' Một màu tim làm day dứt"/ Hà Nhật ( Mỹ) -- trích : Internet / 24/8/ 2022 .
HÀ NHẬT - Một màu tím làm day dứt
Từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, xuất hiện bút danh của một nhà thơ, độc đáo là chỉ có một từ: HỮU. Bút danh này xuất hiện với những bài thơ hay, chẳng hạn như bài “Đèo Cả”, với những câu mà Xuân Diệu khen nức nở trong một bài của mục Tiếng thơ:
“Đèo Cả
Đèo Cả
Mây Ai Lao
Sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương
Mà thương ai lên đường
Chầy ngày lạc giữa núi
Sau chân
Lối vàng
xanh tuôn”
Hồi ấy nhà thơ đã nổi tiếng.
Tuy nhiên, Hữu chỉ thực nổi tiếng, đến vang dội, sau khi khắp nơi truyền đi một bài thơ: “Màu Tím Hoa Sim”.
Có một điều rất lạ: bài thơ của một người lính Việt Minh lại nổi tiếng trong vùng Pháp chiếm hơn là trong vùng mà nó được sinh ra. Từ Hà Nội, đến Huế, Sài Gòn, ở đâu cũng có nhiều người chuyền tay nhau chép rồi ngâm ngợi bài thơ. Chính tôi được một người bạn đưa cho chép rồi thuộc lòng bài thơ này khi đang học ở trường Khải Định-Huế.
Đến sau này, khi anh Nguyễn Bính bảo đưa in bài Màu Tím Hoa Sim lên báo Trăm hoa, tôi cũng từ trí nhớ mà chép lại rồi đưa đến nhà in. In xong, đưa anh Hữu Loan xem lại, anh cũng đồng ý.
Sự thật là, đến khi Hà Nội giải phóng, ra Hà Nội, tôi mới biết Hữu, không ai khác, chính là Hữu Loan. Còn hay hơn, tôi gặp chính nhà thơ Hữu Loan ở nhà của nhà thơ Nguyễn Bính. Tôi còn nhớ dáng anh trong lần gặp đầu tiên: cao gầy, rắn rỏi, hơi có chút khắc khổ. Có lẽ nhờ cái dáng này mà anh đứng vững trong những năm gay go nhất của cuộc đời.
Bị kỷ luật, bị khai trừ Hội Nhà văn Việt Nam, anh không thèm chờ đợi bất cứ sự ban ơn nào, mà dứt áo rời khỏi Hà Nội, trở về quê hương Thanh Hoá, bắt đầu một cái nghề kiếm sống cực kỳ vất vả: đẩy xe chở đá. (Cũng nên biết rằng, trong những năm kháng chiến, anh từng là cán bộ chỉ huy, từng là người điều khiển một tờ báo của quân đội: báo Vệ quốc quân).
Hữu Loan phải làm như thế, bởi anh từng viết bài thơ chống những kẻ nịnh hót, với những câu thơ viết về những kẻ ấy: “Hít thượng cấp cứ thơm như múi mít”.
Hữu Loan không thể “hít thượng cấp”!
Hữu là thế! Hữu Loan là thế!
Sau này, khi tôi nhận bình thơ cho Đài truyền hình HTV ở Sài Gòn, tôi cố gắng tìm cách đưa lên bài thơ đặc biệt không thể quên của Hữu Loan: “Màu Tím Hoa Sim”.
Những câu thơ dung dị đến tận cùng, cũng yêu thương đến tận cùng, và cũng đau đến tận cùng. Mở đầu cứ thủ thỉ như lời chuyện trò. Mà đúng hơn, là lời tự mình trò chuyện với mình:
“Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những đứa em nàng
Có em chưa biết nói
Tôi
Người Vệ quốc quân
Xa gia đình
Yêu nàng
Như tình yêu em gái…
Ngày hợp hôn
Nàng
không đòi may áo cưới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng
độc đáo”
Đúng là độc đáo: một đám cưới độc đáo, một chú rể độc đáo, một cô dâu độc đáo. Cô dâu không có áo cưới, còn chú rể thì mặc áo lính, lại còn đôi giày đinh bết bùn. Nhưng sao mà yêu thế, lãng mạn và nên thơ thế! Vẻ đẹp của cả một thời!
“Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi”
Thật giản dị, thật hồn nhiên. Thế mà trong cái vui đã ẩn chứa cái buồn:
“Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi
Trở lại
Đúng thế mà. Chiến tranh luôn luôn là ác thần của mọi cái đẹp.
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
(Xưa nay chinh chiến mấy ai về)
Cho nên, nỗi lo này, nỗi xót thương này là hoàn toàn chính đáng, rất nhân đạo, rất nhân văn. Thế mà thật tội nghiệp, thời kỳ đó, người ta đánh những câu thơ này không chút xót thương! (Tất nhiên, có những người, tuy miệng thì lớn tiếng phê phán, nhưng trong lòng thì ngược lại).
Một người lính ra trận, ngày ngày, phút giây đối diện với chuyện tử sinh, mà không lo cho mình, lại lo cho người khác. Chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn, là ở đây, chứ ở đâu nữa! Thật không hiểu nổi: lòng dạ những người kia như thế nào.
Lỡ khi mình
Không về
Thì thương
Người vợ
Chờ
Bé bỏng
Chiều quê”
Đẹp quá, tình yêu của người chồng. Nhưng sao mà buồn thế! Cứ như một dự cảm.
“Nhưng
Không chết
Người trai
Khói lửa
Mà chết
Người
Gái nhỏ
Hậu phương”
Rồi dự cảm thành sự thật:
“Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi
bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành
bình hương
Tàn lạnh
vây quanh
Khi tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi
Giây phút cuối
Không được
nghe nhau nói
Không được trông nhau
Một lần”
Kỷ niệm cũ ùa về:
“Ngày xưa
Nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng
màu tím hoa sim
Ngày xưa
Đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
Ngày xưa…”
Có lẽ ở đây cũng nên nói thêm một chút về cái màu áo mà cô gái nhỏ xứ Thanh ấy vẫn mặc: Màu Tím Hoa Sim.
Thời bình, ngày trước không ai nhuộm áo với thứ màu này đâu! Phải là một thứ màu sang hơn: màu tím Huế. Nhưng đây là thời chiến, màu tím sản phẩm của thời chiến: màu tím hoa sim! Cô gái nhỏ, người vợ bé bỏng của người lính Hữu Loan vẫn giản dị và quen với màu áo ấy, để rồi vĩnh viễn ra đi cũng mang theo màu áo ấy!
Đúng là những nỗi đau chỉ thời chiến tranh mới có:
“Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Trên chiến trường Đông Bắc
Được tin
Em gái
Mất
Trước tin em lấy chồng
Còn ở nơi quê nhà:
Một sớm thu về
Dờn dợn
Nước sông
Đứa em nhỏ
Lớn lên
Ngỡ ngàng
Trông
Ảnh chị
thu về
Cỏ vàng
Chân mộ chí”
Chao ôi, một đoạn thơ cuối cùng, đọc là không thể quên, bởi nó đi đến tận cùng nỗi buồn, tận cùng nỗi đau:
“Những chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Dài trong chiều
Không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Vì sao mà nhìn áo rách vai? Vì người vợ tần tảo xứ Thanh vẫn quen vá ái cho chồng mà! Bởi thế mà:
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh đứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm
mẹ già xa lâu
Còn làm gì được nữa! Cuộc chiến còn rất dài, người lính vẫn cứ phải là người lính. Vẫn đau xé lòng, nhưng chiến trận thì vẫn là chiến trận.
Thật như một sự tình cờ cho thơ Việt Nam: cái chết bất ngờ của cô gái trẻ tên Ninh ở một làng quê Thanh Hoá, đã đưa đến cho thơ Việt Nam một bài thơ tình giản dị mà hay vô cùng. Đây là bài thơ tình hay nhất thời chiến, bài thơ tình hay nhất của thơ Việt Nam! Vàng ròng thì dù có bị chôn xuống bùn đất, vẫn cứ là vàng!
Tấm lòng một người chồng, một người tình. Tấm lòng một người lính. Tấm lòng một nhà thơ...
Một màu tím cứ day dứt mãi lòng người!
“Đèo Cả
Đèo Cả
Mây Ai Lao
Sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương
Mà thương ai lên đường
Chầy ngày lạc giữa núi
Sau chân
Lối vàng
xanh tuôn”
Hồi ấy nhà thơ đã nổi tiếng.
Tuy nhiên, Hữu chỉ thực nổi tiếng, đến vang dội, sau khi khắp nơi truyền đi một bài thơ: “Màu Tím Hoa Sim”.
Có một điều rất lạ: bài thơ của một người lính Việt Minh lại nổi tiếng trong vùng Pháp chiếm hơn là trong vùng mà nó được sinh ra. Từ Hà Nội, đến Huế, Sài Gòn, ở đâu cũng có nhiều người chuyền tay nhau chép rồi ngâm ngợi bài thơ. Chính tôi được một người bạn đưa cho chép rồi thuộc lòng bài thơ này khi đang học ở trường Khải Định-Huế.
Đến sau này, khi anh Nguyễn Bính bảo đưa in bài Màu Tím Hoa Sim lên báo Trăm hoa, tôi cũng từ trí nhớ mà chép lại rồi đưa đến nhà in. In xong, đưa anh Hữu Loan xem lại, anh cũng đồng ý.
Sự thật là, đến khi Hà Nội giải phóng, ra Hà Nội, tôi mới biết Hữu, không ai khác, chính là Hữu Loan. Còn hay hơn, tôi gặp chính nhà thơ Hữu Loan ở nhà của nhà thơ Nguyễn Bính. Tôi còn nhớ dáng anh trong lần gặp đầu tiên: cao gầy, rắn rỏi, hơi có chút khắc khổ. Có lẽ nhờ cái dáng này mà anh đứng vững trong những năm gay go nhất của cuộc đời.
Bị kỷ luật, bị khai trừ Hội Nhà văn Việt Nam, anh không thèm chờ đợi bất cứ sự ban ơn nào, mà dứt áo rời khỏi Hà Nội, trở về quê hương Thanh Hoá, bắt đầu một cái nghề kiếm sống cực kỳ vất vả: đẩy xe chở đá. (Cũng nên biết rằng, trong những năm kháng chiến, anh từng là cán bộ chỉ huy, từng là người điều khiển một tờ báo của quân đội: báo Vệ quốc quân).
Hữu Loan phải làm như thế, bởi anh từng viết bài thơ chống những kẻ nịnh hót, với những câu thơ viết về những kẻ ấy: “Hít thượng cấp cứ thơm như múi mít”.
Hữu Loan không thể “hít thượng cấp”!
Hữu là thế! Hữu Loan là thế!
Sau này, khi tôi nhận bình thơ cho Đài truyền hình HTV ở Sài Gòn, tôi cố gắng tìm cách đưa lên bài thơ đặc biệt không thể quên của Hữu Loan: “Màu Tím Hoa Sim”.
Những câu thơ dung dị đến tận cùng, cũng yêu thương đến tận cùng, và cũng đau đến tận cùng. Mở đầu cứ thủ thỉ như lời chuyện trò. Mà đúng hơn, là lời tự mình trò chuyện với mình:
“Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những đứa em nàng
Có em chưa biết nói
Tôi
Người Vệ quốc quân
Xa gia đình
Yêu nàng
Như tình yêu em gái…
Ngày hợp hôn
Nàng
không đòi may áo cưới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng
độc đáo”
Đúng là độc đáo: một đám cưới độc đáo, một chú rể độc đáo, một cô dâu độc đáo. Cô dâu không có áo cưới, còn chú rể thì mặc áo lính, lại còn đôi giày đinh bết bùn. Nhưng sao mà yêu thế, lãng mạn và nên thơ thế! Vẻ đẹp của cả một thời!
“Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi”
Thật giản dị, thật hồn nhiên. Thế mà trong cái vui đã ẩn chứa cái buồn:
“Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi
Trở lại
Đúng thế mà. Chiến tranh luôn luôn là ác thần của mọi cái đẹp.
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
(Xưa nay chinh chiến mấy ai về)
Cho nên, nỗi lo này, nỗi xót thương này là hoàn toàn chính đáng, rất nhân đạo, rất nhân văn. Thế mà thật tội nghiệp, thời kỳ đó, người ta đánh những câu thơ này không chút xót thương! (Tất nhiên, có những người, tuy miệng thì lớn tiếng phê phán, nhưng trong lòng thì ngược lại).
Một người lính ra trận, ngày ngày, phút giây đối diện với chuyện tử sinh, mà không lo cho mình, lại lo cho người khác. Chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn, là ở đây, chứ ở đâu nữa! Thật không hiểu nổi: lòng dạ những người kia như thế nào.
Lỡ khi mình
Không về
Thì thương
Người vợ
Chờ
Bé bỏng
Chiều quê”
Đẹp quá, tình yêu của người chồng. Nhưng sao mà buồn thế! Cứ như một dự cảm.
“Nhưng
Không chết
Người trai
Khói lửa
Mà chết
Người
Gái nhỏ
Hậu phương”
Rồi dự cảm thành sự thật:
“Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi
bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành
bình hương
Tàn lạnh
vây quanh
Khi tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi
Giây phút cuối
Không được
nghe nhau nói
Không được trông nhau
Một lần”
Kỷ niệm cũ ùa về:
“Ngày xưa
Nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng
màu tím hoa sim
Ngày xưa
Đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
Ngày xưa…”
Có lẽ ở đây cũng nên nói thêm một chút về cái màu áo mà cô gái nhỏ xứ Thanh ấy vẫn mặc: Màu Tím Hoa Sim.
Thời bình, ngày trước không ai nhuộm áo với thứ màu này đâu! Phải là một thứ màu sang hơn: màu tím Huế. Nhưng đây là thời chiến, màu tím sản phẩm của thời chiến: màu tím hoa sim! Cô gái nhỏ, người vợ bé bỏng của người lính Hữu Loan vẫn giản dị và quen với màu áo ấy, để rồi vĩnh viễn ra đi cũng mang theo màu áo ấy!
Đúng là những nỗi đau chỉ thời chiến tranh mới có:
“Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Trên chiến trường Đông Bắc
Được tin
Em gái
Mất
Trước tin em lấy chồng
Còn ở nơi quê nhà:
Một sớm thu về
Dờn dợn
Nước sông
Đứa em nhỏ
Lớn lên
Ngỡ ngàng
Trông
Ảnh chị
thu về
Cỏ vàng
Chân mộ chí”
Chao ôi, một đoạn thơ cuối cùng, đọc là không thể quên, bởi nó đi đến tận cùng nỗi buồn, tận cùng nỗi đau:
“Những chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Dài trong chiều
Không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Vì sao mà nhìn áo rách vai? Vì người vợ tần tảo xứ Thanh vẫn quen vá ái cho chồng mà! Bởi thế mà:
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh đứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm
mẹ già xa lâu
Còn làm gì được nữa! Cuộc chiến còn rất dài, người lính vẫn cứ phải là người lính. Vẫn đau xé lòng, nhưng chiến trận thì vẫn là chiến trận.
Thật như một sự tình cờ cho thơ Việt Nam: cái chết bất ngờ của cô gái trẻ tên Ninh ở một làng quê Thanh Hoá, đã đưa đến cho thơ Việt Nam một bài thơ tình giản dị mà hay vô cùng. Đây là bài thơ tình hay nhất thời chiến, bài thơ tình hay nhất của thơ Việt Nam! Vàng ròng thì dù có bị chôn xuống bùn đất, vẫn cứ là vàng!
Tấm lòng một người chồng, một người tình. Tấm lòng một người lính. Tấm lòng một nhà thơ...
Một màu tím cứ day dứt mãi lòng người!
HÀ NHẬT
------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ