Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

đọc thêm : " nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần : " nêm tin tác phẩm hơn là tin nhà văn "/ Nguyễn Ngọc Thuần [ 1972 - ] (tphcm) -- nguồn : tuổi trẻ online (tphcm)

 

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần: "Nên tin tác phẩm, hơn là tin nhà văn"

07/07/2009 08:59 GMT+7

AT - 1/ Trần Duy Phong (162A/6 Trần Hưng Đạo, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ):


BqbGuyOG.jpg
AT - 1/ Trần Duy Phong (162A/6 Trần Hưng Đạo, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ):

* Anh nghĩ sao về câu "văn mình vợ người", có khi nào anh "chê văn mình" mà "khen vợ người" hay không? Tại sao?

- Anh vẫn khen những người viết xung quanh đó chứ. Nhưng văn mình là của mình, không thể vì khen mà mình hay hơn, hoặc vì chê mà mình dở đi. Hay dở là vì mình, không vì ai hết.

* Hiện nay anh vừa là họa sĩ vừa là văn sĩ. Có bao giờ anh gặp: trong văn có họa hay trong họa có văn bao giờ chưa? Nếu có thì anh làm sao?

- Trong văn có họa là rất chính xác. Họa này là... tai họa đó bạn. Bạn thử tưởng tượng xem, lúc đang viết văn thì muốn vẽ, lúc đang vẽ thì muốn viết văn, thế có đại họa không?

2/ Nguyễn Thị Bảy (Chi nhánh điện Thăng Bình, Quảng Nam):

* Cuộc sống là muôn màu muôn vẻ cùng bao ý nghĩa huyền bí của nó. Và trong cuộc sống này "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Chắc có lẽ vì thế nên anh chọn nghề họa, cái nghề vừa cống hiến sắc màu cho cuộc sống, vừa được khám phá vẻ đẹp bên trong huyền bí kia? Nếu sống đẹp là một nghệ thuật sống, thì tôi cho rằng việc sống để tô điểm cho đời cũng là một trong những nghệ thuật sống đẹp đó, còn với cái đẹp nó luôn đến từ những điều giản dị nhất. Và anh đã sống như thế nào để đạt điều đó với nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng là ban phát cái đẹp đến với trái tim, tâm hồn độc giả?

- Thú thật một điều là tôi không được trong sáng như em nghĩ. Tôi cũng không có khả năng đem cái đẹp đến cho ai hết. Bởi vì, nếu bạn là người vô cảm với cái đẹp, vô cảm với những điều thiêng liêng thì không một nhà văn nào có thể giúp bạn cảm nhận điều đó được. Những người đọc chia sẻ với cuốn sách của tôi, sâu xa mà nói, chính là họ đang chia sẻ chính bản thân họ với tôi hơn là tôi chia sẻ với họ.

Cứ cái gì tương đồng thì kết lại, cái gì khác biệt thì chia rẽ. Đó chính là lý do tôi viết đoạn này trong Chuyện tào lao: "Người ta có thể cảm nhận được nỗi đau trong im lặng. Người ta có thể rất buồn, tim rất quặn đau mà không vì điều gì rõ ràng. Cũng như trong một ngày rất đỗi bình thường như hôm nay vẫn có thể làm tổn thương những gì im lìm thuộc về trước đó”.

3/ Chu Thị Thái Hòa (Lớp 10A5 Trường THPT Lương Thế Vinh, Bình Thuận):

* Cháu cũng ở Bình Thuận nè, đồng hương với chú. Cảm hứng sáng tác của Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và Một thiên nằm mộng có phải lấy từ tuổi thơ của chú?

- Đó là tuổi thơ của rất nhiều người bạn cộng lại. Hồi nhỏ ở Hàm Tân chú có một người bạn rất thân tên là Trung. Lúc trước thì ở chung xóm, nhưng sau đó nhà Trung dời đi cách ba cây số. Hằng tuần Trung đều trốn nhà qua nhà chú chơi vì ở nhà thì phải cuốc mía. Mỗi lần Trung sang chơi đều vác cho một cây mía Tây, còn nguyên cả ngọn.

Sau rất nhiều năm chú vẫn nhớ mãi hình ảnh đó, một thằng nhóc đến thăm bạn vác theo một món quà, đứng từ xa nhìn cứ tưởng chừng như nó đang vác trên vai một ngọn cờ. Trung chính là nguyên mẫu của Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Sau này trong một lần về quê hỏi "Thằng Trung bây giờ sao rồi má?", bà má thở dài nói: "Hôm bữa má gặp thằng Trung, nó nói bây giờ đã là lâm tặc rồi. Mà nó nói thiệt đó con ơi"...

4/ Dương Thị Thắm (Lớp 2A - khoa giáo dục tiểu học - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (thienthan_hanhphuc53@yahoo.com):

* Con thấy lối viết văn của chú vừa tâm lý lại vừa trẻ trung, hài hước. Nhưng nhìn trong mấy bức ảnh con thấy mặt chú không cười, hơi nghiêm nghị và lạnh lùng. Chú nghĩ sao về điều này? Giữa tính cách của một nhà văn và phong cách của một tác phẩm có liên quan với nhau như thế nào hả chú? Trong tương lai chú có dự định viết một tác phẩm nào dành cho thiếu nhi?

- "Nghiêm nghị và lạnh lùng". Bởi rất may là cháu chưa thấy chú cười. Biết đâu lúc đó lại nói thôi chú cứ "nghiêm nghị và lạnh lùng" giùm cháu lại tốt hơn cho chú. Văn là người. Nhưng nhiều khi văn cũng không phải là người. Trong kinh thánh có câu thế này: "Phúc cho kẻ nào không thấy mà tin". Thấy mà tin là chuyện thường. Không thấy mà tin thì mới là phúc cho kẻ đó. Nên tin tác phẩm, điều đó sẽ tốt hơn là tin nhà văn. Chú già rồi, sẽ không viết cho thiếu nhi nữa.

5/ Tô Sáng (alodn158@gmail.com):

* Được biết chú là dân tốt nghiệp mỹ thuật, cơ duyên nào khiến chú trở thành nhà văn?

- Nói thật đó là lúc chú đang rất đói. Tâm hồn con người dễ bị tổn thương hoặc mủi lòng vào lúc đói. Những lúc no, người ta dễ vô cảm hơn, khó trở thành nhà văn hơn.

* Chú đã từng nói "Tôi là dân mỹ thuật, nếu viết không đẹp thì thà đừng viết". Chú nghĩ gì về " viết đẹp" và đẹp của văn chương có gì khác với đẹp của mỹ thuật?

- Đã là cái đẹp thì văn chương, điện ảnh hay hội họa đều giống nhau. Nhưng cũng không có cái gì đỏng đảnh hơn cái đẹp bởi vì nó thay đổi theo thời gian. Nên, nếu cháu có một dung nhan giống như chú thì cũng đừng lấy đó làm buồn, vì biết đâu ngày mai chuẩn mực của cái đẹp lại đổi khác thì sao nào?

6/ Trần Kim Sáng (ĐH Mỹ thuật TP.HCM):

* Anh thường minh họa trên báo Tuổi Trẻ, anh có sáng tác tranh và có ý định triển lãm tranh?

- Đương nhiên là có. Bởi không thể bỏ tám năm học tại trường mỹ thuật lại không một lần thử làm gì.

* Hội họa có ảnh hưởng đến văn phong của anh và ngược lại?

- Có thể bạn không tin, nhưng điện ảnh mới là nơi tác động đến văn chương của tôi. Hình ảnh bao giờ cũng dạy con người ta nhiều hơn là chữ nghĩa. Trong khi đó, điện ảnh vừa hình, vừa thoại, vừa âm nhạc. Quá nhiều thứ tuyệt vời.

7/ Nguyễn Lê Hùng (Trường Sân khấu điện ảnh TP.HCM):

* Đọc báo được biết anh đã viết xong một kịch bản phim và dự định sẽ làm đạo diễn phim của mình. Anh có thể "bật mí” đôi chút về công việc này?

- Đó là mơ ước xa xỉ của tôi. Hi vọng là không còn gì thay đổi nữa, thì chậm nhất sẽ là sang năm ra cái phim đầu tay. Còn nếu thay đổi miết thì đành chờ "kiếp sau" vậy.

8/ Phạm Lan Hương (Ngữ văn, ĐH KHXH&NV TP.HCM):

* Theo anh, khi viết văn, cách viết mới lạ và cốt truyện mới lạ, điều nào quan trọng hơn?

- Cách viết quan trọng hơn câu chuyện. Bạn thử viết một câu chuyện chả có chuyện gì nhưng người ta vẫn phải đọc xem, điều đó khó vô cùng. Còn một câu chuyện quá hay, viết dở một chút cũng chả sao. Nhưng cách viết hay câu chuyện vẫn không qua tài hoa. Nếu bạn là người viết tài hoa thì bạn chẳng cần phải bận tâm hai điều trên.

h5gUGM2a.jpg

Áo Trắng số 12 (ra ngày 1-7-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

AT 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ