Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

đọc thêm (3) : " nói về một người sắp sửa ra đi : Nguyễn Ngọc Lan [1930- 2017 ] Adieu aux Armes "/ Nguyễn Văn Lục ( Mỹ ) -- source :DCVOnline

 Miền đất lạnh Nguyễn văn Lục 1


 Nói về một người sắp sửa ra đi: 

Nguyễn Ngọc Lan Adieu aux armes.

NGUYỄN VĂN LỤC


 Giã từ tất cả Khi nói về một người sắp ra đi, bao giờ cũng có sự thương tiếc và ngậm ngùi.

 Ở trường hợp Nguyễn Ngọc Lan, ngoài hai điều trên, phải thêm vào một điều: Còn nhiều điều bất cập. Bài này viết về những điều bất cập ấy. Còn nhớ, cách đây 9 năm, ngày 3/5/1998, ông Lan đến chở LM Chân Tín đi dự đám tang người bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Trấn. Ngay khi ra khỏi nhà thờ, số 38 đường Kỳ Đồng thì bị một bọn ba bốn người đi kẹp hai bên, đạp vào bánh xe trước của ông làm hai người té nhào. Nguyễn Ngọc Lan bị chấn thương não bất tỉnh. Người như ông, một cú đạp đó cũng đủ tiêu đời rồi. Trả lời báo Deutsche PresseArgentur, sau khi tai nạn xảy ra, LM Chân Tín nói rằng lúc đó có 4, 5 cảnh sát đứng gần đó, nhưng họ đã không can thiệp. Ông Lan phải nằm nhà thương, tý chết. Lúc đó ông chỉ cân được 35 kí lô, cao 1 thước bảy, và được 68 tuổi. Với chỉ 35 kí lô, ông đã cố gắng sống để được nói lên lời, để chống đối nhưng cũng để sống còn dưới chế độ Cộng sản cho đến ngày hôm nay. Như thế, cũng đủ cho một đời người. Ở hải ngoại, đã có thời kỳ, người ta coi như tấm gương kẻ sĩ trong gông cùm CS. Trước 1963, ít ai nghe nói đến Nguyễn Ngọc Lan. Ông là một Linh mục thuộc tu hội dòng Chúa Cứu thế cùng với một linh mục đàn anh là LM Chân Tín. Ông được gửi đi du học bên Pháp, theo học ngành triết lý khoa học và đỗ tiến sĩ ở đại học Sorbonne vớI luận án về thuyết tiến hóa. Ông về lại VN dạy các thày Đại chủng viện dòng Chúa Cứu thế. Cuộc đời tu trì của ông có khúc quanh, khúc quanh đó vận hành theo khúc quanh vận nước khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Tôi nhận ra rằng, sau ông Diệm đổ, nhiều thứ đổ theo. Nhưng cũng nhiều thứ từ đó đứng dậy, trong đó có các tu sĩ tôn giáo. Thời ông Diệm chỉ có một lãnh tụ, sau ông Diệm thì có nhiều. Mà chỗ thì trước sau cũng chỉ có Một. Rối beng từ đó. Sau 1963, ông mon men ra khỏi cổng nhà dòng, mon men hoạt động chính trị. Thánh giá một bên tay phải, bên kia quên tràng hạt. Cũng thế, mõ một bên tay trái, bên kia quên dùi. Phần lớn chuyện tranh đấu, ông xử dụng ngòi bút khá sắc bén, thông minh và diễu cợt. Khả năng thuyết phục cũng có. Phần còn lại là nhập cuộc, xuống đường. Đúng sai lại là một chuyện khác. Chẳng hạn khi bài báo Chúa đang sắp vác chiếu ra tòa, khi tờ Đối Diện bị ra tòa thì cũng gây ra tranh luận khá dữ dội. Các tờ tuần báo Thẳng Tiến 12/4/70 đến Nguyệt san Đức mẹ Hằng cứu giúp, rồi nguyệt san Sacerdos lên tiếng. Trong đó có tờ Chính luận có bài của Sức Mấy. Xin dẫn lời Nguyễn Ngọc Lan: “Chỉ có ông Sức mấy nào đó trong Chính Luận đã ra công chỉ trích vài chi tiết bên lề mà còn làm một cách không mấy nghiêm chỉnh, như sau đó LM Trương Bá Cần đã từng có dịp chứng minh cẩn thận. Vả lại với thời gian, hẳn chính ông Sức Mấy cũng thừa liêm sỉ để thấy mình lỡ tàu như thế nào và đã làm thinh. Nhưng khi ông Sức Mấy này lỡ tàu, thì một cách bất ngờ, ông bỗng nhiên lại trở thành vị lãnh đạo anh minh cho cả một thứ phong trào báo chí công giáo thi nhau chạy theo đả kích tám LM vô phúc” (Trích trong Cho cây rừng còn xanh lá của Nguyễn Ngọc Lan, trang 40, nxb Đại Nam} Trong giai đoạn 1964-1975, ông sống nửa đời tu trì, nửa kia tranh đấu chính trị. Có nghĩa là ông tranh đấu chính trị với tư cách một tu sĩ, một linh mục. Về điểm này, ông nêu ra một tranh luận thế nào thì được coi là làm chính trị? Ông viết: “Đối với một số người, linh mục nào hô hào chống cộng, thì LM đó không làm chính tri. Một LM làm cố vấn cho Tổng thống thì LM đó không làm chính trị, vì họ cho đó là việc tốt, còn một LM có những liên lạc với những phong trào hòa bình thì LM này bị liệt vào số lLM làm chính trị, vì họ cho đó là việc xấu” (Đối Diện số 12) Miền đất lạnh Nguyễn văn Lục 2 Nhưng chiến tranh càng lúc càng leo thang, càng bạo liệt. Thế chống đối, thế đối lập của ông càng rõ. Vai trò tu sĩ dần nhường chỗ cho vai trò trí thức phản chiến, rồi thành phần thứ ba. Chọn lựa cuối cùng của ông là đi theo MTGPMN như nhiều trí thức khác. Nguyễn Ngọc Lan viết báo — ông nằm trong thành phần trí thức khuynh tả cùng với Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Thế Nguyên, Trương Đình Hòe, Trương Bá Cần, Nguyễn Quốc Thái, Diễm Châu, Nguyễn Hữu Tấn Đức vv…Họ chủ trương các tờ báo Hành Trình, Đất nước vv... Phần Nguyễn Ngọc Lan đã đóng góp nhiều bài trên tờ Hành Trình như: Những kẻ sợ Hòa Bình. Chính trị, tôn giáo hay ảo thuật. Tài liệu và nhận xét bổ túc bài chính trị, tôn gíáo hay ảo thuật. Đó là giai đoạn từ 1964 đến 1968. Trên tờ Đất nước, ông tố cáo: Khi viện trợ Mỹ trở thành quốc sách. Trên tờ Đối Diện, ông viết: Con trâu trở về hạt cát. Những bài viết trong giai đoạn này phần lớn đều có tính cách nghiên cứu và nghiêm chỉnh khác hẳn lối viết khích bác và chế diễu sau này. Ông chỉ viết bài cho tờ Tin Sáng mà không viết cho tờ Đại dân tộc, mặc dầu cả hai tờ có lúc cùng một cha mẹ đẻ ra, và sau này viết trên tờ Đối Diện do chính ông làm chủ bút. Hầu hết các bài viết của ông trên tờ Tin Sáng, vào năm 1970-1971 sau này được chọn in thành sách vào 15/10/1971 với lời đề tựa của LM Chân Tín. Ông đã chọn tựa đề: Cho cây rừng còn xanh lá. Lý do nào chọn tựa đề như vậy? Đó là bài viết trên Tin Sáng số 632, ngày 30/4/71. Ông viết: Trong những ngày gần đây, người Mỹ đã cùng một lúc vừa đưa những trái bom bảy tấn rưỡi trút xuống trên đầu người VN, viện cớ để diệt Cộng, lại vừa đem những quả bóng bàn mươi, mười lăm gơ ram qua ve vãn Trung Cộng ngay tại Bắc Kinh …Tất cả bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và máu đã đổ xuống trên đất nước này cho ngày mai cây rừng vẫn đứng thẳng và còn xanh lá “… Đó là cuốn cho Cây Rừng còn xanh lá. Cuốn sách tập hợp 50 bài viết của ông đăng trên các tờ báo kể trên, trong đó có đến 13 bài viết về chiến tranh và hòa Bình, 9 bài phê phán thế giới tự do, 10 bài về đế quốc Mỹ, 7 bài về giới sinh viên, 6 bài về tôn giáo …Có thể nói trong giai đoạn 70 trở đi, Nguyễn Ngọc Lan là cây viết nhiều nhất, xông xáo nhất và viết mạnh mẽ nhất trong nhóm trí thức phản chiến. Mối quan tâm hàng đầu của ông trước 75 vẫn là hòa bình cho Việt Nam và chống đối sự có mặt của người Mỹ ở Việt Nam. Ông lên án cuộc chiến tranh ở miền Nam. Ông nói về tác hại của cuộc chiến đó với bom đạn và kêu gọi một khát vọng về hòa bình giữa hai phía. Tất cả nội dung những bài viết đó nay cho thấy chỉ là thứ ảo tưởng trí thức thành thị. Đó cũng là điều mà Nguyễn Văn Trung đã tự phê với tư cách một người cầm bút thuộc nhóm trí thức khuynh tả, được đăng trên Tạp chí Văn học Hoa Kỳ, số 174, tháng 10-2000. Và Nguyễn Văn Trung đã đưa ra một lời cay đắng: “Tham gia Cách mạng là tham gia vào một quá trình tự tiêu diệt sau này”. Nguyễn Ngọc Lan, con người của hành động — Ông chẳng những năng nổ trong chuyện viết lách, ông còn hăng say tham gia vào tất các sinh hoạt của trí thức phản chiến như đi biểu tình, nếm mùi lựu đạn cay, dùi cui cảnh sát của Trang Sĩ Tấn. Tham dự vào các cuộc biểu tình của sv, ủng hộ sv Huế Sàigòn, ủng hộ sv HuỳnhTấn Mẫm trong việc ra tranh cử THSV. Đi dự các phiên tòa xử các sinh viên như: Nguyễn Thành Công, Long, Tòng, Kiệt trong phiên tòa án Mặt trận. Ông gọi tất cả những sv đồng hành là những người anh em của ông như Huỳnh Tấn Mẫm, Lưu Hoàng Thao, Võ Ba, Hồng Liên, Kim Liên, Tố Nga, Quế Hương. Rồi những anh em như Thắng, Bút, Khiêm, Đầy, Tài cũng nằm trong danh sách sinh viên ra tòa, nhưng không có mặt vì bị bệnh. Ông thăm tất cả và cũng nhớ tất cả. Lần khác cùng với những chiếc áo chùng thâm như Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Trần Thế Luân (đã mất) đối diện với cảnh sát của Trang Sĩ Tấn tại bùng binh hồ nước Nguyễn Huệ, trước cửa hạ viện. Miền đất lạnh Nguyễn văn Lục 3 Trang Sĩ Tấn dẹp tan biểu tình và còn mình Nguyễn Ngọc Lan nằm phơi nắng ở hồ nước Nguyễn Huệ. Nhóm Hồ Ngọc Nhuận lôi được ông về, ông chỉ kịp thều thào: “Nó đánh trúng dinh độc lập”. Đánh trúng dinh độc lập thì chỉ có nước ôm bụng mà nằm lăn bò càng. (trích bản thảo hồi ký HNN). Biểu tình nào mà không có ông: Phụ nữ đòi quyền sống bên cạnh bà Thành, ni sư Huynh Liên, đạo quân áo vàng. Biểu tình Ký giả đi ăn mày bên cạnh Nguyễn Kiên Giang, Tô Nguyệt Đình, Nam Đình, Huỳnh Thành Vị, Thiếu Sơn, Trần Tấn Quốc và Thanh Lãng . Ông cũng nón lá, cây gậy ăn mày như mọi người. Tôi được biết ở phòng khách nhà LM Thanh Lãng, LM có treo bức hình linh mục đi ăn mày trên tường. LM cũng vác bị, chống gậy như thiệt. Đi ăn mày một ngày thì kể cũng không khó gì. Cái khác biệt giữa tên ăn mày thiệt và ăn mày giả là ăn mày thiệt không dám hãnh diện treo hình đi ăn mày của mình trong nhà. Tôi gọi đó là một thứ lãng mạn chính trị. Tuyền những ăn mày giả. Những lần khác, ông cùng với Lý Chánh Trung, Châu Tâm Luân, Nguyễn Văn Trung tìm vào thăm Nguyễn Thành Công ở khám Chí Hòa. Trong buổi lể tưởng niệm Nhất Chi Mai, bốn năm sau, tức ngày 8/4/1971, Nguyễn Ngọc Lan, với tư cách đại diện ban chủ lễ ấy đã phát biểu: “Người thiếu nữ đã gục xuống trong thầm lặng và cô đơn. Nhưng ý nguyện Hòa bình của Nhất Chi Mai đã vươn cánh bay cao… Bạo lực đã muốn chận ngang cả tiếng nói cuối cùng của người đã “ sống không thể nói, chết mới được ra lời” . Và đây là lời tường thuật của báo Tin Sáng: “Giọng nói trong và âm vang như bay lên trời cao để tất cả quần chúng có thể nghe được … đám đông bà con đứng bên kia đường Bà Hạt vội chen nhau bước nấc thang chùa Từ Nghiêm để được nhìn rõ mặt vị linh mục trẻ mà tên tuổi thật quen thuộc... (Trích bản thảo hồi ký HNN) Và cái bước nhảy chọn lựa cuối cùng của ông là chọn lựa theo MTGPMN. Cùng đồng hành với ông có những người như Lý Chánh Trung, Nguyễn Trọng Văn, Hồ Ngọc Nhuận v.v… Câu chuyện sau 1975 Sau 1975, ông là người của phía bên kia rồi, phía của những kẻ thắng trận. Như những người đồng hành cùng chí hướng với ông, ông “ hồ hởi” đón mừng “ngày giải phóng” đất nước. Có lẽ ông là người duy nhất có cái can đảm hay “cả gan” dùng những danh từ thần học Kitô giáo để gán cho ngày giải phóng. Trong Ky tô giáo thường dùng nhừng chữ như Tin mừng ngày Chúa ra đời hay tin mừng ơn cứu độ. Chữ Tin mừng ở đây hiểu theo nghĩa một thông điệp từ Trời cao gửi đến cho nhân loại. Chữ đó đã bị Nguyễn Ngọc Lan thế tục hóa thành Tin mừng ngày giải phóng Hay ông xử dụng tinh thần Hiến chế: Gaudium et Spes cho mục đích chính trị. Gaudiem et Spes nay được hiểu là: anh em ơi, hãy vui mừng, đó là tin mừng cứu độ đã được gửi tới anh em... Trước 1975, ông cũng dùng thứ ngôn ngữ tôn giáo đó cho những mưu cầu chính trị như: Chúa hôm nay vẫn ở ngoài đường. Xin được chối từ thiên đường. Chiến tranh của 500.000 “lính Chúa Ky tô”, là sai lầm. bất công. Chúa đang sắp vác chiếu ra tòa. Đó là một xúc phạm. Nhiều người Thiên Chúa giáo cảm thấy bị sốc, dị ứng về lối chơi chữ của ông. Ông cũng là người duy nhất sau 1975, cởi bỏ áo nhà tu, hoàn tục và lấy vợ công khai. Nói đúng ra, trước 1975, ông che dấu... Sau này, ông đã quyết định tuyên bố công khai trên tờ Đứng Dậy do ông làm chủ bút và làm lễ cưới đàng hoàng tại hai địa điểm: nhà thờ dòng Chúa Cứu thế và Câu lạc bộ Phục Hưng của dòng Đa Minh. Như thế là gián tiếp có sự đồng thuận của cả hai dòng tu này. Đằng sau đám cưới là LM Nguyễn Huy Lịch và Nguyễn Đình Đầu điều động, chạy lăng xăng hết mình có Nguyễn Quốc Thái, bạn thân của ông. Cũng có mặt đủ bá quan văn võ, phần đông là giới trí thức trẻ thuộc thành phần tả phái trước 1975. Lúc ở Câu lạc bộ Phục Hưng thì có một số bạn bè trẻ làm một “hàng rào danh dự” do Hồ Công Hưng, Vũ Sinh Hiên và cả quan khách chia nhau giữ trật tự để đề phòng ngừa đám giáo dân Vườn Xoài đến hỏi chuyện. Nhưng đã không có chuyện gì xảy ra. Đoạn này, hầu hết viết lại theo trí Miền đất lạnh Nguyễn văn Lục 4 nhớ, có thể sai sót. Nhiều anh em coi đó là một quyết định can đảm và trung thực hơn là cứ dấm dúi, lén lút. Tu được thì tu, không được thì cởi áo, hoàn tục. Có những trường hợp như ông LM Phan Khắc Từ, có vợ, có con, mời cán bộ đảng viên đến ăn thôi nôi mà vẫn khoác áo nhà tu. Coi không được. Nhưng nào phải ông muốn thế. Ông xin cởi áo, hoàn tục. Họ không cho. Nhưng chính cái đảng của ông ép buộc ông cứ phải đóng vai linh mục như thế. Mới đây nhất, tôi được bạn bè trong nước gửi cho số báo Công giáo và Dân tộc, tôi vẫn thấy chình ình tên: LM Phan Khắc Từ trong nhóm người cộng tác. Chẳng phải chỉ có bên công giáo đâu, bên Phật cũng có những ông sư như thế. Dại gì kể ra để bị chụp mũ. Bả Cộng sản giống như bả chó, ăn vào mới biết. Mới đây lại có cái bả vinh danh 17 người Hải ngoại. Trong số này, có những người hám danh, ăn bả Cộng Sản. Nhưng cũng có những người trẻ lý tưởng muốn làm một điều gì đó cho VN. Các anh chị ấy đều để chính trị ra bên ngoài. Họ chỉ muốn phục vụ, giúp đỡ người nghèo cùng khó. Họ đáng được trân trọng. Nhưng đã hẳn họ không thèm cái vinh danh hão mà người CS gán cho họ… Nhưng cứ cái màn vinh danh khả ố này, mà chính các đương sự thật tình không nghĩ tới và cũng chẳng cần nghĩ tới. Một cách nào đó, nó sẽ làm hoen ố cái trong sáng lý tưởng của họ đi. Nó rơi vào các bệnh vinh danh anh hùng đủ loại mà người Cộng sản thường làm. Người Cộng sản đã làm họ bẽ bàng. Tôi mong những ai cảm thấy bị lợi dụng cho chiêu bài chính trị, dẫn dắt vào những món hàng giả hiệu lố bịch và trơ trẽn. Hãy lên tiếng chối từ. Hãy để cho những loại người hám danh, hãnh tiến phô trương cái tư lợi bủn xủn của họ. Tôi có đầy đủ danh sách 17 vị này, chỉ không tiện hài tên họ ra đây thôi. Đó chỉ là một trò hề lố bịch. Ở Việt Nam, có nhiều điều phải về mới biết, phải sống tại chỗ mới hiểu Rõ nhất là câu chuyện sau đây, tôi đưa ra để mọi người hiểu cho rõ. Trong buổi tiếp kiến phái đoàn miền Nam ra Bắc dự Hội nghị Hiệp thương thống nhất, cả Lê Đức Thọ và Xuân Thủy đều đồng ý không được phép gọi là ngụy quân, ngụy quyền nữa. Và đến đầu năm 1976 mới nặn ra được một thông cáo về vấn đề này. Đọc cho rõ: Cục Báo chi-Xuất bản (2) Số 06/BCXB Kính gửi: các cơ quan Thông Tấn xã, Đài phát thanh và Đài truyền hình, các báo chí Miền, Thành phố và các Tỉnh . Chấp hành ý kiến của lãnh đạo, chúng tôi xin thông báo đến các đồng chí được rõ: Kể từ nay, các bài viết đăng trên báo và phát trên đài, ta nên thống nhất dùng chữ “những người trong quân đội và chánh quyền của chế độ cũ” thay cho chữ “ngụy quân và ngụy quyền Sàigòn” đã dùng trước đây. Mong các đồng chí chú ý thực hiện đúng . Ngày 17 tháng 2 năm 1976 TM Ban lãnh đạo Cục Cáo chí Xuất bản (ký tên và đóng dấu) T.T.T Miền đất lạnh Nguyễn văn Lục 5 Nay đã trên 30 năm, như trong bài viết Sử phi Sử, tôi cho mọi người thấy được rằng, họ vẫn chính thức gọi bọn ngụy quân, ngụy quyền. Ai tin họ, cứ việc tin. Bài báo Hà nội tôi thế đó trên tờ Đứng Dậy Ông Lan là một trong số 25 nhân vật được mời ra Hà nội tham quan Hội Nghị Hiệp Thương Thống Nhất vào đầu tháng 9/1975. Thật ra đúng cái tên của nó phải gọi là: Hiệp thương chánh trị thống nhất tổ quốc về mặt nhà nước. Tôi xin kể tên vài người: nữ nghệ sĩ Kim Cương, LM Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung, Lê Hiếu Đằng, Ni sư trưởng Huỳnh Liên. Trưởng phái đoàn miền Nam là Phạm Hùng, luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm phó. Nhưng kiếm mỏi mắt cũng không ai thấy Nguyễn Hữu Thọ đâu. Phía Hà nội là ông Trường Chinh và Xuân Thủy. Khi về, có ba bốn người viết bài ghi lại chuyến tham quan này. Có bài viết của Lý Chánh Trung, rất tròn không sửa vào đâu được. Có bài viết của Hồ Ngọc Nhuận, cũng khá tròn. Tý nữa ta đọc thử. Và đây là bài trả bài của Lê Hiếu Đằng đăng trên Tin Sáng: “Những cái hôn thắm thiêt, những bàn tay siết chặt tưởng chừng như không không muốn rời ra. Đây là cuộc Bắc Nam xum họp một nhà cảm động và đông đủ nhất … Kể ra mấy tay Nam Kỳ cũng thuộc bài đến là lẹ như cái hôn thắm thiết.. tay siết chặt, không gỡ ra được. Chưa hết đâu. Phải tham dự đủ “các tiệc tiêu chuẩn”, Phải gặp gỡ tất cả vì thương, vì nhớ vì muốn gặp mặt nên ai cũng muốn... Nào cơm nhà Nguyễn Đình Thi, thịt chó nhà Tô Hoài, nhà thơ Bảo Định Giang. Ấy là chưa kể các buổi gặp gỡ các lãnh dạo tư tưởng như Hoàng Tùng, Tố Hữu rồi các nhà thơ Cù Huy Cận, Nguyễn Tuân. Chưa kể kỳ nữ Kim Cương ngồi nghệt mặt và đờ ngườI ra nghe đại tướng Võ Nguyên Giáp thuyết trình về Cái lá sầu riêng của mình. Còn Ni sử trưởng Huỳnh Liên không hiểu bằng cách nào vẫn ngồi kiết tọa lắng nghe ông Lê Duẩn nói rồi tỉnh bơ lên tiếng: “Ông nói tiếng gì nãy giờ tôi không hiểu gì hết” Ông Lê Duẩn cười: Tôi nói tiếng Quảng Trị hơi khó nghe, lại có tật nói lắp. Nói lắp trong Nam gọi là nói cà lăm, có kẻ dùng chữ sai là nói cà chớn. Khi về lại Sàigòn, Lý Chánh Trung có kể như thế này: Ra Bắc, gặp một cô lái đò, cô hỏi: có phải là giáo sư Lý Chánh Trung không? Đúng là tôi. Trước 1975, cháu có đọc nhiều bài viết của chú, cháu thích lắm. Ở Hà nội, cả một phái đoàn đông đảo như thế. Có một thanh niên hô to: Ai là Lý Chánh Trung cho biết. Là tôi đây. Cũng bài bản như cô lái đò: tôi có đọc… Lý Chánh Trung tấm tắc đưa ra nhận xét: Trình độ văn hóa ngoài Bắc cao. Chiến tranh như thế mà một cô lái đò cũng tìm đọc Lý Chánh Trung ở trong Nam... Màn kịch đó vẫn còn tiếp diễn. Khi đoàn đại biểu thành phố Hồ Chí Minh được xướng danh, ai cũng được thăng lên chức cụ hết. Vì thế mới có màn cụ Huỳnh Tấn Mẫm, cụ Lê Văn Nuôi, đại diện cho sinh viên, học sinh Sài gòn. Khi về lại Sài Gòn thì các ông này được điều động để nói về chuyến đi của mình tại hai địa điểm là rạp Rex và tại Đại học do Ủy ban Mặt trận dân tộc khu Sài Gòn Gia định tổ chức. Xin thưa là lúc đó còn mồ ma MTDTGPMN. Anh nào từ Hà nội về cũng đều phải trả bài. Lớn trước bé sau – ... Anh nói trước thì dễ, anh nói sau thì khó, vì chả lẽ lặp lại … Đó là cái khó của đàn em Hồ Ngọc Nhuận phải phát biểu sau cùng. Ông nói: “Là người phát biểu sau cùng, tôi thấy lúng túng ... Tất cả những góc cạnh, nếp sống miền Bắc, các đại biểu lên trước tôi đã hầu như nói hết cả rồi” …Và cuối cùng Hồ Ngọc Nhuận cũng rặn ra được mấy câu sau đây: “Chủ nghĩa xã hội là con đường tiến lên tất yếu đó … Và chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi tin rằng độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc phải được gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Câu chuyện 25 năm sau, chính Hồ Ngọc Nhuận viết lại và xin được trích nguyên văn: Miền đất lạnh Nguyễn văn Lục 6 “Khi tôi bước khỏi bục nói lúc bấy giờ, có nhiều thính giả đến bên tôi khen ngợi, tán thưởng … Những bà con đó bây giờ ở đâu? Có bao nhiêu bà con đã ra đi ? Và dù ở đây hay ở đâu, có bao nhiêu bà con vẫn tán thưởng, và có bao nhiêu bà con nhìn đi chỗ khác?... Phải. Có bao nhiêu bà con nhìn đi chỗ khác? Hồ Ngọc Nhuận phải thấm đòn lắm mới viết được một câu như vậy. Và tôi nữa, sau 25 năm, khi đọc lại chính mình, tôi tìm thấy được bao nhiêu phần trăm của tôi hôm nay trong đó ? Trong những gì mình viết, suy nghĩ, khẳng định năm xưa? Tất cả sự nghiệp tranh đấu, viết lách, phá rối miền Nam, cuối cùng chỉ còn lại mấy lời bộc bạch ở trên? Riêng Nguyễn Ngọc Lan thì xui xẻo hơn với bài “Hà Nội tôi thế đó”. Nguyễn Ngọc Lan viết với thiện ý. Hà Nội tôi thế đó có nghĩa là có xấu, có tốt. Chẳng hạn căn nhà lúc rời Hà Nội thế nào, quét vôi mầu gì thì sau mấy chục năm vẫn là nước quét vôi đó. Nghèo lắm. Nhưng đáng thương, đáng quý vì phải dành công của để đánh thắng giặc Mỹ. Nhưng đảng và nhà nước không hiểu như thế thắc mắc: Hà Nội tôi thế đó là như thế nào? Thay vì Hà Nội tôi thế đó thì chỉ cần thêm một cái dấu huyền là nó chửi xéo mình: Hà nội tồi như thế đó.Chỉ có thể một thế thôi. Mà cái thế đó cứ thế mà thế đó kéo dài như thế đó, thế đó hết năm này sang năm khác. Kết quả, LM Huỳnh Công Minh đến nói phải quấy với Nguyễn Ngọc Lan. Thôi thì tờ Đứng Dậy đã “hoàn thành nhiệm vụ” của nó rồi, mình tính sang chuyện khác. Lãnh dạo tính nhờ anh đứng chủ bút tờ báo Thần học công giáo. Đứng dậy nghỉ chơi. Xét ra cũng phải. Tình cờ mà có đến ba tờ báo Thiên chúa giáo sau 1975. Tin sáng do Ngô Công Đức, người Thiên chúa giáo đứng tên. Đứng Dậy do Nguyễn Ngọc Lan. Rồi còn Công giáo và Dân tộc thì đương nhiên Thiên chúa giáo do Trương Bá Cần chủ bút. Coi sao được. Vậy là lần lượt Đứng Dậy không đứng dậy được nữa, Tin sáng trở thành Tin tối. Cuối cùng còn lại có Công giáo và Dân tộc. Người ta đã không quên, đã có lần Trần Văn Giàu khen nhóm Tin Sáng: “Các anh làm báo cộng sản... như cộng sản”. Lần sau gặp lại ông nói: “Các anh làm báo hơn cộng sản. Báo Tin Sáng sau 1975 bán chạy lắm. Chạy hơn báo Đảng. Báo càng bán chạy. Ban biên tập, phóng viên càng lo, lo nhắm sống được bao lâu, chừng nào đóng cửa đây. Chính cái chữ Như và chữ Hơn này làm tiêu ma tờ Đứng Dậy cũng như Tin sáng. Lời hứa hẹn một tờ Thần học công giáo cho Nguyễn Ngọc Lan cũng chỉ là hứa cuội. Ba năm liền kể từ khi Đứng Dậy không đứng dậy được nữa. Xin lỗi, nay ông Lan chỉ còn có 33 kí lô cũng không đứng dậy nổi.. Nguyễn Ngọc Lan nằm nhà chữa sai bệnh mà không sai toa. Chữ dùng của Hồ Ngọc Nhuận. Ông nhận được “giấy Mời” của công an tỉnh Lâm Đồng về vụ án hình sự Hà Sĩ Phu, đồng thời được biết, một người bạn ông, LM Nguyễn Huy Lịch vừa mới ra đi. Giai đoạn chống đối nhà nước Ông có cho xuất bản được ba cuốn nhật ký. Nhật ký 1989-1990, nhật ký 1990-1991, nhật ký 1988, tất cả đều do Tin Paris xuất bản. 1996 ra thêm cuốn Đường hay Pháo đài, tái bản và cuối cùng Chúa nhật hồng giữa mùa tím, xuân 1997. Ít gây được tiếng vang. Viết không có lửa như thời trước1975. Viết phê phán nhiều chuyện vụn vặt, không đáng nói, như một thứ soi mói. Nhất là ít đụng độ trực diện với chính quyền Cộng sản đương thời — Chỉ trừ một vài bài như bài ông trả lời phỏng vấn của đài VNCR, ngày 18/12/1995. Có một vài câu hỏi lý thú xin ghi lại: Sau khi Đứng Dậy đình bản, ông làm gì? Làm Thinh. Làm gì để sống? Chẳng làm gì cả, chưa hề ăn một ngày lương nào của nhà nước mà vẫn sống: Không phải mình tôi. Cả nước vẫn như thế đấy, mà ai cũng vẫn sống. Sống theo lối tư sản thì kiếm thêm nghề tay trái. Không sống lương thiện theo kiểu tư sản thì sống theo lối Cộng Sản thì tham nhũng hối lộ. Thì triệu phú, tỉ phú. Miền đất lạnh Nguyễn văn Lục 7 Hoặc nhân vụ nông dân nổi dạy ở Thái Bình vào khoảng tháng tư, 1997 và kéo dài cho suốt mùa hè: “Biến cố xảy ra ở Thái Bình, một viễn tượng Việt Nam tương lai”. Biến cố đó cho thấy người nông dân đã nổi dậy, đã bắt đầu biết đòi quyền sống về cho mình. Mặc dầu cuộc nổi dậy đã bị nhà cầm quyền cộng sản dập tắt. Rất tiếc, toàn bộ hệ thống báo chí đều nằm trong tay nhà nước nên người nông dân bị cô lập và đầu hàng. Những nhân vật chủ chốt đều bị bắt lôi đi mà không ai biết số phận họ sẽ ra sao? Mùng 5/8/1990, ông bị công an đến quản thúc tại nhà. Khi bị quản thúc ông đã viết một bài rất gay cấn là: “Báo chí chỉ là công cụ của đảng Cộng sản” Nếu căn cứ vào những bài ông viết trên tờ Tin Nhà (Nouvelles du pays) từ lúc bắt đầu cho đến số chót, số 45, người ta nhận thấy những bài viết của Nguyễn Ngọc Lan đại đa số nhằm phê phán giáo hội công giáo, đặc biệt Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình và Hội đồng Giám mục VN, hoặc tờ báo Công giáo và Dân tộc. Sự phê phán này nhằm vào thái độ chính trị của địa phận Sài Gòn đối với nhà nước Cộng Sản như thế nào hơn là vấn đề thuần túy tôn giáo. Phần viết phê bình nhà nước, chính quyền thường nhắm vào những chuyện vặt vãnh, lẻ tẻ, kiểu mỗi ngày một chuyện, nói mãi không bao giờ hết. Chính quyền chắc không thèm để ý, không thèm chấp. Lại nữa, những bài viết đó không được đăng trên các báo chí trong nước, nhưng được gửi đăng trên Tin Nhà, ở Paris. Tin nhà ở Paris thì có được bao nhiêu người đọc? Ảnh hưởng hay dư vang của những bài đó, kể là không đáng kể. Trong bài này, chỉ lưu ý tới việc ông phê phán TGM Nguyễn Văn Bình. Trong 40 năm làm giám mục, trách nhiệm của TGM Nguyễn Văn Bình khá là nặng nề, nhất là ở giai đoạn sau 1975. Lo âu cũng có, chán nản không thiếu, khổ tâm có thừa với nhiều vấn đề: vấn đề bỏ chạy hay di tản sau 1975 của giáo dân, linh mục, vấn đề thống nhất đất nước, vụ Vinh Sơn, vụ dòng Đồng Công, phải nhượng bộ cái này cái kia cho yên, các cơ sở tôn giáo phải giao nộp. Tài liệu, sách cổ ở thư viện tòa Giám Mục, ở các giáo xứ theo lệnh của Trương Bá Cần phải tập trung lại giao nộp. Trương Bá Cần là người trực tiếp trách nhiệm về những mất còn về tư liệu của địa phận. Rồi vấn đề đi học tập, trong đó có các tuyên úy công giáo, vấn đề dòng tu. Để có thể đáp ứng được tình thế chính trị, xã hội sau 1975, ngài lập ra một nhóm cố vấn gọi là nhóm “thứ hai”, vì họp vào ngày thứ hai. Nhóm này gồm có những người như Nguyễn Đình Đầu, Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Chân Tín, Nguyễn Huy Lịch và Mai Xuân Hậu. Giữ được cái thế dung hòa trong một tình thế như thế, không bị xâu xé theo bên này, bên kia, được lòng người này thì mất lòng người kia, không hẳn là dễ. Có lẽ, cả giáo phận. Chỉ mình Nguyễn Ngọc Lan thiếu lòng độ lượng chế diễu TGM bằng những ngôn ngữ bất xứng. Như chữ Đức cha, Nguyễn Ngọc Lan đổi ra là đồng chí. Cho đến lúc TGM chết, Nguyễn Ngọc Lan cũng chỉ đứng xa xa mà không tới chào một lần cuối. Nguyễn Ngọc Lan trước đây là người của Mặt trận (MTDTGPVN) và đã từng nhiều lần lên tiếng biện hộ, ủng hộ và ca tụng chế độ ấy ít lắm cũng đến cuối năm 1978, trước khi Đứng Dậy bị đình bản. Vậy thì ông lấy tư cách gì để phê phán TGM Bình? Ông lại quay ngược phê phán Trương Bá Cần, chủ bút tờ báo Công giáo và Dân tộc, trước đây được coi như đồng chí của ông? Sự quay ngược như thế cần được hiểu như thế nào? Ông khó xử với đảng, bây giờ ông xử khó với TGM Bình, bắt TGM Bình phải khó xử với đảng như ông? Trong lúc này, ông đang đau nặng, chẳng biết có thể có cơ hội đọc bài này. Tôi cũng nghĩ đến bạn bè chung quanh ông đang lo lắng cho ông. Tôi hiểu tâm tình của họ. Tôi viết bài này mà nghĩ tới từng người trong số anh em ấy mà hầu hết tôi đều quen biết. Tôi không muốn lợi dụng trong tình huống này để xúc phạm đến giây phút giao cảm giữa ông và bạn bè ông, giữa cái sống và cái chết. Lúc này, đối với ông còn có điều gì là quan trọng nữa? Giã từ vũ khí... Nhưng phần tôi, mong muốn để độc giả hiểu được một phần đời ông. (Miền đất lạnh Nguyễn văn Lục 8 )

Tôi chỉ có một nhận xét về Nguyễn Ngọc Lan như thế này,

"Không ở chế độ nào mà ông không là người đối lập. Đối lập là lý lẽ đời ông. Từ chối, phủ nhận, tranh đấu, bất đồng ý kiến, chính là bản thân con người của một trí thức khuynh tả. Mai mốt ông đi về nhà Cha thật là nước Thiên Đàng. Ở trên ấy chỉ có sướng. Một ngày nào đó ông sẽ bực mình hỏi Chúa rằng: "Tại sao tôi lại sướng như thế này? "

NGUYỄN VĂN LỤC


- bài do tác giả gởi đến. DCVOnline biên tập và chú thích (2) Trong thời điểm 1976, Cục Xuất bản - Báo chi trực thuộc Tổng cục Thông tin (11/10/1965 – 12/7/1977). Nhân sự lãnh đạo gồm: Tổng cục trưởng Nguyễn Minh Vỹ, Tổng cục phó: Lê Thành Công, Phạm Tuấn Khánh, Hoàng Tuấn.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ