Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

' cuốn sách đi tìm 33 năm "/ Thái Kế Toại ... / Hà Nội -- trích: https://baothamnhung.com>

 

CUỐN SÁCH ĐI TÌM 33 NĂM

0
83

Thái Kế Toại 

cùng với Ba Pham Văn và Bon Nguyen Do.


            Tôi vào ngành an ninh văn hóa đã phải nhập tâm ngay những cái tên gọi là những tác phẩm văn học phản động nhất chống chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Xếp hàng đầu là tiểu thuyết Giờ thứ 25. Không chỉ ở miền Bắc Việt Nam mà tất cả các nước xã hội chủ nghĩa được cơ quan an ninh Liên Xô KGB quán triệt như thế. Sau này khi internette phát triển tôi có đọc các cuốn sách này trên mạng nhưng chưa hề biết mặt chúng như là một cuốn sách. Tôi được biết tại miền Nam Giờ thứ 25 đã được dịch và xuất bản, đã đi tìm nhưng không thấy, có lẽ nó hầu hết đã bị thiêu hủy trong các chiến dịch truy quét sau 30-4-1975.

Từ sau đổi mới trong danh sách gọi là phản động bậc nhất đó nhiều cuốn đã xuất hiện bản tiếng Việt trong đời sống xã hội Việt Nam: Trại súc vật, Bác sỹ Jivago, 1984, Vòng tròn ma thuật, Ngày của binh nhất Ivan… 

Riêng Giờ thứ 25 thì chưa có.

May mắn một người bạn sưu tầm sách trên FB là Nguyễn Đỗ Bôn đã biết tôi đang tìm cuốn sách, đã đi tìm và có được một bản sách tặng tôi. Trưa nay cầm Giờ thứ 25 cảm xúc của tôi thật khó tả. Đúng là niềm mong mỏi 33 năm đã thành sự thực. Bôn ở Sài Gòn mà cuốn sách được gửi từ một người tên Trịnh Hùng Cường ở  Thành phố Bắc Ninh. Bản sách đã có tuổi đời hàng nửa thế kỷ, nhàu nhĩ, bị đóng gáy lại theo kiểu sách của các hiệu cho thuê sách, bị gỡ mất trang mang tên người dịch, nhà xuất bản, năm xuất bản. Với mẫn cảm nghề nghiệp tôi hiểu rằng bản sách đã chui lủi, trốn chạy từ miền Nam ra tới Bắc Ninh dưới sự kiểm soát, dòm ngó của bao người. Sự tồn tại của nó nói lên rất nhiều điều, trong đó có sự bất tử của văn hóa.

 Tôi đã có cuốn sách lịch sử. 

Constantin Virgil Gheorghiu

Constantin Virgil Gheorghiu sinh ngày 15 tháng 9 năm 1916 tại Războieni , Romania – mất ngày 22 tháng 6 năm 1992 tại Paris , Pháp) là một nhà văn Romania, được biết đến nhiều nhất với tiểu thuyết năm 1949, Giờ thứ 25 , đầu tiên do Plon xuất bản tại Pháp.

CV Gheorghiu

Virgil Gheorghiu sinh ra ở Valea Albă, một ngôi làng ở xã Războieni , hạt Neamț , ở Romania . Cha của ông là một linh mục Chính thống giáo ở Petricani . Là một học sinh xuất sắc ông theo học trường trung học ở Kishinev  sau đó học triết học và thần học tại Đại học Bucharest và tại Đại học Heidelberg .

Ông đã đi du lịch và ở lại Ả Rập Saudi để học ngôn ngữ Ả Rập và văn hóa Ả Rập.

Từ năm 1942 đến năm 1943, dưới chế độ của Tướng Ion Antonescu , Gheorghiu phục vụ trong Bộ Ngoại giao Romania với tư cách là thư ký đại sứ quán. Ông sống lưu vong khi quân đội Liên Xô tiến vào Romania vào tháng 8 năm 1944. Bị quân Mỹ bắt giữ vào cuối Thế chiến II , cuối cùng ông định cư ở Pháp vào năm 1948. Một năm sau, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết Ora 25 (tiếng Pháp: La vingt- cinquième heure ; tiếng Anh: The Twenty-Fifth Hour ), được viết trong thời gian bị giam cầm. Nhằm lúc đồng mark mất giá, không thể sống ở Đức, vợ chồng ông đi bộ sang Pháp, đem quyển này dịch ra Pháp-văn và cho xuất bản ở Paris (1949).

Gheorghiu được phong chức linh mục của Nhà thờ Chính thống Romania ở Paris vào ngày 23 tháng 5 năm 1963. Năm 1966, Đức Thượng phụ Justinian đã trao tặng ông thánh giá của Tòa Thượng phụ Romania cho các hoạt động phụng vụ và văn học của ông. 

Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Passy , ở Paris.

Giờ thứ 25 

Cuốn sách nổi tiếng nhất của Gheorghiu miêu tả hoàn cảnh của một nông dân ngây thơ người Romania, Johann Moritz, dưới sự chiếm đóng của Đức, Liên Xô và Mỹ ở Trung Âu. Johann bị đưa đến trại lao động bởi một đội trưởng cảnh sát, người luôn thèm muốn vợ mình, Suzanna. Lúc đầu, anh ta được gắn thẻ là “Jacob Moritz”, một người Do Thái. Sau đó, anh ta và các tù nhân Do Thái trốn thoát đến Hungary , nơi anh ta bị thực tập với tư cách là công dân của một quốc gia kẻ thù. Chính phủ Hungary gửi những cư dân nước ngoài của mình với tư cách là những người Hungary ” lao động tình nguyện cho Đức Quốc xã “. Sau đó, “Moritz Ianos” được “giải cứu” bởi một sĩ quan Đức Quốc xã, người xác định anh ta là một mẫu vật Aryan hoàn hảo, và buộc anh ta phục vụ trong Waffen SSnhư một hình mẫu cho tuyên truyền của Đức. Bị bỏ tù sau chiến tranh, anh ta bị đánh đập dã man bởi những kẻ bắt giữ người Nga của mình, sau đó bị quân Đồng minh đưa ra xét xử vì công việc của anh ta cho Đức Quốc xã. Trong khi đó, Traian, con trai của linh mục Koruga, người đã thuê Moritz ở làng Romania của họ, là một tiểu thuyết gia và nhà ngoại giao nhỏ nổi tiếng, người có kỳ thực tập đầu tiên khi anh ta bị người Nam Tư bắt. Sau khi bị giam cầm, hai anh hùng bắt đầu một cuộc phiêu lưu tra tấn và tuyệt vọng. Traian Koruga vô cùng bất an vì thứ mà ông coi là chủ nghĩa máy móc và vô nhân đạo của “xã hội kỹ thuật phương Tây”, nơi các cá nhân bị coi như thành viên của một chủng loại. Trong khi đó, Koruga đang viết một cuốn sách, “Giờ thứ 25”, về Johann Moritz và thử thách đang chờ đợi nhân loại. Cuối cùng, Traian tự kết liễu đời mình trong một trại tập trung Mỹ-Ba Lan , trong khi Johann bị người Mỹ buộc phải lựa chọn giữa nhập ngũ ngay khi Thế chiến III sắp bắt đầu, hoặc bị giam trong trại. (cũng như gia đình của anh ấy) với tư cách là một công dân đến từ một đất nước kẻ thù.

Giờ Thứ Hai Mươi lăm là cuốn sách bán chạy nhất Âu châu sau Thế chiến thứ hai, ngay vài tuần lễ đầu đã bán được hơn nửa triệu cuốn, đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới. Truyện cũng đã một thời làm say mê cả một lớp thế hệ Sài Gòn năm xưa thập niên 50, 60, độc giả miền Nam xa xưa đã thấy trong tác phẩm không khí của thời binh đao khói lửa và thân phận bi thảm của con người thời chiến, nó rất gần với hoàn cảnh đất nước ta thời ấy. 

Năm 1967 Giờ Thứ Hai Mươi Lăm đã được quay thành phim, nhà sản xuất Ý Carlo Ponti và đạo diễn Pháp Henri Verneuil thực hiện, hãng MGM phát hành. Tài tử nổi tiếng Mỹ gốc Mễ Anthony Quinn đóng vai Moritz, Virna Lisi vai Suzanna, Liam Redmond vai mục sư Koruga, Serge Reggiani vai Traian. Nhạc hay cảnh đẹp, mầu sắc lộng lẫy. 

Giờ Thứ Hai Mươi Lăm là cuốn tiểu thuyết luận đề thể hiện niềm sợ hãi sự diệt vong của loài người, hậu quả do xã hội kỹ thuật máy móc mang lại. Một xã hội máy móc, tôn sùng kỹ thuật có nguy cơ tận diệt nhân loại. Moritz, Traian, Koruga.. những nạn nhân của xã hội máy móc, những con người vô tội nhưng đã phải cam chịu nhiều oan khiên đầy đọa vô cớ, nhất là Moritz, người thể hiện thân phận bi đát nhất của thời đại máy móc mà giá trị con người đã xuống thấp đến chỗ không còn gì cả. Một nông dân chất phác, hiền lành như anh, con người hoàn toàn vô tội bị kẻ gian hãm hại, đi đào kênh. Moritz bị ghi nhầm là Do thái trong danh sách đưa tới gia đình tan nát, trốn sang Hung bị công an tra tấn dã man vì tình nghi làm gián điệp, bị bán cho phát xít Đức, được chúng cho vào lính, coi tù rồi cứu được năm người tù binh Pháp nhưng vẫn bị Mỹ giam cầm hết trại tù  này sang trại tù khác. Khi chiến tranh chấm dứt, anh chỉ thấy toàn là trại giam, những hàng rào kẽm gai…

     Hậu quả của văn minh máy móc là sự tiêu diệt xã hội loài người, đó là ngày tận thế, Giờ thứ hai mươi lăm. Nhân vật Traian trong truyện, người viết cuốn Giờ Thứ Hai Mươi Lăm, cho biết đó là giờ mà mọi cấp cứu đều vô vọng, dù Chúa Cứu thế ra đời cũng không không thể cứu vãn được, đó không phải là giờ chót mà giờ kế sau giờ cuối cùng. Giờ của xã hội, văn minh Tây phương.

Đối với Xã hội kỹ-thuật-hóa, đây là một mặt thật của Kiếp người, sống trong thời buổi giá trị con người bị tiết-giảm xuống con số không: nhân vị, cá nhân, tình cảm hầu như không còn nữa.

Máy móc. Tất cả đều sử dụng theo máy móc, đều hành động một cách máy móc, nên con người cũng bỏ lần nhân cách để theo kịp đà tiến-hóa kỹ-thuật rồi trở thành nô lệ cho kỹ-thuật và lôi cuốn đồng loại mình vào trận cuồng phong, vào vực thẳm.

Có còn chăng chút hy vọng lập lại xã hội loài người, như lời mục sư Kogura, trong truyện:

“Sau rốt, Chúa lại đến phải xót-thương con người, như Chúa đã “từng thương-hại nhiều lần. Và, giống chiếc thuyền của ông Noé trên “lượn sóng trận đại-hồng-thủy, vài người thật là người, còn giữ được “chân tính, sẽ nổi trôi trên trận vận xoáy nhiễu loạn của đại nạn tai-“ương tập thể này. Và chính nhờ mấy người ấy mà loài người sẽ được “bảo tồn cứu vãn, như đã trải qua bao lần trong lịch sử”.

Đây là một trong những tác-phẩm bi-đát nhứt của thời đại. Gabriel Marcel, trong bài tựa, đã viết: “Tôi tưởng không còn tìm ra một tác-phẩm nào ý-nghĩa hơn, phác họa rõ-ràng hơn tình-trạng hãi-hùng mà nhân-loại đang bị chìm-đắm”.

     Một khía cạnh bi đát thứ hai của thân phận con người thời chiến tranh máy móc được Gheorghiu diễn tả một cách chân thực nhất, nó đã khiến cho thế giới Tây phương thời hậu chiến vô cùng sững sờ kinh ngạc trước cảnh Hồng quân Sô viết tràn qua Đông Âu.

     Ngày 23-8-1944 khi chiến xa và bộ binh Nga vượt biên giới chiếm Romania, dân  làng Fantana hốt hoảng ghê sợ bọn ngọai xâm vô cùng tàn ác, nhiều người trốn vào rừng kháng chiến không để giặc bắt. Quân Nga thả tù và dùng bọn tay sai thân Cộng Sản lập tòa án nhân dân xử tử hình mục sư Koruga, trưởng đồn an ninh, và tám người nhà giầu…. Tiếp theo sau chân quân Nga là những chuyện kinh hoàng:  đàn bà bị hãm hiếp, đàn ông bị đánh dập ngoài đường phố, ngoài chợ …cướp bóc bắn giết ngay giữa ban ngày y như quân Hung Nô Mông cổ từ châu Á tràn sang làm cỏ châu Âu từ những thế kỷ xa xưa.

     Cộng quân đi tới đâu người dân chạy như vị đến đấy, họ đều chạy trối chết để sang phía Mỹ, phía Anh hay Pháp. Họ không nghĩ đi đường nào mà chỉ nhắm mắt chạy trốn Hồng quân, trốn sự tàn bạo dã man, trốn cảnh khủng bố giết chóc tra tấn của chúng. Họ nhắm hướng nào không có quân Nga và nhắm mắt chạy về hướng ấy không bao giờ quay gót trở lại vì phía sau lưng họ chỉ toàn là cảnh tối đen như mực và đẫm máu, sau lưng họ là chém giết, họ ôm chầm lấy vùng đất không còn bóng dáng quân Nga. Những người tỵ nạn không cần biết đó là nơi nào miễn là chạy thoát. 

     Người ta thường nói một bức hình bằng nghìn lời nói, nhưng với bút pháp điêu luyện tuyệt vời của Gheorghiu một bức thư đã trị giá bằng một vạn, một trăm nghìn lời nói như  trong vài trang giấy của Suzanna gửi cho chồng Moritz khi anh sắp được trả tự do.

        ….Suzanna nói chắc anh tưởng em đã chết, đã chín năm trôi qua chúng ta không có tin tức nhau nay nhờ Hội Hồng thập tự em bèn gửi thư cho anh, lòng em bao giờ cũng nghĩ anh vẫn còn sống, em xin cầu nguyện Đấng thiêng liêng che chở phù hộ cho anh vì anh chưa làm gì nên tội.

     Nàng nói trong chín năm qua biết bao chuyện đã xẩy ra, hiện nay em ở nước Đức, hôm anh bị bắt đi em vẫn nghĩ anh sẽ được trở về vì thế đêm nào, ngày nào em cũng mong thấy  anh trở về. Ít ngày sau người trưởng đồn cảnh binh cho biết anh là Do thái, hắn sẽ tịch thu nhà cửa, em phải ký giấy ly dị để giữ nhà nhưng em vẫn chờ anh như trước.

     Nàng kể tiếp, khi quân Nga đến chúng bắn mục sư Koruga và mấy người khác, em và mẹ anh đã lôi mục sư ra đường, ngài chưa chết, em và mẹ đã giao cho đoàn xe nhà binh Đức chở ngài đi. Hôm sau mẹ bị bọn tay sai Nga bắn chết vì cứu mục sư, em phải dẫn con trốn khỏi làng sợ chúng giết, em chạy xa đến tận nước Đức. Quân Nga bắt được em, chúng cho các con bánh mì, kẹo và quần áo, bốn ngày sau em bị bệnh thì một bọn lính Nga tông cửa vào nhà tìm đàn bà con gái, chúng bắt em và cô con ông chủ nhà mới mười bốn tuổi, chúng bắt tụi em uống rượu và cưỡng hiếp chúng em cho đến sáng.

     …  em kể lại cho anh nghe chuyện ấy vì em không muốn dấu anh điều gì, em ngất xỉu khi tỉnh dậy thì các con khóc như ri, đêm sau bọn lính trở lại hãm hiếp chúng em. Hôm sau em trốn xuống hầm nhưng chúng cũng tìm được và lại làm chuyện tồi bại như mọi khi, hai tuần liên tiếp dù trốn ngoài vườn, bên những nhà lân cận chúng cũng đều tìm được em và cưỡng hiếp em trước mắt các con. Em định tự tử cho xong nhưng nghĩ tới các con, nếu em chết chúng sẽ bơ vơ xứ lạ nên bỏ ý định quyên sinh nhưng khi ấy em tự coi như đã chết rồi.

     Suzanna kể tiếp …  em phải lánh xa quân Nga, chạy trốn về vùng chiếm đóng của quân Anh hay Mỹ nhưng dọc đường quân Nga bắt được em nhiều lần, hãm hiếp em trước mắt trẻ con, đàn bà con gái nào bị chúng bắt được đều chịu chung số phận. Trước khi vào được vùng do Anh kiểm soát bọn Nga giữ em lại ba ngày và hãm hiếp em ngày đêm, lần chót này em có thai với chúng nay đã năm tháng ..

    …. mình có thể tha thứ cho em được không, mình còn nhìn nhận em là vợ nữa hay không ? em khóc ròng khi viết thư này và chờ tin anh…

     Chuyện lính Nga hãm hiếp đàn bà tại các nước Đông Âu nay cũng chẳng xa lạ gì, sáu năm trước đây, phim ảnh, sách báo đã tố cáo năm 1945 có tới hai triệu phụ nữ Đức bị quân Nga hãm hiếp nhưng bức thư của Suzanna vẫn gây xúc động hơn bao giờ hết, sau thế chiến nó đã khiến Tây phương vô cùng kinh ngạc, người ta không thể ngờ quân Nga dã man đến thế.

     Gheorghiu thể hiện nỗi ám ảnh sâu xa của người Đông Âu với chế độ độc tài Sô viết cũng như niềm cay đắng oán hận Hoa kỳ, Tây phương đã bán đứng Đông Âu cho quỉ đỏ để họ phải làm thân nô lệ một  nửa thế kỷ qua.

Đó chính là lí do Giờ thứ 25 không được ra mắt ở Romania . Mãi đến năm 1991 nó mới được in ra ở Bucharest. 

Nghệ thuật của Gheorghiu cho tới nay vẫn còn mới lạ, có tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh, có bút pháp của văn học huyền thoại. Những hình ảnh biểu tượng của ông đã diễn tả một cách hiện thực nhất, bi đát nhất tình trạng hãi hùng bên bờ vực thẳm mà loài người đang vươn tới. Giờ Thứ Hai Mươi Lăm nay đã thành một từ quen thuộc, được nghe nhắc đến rất nhiều, người ta thường hiểu đó là những giờ phút cuối cùng nhưng theo ý nghĩa của luận đề trong tác phẩm nó là giờ sau giờ chót, giờ tận thế mà con người đang tiến đến.

     Thấm thoắt đã nửa thế kỷ trôi qua, Giờ Thứ Hai Mươi Lăm vẫn là một trong những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất, hàng trăm năm mới có tác phẩm hay như vậy.

Lược thuật 7-2022

Giờ Thứ 25 – Constantin Virgil Gheorghiu – Truyện Dịchhttps://vietmessenger.com › books

Phim Giờ Thứ 25 FULL HD – The 25th Hour (1967)https://m.vkoolzz.net › phim › gio-thu-25-25209i


--------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ