đọc thêm (1) : " MANG VIÊN LONG - Người Sáng lập & Chủ Bút Tạp Chí Bách Khoa " -- Virgil Gheorghiu 27- 6- 2020 .
THỨ BẢY, 27 THÁNG 6, 2020
Nhà báo Lê Ngộ Châu – người sáng lập, chủ nhiệm & chủ bút tạp chí Bách Khoa đã vĩnh viễn rời xa tòa soạn báo BK, gia quyến, văn hữu bao năm gắn bó, đã thanh thản ra đi vào lúc 11 giò sáng ngày Chủ Nhật 24 tháng 9 năm 2006 – tại nhà riêng (tòa soạn báo BK) số 160 – đường Nguyễn Đình Chiểu (trước đây là Phan Đình Phùng ) – quận 3 Saigon, trong sự thương tiếc của tất cả…
Tạp chí Bách Khoa là một trong vài tờ tạp chí nghiên cứu & sáng tác văn học uy tín nhất ở Saigon đã thực hiện liên tục 426 số báo trong hơn 15 năm hoạt động. Những nhà nghiên cứu – phê bình, nhà văn, nhà thơ đã cộng tác thường xuyên trên BK như Trần Tuấn Khải, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Nguyễn Ngu í, Bùi Giáng, Đông Hồ, Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Hầu, Hoàng Xuân Hãn, Thạch Trung Giả, Nguyễn Văn Xuân, Võ Hồng, Võ Phiến. Quách Tấn, Trần Văn Khê, Vũ Hạnh, Vương Hồng Sển, Cung Giũ Nguyên (…) đã khẳng định giá trị bền vững cho BK trong lòng bạn đọc.
Bên cạnh những nhà nghiên cứu, nhà văn – nhà thơ đã thành danh; công đầu của BK là đã phát hiện, nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho nhiều cây bút trẻ tài năng kế tục con dường phục vụ văn học mà BK đã chọn, đã bao tháng năm âm thầm miệt mài làm việc – để BK ngày càng phong phú, giá trị hơn cùng năm tháng phát triển…
Đó là những cây bút trẻ tài năng đã tiến bước dài lâu trên văn đàn Miền Nam như: Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Y Uyên, Trần Huiền Ân, Trần Hoài Thư, Túy Hồng, Nguyễn thị Thụy Vũ, Phạm Thiên Thư, Mường Mán, Nguyễn Thị Hoàng, Luân Hoán, Cung Tích Biền, Thành Tôn, Hoàng Lộc, Phan Nhự Thức, Nguyễn Nho Nhượng, Cao Thoại Châu, Nguyễn Mộng Giác, Lâm Chương, Đỗ Nghê, Từ Thế Mộng, Ngụy Ngữ, Phạm Cao Hoàng, Lê Văn Trung (…)
Đó là những cây bút trẻ tài năng đã tiến bước dài lâu trên văn đàn Miền Nam như: Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Y Uyên, Trần Huiền Ân, Trần Hoài Thư, Túy Hồng, Nguyễn thị Thụy Vũ, Phạm Thiên Thư, Mường Mán, Nguyễn Thị Hoàng, Luân Hoán, Cung Tích Biền, Thành Tôn, Hoàng Lộc, Phan Nhự Thức, Nguyễn Nho Nhượng, Cao Thoại Châu, Nguyễn Mộng Giác, Lâm Chương, Đỗ Nghê, Từ Thế Mộng, Ngụy Ngữ, Phạm Cao Hoàng, Lê Văn Trung (…)
Tôi chỉ được cộng tác với tạp chí BK kể từ năm 71 – cùng lúc, viết thường xuyên cho tạp chí Vấn Đề (chủ trương & chủ bút: GS-nhà văn Vũ Khắc Khoan & nhà văn Mai Thảo ). cộng tác với tạp chí Văn, Trình Bầy, Phổ Thông, Khởi Hành…
Tôi viết gởi cho BK rất ít - bài thơ đầu tiên của tôi đăng trên tạp chí BK có tựa đề “Thơ Cho Con Đầu Lòng”- một bài thơ mới, khi nghe tin đứa con gái đầu lòng vừa được sinh ra ở quê nhà đang bị đe dọa bởi cuộc chiến ngày càng sôi sục thù hận. Năm sau, BK đã chọn đăng bài thơ “Những Dãy Hành Lang Buồn Bã“ (một bài thơ tự do) – được viết khi tôi đang nằm điều trị ở BV Quân Y Nha Trang – lúc này thì chiến tranh đã vô cùng ác liệt trên các mặt trận – và thương bệnh binh khắp vùng 2 Chiến Thuật được đưa về Quân Y Viện khá đông.
Tôi không còn nhớ rõ số BK nào đã đăng bài thơ ấy – nhưng, “sự cố“ về bài thơ “xấu số“ này thì tôi nhớ rất rõ: Tôi ra phố Nha trang tìm mua báo BK theo định kỳ, đọc ở mục lục thấy có giới thiệu tựa đề bài thơ Những dãy hành Lang Buồn Bã cùng số trang hẳn hoi – nhưng khi lật vào trong, thì chẳng thấy bài thơ đâu! ?(bài thơ dài 2 trang/ 1 tờ báo_). Đọc trang cuối, cũng không thấy có lời “xin lỗi & cáo lỗi “ gì của tòa soạn cả?
Sau đó mấy hôm, tôi có dịp vào Saigon, dĩ nhiên là tôi phải đến thăm tòa soạn BK – tìm ngươi “chủ nhiệm & chủ bút Lê Ngộ Châu – để “thăm hỏi“ cho rõ.
Như mọi lần, ông thân tình tiếp tôi ở ngay bàn làm việc riêng của ông trên gác. Gặp nhau, tay bắt – mặt mừng, tôi chưa vội hỏi ông điều gì, ông đã sốt sắng giải thích bằng giọng ân cần, hối tiếc: “Chúng tôi đã phải trễ ngày phát hành mất một tuần vì vài thơ của anh - nhờ nhiều người can thiệp, kể cả anh Võ Phiến - nhưng cuối cùng, để tránh bị lỗ - đành phải cắt bỏ trang thơ anh đi! “Tôi không hề có ý nghĩ trách cứ BK, mà chỉ nghĩ đến sự làm việc vô tư, cẩn trọng của Ông Lê Ngộ Châu (cùng Ban biên tập Bách Khoa) đã luôn chọn đọc rất kỹ mọi bài vở anh em gởi về tòa soạn, đã có một chủ trương rất rõ ràng; luôn đứng về phía chân lý – giá trị văn học, mà không mấy “nể sợ“ đến chiếc kéo của Sở Phối Hợp Nghệ Thuật (*)_ để cho tờ báo luôn giữ vững tôn chỉ phục vụ văn học, có giá trị bền lâu với thời gian; không phụ lòng người viết và bạn đọc…
-------
(*) - Sở Kiểm Duyệt Bộ Thông tin VNCH ( Bt)Nghĩ chỉ vì bài thơ cỏn con của mình mà đã làm cho BK phải khổ, nên tôi rất cảm thông với anh, và vô cùng trân quý tình cảm văn chương vô tư mà anh đã dành cho – Tôi nhận ra ở anh một sự hy sinh, một tấm lòng tận tụy vì sự nghiệp văn học ở BK trong bao năm qua… Sự “phối hợp nghệ thuật“ của Bộ Văn hóa thông tin đã hạn chế biết bao tác phẩm, biết bao tấm lòng tha thiết với văn học, với Quê Hương… Bài thơ tôi viết về “Những Dãy Hành Lang Buồn Bã“ ở Quân Y Viện Nha Trang là một thái độ phản kháng cuộc tương tàn, thù hân, và kêu gọi hòa bình, an lành cho tất cả! Nhưng “nó“ đã bị cắt bỏ! Viết mà không có Tự Do – thì tác phẩm chỉ là những xấp giấy vụn mà thôi!?
Tạp chí BK số 384, phát hành tháng 11 năm 1973 – đăng truyện ngắn “Dì Lucia“ của tôi chứng tỏ – một lần nữa, BK không hề quan tâm đến sự “gian khó” sẽ đến cho tờ báo, mà luôn tôn trọng & yêu chuộng Sự Thật… (Sau 75, nhà thơ Cao Thoại Châu khi đọc lại truyện ngắn này đã có câu hỏi: “Giá như lúc ấy – năm 73, BK không đọc kỹ & chọn đăng “Dì Lucia“ thì có lẽ, đã “đánh mất“ một truyện ngắn hay rồi phải không…?” Tôi đã đồng ý với anh ngay, bởi – thời điểm ấy – bài vở toàn sử dụng viết tay (hay máy chữ)- một bản duy nhất (vì sự bấp bênh của cuộc sống & điều kiện giới hạn)- thì “ Dì Lucia “ đã… bay về Trời từ lâu lắm rồi rồi!.
Năm 1988 – tôi lang bạt vào Saigon. Một buổi sáng cởi xe đạp tành tành đi ngao du phố phường Saigon cho đỡ buồn – tôi ghé lại nhà số 160 Phan Đình Phùng - tòa soạn Bách Khoa ngày nào, để tìm chút “dư hương” giữa Saigon giá lạnh. Cửa khép hờ. Tôi mạnh dạn mở lớn, bước vào - người tôi gặp đầu tiên là bà Lê Ngộ Châu. Với dáng vẻ thanh nhã, trí thức, lịch lãm mà giản dị – bà e dè hỏi: “Xin lỗi, anh cần chuyện gì?“. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt lo lắng của bà đã dần trở lại bình thường khi nhìn kỹ lại người tôi: Một gã quê mùa, xuềnh xoàng, chân chất - không phải là dân lừa đảo? Tôi cười thân tình; “Thưa chị! Trước 75 tôi dạy học ở Tuy Hòa – sau này về lại quê nhà ở Bình Định. Lâu quá mới có “dịp may (thật ra là tôi bỏ nhà lang thang) vào Saigon, nên muốn đến thăm hỏi sức khỏe anh Châu một lát thôi…“. Bà lại nhìn tôi – mỉm cười: “Xin anh cho biết quý danh?“. – “ Bà cứ nói lại giúp, có Mang Viên Long muốn thăm…”.
Bà Châu quay đi – lên gác, một thoáng, đã bước xuống, vừa đi vừa nói: “ Anh Châu mời anh lên chơi…”.
Tôi bước lên phòng làm việc của anh ngày nào – căn phòng hơi chật, ánh điện sáng choang - rất ngạc nhiên, thấy anh vẫn ngồi ở chiếc ghế dựa bên cạnh chiếc bàn có nhiều sách báo, giấy tờ đang bày ra… Trông anh vẫn hồng hào, mạnh khỏe – nhất là cũng với dáng vẻ điềm tĩnh mà gần gũi thân mật – anh đứng dậy bắt tay tôi: “Mời anh ngồi chơi!“ - Anh rót trà ra tách: “Mời anh…”.
Tôi bước lên phòng làm việc của anh ngày nào – căn phòng hơi chật, ánh điện sáng choang - rất ngạc nhiên, thấy anh vẫn ngồi ở chiếc ghế dựa bên cạnh chiếc bàn có nhiều sách báo, giấy tờ đang bày ra… Trông anh vẫn hồng hào, mạnh khỏe – nhất là cũng với dáng vẻ điềm tĩnh mà gần gũi thân mật – anh đứng dậy bắt tay tôi: “Mời anh ngồi chơi!“ - Anh rót trà ra tách: “Mời anh…”.
Tôi hơi dài dòng về chuyến đi Saigon với anh một chút như lời tâm sự - anh hỏi: “Còn quý anh em ở Tuy hòa thế nào, anh?" – Tôi cười buồn: “Vẫn vậy vậy thôi…”. Anh kể cho tôi nghe vài chuyên vừa xảy ra với Bách Khoa, với thân hữu thân quen ở Saigon – nhất là với bản thân anh đã đôi phen “được“ mời…
Lần sau, lại lang bang vào Saigon. Sau khi ghé thăm gia đình nhà văn Y Uyên ở Gò Vấp - tôi ghé thăm nhà văn nữ Minh Quân. Chị rủ tôi đi chơi lòng vòng Saigon. Đang buồn (và thất nghiệp) tôi chở chị trên chiếc xe đạp Mini mới của chị tà tà đến các công viên. Gần trưa, lại đi ngang qua đường Phan Đình Phùng. Tôi chợt nhớ anh Lê Ngộ Châu – đề nghị chị cùng vào thăm anh lần nữa dầu biết rằng, sự có mặt nhiều ở nhà anh là không thuận tiện cho anh lắm! Chị cười cười: “ Bạn của em, em vào thăm đi! Chị đâu có quen thân với ông ấy – chị ngại lắm…? “. Thế là tôi lại vào thăm anh một mình - một lần nữa. Sau vài câu thăm hỏi tình trạng gia đình, công việc của tôi – ngẫm nghĩ giây lâu, anh nói: “Không biết có còn gì nữa cho anh em mình? “.
Thế rồi bận bịu với cơm áo và nỗi bất hạnh riêng – tôi không có dịp “thư thả“ để vào Saigon lâu ngày mà tà tà đây đó như trước.
Ngày anh ra đi vĩnh viễn tôi không thể vào Saigon để lần cuối được thăm & tiễn anh, mà chỉ đọc lại các bài ghi nhận trên mấy trang Website thân hữu và tin tức chuyền đi từ bạn văn. Một mình đau xót cảm nhận thêm một sự mất mát lớn trong đời. Cuộc vô thường của trời đất…
Hôm nay – gần dến ngày giỗ thứ 5 của Anh, nơi chốn quê nhà quạnh hiu này – tôi lại nhớ anh: “Một nhà báo chân chính, tài năng , và vô cùng độ lượng đã suốt đời hy sinh cho sự nghiệp văn học…!” .
Xin được thắp cho anh một nén hương muộn nhưng rất chí tình… ./.
Hôm nay – gần dến ngày giỗ thứ 5 của Anh, nơi chốn quê nhà quạnh hiu này – tôi lại nhớ anh: “Một nhà báo chân chính, tài năng , và vô cùng độ lượng đã suốt đời hy sinh cho sự nghiệp văn học…!” .
Xin được thắp cho anh một nén hương muộn nhưng rất chí tình… ./.
Quê Nhà, tháng 9 -2011.
Mang Viên Long
---------------------------------
- bài đăng lại / 25/8/2022
----------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ