đọc thêm (3) : " thư chiến trường từ nhà văn Ngô Thảo " / T.H. - trích: toquoc.vn> -- 20/ 07/ 2014
Thư chiến trường từ nhà văn Ngô Thảo
(Cinet)- Những bức thư của Thiếu tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Ngô Thảo và những bức thư của Trung tá Quân đội Mỹ Donald C. Lundquist đều gửi tới người đọc một ước nguyện chung: được trở về với vợ và con gái yêu quý của mình trong hòa bình…
Thư chiến trường từ nhà văn Ngô Thảo. |
(Cinet)- Những bức thư của Thiếu tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Ngô Thảo và những bức thư của Trung tá Quân đội Mỹ Donald C. Lundquist đều gửi tới người đọc một ước nguyện chung: được trở về với vợ và con gái yêu quý của mình trong hòa bình…
Thư chiến trường được ra đời sau cuộc gặp gỡ của Jacqueline Lundquist, cô bé 5 tuổi năm xưa trở lại tìm ký ức của cha mình - Trung tá Quân đội Mỹ Donald C. Lundquist - tại Việt Nam và con gái của nhà văn Ngô Thảo.
Jacqueline cho biết bà đã đến Việt Nam được ba lần, “mọi thứ đối với tôi ở đây đều vô cùng thân thuộc và dễ chịu”. Năm 2009, bà quyết tâm trở lại Chu Lai (Quảng Nam) và Đà Nẵng, nơi chiến trường năm xưa cha mình từng đóng quân trong một năm và mất chỉ sau vài tháng trở về nhà. Lần thứ hai là vào năm 2013, bà quay lại cùng một người bạn, vốn là một nhà viết kịch bản với ý định dựng một bộ phim từ những gì đã đi và thấy. Còn lần thứ ba này, bà đến theo một lời mời để ký hợp đồng phát hành một cuốn sách đặc biệt: Thư chiến trường (Phương Nam Book và NXB Hội Nhà Văn), với một bên là những lá thư của một sĩ quan người Mỹ viết cho con gái nhỏ và vợ ở nhà, còn một bên là những lá thư của một anh lính Việt Nam - sau này chính là Thiếu tá, nhà văn, nhà phê bình Ngô Thảo - gửi cho gia đình nhỏ của mình.
“Tôi gặp Hạnh, và sau này là Hiền, hai cô con gái của ông Ngô Thảo, rất tình cờ thông qua một người bạn. Lúc đó tập sách Những bức thư từ Việt Nam tập hợp gần 300 bức thư cha tôi đã viết gửi về cho gia đình trong suốt một năm ông ở Việt Nam đã được xuất bản tại Mỹ và Ấn Độ, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ công chúng. Tôi mang sách đến tặng cho Hạnh vì biết cô là người Việt Nam, nhưng thật bất ngờ khi biết cha cô cũng từng có một thời gian dài phục vụ trong quân ngũ. Chúng tôi có một sự đồng cảm rất kỳ lạ khi trò chuyện cùng nhau. Và ý tưởng thực hiện một tập sách chung nhanh chóng được hình thành” - Jacqueline tâm sự về mối duyên đưa cô cùng tập sách của mình đến Việt Nam.
Nhà văn Ngô Thảo ngày trong quân ngũ và bây giờ. |
Tập sách Thư chiến trường dày 392 trang khá đặc biệt khi được chia thành bốn phần: nguyên bản tiếng Anh những bức thư của sĩ quan Don Carl Lundquist và bản dịch ra tiếng Việt, nguyên bản tiếng Việt những bức thư của nhà văn Ngô Thảo và bản dịch ra tiếng Anh.
“Tôi rất cảm động trước việc Jacqueline Lundquist, cô bé 5 tuổi năm xưa đã trở lại tìm ký ức của cha mình tại Việt Nam, đã xuất bản những bức thư của cha mình, và cuộc gặp gỡ của cô, nay đã là nhà văn, với con gái của nhà văn Ngô Thảo. Một thế hệ, một mối quan hệ mới giữa hai phía đã được hình thành, và họ cùng gửi thông điệp chung tới mọi người là làm sao gìn giữ được hòa bình, để những người cha không phải khắc khoải với nỗi nhớ nhung, và các cô bé, cậu bé không phải sống xa cha mình, những người vợ trẻ không phải cô đơn trong chờ đợi lo âu”, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên chia sẻ.
Jacqueline Lundquist cùng gia đình nhà văn Ngô Thảo trong buổi công bố tập sách Thư chiến trường. Ảnh: (Tuổi trẻ) |
Còn nhà văn Ngô Thảo từng tâm sự: “Qua đây để thấy tâm lí của cả một thế hệ, được đi ra mặt trận có ý thức. Nó hoàn toàn gần gũi với mọi người, không phải xa lạ, không lên gân, dầu lời lẽ trong này là gân cốt đấy. Để thấy rằng có một thế hệ đã ra đi, chiến đấu với tâm thế rất trong sáng như thế, rất vững vàng như thế. Cho nên điều quan trọng ở đây là cách làm sách, khi gom hai người lính ở hai chiến trận trong một cuốn sách thì đấy chính là tinh thần hòa giải”.
Có thể coi những bức thư từ quá khứ ấy như một món quà được các con gửi tặng đến người cha, mong dựng lại hình ảnh của người lính trên hai chiến tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.
T.H
-------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ