đoàn 5 Không quân,  để được giài quyết ngay thôi. 

Tôi đưa mảnh giấy cho thiếu tá Chấn, chánh văn phòng tư lệnh sư đoàn 5 Kq chuyển tới nơi cấp nhà cho  hạ sĩ quan +binh sĩ.

Và ít lâu sau, tôi được cấp 1 căn phòng ở khu gia binh, dài 6 x  10m. (của một thượng sĩ già giải ngũ, ông này bảo tôi chi 50.000Vnđ; tiền ông ta bỏ ra lợp mái tôn, cơi thêm căn nhà phái sau). 

 Khi dọn nhà đi, bà mẹ thượng sĩ Bảng  nói với vợ chồng tôi,

"   ...nói có nhà thì nói vậy thôi cô chú à; xin cấp nhà ở trong khu gia binh Phi Long này khó lắm. Nghe nói ở sư đoàn 5 Kq,, từng chồng đơn cấp nhà cao vòi vọi; kể cả hạ sĩ quan thuộc loại 'con ông cháu cha'; hoặc có thế lực, lại chịu chi tiền; nhưng đã có ai được cấp nhà  ngay đâu?  Nhưng tôi tin chú ấy được cấp nhà ở khu hạ sĩ quan Tây ở -- khu 39A nhà rộng, có vườn phía sau -- bởi chú quen ông tư lệnh; hẳn là có khác người rồi..."

Ở lính được hơn 5 năm; thì, đầu năm1973, Không quân Hoa Kỳ cuốn cờ rút về Mỹ -- rồi trại David hình thành,  dành cho Lực lượng quân sự 4 bện ở; tôi vẫn ngu ngơ chưa chịu tin là miền Nam sắp mất.

Thế rồi tháng 4/ 1975, dân chúng ở ngoài chạy vào phi trường ùn ùn,  tỉm đường di tản.  Vợ  cậu em ,con bà cô ruột ở ngoài phố, giắt 2 con nhỏ vào khu gia binh tỉm gặp vợ chồng tôi ngủ nhờ một đêm ,chờ chực được theo chuyến bay chở con lai Mỹ  Babylift -- cô ấy đi rồi; vợ toi sốt ruột, giục,

" .. hay anh lên xin tướng  tìm cách đi thôi ..."

vợ tôi tin chắc là được;  như chuyện xin tướng cấp miếng đất dựng chòi ở; thì  được cấp nhà.  Và, có lần; vợ tôi nghe chuyện ông tư lệnh Không quân biết chuyện tòa đại sứ Mỹ (thời kỳ đại sứ E, Bunker) làm khó dễ, không cấp visa cho tôi tham dự International Writing Program ở Iowa -- mặc dầu đã 5 lần, 7 lượt,  chairman Paul Engle thúc gịuc tôi cầm thư 'show it to US Embassy' -- nhưng tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Saigon vẫn lắc đầu, không cấp hộ chiếu.


                                               

                We Promise One Another...
                selected and printed by Don Luce   & ...


                                                                                                         trang 3
                                                                      We Promise One Another ...
 
                                                 

trang 33:
 We Promise One Another 
in bài thơ ' What a Sight! 550,000 GI's in Vietnam'

   
           

Cố vấn văn hóa tòa đại sứ tiếp tôi ở phòng 206 , chìa We Promise One Another (*),  đưa ngón tay chỏ, chỉ vào bài thơ What a Sight ! 550.000 GI's in Vietnam' ; hỏi ,

" có phải ông là tác giả bài thơ  này không,  một bài thơ phản chiến vô cùng tệ hại.  Tại sao tay chairman  International  Writing Program ở Iowa lại mời ông , và ông có biết ông ta cùng cô  vợ 2, gốc Ttung Hoa,  dịch thơ chủ tịch Mao-Tse Tung ra tiếng anh,  cho xuất bản ở Mỹ không? Ông là lính  VNAF, cấp bậc gì,  người  miền Bắc, Trung hay Nam; đã vào lính được mấy năm?  Có lần nào sang Mỹ chưa? Có nói được American-English không?   Single hay đã married? v.v...

We promise one another / poem from an Asian war, do Don Luce + John C. Schafer+ Jacquelyn Chagnon sưu soạn, ấn , in mimeographed, xuất bàn ở Washington D.C 1974. 

 Một tuyển tập thơ phản chiến 100%, chống đối quân đội viễn chinh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt nam từ 1965. 

 Phần đầu, đăng thơ các  ancien master:

- Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...;

- tiếp, đăng thơ miền Bắc (Việtnam Dân Chủ Cộng Hòa) : 

 Hồ Chí Minh , Tố Hữu, Xuân Thủy, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh ... 

 tới Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam: 

- Giang Nam, Thu Bồn, Cửu Long vv..

. sau cùng , tới Việt Nam Cộng Hòa ; 

- thơ Nhất Chi Mai,, Thích Nhất Hạnh,   Lê Dân, các nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng, Phạm Thế Mỹ ... 

-- và một bài thơ dài dằng dặc :
' ' What a Sight! 550.000 GI's in Viet Nam của  Thế Phong v.v...

vì lý do ấy , tác giả có là một hạ sĩ quan Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, đồn trú ở Saigon đi nữa; thì Mỹ vẫn  không cấp visa cho hắn ta được  tham dự International Writing Program của Paul Engke   & Hualing Nieh Engle đồng sáng lập từ năm 1967, tới 1973, cả 2 vị này  được tiến cử Giải Nobel Hoà Bình  1976: (**)




Paul Engle [1908- 1991]

 (courtesy photo of www. poetryfoundation.org/ )


-------------
(*)   Thế Phong is an airman working with the press office of the Vietnamese Air Force.  He spent  two years working for the American military in Vietnam and was a lecturer in politics at the Vũng Tàu training center which produced cadres for the Government of the Republic of Vietnam's pacification program.  Working closely with the American military in South Việt nam, he has an opportunity to observe the effect the presence of GI's has had on Việt nam society.  Many of his poems contain lurid details of the actions of Americans in Việt nam.  Included here are excerpts from a longer poem. " 

            (p. 33  We Promise One Another  / selected and printed by Don Luce  & J.C. Schafer + Jacquelyne Chagnon,    ( Washington D.C.  1974)


(**)  In 1967, with his wife, Chinese poet Hualing Nieh Engle, he co-founded the  International Writing Program at the University of Iowa. Engle and his wife were nominated for a Nobel Peace  in 976 for their work supporting international writers. " 
  

                                       http://poetryfoundation.org/poems-and-poets/poets/detail/paul-engle 

 

Biết vậy,  tư lệnh Không quân VNCH,  tướng Trần Văn Minh phán,

"  Mỹ không cho anh đi dự hội thảo văn chương; thi, tôi cho anh đi làm hạ sĩ quan liên lạc ở Mỹ, được không? sang đó rồi, anh muốn đi hội thảo, hội thiếc, hoặc đi rong chơi, tùy ý ..."

nhưng khi ấy, tôi + vợ + 5 con, đứa nhỏ nhất mới chào đời; nhà không có người làm;, bên ngoại ở Dalat; tôi đành cảm ơn lòng tốt của tướng tư lệnh... vậy.

  

  "- Nguyễn Thị Khê  bếđứa  trai út  

(ảnh: Nguyễn Hoàng Khôi/ Dalat )

                                
                                                  
Nghe vơ nói xin gặp Tướng để di tản sang Mỹ ; tôi chỉ ừ ào cho qua; chứ lên gặp tướng Minh , quả là rất khó ra lời.  Vợ tôi cằn nhằn,

"  không qua khỏi 1 tháng 5đâu; người ta di tản ào ào, muốn vào phi trường không được; còn mình ở trong vòng đai phi trường, dễ đi qúa; thì lại ỡm ờ ..."


                                                                 ***

Sáng 29 tháng 4; tôi chở vọ + 5 con trên chiếc Honda 78 vào Air Terminal, để tìm cách di tản; thì, giữa lúc ấy, phi đạo bị pháo -- nhiều chiếc   C.123,  C 130, C119 ... trúng pháo kích, khói bốc ngút ngàn. 

Thế là,  đành chở nhau ra Tân Định, xin ở  nhờ nhà bà chị họ của vợ ít ngày -- thật may, gặp Đàm Xuân Cận; anh cho biết có căn nhà ở 118/ 12 Trần Khắc Chân còn bỏ trống,  nếu muốn  thì cho ở nhờ. 

Thật may lần 2, chúng tôi ra ăn bánh cuốn Thanh Trì, phía đầu đường bên số chẵn đường Trần Khắc Chân; bà hỏi ra đây, thì ở đâu-- rồi ,bà lại hỏi có đu tiền mua 1 căn nhà ở hẻm  đường này không ?

  Nhà trệt lợp tôn, có gác xép; chủ nhà muốn bán; nếu nhà không có người ở thì Ủy Ban Quân Quản sẽ trưng dụng.

 Đúng dịp cuối tháng 10, đổi tiền lần đầu tiên, cứ 500 đồng  tiến Quốc gia ăn 1 đồng tiền  Mặt trận.Vốn liêng chúng tôi có chỉ đổi được 175 đồng tiền ngân hàng mới; nếu căn nhà trệt kia bán  100.000 đồng; tất phải vay thêm .

thật cảm ơn tay quản lý báo Sinh lực,  Nguyễn sỹ Hưng cho vay thêm 25 đồng; đủ mua căn nhà mà hiện nay chúng tôi vẫn đang ở. (c ũng nghe tin  bạn Sỹ Hưng đã qua đời ở  Mỹ).

Cuối 1974,cựu thiếu tá Kq Nguyễn Văn Phát ở Bolsa, gửi cho bài hồi ký của tướng Minh tự-sự kể. Ấy là ,vào cuối tháng 4/ 75, vợ con đã đi trước; còn ông vẫn ngồi làm việc tại văn phòng tư lệnh.

 Có một buổi sáng  29/4 cố vấn hông quân q Mỹ ở Tân Sơn Nhất tới văn phòng tư lệnh Không quân ;  mời đi họp --  tài xế Mỹ lái xe jeep không đưa ông qua  D.A.O. để họp;  lại chạy thẳng ra bãi trực thăng Mỹ, ép lên  trực thăng, đưa ông ra hạm đội Mỹ đậu  ngoài khơi.

Và, tác giả tập truyện Chết Non tỵ nạn ở Mỹ, cũng đã đọc Hồi Ký  Ngoài Văn Chương bán ở Bolsa,-- ông đã gủi 100 USD tặng tôi, qua Không quân Nguyễn Văn Phát chuyển.





                                                                    ***

Sáng này 30 tháng 4/ 2015, cậu trai út 9 trong tấm ảnh được mẹ bế trên tay, nay 43 tuổi, mời vợ chồng tôi ăn sáng tại phở gà nổi tiếng Hương Bình -- ăn xong sẽ đi uống cà phê  ở Highland Coffee. 

 Vợ tôi nói với vợ chồng Đỗ Thông Tường Khê,

" Mỹ không cho bố đi Mỹ tham dự International  Writing Program ở Iowa; vì lẽ, tòa đại sứ Mỹ Saigon không chịu cấp chiếu khán vào Mỹ.

 Tướng Tư lệnh Không quân gọi bố lên, cho biết nếu bằng lòng đi làm hạ sĩ quan liên lạc tại Mỹ;  ông cho phép đi,  chú Sam chẳng thể cấm nổi, sang đấy rồi, tha hồ đi họp hành văn chương.  Con biết không, khi ấy nhà không thể mướn người làm, mẹ một nách 5 con-- đứa  từ  vài tháng tuổi đến 9 tuổi, nên bố không đi nữa.

.  Ngày đi làm, tối bị cấm trại, sáng về, bố giặt một chậu lớn tã lót; ấy là lúc con mới được sinh ra đời ..."

" Thế là đã 40 năm Saigon đã mất tên gọi--  Ôi! chóng thật! " 


   Thế Phong
   Saigon , april 30, 1975




-Đỗ Thông Tường Khê (phải)

        " cậu bé  được mẹ bế trên tay vào năm 1972; 
nay kỹ sư điện tuổi đà 43 ."

(chụp tại Highland Coffee , Saigon 30/4/75)


-ảnh chụp gia đình Đỗ Mạnh Tường [1932-        ]
 - Nguyễn Thị Khê [1937-   ]

trái qua,  ảnh 1 trên cùng :  

gia đình Dỗ Mạnh Tường  gồm 7 người,  
chụp ở vườn Tao Đàn, quận 1, khoảng thập niên 80.

-ảnh 2,

 trên cùng

 vợ chồng  Đỗ mạnhTường  -
vợ chồng Đỗ Nhị Tường Khê 

( vợ Nhị Khê: mặc áo trùng xanh làm Báp-Ttêm ở Hội thánh BápTtít Ân Điển 

-  trái qua, ảnh giữa:

gia đình Đỗ mạnhTường chụp sau ngày 30/4/ 1975 ở Tân định 
-- ( Đỗ Thục Tường Khê [1969-   ] (ảnh màu, nhỏ )

trái qua, 
ảnh dưới cùng, ảnh màu nhỏ:

 Nguyễn Thị Khê + Đỗ Mạnh Tường

ảnh nhò ở giữa:

 chụp gia đình, toàn bộ 7 người)  
 (ảnh màu, nhỏ, bìa phải: Đỗ Như Tường Khê [1971-    ]



                            
                                          "  nhà mang số 39 A, rất hợp với tôi --  xưa kia ở dãy nhà khu gia binh TSN,
                                                              nhà được cấp, cũng là  dãy 39  A, nhà số 5 .

                                                              --  sau 30/4/1975,  mua căn nhài giá 200 VND 
                                                                    (t iền   Mặt Trận Giải Phóng), vẫn lại là số 39A  --

                                                        chỉ khác  số 39 A đứng sau số 25,  căn nhà hiện tại :
                                      ở Đường  Trần Khắc Chân, Phường Tân Định, quận 1, Tp. HCM ".  


                                                                       --------------------------------------------------
                                                                           -  bài tu chỉnh (đăng lại : 23/ 4/ 2023
                                                                        --------------------------------------------------           

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ