Nguyễn Nhật Ánh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
 Nguyễn Nhật Ánh
Nguyen Nhat Anh.jpg
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Thông tin cá nhân
SinhNguyễn Nhật Ánh
7 tháng 5, 1955 (66 tuổi)
Bình QuếThăng BìnhQuảng NamViệt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpNhà văn
Lĩnh vựcVăn học
Sự nghiệp văn học
Bút danhNguyễn Nhật Ánh
Năm hoạt động1985 - nay
Thể loạiTiểu thuyết văn học lứa tuổi thanh thiếu niên
Giải thưởng
Giải thưởng văn học ASEAN 2010

Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955)[1] là một nhà văn Việt Nam. Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi trẻ, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.

Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,...

Cuộc đời và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học tại các trường THPT Tiểu LaTHPT chuyên ban Trần Cao Vân và THCS Phan Châu Trinh. Từ năm 1973, ông chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng tham gia Thanh niên xung phong, dạy học môn Văn tại trường THCS Bình Tây (Quận 6) từ năm 1983-1985.

Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984, in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1984)[2]. Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối của ông được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội Nhà Văn Việt Nam trao giải thưởng. Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam.

Năm 2004, Nhật Ánh ký hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 4 phần mang tên Chuyện xứ Lang Biang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy...[3]

Sau Chuyện xứ Lang Biang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút ký của một chú cún có tên Tôi là Bêtô.[4]

Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008.

Năm 2012, Nhật Ánh cho ra mắt truyện dài Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ. Các tác phẩm ra đời gần đây nhất là Ngồi khóc trên cây (tháng 6 năm 2013), Chúc một ngày tốt lành (tháng 3 năm 2014), Bảy bước tới mùa hè (tháng 3 năm 2015), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (28 tháng 2 năm 2016), Cây chuối non đi giày xanh (7 tháng 1 năm 2018) và ‘’ Làm bạn với bầu trời ‘’ (tháng 9 năm 2019), Con chim xanh biếc bay về (2020).


  • Thành phố tháng tư (thơ, in chung với Lê Thị Kim, 1984)
  • Trước vòng chung kết (truyện dài, 1984)
  • Cú phạt đền (truyện ngắn, 1985)
  • Đầu xuân ra sông giặt áo (thơ, 1986)
  • Trò chơi lãng mạn của tình yêu (tập truyện, 1987)
  • Chuyện cổ tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987)
  • Bàn có năm chỗ ngồi (truyện dài, 1987)
  • Còn chút gì để nhớ (truyện dài, 1988)
  • Bí mật của một võ sĩ (tập truyện, 1989)
  • Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989)
  • Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989)
  • Nữ sinh (truyện dài, 1989)
  • Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990)
  • Phòng trọ ba người (truyện dài, 1990)
  • Mắt biếc (truyện dài, 1990)
  • Thằng quỷ nhỏ (truyện dài, 1990)
  • Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991)
  • Hạ đỏ (truyện dài, 1991)
  • Bong bóng lên trời (truyện dài, 1991)
  • Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993)
  • Những chàng trai xấu tính (truyện dài, 1993)
  • Tứ tuyệt cho nàng (thơ, 1994)
  • Lễ hội của đêm đen (thơ, 1994)
  • Trại hoa vàng (truyện dài, 1994)
  • Út Quyên và tôi (tập truyện ngắn, 1995)
  • Đi qua hoa cúc (truyện dài, 1995)
  • Buổi chiều Windows (truyện dài, 1995)
  • Quán Gò đi lên (truyện dài, 4.12.1999)
  • Những cô em gái (truyện dài, 7.5.2000)
  • Ngôi trường mọi khi (truyện dài, 2001)
  • Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995-2002: 45 tập, 9 tập viết thêm sau)
  • Chuyện xứ Lang Biang (bộ truyện 4 phần, 2004-2006)
  • Tôi là Bêtô (truyện, 4.4.2007)
  • Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1.2008)
  • Đảo mộng mơ (truyện, 21.10.2009)
  • Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 24.10.2010)
  • Lá nằm trong lá (truyện dài, 24.9.2011)
  • Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (truyện dài, 6.2012)
  • Sương khói quê nhà (tạp văn, 2012)
  • Người Quảng đi ăn mì Quảng (tạp văn, 2012)
  • Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27.6.2013)
  • Thương nhớ Trà Long (tạp văn 2014)
  • Chúc một ngày tốt lành (truyện dài, 6.3.2014)
  • Bảy bước tới mùa hè (truyện dài, 1.3.2015)
  • Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (truyện dài, 28.2.2016)
  • Ngày xưa có một chuyện tình (truyện dài, 18.09.2016)
  • Cây chuối non đi giày xanh (truyện dài, 7.1.2018)
  • Cảm ơn người lớn (truyện dài, 17.11.2018)
  • Làm bạn với bầu trời (truyện dài, 12.9.2019)
  • Con chim xanh biếc bay về (truyện dài, 11.11.2020)
  • Viên ngọc (truyện ngắn, không xác định thời gian)

Chuyển sách - phim[sửa | sửa mã nguồn]

Một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể thành điện ảnh:

Ngoài ra, tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành kịch:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Tiểu sử và sự nghiệp tác giả Nguyễn Nhật Ánh”. freetuts.net. ngày 2 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ Giao lưu trực tuyến với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, 29/5/2003, Vietnamnet
  3. ^ Nguyễn Nhật Ánh và thế giới phù thủy, 17.5.2004, VnExpress
  4. ^ Nguyễn Nhật Ánh: "Nhà văn là trụ đỡ tinh thần của các em", 04/06/2006.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]