Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

đọc thêm (2) : " chúng nó, nhà văn Sài Gòn cũ ] chết hết rồi, phải không ,mảy ?"/ lởi Văn Quang -- tản mạn văn chương ( 21/ 03/ 3016 )

 


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

"


                "chúng nó [nhà văn Saigon cũ] 
                     chết hết c ri  phi không, mày?"

                               -  lời Văn Quang"


                                                           Thế Phong



                                                     trái qua,  hàng trước :

                 Ý Nhi -  Như Hiên -   Giản Chi -   Hoàng Tấn ( Hồ Tăng Ấn)

                                     hàng sau, đứng:


                                    -  Thanh Vân ( Nguyễn Duy Nhường) ...   
                                    -  Doãn Quốc Sỹ 
                                    -  Thế Phong      
                                    - X...
                                   -  Cung Trầm Tưởng
                                   - Hồ Nam ( Lê Nguyên Ngư
                                   -  Nguyễn Thụy Long -
                                  -   Nguyễn Đình Toàn-
                                 -   Thảo Trường (Trần Duy Hinh) 
                                 -    Lữ Quốc Văn 
                                -     X...
                                            
                         ( photo courtesy of  Newvietart.com/ France)




 ... Văn Quang hỏi tôi ,qua điện thoại; khi nghe tin Hồ Nam qua đời ở Mỹ Tho,

 " chúng nó chết hết rồi, phải không mày ?"  

-- câu nói này cứ ám ảnh tôi mãi, càng hơn khi nhìn vào tấm ảnh chụp chụng ở nhà Lữ Quốc Văn, vào đầu thập niên 90' s. 

hàng đầu, ngồi : Ý Nhi [ i.e. Hoàng Thị Ý Nhi 1944 -    ] -- Như Hiên [ i.e. Nguyễn Ngọc Hiền 1930-     ] -- lão tướng dịch giả Giản Chi [i.e Nguyễn Hữu Văn 1904 - Saigon, 2006] -- thi sĩ Hoàng Tấn [ i.e.   1920-  Saigon, 2003] -- [x... ] --  văn sĩ Doãn Quốc Sỹ [1923-    ] -- Thế Phong [i.e. Đỗ Mạnh Tường 1932-     ] -- [x... ]-- thi sĩ Cung Trầm Tưởng[ i.e. Cung Thúc Cần 1932-     ] -- nhà báo, thi sĩ Hồ Nam  [ i.e. Lê Nguyên Ngư 1930-  Mỹ Tho, 2015] -- nhà văn Nguyễn Thụy Long [1938 - Saigon, 2009] văn sĩ Nguyễn Đình Toàn [1936-     ] -- văn sĩ Thảo Trường [ i..e. Trần Duy Hinh 1935-  usa,  200x ] -- nhà báo kỳ cựu Giang Kim [ Nguyễn Thế Bình 1914-  Saigon, 2001]   --  x....]


Như Hiên - Nguyễn Ngọc Hiền, tác giả nhiều sách biên dịch, tiểu thuyết dã sử, du ký, thơ ... cuốn sách mới nhất Từ điển danh nhân và Địa danh văn hóa Việtnam ( 2015,  phổ biến hẹp)-- bởi, sách đã in ra; nhưng vì một lý do nào đó, không phát hành, trong khi soạn giả đang ở Huê Kỳ, thăm con gái. 

Từ khi chồng là Thanh Vân- Nguyễn Duy Nhường qua đời; hàng năm,  bà sang Huê Kỳ ở chơi với rể + con gái vài tháng. 

-nữ thi sĩ Ý Nhi, ở miền bắc vào Tp. HCM sau 30/4/ 1975 -- bà thường giao du với các nhà văn thơ Sàigòn ( cũ). 

- bà là Trưởng Chi nhánh Nxb Hội Nhà Văn VN tại Tp. HCM,  từ cuối thập niên 80-- và,  năm 1993, bà cho tái bản đầu tiên tập thơ Mưa nguồn/ Bùi Giáng (VNCH) -- đó là  một thử thách rất táo bạo, mở đầu 'hòa giải văn chương 2 miền' . ( lời nhà báo Pháp,  Laurent Passicousset ).

- từ sự quen biết 'nhà báo viết văn 'tài tử' Lữ Quốc Văn (Saigon cũ), bà gặp gỡ các nhà văn, thơ VNCH:  nhà gia phả học Dã Lan [i.e. Nguyễn Đức Dụ 1919- 2003],  giáo sư Nguyễn Văn Trung
 [1930-   ], thi sĩ Diễm Châu [ i.e. Phạm Văn Rao 1937-  France, 2006], Thế Phong, họa sĩ Nghiêu Đề,   họa sĩ 'tài tử' Phan Diên
 [1944-    ], nữ văn sĩ Trần Thị Bông Giấy [1950-    ], nhà văn  Nguyễn Đình Toàn [ 1936-   ]thi sĩ Tô Thùy Yên [i.e Đinh Thành Tiên 1938-    ] thi sĩ Phổ Đức [1940-  Saigon 2013] , Hoàng Vũ Đông Sơn [ i.e. Hoàng Ngọc Ấn1939- 2014], Thư Linh [i.e. Đặng Thị Lạc 1924-    ]  v.v... 

- mới đây, Ý Nhi được giải văn chương CIKADA Thụy Điển 2015
( khoảng 50 triệu VND)



                           

             "    năm 1993, bà[ Ý Nhi )  cho tái bản đầu tiên tập thơ
              Mưa Nguồn/ Bùi Giáng  :
            "...  một thử thách táo báo, mở đâu 'hòa giải văn chương'  


                    ( lời Laurent Passicousset   
nhà báo Paris đến thăm
                        Chi Nhánh Nxzb Hội Nhà văn VN tại Tp. HCM). 




                                   

                                                         
                    
                                                                  
   
                      trái qua:

   -  Hoàng Châu Ký (thân phụ Ý Nhi )
                   -  Ý Nhi   
                  - Thế Phong

          (ảnh / 1995 - Robert Lacombe, 
          Tuỳ viên Báo chí Toà Đại Sứ Pháp)
                                 
   



                                       - Cung Trầm Tưởng
                              [ i.e. Cung Thúc Cần 1932-    ] ( trái) 
                                       -  Thế Phong 1932-     ]

                                       ( ảnh: Lữ Quốc Văn chụp
                                                  khoảng đầu năm 1990)
                                                                             


- Doãn Quốc Sỹ, Cung Trầm Tưởng trước khi định cư Hoa Kỳ, đôi lần được mời tới thăm  Chi nhánh Nxb Hội Nhà văn VN (316/ 17 Hai Bà Trưng, quận 3/ tp. HCM) ; nhưng vì một lý do nào đó,cả 2 không tới, có thể e ngại giao dịch với nhà văn miền Bắc (?) 

-- dầu vợ Doãn Quốc Sỹ là trưởng nữ nhà thơ trào phúng tiền chiến Tú Mỡ. có sách được Nxb Hội Nhà Văn VN tái bản.

 Doãn Quốc Sỹ, Lữ Quốc Văn và tôi thường gặp nhau đôi lần, đi ăn hủ tíu ở đường Thành Thái (gần nhà Doãn Quốc Sỹ), hoặc ở Nhà Văn Hóa Thanh Niên,  nghe Lê Thị Kim ngâm thơ.

Có một  lần, chúng tôi chụp ảnh chung trước nhà nhà biên khảo Nguyễn Quảng Tuân[1925-   ] trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1), kế số nhà có vẽ lá cờ tổ quốc bên cạnh -- nhìn  tấm ảnh  in ra, Doãn Quốc Sỹ nói với tôi, 

" tôi sắp đi định cư ở Mỹ, tấm ảnh này nếu được in lên báo, hẳn bất lợi cho tôi đấy!"

 Nguyễn Quảng Tuân tiếp lời,

" các ông thấy không, ông nhà văn 'thông gia' với tôi thật kỹ lẽ , từ ngày Sàigòn được giải phóng, bất cứ nhà nào ở mặt tiền đều phải in lá cờ trên tường, trước là cờ Mặt Trận Giải Phóng, sau 1976  thống nhất,là lá cờ tổ quốc".

 Nhớ lại. mỗi khi tôi và Lữ Quốc Văn tới thăm Doãn Quốc Sỹ tại nhà riêng; bà vợ Doãn Quốc Sỹ rất kỹ tính, dòm ngó; như ý không muốn bạn Sàigòn cũ  đến rủ rê chồng bà đi  cà- phê, cà- pháo...rồi sẽ , dẫn tới nhiều hệ luỵ khác đón chờ ...

-  thật ra, bà vợ Doãn Quốc Sỹ  không biết rằng  chúng tôi  đi cà phê, cà pháo với nhau, chỉ bàn chuyện 'văn nghệ', không luận bàn' chuyện chính trị "  ( nói đùa là chính em), nhất quyết không đả động tới  chính chị'. (chính tri). 





                                    Lữ Quốc Văn  (phải)

                                (ảnh chụp ở quán Viễn Xưa,)
                                                                      
                                                   


Cuối năm 2015, Lữ Quốc Văn sang Chicago thăm các con định cư
 bên ấy, trước khi đi, anh, hỏi tôi : 

"  có biết địa chỉ Doãn Quc Sỹ ở Mỹ không?" 

        trả lời,

" điều này ông nên hỏi Nguyễn Quảng Tuân; theo tôi được biết; sau khi vợ Doãn Quốc Sỹ qua đời; bạn ấy về sống ở Bolsa rồi.  Và , những bạn sinh1923 ; mà chúng ta quen biết đều 'tịch' cả .--   họa sĩ Vị Ý [1923-  USA, 1985  ) --  Lê Ngộ Châu [ 1923- Saigon, 2006 ,chủ nhiệm tạp chí Bách Khoa) --  hình như ở tp. HCM chỉ còn Lê Cao Phan, cũng sinh 1923 , chàng này lắm tài , không chỉ là dịch giả, còn làm thơ, làm nhạc ; hiện sống với con trai ở phường 13, quận Bình Thạnh Tp. HCM. Còn OL73 Mỹ là
 Doãn Quốc Sỹ ( cũng sinh 1923 )  hiện đang sống ở Bolsa , thỉ phải ? " 



                                       - họa sĩ Vị Ý
                     [i.e. Nguyễn Hoàng Tâm [ 1923- USA 1985] ( phải)  
                                    -  Thế Phong

                                             ảnh:
                   Tống Sơn Quảng chụp trên bãi biển Nha Trang /1961)

                                              


- còn thi sĩ Cung Trầm Tưởng, nghe đâu vẫn sống ở Minnesota; bỏ tiền túi in thơ chỉ để tặng bạn văn chương, thì phải ?

 -  ( tôi thường  đùa ;bang Minnesota  là bang 'Mỹ nó sỏ ta' -- vì ,Rulon- Miller Books có trụ sở tại đây in lại ' các loại sách quý hiếm, gọi là rare & precious books; trong đó có một số sách của  Thế Phong:

- Thephong by Thephong:; The writer, The Work  & The Life -- autobiography)
 -- The Rubbish Tip Outside The City & Other Stories 

- được COPY thành sách  ( gọi là USED   bán tràn lan , giá cắt cổ  không chỉ ở Hoa Kỳ, còn ở ngoài nước Mỹ nữa... ) 

- trở lại nơi bang 'Mỹ-nó-sỏ-ta'  này, ngoài CungTrầm Tưởng coi 'quê hương  thứ 2' ; mới đây tôi được biết thêm: một thằng bạn thân, tên Nguyễn Mai Chính [1936-    ], nguyên thiếu tá Không quân Việt Nam Cộng Hoà , định cư tại 'đất cây sồi' này. 

- Nguyễn Mai Chính đi học tập, vợ ở nhà đi lấy chồng khác;  mới đây Chính lấy một bà vợ mới,  kém 1 tuổi, chẳng biết là  Mỹ 100%, hay Mỹ gốc Việt? 

- Nguyễn Mai Chính rủ nhà văn Hoàng Lại Giang ở Tp. HCM, sang Mỹ thăm con gái  & rể ; đi ăn, đi thăm thú phong cảnh, rồi mở lởi hỏi Hoàng Lại Giang,

 " ... ông ở Saigon có biết Thế Phong, nhà văn Saigon cũ? Nó là thằng bạn thân học chung 1 lớp  từ Hà Nội trước 1954.  Nhà tôi khi ấy ở phố Triệu Việt Vương. Nó  đến ngủ nhờ; trước khi mua vé tàu thủy vào Sàigòn;  trước cả hiệp định Genève 20/7/ 1954. 

 Còn tôi di cư vào đây, gặp nó; viết báo lăng nhăng kiếm tiền, rồi ở nhà viết sách.  Chủ trọ nấu cơm tháng cho ăn, 6 tháng sau khất vẫn chưa có tiền trả chủ; nó đành ăn 3 đồng xôi, hoặc cơm xã hội 3 đồng/ bữa; rồi viết sách tiếp.

  Được một thằng bạn mời ra Vũng tàu chơi; nó ' thấy ngăn kéo không khóa, có 1 phong bì trong có 10 ngàn đồng' (cuối 1956/ 35 VND đổi được 1 Mỹ Kim) , bèn' xoáy, rồi  ôm theo chiếc máy chữ xách tay Triumph mới tinh, trốn về Saigon,có tiền  trả nợ chủ nhà; có máy chữ viết sách tiếp.

  Thằng bạn ấy đòi kiện, nó sợ quá, trốn chui trốn nhủi ; nhưng có 1 lần gặp thằng bạn ấy  ở quán Thanh Thế  [Đường Tạ Thu Thâu, Saigon 1) da tái mét. mặt bủng; bước vào quán; đòi nó trả 10 ngàn đồng xưa kia; nó bèn móc túi ra;  giúi vào túi thằng bạn vài trăm; rồi hứa đúng ngày, tháng X. ; khi  các Nxb Thế Giới & Phạm Văn Tươi trả tiền bản quyền, sẽ trả nốt, gấp 5 lần.

. Nhưng chỉ hứa 'lèo;' sau thằng bạn ấy trở thành nhà báo nổi tiếng [Trần Phong Giao, thư ký tòa soạn báo Văn, chủ Nxb Giao Điểm, tác giả tiểu thuyết 'Ngồi lại bên cầu ... ]  viết báo, chửi nó là 'thằng mất dạy, lường thầy phản bạn, thằng từng làm thông ngôn cho Tây; dịch tiếng Tây sai bét be.'   [Việt Nam Bi Thảm Đông Dương]




                                       Trần Phong Giao
                           [i.e. Trần Tĩnh 1932-  Saigon, 2005 ]
                                               
                                       (ảnh: Internet)


- rồi; tôi  gặp lại nó ở trong Quân Chủng Không quân [Việt Nam Cộng Hoà] , mang lon trung sĩ đồng hóa, biên tập viên báo Lý Tưởng; được Tư lệnh Không quÂn ưu ái, cấp nhà cho ở ; cấp  sự vụ lệnh dành cho báo chí; có quyền đi máy bay quân sự, gặp các Tư lệnh không, sư đoàn phỏng vấn, cấm trại, cấm quân vẫn được mặc dân sự ra ngoài phố v.v...  

 Và, International Writing Program  mời nó đi dự hội thảo văn chương 5, 6 tháng, nhưng tiếng Anh nó chỉ biết 2 tiếng 'Yes' và 'No'; nó lại được gửi tới Staff  Development Center học Anh văn ( lớp dành cho Academic) 4, 5 năm Anh ngữ,   một tuần lễ ròng, ngày 4 tiếng, trừ chủ nhật + ngày lễ.

- và;  tòa đại sứ Hoa Kỳ, thời đại sứ E. Bunker tại vị, từ chối không cấp visa cho nó đi Mỹ --  thì Tư lệnh Không quân  Trần Văn Minh 'dụ' nó  "  hãy bằng lòng đi làm hạ sĩ quan liên lạc Kq ở Mỹ; thì tha hồ họp hành văn chương; chẳng cần Tòa Đại sứ Mỹ cấp 'visa 'nữa. " 
 Nhưng, lại có "  chữ NHƯNG "-- lúc ấy, nó có 1 vợ + 5 con nhỏ không nỡ để vợ ở nhà một mình ; nó đành phải  từ chối.

-  biến cố tháng 4/ 75 ập đến  ...

-ngày 29/ 4/ 1975, nó rời Khu Gia binh Không quân ở Tân Sơn Nhất ra ngoài phố; nếu  ở lại; thì ,chiều tối ngày 29/4/ 1975; không một ai ở trong khu Tân Sơn Nhất còn ở lại; đều được 'bốc' đi hết; kể cả không là binh sĩ Kq. 

- là hạ sĩ quan, nó chỉ phải học tập 3 ngày tại chỗ; đi làm 'lơ xe' tuyến Sàigòn- Thủ Đức mấy năm liền, vợ con bán mũ nón trước cửa nhà thờ Tân Định kiếm sống qua ngày.

 - khi tôi đi học tập về, có ghé qua nơi vợ con nó bán mũ nón; con cái vẫn được đi học đầy đủ.
 
-  sau này, thằng lớn lấy vợ ở Mỹ, được bảo lãnh đi; thằng thứ 2 tốt nghiệp Y khoa năm 1994, thằng út kỹ sư điện; 2 cô con gái lấy chồng ở Sàigòn.

Tôi đi định cư vào thập niên 90, ban đầu có liên lạc; đến nay thì không...  vậy tôi muốn hỏi ông Hoàng Lại Giang, nhà văn CS chính cống, về đời sống thằng bạn cũ rất thân của tôi; mà  ông quen ấy!

 ... tôi còn muốn biết đời sống bạn tôi ở Sàigòn ra sao, kể cả viết lách, có được in sách  dưới thời  cai trị của "Chủ Nghĩa Xã Hội  " không?  

 (Hoàng Lại Giang ở Mỹ về,gọi điện thoại cho tôi hay biết  : con gái  lấy chồng người Mỹ, nhà ở kế cạnh nhà Nguyễn Mai Chính, bây giờ anh ta bị tai biến, phải đi xe lăn rồi ...)  


                                -   nhà văn Hoàng Lại Giang 
                                 [ i.e. Nguyễn Văn Bé 1938 -        ]

                         (nguyên Trưởng Chi nhánh Nxb Văn Học tại Tp. HCM)

                                                    (ảnh: Internet)
                     


 Vương Tân nổi danh là 'thơ hay của 5 chữ'; hơn nhiều so với bút danh Hồ Nam, phê bình văn nghệ hoặc, viết về sinh hoạt văn nghệ, từ thời  tuần báo Đời Mới ( chỦ nhiệm Trần văn Ân / chủ bút thực thụ  Nguyễn Đức Quỳn( giấu mặt, giấu tên ) ở  Chợ Lớn ,  thập niên 50.' s .  

Một ngày trước khi qua đời, anh ta còn đòi 'hiếu tử', trưởng nam  luộc trứng gà luộc cho ăn; hôm sau ông bố đột tử.


  Ở Saigon chẳng một tờ báo loan tin, ở Mỹ có Chinh Nguyên,  Huệ Thu , Du Tử Lê... ; riêng trang chủ Gió- o.com đang tiếp tục phỏng vấn về sinh hoạt văn chương, báo chí  Sàigòn cũ trước 75.

- có nhiểu chi tiết  khá rõ ràng; nhưng đọc Hồ Nam tường thuật; tôi 'bổ ngửa' ; vì  anh 'phịa chuyện thật hơn cả sự thật' ! --chẳng hạn chuyện về nhà văn tiền chiến Nguyễn Đức Quỳnh, chủ soái Hàn Thuyên xưa, Đàm Trường Viễn Kiến nay; chẳng hạn; quả tay này có tài hư cấu siêu đẳng !? 

- Còn chuyện 'tự nhận là chủ bút nguyệt san Quê Hương' (chủ nhiệm Bức Đức Thịnh), hoặc thư ký toà soạn tạp chí Sáng tạo (chủ nhiệm Mai Thảo ) . Cả 2 tờ báo không có tên & chức vụ  Hồ Nam, Vương Tân, Lê Nguyên Ngư ..'.  'chủ bút Quê Hương '; hoặc ở Sáng Tạo,  là ' thư ký tòa soạn'). 

- về  học vấn thì  ' nhập nhằng';  ghi " học Luật Ở  Đại học Luật khoa Hà Nội" ( thực sự chỉ là  auditeur libre ghi danh học ' Năng
 Lực Luật' .)

-  với tôi; trò tiểu sảo kia chỉ để khoe khoang, lố bịch, buồn cười; kiểu 'cứ mặc áo thụng đen đi, thì sẽ được gọi là linh mục.' .( thật hay không chỉ đương sự biết; ngay cả đấng Christ, còn cả Christ giả ). 

Riêng tôi  khi viết bộ 'Lược sử văn nghệ Việt nam: 1900- 1956' gồm 4 tập -- thì;  tập 2 'Nhà văn kháng chiến chủ lực 1945 - 1950' -- ở bài 'Đặt đúng vấn đề văn nghệ kháng chiến', có ít dòng cuôi để cảm ơn Hồ Nam- Lê nguyên Ngư, đã  cho tôi mượn 'Tập Văn Cách Mạng & Kháng Chiến':  

" ... Nhận thức được tình trạng văn nghệ kháng chiến như vậy,  thì văn nghệ kháng chiến phải là sản phẩm chung của nền văn hoá dân tộc.  Sẽ phân tích theo ý nghĩa đó; lần lượt giới thiệu sáng tác chưa đựng tinh thần kháng chiến.  Có thể không đồng ý với Tố Hữu. qua bài thơ tôn sùng cá nhân, hầu đạt được mục đích chính trị, " Thương mình thương một thương ông thương mưới'.  'Ông' ở đây ám chỉ lãnh tụ tới cao Xô- viết, J. Staline.  Nhưng còn nhiều bài thơ khẩu khí, như ' Lao Bảo', 'Mã Chiếm Sơn' , ' Ba tiếng' ... là tác phẩm thơ giá trị của một thời đoạn lịch sử; ở giai đoạn tiền kháng chiến. 

 Trở  lại bình diện văn nghệ kháng chiến; nhiều sáng tác ghi lại hình tượng sống điển hình trong cuộc chống xâm lăng Tây thuộc (lần 2), như chiến đấu cho lịch sử dân tộc mỗi ngày mới hơn
.  
Tác phẩm văn nghệ kháng chiến Việtnam phải được coi như sáng tác giá trị, như trong 'La Patrie Se Fait Tous Les Jours' * ghi lại, phản ánh cuộc chiến đấu kháng chiến anh dũng của Pháp, vào giai đoạn 19939- 1945,  chống Phát- Xít Đức, Ý. 

Trong tập thơ văn này có tác phẩm của các nhà văn thơ chuyên nghiệp nổi danh + các chiến sĩ văn nghệ: Paul Éluard, Louis Aragon, Albert Camus, André Malraux, Mc. Jacob...

Chúng tôi coi tập sách này, cùng ý nghĩ, như Jean Paulhan + Dominique Aury sưu soạn; tất nhiên chưa thể đầy đủ được; nhưng tập sách nhỏ bé này sẽ được dùng làm tải liệu văn học; giúp cho những ai đến sau, viết lịch sử văn học; nhất là ở giai đoạn kháng chiến 1945- 1950 -- đó là 'Nhà văn kháng chiến chủ lực : 1945- 1950'. 

( tập 2 trong bộ' Lược sử văn nghệ Việt nam 1900- 1956   -- riêng tập 2 này thì cách viết khác với những tập 1, 3, và 4.) (TP chú thích)

-------------

*  tạm dịch 'Tổ quốc lớn dậy từng ngày'  của Jean Paulhan + Dominique Aury sưu soạn; nxb Les Editions de Minuit, Paris 1947

Tôi đã tóm dịch một số tác phẩ , in trong cuốn 'Tuyển thơ Kháng chiến Pháp 1939- 1945 ' ( Đại Nam Văn Hiến xuất bản, Sàigòn 1965 / TP chú thích).

Đa số truyện và thơ được trích lại từ 'Tập Văn Cách Mạng & Kháng Chiến'. 
 (Nxb Sự Thật, Hà Nội 1947.) 

Sở dĩ có được tư liệu văn học quý giá này, do Hồ Nam cung cấp vào cuối 1955--  bời, ông, là một trong những người vào Nam sau chót, trước chấm dứt hạn kỳ cho những ai muốn di cư vào  Nam. (31/8/ 1954)."  


 Nguyễn Thụy Long [1938- Sàigòn, 2009] , anh qua đời ở ấp Đông Ba- Phú Nhuận (nay, thuộc phường 7, quận Phú Nhuận) -- cũng may là, nhờ tiền được giải thưởng văn chương 5000 USD, do Viên Linh ở Mỹ trao tặng.

- căn nhà được xây lại rộng rãi,có nơi đặt quan tài cố văn sĩ Nguyễn Thụy Long thoáng mát; để anh em vă nghệ Saigon cũ tới viếng -- trong đó, có nhà văn Vương Tân- Hồ Nam từ Mỹ tho lên ; tiện dịp, Công an Tp. HCM ập vào bắt tại trận, đưa  khóa trái tay bằng  còng số 8," mời khéo"  chủ 'báo lậu Viễn Tượng' vào trại cải tạo . 

 - Hoàng Vũ Đông Sơn đến viếng bạn đem theo đâu đó khoảng 1 triệu đồng; đáp lại lần anh nằm ở Khoa Lão Bệnh viện Gia Định; Nguyễn Thụy Long đi xe lăn, lết lên lầu, thăm bạn  , rồi tặng lại một số tiền, đâu đó  cũng hàng triệu VND.




                                     Hoàng Vũ Đông Sơn
                          [i.e. Hoàng Ngọc Ấn 1939- Saigon, 2014]

                                       


 -và , 5 năm sau Nguyễn Thụy Long ra đi, tới lượt Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014] cũng vĩnh biệt đời, vợ, con, bạn bè văn chương vào 9 giờ sáng ngày 14/ 9/ 2014.

- nữ nhà báo tự do,  Hàm Anh( con gái cố nhà phê bình văn học Thượng Sỹ) tới bệnh viện cùng cô giáo hưu hạ Nguyễn Thị Thanh Phương (vợ Hoàng Vũ Đông Sơn), đưa xác thi sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn về Cư xá Thanh Đa lần cuối.



                                          nhà báo tự do
                             Nguyễn Thị Hàm Anh 1957-       ]

         
                                                    (ảnh: Internet)


Tôi cầm 100 USD của nhà báo, nhà văn Chinh Nguyên ở San José, nhờ chuyển cho gia đình cố thi văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn & lời phân ưu.


Nguyễn Đình Toàn  [1936-    ] tập tành viết lách từ Hànội trước 1954, chữ viết nắn nót, đẹp cách riêng biệt; dùng mực tím học trò, ký bút danh Tô Hà Vân ( Ái Mộ/ Gia Lâm) gửi bài đăng báo, cùng thời với văn sĩ Nhật Tiến , Dương Vy Long v.v ...  cho tới 1962 mới có tác phẩm đầu tay được Cơ sở Xuất bản Tự Do/ Phạm Việt Tuyền phát hành; cùng đợt xuất bản tác phẩm Vương Hồng Sển, sách tái bản Ngược giòng / Trần Đình Khải [ chủ bút 'Văn Nghệ Tập San'( chủ nhiệm Nguyễn Đăng Thục) phát hành ở Saigon 1954- 55]  v.v... 

 rồi nhà văn 'thổ huyết' Nguyễn Đình Toàn được giải thưởng văn chương Ngô Đình Diệm, như bạn văn đồng môn Nhật Tiến/  Thềm Hoang...

 -từ đó, chàng 'phất ' lên như cờ gặp gió.  Anh có một tài nữa,  viết lời giới thiệu nhạc tiền chiến, cho phát nhạc tiền chiến trên Đài Phát thanh; sau 1975 còn sáng tác một bài nhạc bất hủ , hình như mang ý nghĩa 'Saigon đã mất,  Gia Định thì còn''-- l, nhạc & thật xúc động!

 Ý Nhi, Trưởng chi nhánh Nxb Hội Nhà văn VN tại Tp. HCM rất hâm mộ văn chương Nguyễn Đình Toàn; lại được Lữ Quốc Văn mời dự tiệc vui khoản đãi bạn bè văn chương Saigon cũ--  chàng" chủ xị  Lữ Quốc Văn  bèn nêu tên, có mặt  Cung Trầm Tưởng, Giản Chi, Thảo Trường, Nguyễn Thụy Long, Doãn Quốc Sỹ, nhất là tác giả 'Áo mơ phai' Nguyễn Đình Toàn cũng hiện diện -- thế là Ý Nhi không thể không có ly do nào mà bỏ qua. ( sau tiệc, 2 người rủ nhau" đi chơi đêm", khiến bà vợ của Toàn" ghen  sôi máu"! 



                              - nhà văn Nguyễn Đình Toàn (trái) 
                                          -Thế Phong

                            (ảnh: -  chụp ở quán cà phê cóc 
                      trên đường Nguyễn Văn Lạc, Q. Bình Thạnh/Tp.HCM.)


hình như có một lần, tôi + Nguyễn Đình Toàn &  Ý Nhi đang ngồi ở quán cóc , gần  Chi nhánh Nhà xuất bản, cô thư ký Hà chạy ra, 'mời cô vào, có điện thoại' . 

 Ý Nhi bèn chuyển cái  túi xách tay  'của nàng cho chàng tác giả' Ao mơ phai' khư khư ôm vào lòng' -- tôi bèn đùa,"thế này thì tiên sư thằng cướp giật 'vô cùng khó ăn hàng' rồi !". 

 - cũng nên nghe thêm, Lê Duyên, nữ cựu biên tập viên Nxb Văn Nghệ Tp. HCM thủ thỉ,  

" .. em với Ý Nhi học chung lớp ở Đại Học Tổng Hợp (Hà nội), làm cùng nghề biên tập xuất bản;  ở Hà nội nó quen 'khá thân mật' với nhà văn, thuộc loại 'cây đa cây đề' Nguyễn Đình Thi; -- vào Sàigòn -- lại quen với một văn sĩ miền Nam, cũng Nguyễn ĐÌNH... em đố anh thêm đúng tên  nhà văn 'gạo cội' ấy đấy!  Bạn của em chỉ thân mật với người nam , có  phương danh NGUYỄN ĐÌNH .. ở cả  hai đầu Bắc ( trước 1975)  và ở miền  Nam thôi. ( sau 1975) ." 



                              Lê Duyên (phải) & Ý Nhi 

      
                                    ( ảnh: Lữ Quốc Văn) 


  Thế Phong trả lời,

 " này cô Lê Duyên; ở Sàigỏn có một tay viết sách khảo luận tiếng tăm, tên Nguyễn đình ĐẦU, học ở Phú Lang Sa về; nhưng 'cô bạn chúng ta' đã không biết, không quen, hẳn là không thể thân với ' tiên sinh Nguyễn Đình ĐẦU rồi' -- vậy thì, chữ cuối  'tên của nhà văn miền Nam ấy là Nguyễn ĐINH ĐÍT'.  (xin lỗi, hơi thô tục, không còn chữ đối xứng nào tốt hơn. ) 

Thảo Trường Trần Duy Hinh, cựu thiếu tá Cục An Ninh Quân đội Việt Nam Cộng Hoà -- một khi  lính tráng quân lực VNCH nghe lọt tai, cái tòa nhà mang số 6 Nguyễn BỈnh Khiêm (dành cho Lục Quân) - số 4, cũng Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho lính Không Quân -- là 'tè ra quần; vì đó là Cục An Ninh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.  

 Trần Duy Hinh sinh năm 1934, truyện ngắn đầu tiênNgười đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp;. được RP. Nguyễn Ngọc Lan dịch sang tiếng Tây 'La femme enceinte du Canal de Đồng Tháp'  (Le Crépuscule de la Violence,  Ed.Trình Bày, Saigon;   p. 21- 30)  bị kẹt lại ở Saigon, sau 30/4/ 75.

 có thể , Trần Duy Hinh là 'cải tạo viên có thành tích trên dưới 15 năm . suốt từ Nam ra Bắc' -về Sảigòn tạm trú tại đường Lê Hồng Phong nối dài (Quận 10), nó 'ới' tôi,

 " tao về rồi, muốn đi cà- phê, cà- pháo với mày." 

  Trước tiên, tôi đưa nó  đến hẻm đường Phạm Ngọc Thạch (cũ: đường Duy Tân, quận 3) ; nhà của giáo sư Nguyễn Văn Trung cho anh rể nó, cựu đại tá Lê Văn Thân, nguyên tỉnh trưởng Thừa Thiên- Huế ở nhờ ; chờ xuất cảnh.

 sau đó,  tôi với nó đi la cà khắp phố phường; đi  qua Khách sạn Duy Tân (trên đường Hai Bà Trưng, chỉ tay lên lầu cao,

 " mày nhớ là tao đã mời mày ngủ một đêm ở đấy chứ;  khi ấy chúng tao đều có phòng riêng tiếp khách nữ'; hệt trung tá  Nguyễn Quang Tuyến., quản đốc  đài Tiếng Nói Quân Đội, nó cũng có phòng ở đường Đồng Khánh B (nay Trần Hưng Đạo B) chỉ để tiếp các nữ ca sĩ hâm mộ.  Tay văn sĩ nổi danh này  có chức, có quyền, có tiền bạc rủng rỉnh, 'mắt voi ti hí  đào hoa ' hết xảy' !. 

  - xảy ra biến cố tháng 30/ tháng 4, tao mới thấy tiếc những ngàyvàng son  của một thời dĩ vãng. 

 - còn mày; sao không  xuất cảnh diện H.O? -- à, mày là hạ sĩ quan Không quân chỉ học tập 3 ngày tại chỗ; nhưng tao còn nhớ, mày từng là 'lecturer in politics' của Seminary Camp Vũng Tàu, do Tòa Đại sứ Mỹ thành lập- tại sao "thằng tác giả" sách  'The Ordeal of an American militiaman' --   không xin đi Mỹ  theo diện ấy nhỉ ? 

-và,  mày cũng từng  làm ' lơ xe' đập thùng thực thụ ?  không nhờ Giải phóng; sao mày có được kinh nghiêm xương máu của nghề 'lơ xe' nhỉ, sao mày không viết thiên hồi ký' có 1 không 2' này ?"  " 



 Sang Hoa Kỳ,  Thảo Trường bỏ tiền túi sách, có con đã trụ sẵn ở nước ngoài; công việc làm yên ổn; nuôi 'bố già cơm áo tận tình'; nhưng không thể 'bồi dưỡng tinh thần thanh thản'.  

 Vài năm sau,  Thảo Trường qua đời, như mọi  người, phải có một lần chết về thể xác .

 Tới nhà văn thơ CS  thứ 2 , Hoàng Tấn (còn ký bút danh Hồ Tăng Ấn). 

Tiểu sử in ở jaquette bià sau 'Nguyễn Bính, một vì sao sáng' ( Nxb Đồng Nai 1999), sinh 1920 ở Hà nội, chủ trương tạp chí' Bình Minh'  (1938-39). Cuối năm 1939, vào Sàigòn, làm thư ký tòa soạn báo 'Hạnh Phúc'. 'Ngày Mai' ;  sáng lập báo 'Cứu Quốc' (Nam Bộ) v.v... Tập kết ra Bắc, chủ nhiệm 'Tiếng Thơ'  Đài Tiếng Nói Việt Nam.  (Hà nội) .  Tác phẩm đã xuất bản : ' Cứu lấy quê hương'  (bút ký) , ' Mẹ cũng chết vì Tổ quốc ( truyện) v.v...



                               Nguyễn Bính một vì sao sáng

                          (Nxb Đồng Nai cấp phép năm 1988 
-                  - sách liên kết, do Thế Phong  bỏ tiền in,  phát hành.)


-năm 1999; xuất bản' Nguyễn Bính một vì sao sáng', Nxb Đồng Nai cấp phép (1999) , sách liên kết,  do Thế Phong bỏ tiền in, tự phát hành; được cựu linh mục, văn sĩ Nguyễn Ngọc Lan giới thiệu với chủ nhà sách tư nhân Nguyễn Thị Chiên  (nguyên Cửa hàng  trưởng Nhà sách Saigonmua 100 cuốn,  trừ 30%, trả tiền mặt;  gần đủ vốn  in .
 
(sách phát hành, bán ế ; tác giả không nhận nhuận bút, chỉ yêu cầu nhận 50 quyển để tặng bạn bè.)




                                   -   Lý Văn Sâm (trái) 
                                  -   Thế Phong

                                    (ảnh 1995 : Bùi Quang Huy )
                                                                                 



                                    Kòn Trô /  Lý Văn Sâm 

                                (Nxb Văn Nghệ Tp. HCM cấp phép -
                                 sách liên kết,  Thế Phong  bỏ tiền in ấn, 
                      - Đào Minh, Nhà sách Văn Nghệ Tp. HCM  phát hành 


    Một lần, tôi chở văn sĩ Lý văn Sâm [1921- 2000] tới cư xá Thanh Đa (phòng 301-- lúc này bà Nguyễn Thị  Xuân Trâm, kết nghĩa vợ chồng với Hồ Tăng Ấn, đã qua đời); Lý Văn Sâm kêu là không thể leo lên lầu 3,

 " anh lên gọi nó xuống đây;  nó không có bà Xuân Trâm thì chẳng có 'chỗ ăn, chỗ ngủ' . Sau 30/4/ 75,nó  tự ý vào Sàigòn, lấy đâu ra vụ nhà nước cấp nhà, lại chưa muốn nhận; 'bốc phét' , nào là Thành ủy chỉ thị cấp một biệt thự cho một cán bộ tiền kháng chiến, sáng lập viên Hội Nhà văn VN từ 1957, biên tập Đài Phát Thanh 'Tiếng Nói Việt Nam' ... 
mà chưa nhận đấy thôi. 

- nó cầm tinh' con bú dù' (năm Canh Thân/ 1920) nhát thấy mẹ, hay ' mượn oai hùm, rung cây; nhát khỉ' đấy thôi.

 -cũng như nhà cách mạng lớn Tố Hữu,  cũng cầm tinh con Khỉ,  đầy quyền lực, hét ra lửa, mửa ra khói; 'thơ cách mạng  bốc cao lên tận trời xanh'; " 'cóc ngán" thằng nào, trừ  'hũ mắm tôm treo lủng lẳng trên đầu mà thôi !!!."

 Khi Hoàng  Tấn qua đời vào 16/ 5/2003, có một cái bàn tròn & mươi chiếc ghế đẩu bày ở hàng hiên trước căn  phòng301-- đại diện Hội Nhà Văn Tp. HCM , trưởng đoàn là Nguyễn Bính- Hồng Cầu (con gái Nguyễn Bính) & chủ Nhà sách Khai Trí & Ý Nhi & Hoàng Vũ Đông Sơn & Thế Phong & vài người khác nữa đến viếng .
 
  Thế Phong
  SAIGON, 21 MARCH, 2016.





                                                              -
                                             

                        nhạc sĩ Lê Hoàng Long [1928-    ]  ( giữa) 
                                               - Thế Phong ( trái)
                                     -   nhà văn Thanh Thương Hoàng
                                         ( hiện sống & viết ở  San José)


                         ---------------- ----------------------------
                         - bài tu chính  ( đăng lại : 26/04/ 2022)
                        -----------------------------------------------

                                                     
                                                                              

   

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ