đọc thêm (4) : " Cung Trầm Tưởng -- source ; vi.wikipedia
Cung Trầm Tưởng
Cung Trầm Tưởng (sinh 1932), tên thật là Cung Thức Cần, là một nhà thơ hiện đại Việt Nam đang định cư ở Hoa Kỳ.
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi (1947), ông bắt đầu làm thơ, và có tập thơ đầu tay tên là Sóng đầu dòng (chưa in).
Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (nay là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ sư không quân ở Salon-de-Provence.
Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong năm này, hai bài thơ của ông là "Mùa thu Paris" và "Vô đề" (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập Đất đứng của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc chú ý.
Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn nghệ mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại, Nghệ thuật, Văn, Khởi hành...
Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của ông, đó là những bài "Mùa thu Paris", "Chưa bao giờ buồn thế" (Phạm Duy gộp lại và lấy tên là "Tiễn em"), "Bên ni bên nớ", "Khoác kín" (Phạm Duy lấy tên "Chiều đông"), "Kiếp sau", "Về đây"...[1] Tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập Tình ca của ông thì 6 bài Phạm Duy chọn phổ nhạc.[2]
Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu Tiến sĩ khí tượng học tại Đại học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm trong binh chủng Không quân Việt Nam Cộng hòa với cấp bực cuối cùng là Trung tá (1975). Dưới chế độ cộng sản, ông bị bắt đưa đi cải tạo 10 năm[3] trong 8 trại giam và thả về với thêm 3 năm quản chế.[2]
Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ định cư.
Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
Tác phẩm của Cung Trầm Tưởng đã in:
- Tình ca (Nhà xuất bản. Công đàn, Sài Gòn, 1959)
- Lục bát Cung Trầm Tưởng (Nhà xuất bản. Con đuông, Sài Gòn, 1970)
- Lời viết hai tay (Nhà xuất bản. Imn, Bonn, 1994; thơ tù cải tạo)
- Bài ca níu quan tài (tác giả tự xuất bản, Minnesota, Hoa Kỳ, 2001; thơ tù cải tạo)
- Một hành trình thơ (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ, 2012)[4]
Theo nhà nghiên cứu T. Khuê thì thơ Cung Trầm Tưởng thường có giọng buồn. Nhưng là giọng buồn nguyên thủy, gợi nỗi cô đơn hiện sinh, khi con người nhận thức lại chính mình...[5]
Thơ Cung Trầm Tưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Trích giới thiệu:
|
|
|
|
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Xem website của nhạc sĩ Phạm Duy [1] Lưu trữ 2010-07-12 tại Wayback Machine.
- ^ a b “"Lục bát Cung Trầm Tưởng"”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
- ^ “"Thi sĩ Cung Trầm Tưởng"”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
- ^ “"Ra mắt sách Một hành trình thơ của Cung Trầm Tưởng ở Virginia"”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
- ^ Từ điển văn học (bộ mới), tr. 334.
Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- T. Khuê, mục từ Cung Trầm Tưởng trong Từ điển văn học (bộ mới, tr. 334). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ