Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

' nhật ký ngày thứ 2 trung tuần tháng 6 ... "/ Thế Phong -- Virgil Gheorghiu ( 14/ 06/ 2015) -- (bài đăng lại: Feb., 22/ 2022 )

 


THỨ BA, 16 THÁNG 6, 2015

nhật ký ngày thứ 2 trung tuần tháng 6 ... / Thế phong

nhật ký ngày thứ 2 trung tuần tháng 6
 thế phong


                       nhật ký ngày thứ 2 trung tuần tháng 6 ...
                       ------------------------------------------------------------------
                                                        Thế phong

                                Thế Phong ( trái) + nhà làm phim Lawrence Johnson

                                        (Michael Abadie chụp tại phòng khách nhà TP.)




                  June 15, 2015

Tiếng động từ mái tôn nhà bên cạnh làm tôi thức giấc.  Đã từ lâu chú tiểu hổ vào thời kỳ động đực, vừa chạy ầm ầm vừa 'ngoao ngoao' tìm  cô mèo cái, không cỏn nữa!  Có thể, chú đã bị thợ săn bắt bán cho tiệm ăn?   Chẳng cần tìm hiểu tiếng động từ đâu vang tới; nhìn đồng hồ đeo tay dạ quang: 3 giờ 30 sáng. Như mọi lần, khó có thể dụ giấc- ngủ- vùi trở lại.

 Vớ ngay ly nước trà xanh nấu từ tối qua, đưa lên miệng 'ực' một hơi gân cạn; rồi vào phòng 'toa lét' đi vệ sinh. Xong, rửa tay bằng xa-bông sát khuẩn, xúc miệng bằng Listerine mầu hồng citrus thật dễ chịu. 

  Lên lầu 2, mớ tủ lạnh lấy khoảng 10 trái ớt , bẻ một mẩu cà-rốt, trở xuống lầu 1, mở cửa ra hiên - chú két thức dậy từ bao giờ, lên tiếng 'két két' - như đòi ăn giấc sớm.  Thò tay vào lồng lấy chiếc 'coóng' đựng thức ăn , chú két đưa mỏ ra gặm nhè nhẹ ngón tay chỏ chủ nhân, như thể chào mừng; khác hẳn khi chú giận, chú  gặm thật đau -- chủ  tức quá vỗ mạnh vào đầu chú; thế là chú giận, đưa mỏ di chuyển lên nóc lồng.  

Tôi nuôi chú két từ lúc mọc chưa đủ lông, chiếc mỏ đỏ đắt giá gấp 2 lần tiền với chú két mỏ đen.  Tôi bón cho chú ăn khoảng 1 tuần lễ,  chú đã biết tự ăn thức ăn tổng hợp: gạo lức + thóc + 1/2 trái chuối cau nghiền nát + 5, 6 trái ớt hiểm.  Đưa'coóng' thức ăn vào, chú lấy mỏ quặp  giữ chặt, sau đó gặm nhè nhẹ ngón tay chỏ chủ như mọi lần, rất âu yếm.   Trời nóng bức, tắm buổi sáng cho chú két, bằng vòi sịt nước tưới cây, rất nhẹ tay. 


                                                                  "...tôi nuôi chú két từ lúc cưa mọc lông ...
                                                                       -- và mới đây thôi-  
                                   " con két biết nó'nhà có khách' rồi đấy  "- vợ tôi nói vậy


Vợ 'ói' ăn sáng, xôi gấc, hoặc xôi vò -- bữa nay khỏi phải đi ăn sáng;; rồi  uống 6 viên thuốc, dầu cá + ocuvite, amplodin 5 mgr +  Calcium + Centrum + calci D -- mặc quần áo tới quán cà-phê quen thuộc, góc Trần quý Cáp + Nơ trang Lơng.  Ngồi vào bàn số 5., thay kính râm bằng kính cận đa tròng, một lý nước trà nóng đưa ra bàn trước, trong khi chờ đợi ly cà- phê phin đen giỏ từng giọt xuống cốc.

  Nếu đến quán Rainbow, từ khoảng 8 giờ 30 hoặc 8 giờ 45 sáng, nhìn thẳng sang bên kia đường, một cô giúp viêc nhà, cầm chiếc khăn cửa kính lầu 1, đến trễ hơn gặp cô lên lầu 2.  Thoắt;, cô đóng cửa đi vào-- thì tôi bắt đầu đưa mắt nhìn xa hơn, phía chân trời -- cứ 5, 6,  7 phút, lại có  một chiếc máy bay thả bánh, hướng về sân bay Tân sơn nhất đáp.

  Tôi thích đếm những chiếc máy bay dân sự khổng lồ này, để lại nhớ thập niên 60 thế kỷ trước, ở căn nhà thuê ở Rạch dừa-Vũng tàu-  mỗi sáng khoảng 4, 5 chục chiếc trực thăng HU1B từ sân bay trực thăng Vũng tàu cất cánh đi hành quân. Mỗi ngày như thế, dân quê sẽ là nạn nhân nhiều hơn Việt cộng, đối thủ của lính Mỹ giúp quân đội Cộng hòa bình định đất nước Việt. 

 Hồi ấy, 1966, tôi mới lập gia đình, thuê một nửa nhà gồm 2 phòng + bếp của anh chị Ninh, một cảnh sát viên làm ở Trung tâm huấn luyện cảnh sát Rach dừa.  Có một buổi  sáng,  ngủ trưa dậy, sửa soạn đến Trại Seminary đi làm -- một cô bé khoảng 17 tuổi đến gõ cửa. Nhìn ra, một khách không quen, tôi nhờ vợ tôi ra tiếp.  Người khách nói với tôi, " đây có phải là nhà ông Thế Phong?" . Vợ tôi gật đầu, hồi ấy mới cưới nhau ở Dalat, vợ ở tuổi 29, nhưng bề ngoài rất trẻ, đoán tuổi; chừng 25.  Da trắng, khuôn mặt chữ điền, đôi mắt to đen láy, trên đầu cài chiếc ru-băngđỏ , đối diện khách lạ, " chị có phải vợ ông ấy?" . Giọng thiếu nữ nói giọng Nam  êm dịu,ngọt ngào;  sắc vóc mặn mà -- vợ tôi gật đầu , rồi 'ới' tôi ra tiếp cô ấy

                                     "da trắng, khuôn mặt  chữ điền, đôi mắt to đen láy....
                                                             ở tuổi 29 khi lập gia đình  với tôi "  

                                                                 (ảnh: Nguyễn Hoàng Khôi
                                                                             ( Harvesr Dalat)


 Tôi đành phải ra , câu đầu tiên người khách nữ xưng tên , bộc bạch lý do, " em tên Nữ, ở Bà rịa.  Sở dĩ em biết địa chỉ ông, nhờ  cô bạn ở Cát lở bán thuốc lá cho ông, chỉ cho biết địa chỉ nhà. Em biết ông, vì đã đọc 'Nửa đường đi xuống'," 

 Tôi gật đầu, quay sang nói với vợ tôi, "  em tiếp chuyện cô Nữ giùm  nhé, phải đến sở làm rồi. " -- và, quay sang cô khách, tên Nữ, " cô ở nhà nói chuyện với vợ tôi, tôi đi họp xong, vế sớm tiếp chuyện cô, như thế  có ổn không? " --" em biết anh chị mới lập gia đình, chị là người Dalat ; anh cứ đi  họp đi, em sẽ đợi."  -- cô Nữ trả lời. 

Trên đường tới sở,  nỗi thắc mắc trong đầu tôi càng lớn hơn.  Tại sao cô bé một mình dám tới nhà người đàn ông mới lập gia đình, không e dè, ngại ngùng, còn ung dung  là khác. Chỉ có đặc công nữ mới dám làm vậy. Tôi là một tác giả có khá nhiều tiểu thuyết xuất bản, được liệt vào loại 'nhà văn chống cộng' ; nay là gỉang viên chính trị  Trung tâm Xây dựng nông thôn,  tòa đại sứ Mỹ tài trợ.   Mặt trận giải phóng miền Nam đã 6 tuổi đời, hoạt động chống Mỹ, chống Việt nam Cộng hòa dữ dội, tôi lại cần phải cảnh giác nhiều hơn. Họp xong, tôi về nhà ngay, từ Seminaryvề Rạch dừa khoảng  vai phút đi xe gắn máy. Gần tới nhà, gặp chị chủ nhà,vẫy tôi , cười cười, nói nhỏ, " tôi nghe lóm chuyện cô ấy nói chuyện  rồi; chú phải coi chừng.. Các cô bây giờ bạo thật, dám đến nhà đàn ông có vợ mà không sợ bị ghen tuông sao?"

Về tới nhà, thấy khách còn nói chuyện vơi vợ, tôi quay đầu xe, ra bãi biển Vũng tàu. Tôi chắc chắn vợ tôi sẽ có cách giải quyết. Bước chân vào quán Au Cyrnosquen thuộc, tôi gọi ca-phê, nhìn ra  biển xanh bát ngát.

                                               
                                                                   Michael  Abadie  phải), 
                                                        "  tay thông  dịch tiếng Việt rất cừ khôi...."

                                                                                        (ảnh: TP)

Nhìn đồng hồ gần 11 giơ 30, tôi trở về nhà đúng hẹn 12 giờ , nhà làm phim  Johnson và Michael  tơi thăm. Tay thông dịch viên tiếng viết rất cừ,  ngoài tiếng lóng ra ,còn  chơi trò' chơi chữ đảo ngữ'.-- Johnson bảo, " he uses Vietnamese English slang, upside down".   Hy vọng lần này, Johnson sẽ đem theo cuốn  The Ordeal of an American militiaman  cho tôi -- mà dịch giả Đàm xuân Cận rất cần có --   revise, xong, cho tái bản ở Úc.  Cornell University Libraries còn sưu tập được một sô tác phẩm inmimeographed, đã dịch sang anh ngữ :  A Brief Glimpse at the Vietnamese literary : 1900-- 1956 -- South Vietnam, the Baby in the arms of the American nurse --Thephong by Thephong:; the writer, the work & the life- autobiography , v.v...

( cảm ơn nhà làm phim Larry  Johnson đã tặng lại những tác phẩm Anh ngữ ấy --bản dịch Đàm Xuân Cận.) 





Tôi đi dân vệ Mỹ / Đinh Bạch Dân 

The Ordeal of an American Militiaman 
translated by Dam Xuan Can

 (bản tái bản đổi tựa)

                                               một số tác phẩm Thế Phong trong  thư viện 
                          Cornell Univeristy Libraries(  Southeast Asia Catalog)

                                    kể cả TÔI ĐI DÂN VỆ MỸ ký ĐINH BẠCH DÂN
                                                      được xếp  chung tác giả THẾ PHONG.
                                                                   

Tôi nhở bản tiếng việt Tôi đi dân vệ Mỹ, ký bút danh Đinh bạch Dân xuất bản 1967, bản anh ngữ tái bản năm 1970 -- vậy mà Cornell Universitlày Library biết tỏng  của ai --, xếp hạng vào chung tác giả Thế Phong -- hệt như bút danh khác của tôi,  Đường bá Bổn.  Có một lần, tác giả Nguyễn hiến Lê đọc bài điểm sách , lên án Hoàng trọng Miên sao chép trọn bộ Lược khảo về thần thoại/ Nguyễn đổng Chi -- đưa vào Việt nam văn học toàn thư, ký tên Hoàng Trọng Miên ( xuất bản sau 3 năm so vớiLược khảo về thần thoại Việt nam)  . Cuốn sách ' đạo văn' vẫn  chiếm giải nhất biên khảo Giải thưởng văn chương Tổng thống Việt nam Cộng hòa [Ngô đình Diệm.] 

 Ông Nguyễn hiến Lê hỏi tôi, " sao anh lại lấy bút danh Đường Bá Bổn? ngoài việc báo chí mách lẻo' Đường Bá Bổn nói ngược, vì  Thế Phong rất si mê đàn bà, không chỉ một, mà từ 2 , 3, 4 bà  trở lên  -- nên đúng là  ' đường bốn bả (bà). "--  có gì đâu, anh cùng ông Giản Chi là soạn giả lịch sử triết học Trung hoa, hẳn 2 vị còn nhớ  Đường Bá Hổ tự Dần có 6 ngón tay.  Rất đam mê đàn bà, như tôi bây giờ, kể cả bàn tay phải, ngón cái có 2 nhánh ( 6 ngón)  -- vậy nên,  dùng bút danh Đường Bá Bổn." - tôi trả lời.

                                               Nguyễn Hiến Lê  [1912- 1984] 
                                                               ( thắt cà-vạt)

                                                              (ảnh: Internet)


                                        "... bàn tay phải TP , ngón cái có 2 nhánh, ..."
                                    (ảnh chụp TP ngồi uống cà phê ở Yên  Bái  (10-2006)

Về nhà, sớm 10 phút, tôi lên sân thượng cho chú gà trống ăn thóc -- nhớ lại hôm gặp chú trống bị nhốt trong chiếc lồng sắt nhỏ,  đôi giò cáo, chú rất vất vả  xoay chuyển tư thế. Thấy vậy,, tôi muốn mua ngay, ở sân thượng tôi sẵn một chuồng gà rất rộng hiện bỏ trống. Tôi thả chú gà ra, cặp giò lâu ngày gò bó,  đứng dậy ngả nghiêng, vỗ cánh, rồi  khuỵu xuống. Chỉ vài tác động nhỏ, chú  đứng dậy được ngay, vỗ cánh gáy, ăn thóc,  cô đơn,  'cục cục' gọi  mái.  Có một sáng sớm, tôi lên , gặp xác một chim sẻ bị chú xé nát, mổ ăn thịt ngon lành--  chẳng may, có một chú sẻ vào ăn thóc, bị chú gà trống cao giò mổ chết,  xé xác, ăn thịt sống.   Một sớm  khác, tôi gặp một chú chuột con, cũng  bị chú gà trống xe xác, ăn thịt ngon lành. 

    "... con gà  trống tinh quái của ông ngoại đó , bà ngoại ơi. 
 nó từng xé xác chim sẻ ăn thịt, kể cả mấy chú chuột con...  "- lời  Bảo Nghi .



- ...vẫn là "con gà trống tinh quái..." ấy, 
  mấy năm sau  hiền khô;  mắt rất sáng ,  cựa đã rất dài
nhưng vẫn  thích " ăn thua đủ" 
với chú trống tre  tới gần.  




                                               -   chú gà trống Đông Tảo
                                            mua lúc chú   bằng nắm tay, nay  đã lớn,
                             chú  rất  thích kèn cựa với " con gà trống tinh quá  'đàn anh'  ".

                                      
                                                                                   
                                     

                                                        một chú két khác được nuôi trên sân  thượng,
                               bạn độc nhất  của ' chú gà trống tinh quái'.

 Cứ một chiếu thứ sáu hàng tuần -- , 2 cháu ngoại ,con gái vợ chồng Hà+ Như, theo bà ngoại lên sân thượng -- lần này,   Bảo Nghi  thấy chú gà trống đáng xé xác một chim sẻ khác,chú gà vừa ăn, vừa 'cục cục' gọi  mái sẻ chia mồi ăn .  Bảo Nghi rỉ rả với bà ngoại , khen chú gà trống,  không chỉ ăn xương đồng loại, còn xé thịt chim sẻ, đúng là 'con gà tinh quái của ông ngoại đó, bà ngoại ơi. Gà ăn thịt gà là'gà qué'; chó ăn thịt chó là' chó má', mèo ăn thịt mèo là 'mèo mả',  người xử tệ với người là ' người-ngợm';  có phải vậy không ngoại ?".

 Tôi định hỏi cô bé Bảo Nghi, ở lớp 8, cháu có thuộc thành phần 'giỏi văn' không ? 


                                                  Bảo Nghi + Tố Nghi lúc  nhỏ
                                                             (ảnh: Thục Khê)


                               -   Bảo  Nghi (trái) lớp 8, & Tố Nghi (lớp 7)
                                           " cứ mỗi chiều thứ sáu hàng tuần,
                                                  theo bà ngoại lên sân thượng  xem gà...                                        


Lại nghe tiếng vợ gọi từ dưới nhà vọng lên, chắc 2 vị khách đã tới rồi, rất là 'on time'.  Gặp Lawrence Johnson, tôi xiết tay chặt;  vậy là đã 2 năm, anh  mới  trở lại Saigon.  Michael  cầm máy ảnh hướng về Johnson và tôi, bấm liền mấy ' pô'-- chúng tôi  tró chuyện ít phút; rồi  Michael lên tiếng , 'Johnson mời đi ăn trưa, ởRestaurant  No Name,"  cuisinier francais, prix modére-- mấy năm trước chúng tôi thưởng thức bữa ăn trước Giáng sinh 2013 vài hôm). 

Nhớ 2 người bạn Mỹ cùng đi với Johnson,bữa nay không có mặt.  Anh chàng John nhạc sĩ  kiêm họa sĩ đồ họa, người Mỹ nhỏ thó như người Việt, còn chàng quay phim Gerry tuổi hơn 60,  không ăn bữa trưa, chỉ uống 1 ly cà phê đen .( chàng ta chỉ ăn 1 bữa/ ngày).-- Michael trả lời ngay, Gerry và cô vợ, tên Tiên, đã vế Hoa Kỳ, không còn ở quận 8 nữa  -- còn chàng John nhạc sĩ, bận cùng ban nhạc trình diễn ở Mỹ không cùng sang Saigon lần này  --  Johnson cho biết vậy

Bữa ăn trưa ngon miệng, mỗi người gọi một món, thêm một món khai vị-- riêng Michael gọi một chén súp nhẹ -- vì anh bị  cao huyết áp, vẫn uống 3 viên Amplodin/ ngày . Ăn xong, tôi đưa ý kiến, nếu qúi vị đồng ý, xin mời đi bộ qua cầu Trần khánh Dư, sang khu Rạch Miễu quý tộc,  uống cà- phê  ở Starbucks Coffee.  

Trời nắng chang hang, vợ tôi về nhà trước,  tôi hướng 2 vị khách sang Rạch Miễu, đường Hoa lan.  Tôi gọi  Rách Miễu,là  khu qúy tộc, bởi, nhà cửa rất đẹp mọc lên từ cánh đồng ruộng phường 2 quận Phú nhuận.   Còn nhớ, thời ký ấy nhà văn Sơn Nam được một vị lãnh đạo hỏi ý, nếu  muốn , sẽ cấp cho một miếng đất. Nhà văn ' nằm vùng '  được cho nền đất , thì lấy đâu tiền xây cấ t-- thôi thì, vẫn giữ nguyên ý kiến, bằng lòng nhận một căn nhà ở khu chung cư trên đường Đinh tiên Hoàng, phường 3, quận Bình thạnh , cho vơ con có chỗ chui vào, chui ra.  Được một ít lâu,  báo chí đăng ' nhà văn đồng quê Nam bộ' bỏ nhà ra đi, lên khu Cầu Hàng quận Gò Vấp ,sống với 'một nàng bán cà-phê -- còn chàng ta, cứ  đều đều mỗi sáng lội bộ đến Nhà Truyền thống Gò vấp uống 'ly cà-phê đen nhỏ' nhìn ngắm cuộc đời.   Bà vợ lớn goi chồng về 'không đặng' --   trên màn hình HTV7, thấy dung nhan ông nhà văn Nam bộ, được 'bà lớn cho in chân dung ảnh và có lời kêu gọi chồng 'hồi chánh'. 

Từ lầu 1 Starbucks Coffee, nhìn ra ngoài hành lang, tôi và Johnson uống cà phê nóng, riêng Michael uống sữa. Tay thông ngôn tiếng viết cừ khôi này lại đưa máyCanon lên bấm vài 'pô' -- Johnson đưa tay trài quàng vai tôi, ngồi trên ghế bành. Michael cho tôi biết,  " My đưa 3 triệu 500 ngàn quân sang tham chiến ở Việt nam , khi rút quân về, chỉ còn khoảng 800 ngàn sống sót. ." -

 Johnson cho biết mới từ Malaysia qua, anh đước mời sang dạy quay phim cho một trường đại học nào đó --   họ biết tiểu sử, tác phẩm nhà làm phim Lawrence Johnson , chỉ cần vào Google. search,  biết được thành tích nhà làm phim kỳ cựu nổi tiếng -- từng là cựu GI sang Việt nam chiến đấu. 

                                          Lawrence Johnson từng là cựu GI 
                             sang Việt nam chiến đấu  ( thập niê n 60' s )
 
                                                       (ảnh: Internet)


Lần này, chúng tôi chuyện trò rôm rả, cởi mở hơn, những lần trước :  phỏng vấn, quay hình--  Johnson cho biết chiều hôm sau, anh trở về Oregon -- và, 2 năm nữa, cò thể gặp nhau ở Oregon, khi nhà làm phim  trình chiếu phim anh thực hiện ở Việt nam.Trước khi chia tay, Michael trao tặng tôi một hộp  giấy vuông, đựng chiếc ly có hình cô đầm Mỹ, trên đầu đội vương miện,mang  logo  Starbucks Coffee, 

" Cảm ơn Michael, mỗi sáng cầm ly cà phê đưa lên miệng,  lại nhớ anh chàng  Mỹ, quê New Jersey, có vợ việt, ở một chung cư nào đó thuộc quận Bình thạnh -- lần đầu gặp -- hỏi  'anh chị được mấy cháu?'. --  mặt tỉnh queo, trả lời dẻo quẹo,' chúng tôi có  3 ... con... (ngưng một tí)  con chó.' "
  

    THẾ PHONG
     June 16, 2015.

                             





                    

                                             bài tu chỉnh (Feb., 22/ 2022 )

        

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ