đọc thêm (1) : " Ban Mai, cô là ai? / Đỗ Xuân Tê ( California) -- tản mạn văn chương - 22/ 06/ 2016.
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016
Ban Mai, cô là ai?
- xuất thân Đại học Sư phạm Saigon .(Ban Sử Địa 1963).
- cựu sĩ quan Quân Lực VNCH,
làm việc tại Tổng cục Chiến tranh Chính trị.
- định cư từ 1991 ở Anaheim, California;
- guest teacher cho một số cơ sở học vụ tại California
- guest teacher cho một số cơ sở học vụ tại California
- đã nghỉ hưu, dành thời giở đọc & viết lách.
[ i.e Nguyễn Thị Thanh Thúy 1963 - ]
-
Ban Mai cách đây7 năm, người ta chưa biết cô là ai? Nhưng 5 năm trở lại đây, cây viết này đã làm người ta chú ý đến đất Qui nhơn; khơi dậy một địa danh chừng như đã ngủ quên sau chiến tranh ; mà di sản phong phú về mặt lịch sử, địa hình -- và tiềm năng kinh tế, lẽ ra phải trở thành một thành phố ngang tầm với Đà nẵng, ngang ngửa với Nha trang -- một điểm tựa huyết mạch của miền Trung bộ như đã có trước 1975.
Qui nhơn cũng được nhắc nhở nhiều, vì nơi đây sinh sản ra anh em nhà Tây Sơn, cung cấp cho Đại Việt một anh hùng Quang Trung đai đế; và, cũng là nơi an nghỉ ngàn đời của người thi sĩ tài hoa -- mà mới đây người ta kỷ niệm 100 năm ngày sanh Hàn Mặc Tử.
Cũng do tình cờ của số phận, người nhạc sĩ huyền thoại Trịnh Công Sơn đã có những tháng năm gần gũi với mảnh đất này; khi anh có thời là cựu giáo sinh trường Sư phạm Quy Nhơn, bất đắc dĩ trở thành nhà giáo + nhiều bức thư tình, cá khúc đầu đời được viết và thai nghén từ đây.
Có thể vì những sự nối kết như vậy; mà tác giả có tên Ban Mai, một cô gái có những ký ức khó quên trên đường di tản vào Nam hồi 1975 -- đã trở lại thành phố, được đào tạo thành một cán bộ giảng dậy với học vị thạc sĩ ; luận án tốt nghiệp cao học của cô đã gợi hứng từ dòng nhạc Trịnh Công Sơn sau được in ấn trở thành Trịnh Công Sơn, vết chân dã tràng (*)
--------
(*) - cơ sở Đông Tây (Hà Nội) mua giấy phép, in ấn -phát hành - - sau này, Văn Mới ở Huê Kỳ tái bản . ( không nhớ năm) - Bt)
một công trình nghiên cứu văn hóa nghệ thuật có giá trị, gây xôn xao một thời; và, mặc nhiên đất Quy Nhơn lại được quần chúng yêu nhạc, yêu thơ trong & ngoài nước quan tâm theo dõi.
Quan tâm ở đây, đáng tiếc lại không theo hướng tích cực mà dư luận lên án việc làm của giới chức văn hóa tư tưởng thành phố [Quy Nhơn], đã có quyết định phản văn hóa, phi hành chính; kiểu 'phép vua thua lệ làng'; thu hồi, cấm lưu hanh tác phầm Ban Mai trên địa bàn-- với lý do 'phỉ báng xương áu báo thế hệ cha anh đã ngã xuống, tô thắm nên hòa bình đất Việt.'
Dư luận, nói chung; bênh vực Ban Mai, phản bác một bài viết của một "tên 'văn chương chỉ điểm'" đã phê bình, xăm soi ác ý, yêu cầu trung ương rút giấy phép, thu hồi tác phẩm phát hành. Cuối cùng Cục Xuất Bản đã vào cuộc, cho lưu hành trở lại bình thường.
Cũng là may cho Ban Mai, bởi lẽ, tình trạng 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược'; không phải hiếm, tập quán 'phép vua thua lệ làng' không lạ trong cách quản lý văn hóa + thẩm quyền in ấn. Nguyễn ngọc Tư với Cánh đồng bất tận; hoặc, một cây viết nữ cùng họ với tôi [Đỗ Xuân Tê], do tham luận dị biệt với cách nhìn của đảng; đã bị thu hồi công trình nghiên cứu + bằng tốt nghiệp. ...
Vậy Ban Mai là ai? ... tỉm hiểu vấn đề này, tôi đã có dịp xem lại tác phẩm; đọc mấy bài phỏng vấn tác gỉả ( đáng chú ý là của Trần Vũ); tìm đọc các tản văn của Ban Mai viết -- sau khi ra mắt sách Trịnh Công Sơn -- vết chân dã tràng, [thì] tình cờ gõ Google, ghé đọc cả mấy bài của tác giả N.H., đăng trên báo đảng, xem họ 'đánh' cô thế nào'? ...
Cảm nhận đầu tiên về Ban Mai; tôi xem cô là một phụ nữ bản lãnh, bản lãnh hiểu theo nghĩa khiêm tốn nhất. Chỉ là một sinh viên bậc cao học, dám chọn cho mình một đề tài hóc búa, một phạm trù văn hóa nghệ thuật khá nhạy cảm, khuôn mặt một nghệ sĩ lớn còn nhiều tranh cãi, một bề dày tác phẩm vừa đồ sộ vế số lượng, về ca từ, vừa ẩn khuất nhiều ẩn dụ gai góc nhìn + diễn nghĩa của thập phương -- một đề tài trước đó đã được nghiên cứu, sưu tầm, phê bình của nhiều cây viết uy tín trong, ngoài nướ c-- trong khi bản thân cô sinh viên chưa trải nghiệm, giao lưu gì với tác giả; bề dày chữ nghĩa chưa được nhìn nhận như vây bút thành danh.
- là công trình chỉ phổ biến trong phạm vi campus; điều này có thể thông cảm -- nhưng luận án nâng lên thành tác phẩm, in ấn, phát hành cả trong, ngoài nước; quả là một việc làm chấn động, một hiện tượng văn hóa, dễ gây ngộ nhận, dễ bị xăm soi, ghen tị, dễ bị 'đánh hội đồng', [bị] quy chụp không thương tiếc.
Họ 'đánh' cô vào 2 huyệt chính: ' cách sao chép' các sách đã dẫn +'chương 4: bày tỏ quan điểm tác giả về dòng nhạc' phản chiến' của nhạc sĩ họ Trịnh.'
người đánh cô trong chừng mực nào đó, cũng có một số hiểu biết khá sâu sắc về tác giả & tác phẩm Tịnh Công Sơn; chỉ khác là, trong văn chương chỉ điểm, anh ta tận dụng phương thức chụp mũ; quyết hạ gục một cây viết nữ là nhà giáo khiêm tốn, chưa có chỗ đứng trong làng văn.
Bài viết này không có ý khơi lại một chuyện đã qua, lập lại những tranh cãi, phản biện phi văn hóa; vì lẽ kết cuộc đã có ngã rẽ an toàn-- và hiệu ứng ngược lại chỉ quảng bá thêm cho tác phẩm + bản thân tác giả; vô hình chung được công luận trong, ngoài nước đánh giá; và, chú ý nhiều hơn. ...
là nhà nghiên cứu văn hóa, cô có duyên với công việc này; nếu 'mài kiếm cho sắc', biết đâu sẽ trở thành một cây bút lý luận, phê bình, đủ sức kế thừa ' thệ- hệ -Thụy- Khê'. ...
Quay lại bài viết; tìm hiểu và viết về một cấy bút tôi chưa quen; ở tuổi cách nhau cả gần thế hệ, tất nhiên có hạn chế trong cách nhìn & bày tỏ quan điểm. Nhưng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật những năm gần đây; không thể làm ngơ về hiện tượng xuất hiện một cây bút nữ, vơi cách nhìn , cách viết đã gây tiếng vang trong giới văn đàn .
và, khi chọn đề tài 'Ban Mai ,cô là ai?', người viết chỉ muốn gây thêm sự tò mò của độc giả; để ngưởi đọc tự tìm hiểu về Ban Mai, theo cách riêng.
ĐỖ XUÂN TÊ
Santa Ana, tháng 5- 1015
Quan tâm ở đây, đáng tiếc lại không theo hướng tích cực mà dư luận lên án việc làm của giới chức văn hóa tư tưởng thành phố [Quy Nhơn], đã có quyết định phản văn hóa, phi hành chính; kiểu 'phép vua thua lệ làng'; thu hồi, cấm lưu hanh tác phầm Ban Mai trên địa bàn-- với lý do 'phỉ báng xương áu báo thế hệ cha anh đã ngã xuống, tô thắm nên hòa bình đất Việt.'
Dư luận, nói chung; bênh vực Ban Mai, phản bác một bài viết của một "tên 'văn chương chỉ điểm'" đã phê bình, xăm soi ác ý, yêu cầu trung ương rút giấy phép, thu hồi tác phẩm phát hành. Cuối cùng Cục Xuất Bản đã vào cuộc, cho lưu hành trở lại bình thường.
Cũng là may cho Ban Mai, bởi lẽ, tình trạng 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược'; không phải hiếm, tập quán 'phép vua thua lệ làng' không lạ trong cách quản lý văn hóa + thẩm quyền in ấn. Nguyễn ngọc Tư với Cánh đồng bất tận; hoặc, một cây viết nữ cùng họ với tôi [Đỗ Xuân Tê], do tham luận dị biệt với cách nhìn của đảng; đã bị thu hồi công trình nghiên cứu + bằng tốt nghiệp. ...
Vậy Ban Mai là ai? ... tỉm hiểu vấn đề này, tôi đã có dịp xem lại tác phẩm; đọc mấy bài phỏng vấn tác gỉả ( đáng chú ý là của Trần Vũ); tìm đọc các tản văn của Ban Mai viết -- sau khi ra mắt sách Trịnh Công Sơn -- vết chân dã tràng, [thì] tình cờ gõ Google, ghé đọc cả mấy bài của tác giả N.H., đăng trên báo đảng, xem họ 'đánh' cô thế nào'? ...
Cảm nhận đầu tiên về Ban Mai; tôi xem cô là một phụ nữ bản lãnh, bản lãnh hiểu theo nghĩa khiêm tốn nhất. Chỉ là một sinh viên bậc cao học, dám chọn cho mình một đề tài hóc búa, một phạm trù văn hóa nghệ thuật khá nhạy cảm, khuôn mặt một nghệ sĩ lớn còn nhiều tranh cãi, một bề dày tác phẩm vừa đồ sộ vế số lượng, về ca từ, vừa ẩn khuất nhiều ẩn dụ gai góc nhìn + diễn nghĩa của thập phương -- một đề tài trước đó đã được nghiên cứu, sưu tầm, phê bình của nhiều cây viết uy tín trong, ngoài nướ c-- trong khi bản thân cô sinh viên chưa trải nghiệm, giao lưu gì với tác giả; bề dày chữ nghĩa chưa được nhìn nhận như vây bút thành danh.
- là công trình chỉ phổ biến trong phạm vi campus; điều này có thể thông cảm -- nhưng luận án nâng lên thành tác phẩm, in ấn, phát hành cả trong, ngoài nước; quả là một việc làm chấn động, một hiện tượng văn hóa, dễ gây ngộ nhận, dễ bị xăm soi, ghen tị, dễ bị 'đánh hội đồng', [bị] quy chụp không thương tiếc.
Họ 'đánh' cô vào 2 huyệt chính: ' cách sao chép' các sách đã dẫn +'chương 4: bày tỏ quan điểm tác giả về dòng nhạc' phản chiến' của nhạc sĩ họ Trịnh.'
người đánh cô trong chừng mực nào đó, cũng có một số hiểu biết khá sâu sắc về tác giả & tác phẩm Tịnh Công Sơn; chỉ khác là, trong văn chương chỉ điểm, anh ta tận dụng phương thức chụp mũ; quyết hạ gục một cây viết nữ là nhà giáo khiêm tốn, chưa có chỗ đứng trong làng văn.
Bài viết này không có ý khơi lại một chuyện đã qua, lập lại những tranh cãi, phản biện phi văn hóa; vì lẽ kết cuộc đã có ngã rẽ an toàn-- và hiệu ứng ngược lại chỉ quảng bá thêm cho tác phẩm + bản thân tác giả; vô hình chung được công luận trong, ngoài nước đánh giá; và, chú ý nhiều hơn. ...
là nhà nghiên cứu văn hóa, cô có duyên với công việc này; nếu 'mài kiếm cho sắc', biết đâu sẽ trở thành một cây bút lý luận, phê bình, đủ sức kế thừa ' thệ- hệ -Thụy- Khê'. ...
Quay lại bài viết; tìm hiểu và viết về một cấy bút tôi chưa quen; ở tuổi cách nhau cả gần thế hệ, tất nhiên có hạn chế trong cách nhìn & bày tỏ quan điểm. Nhưng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật những năm gần đây; không thể làm ngơ về hiện tượng xuất hiện một cây bút nữ, vơi cách nhìn , cách viết đã gây tiếng vang trong giới văn đàn .
và, khi chọn đề tài 'Ban Mai ,cô là ai?', người viết chỉ muốn gây thêm sự tò mò của độc giả; để ngưởi đọc tự tìm hiểu về Ban Mai, theo cách riêng.
ĐỖ XUÂN TÊ
Santa Ana, tháng 5- 1015
----------
* ... tạm lược (Bt)
http://sangtao.org/2015/05/30ban-mai-co-la-ai#more-73810
Người đăng: khedo@outlook.com vào lúc 20:35
được đăng bởi khedo@outlook.com @ 14:19 0 Nhận xét
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ