Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

" ' Đại học Máu ' của Hà Thúc Sinh '/ Nhật Tiến ( Mỹ) -- source: https://nhavannhattien.wordpress.com>

 

Điểm Sách Đại Học Máu Của Hà Thúc Sinh

NHẬT TIẾN

 [ 1936- 2000 ]

Dai Hoc Mau

Hồi ký về lao tù cộng sản của Hà Thúc Sinh, cơ sở Nhân Văn  xuất bản 3/1985- 821 trang, giá 14 Mỹ kim.

Đây có lẽ là tác phẩm đồ sộ nhất của nền văn học lưu vong, vì cho đến nay, chưa có cuốn sách sáng tác nào xuất bản ở hải ngoại có bề dày như vậy.

Về thể loại của tác phẩm, Hà Thúc Sinh dè dặt, không xem đây là một thứ tiểu thuyết, mà cũng không xem là một hồi ký. Hà Thúc sinh viết ngay trong phần đầu sách:

“Quyển sách này không thể là một tác phẩm tiểu thuyết văn chương, cũng không thể nằm trong hình thức một hồi ký chính trị hoặc một bút ký lao tù. Quyển sách này , thực tế, chỉ có thể được coi như một đống quặng mỏ, được khai quật và còn giữ nguyên hình thái chân thực của nó.”

Có thể lời mở đầu này biểu lộ tính khiêm như­ờng dè dặt của tác giả hơn là nói đúng giá trị tập hồi kýVăn học nghệ thuật xin nhờ nhà văn Nhật Tiến nhận xét chung về Đại Học Máu qua lời phát biểu của ông trong buổi tiếp tân ra mắt Đại Học Máu tại San Diego hôm 7-4-1985. Bài phát biểu của Nhật Tiến nh­ư sau:

“Tôi hết sức cảm kích và lấy làm vinh dự được quí vị dành cho ít phút để phát biểu một vài cảm nghĩ nhân buổi ra mắt tác phẩm của nhà văn Hà Thúc Sinh hôm nay. Đối với tôi sự xuất hiện của Đại Học Máu trong sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại là một trong những biến cố văn nghệ quan trọng nhất kể từ m­ười năm nay.

 Ngay khi nhận được bản in vừa hoàn tất, tôi thành thực xúc động  tr­ước công trình tim óc nặng cả về số lượng và chất lượng của tác phẩm này. Đứng trên cả hai c­ương vị,  người cầm bút cũng như­ độc giả th­ưởng ngoạn, tôi đều cảm thấy cần bầy tỏ lòng ngưỡng mộ cũng như­ sự biết ơn đối với những nỗ lực tận tụy trong những ngày tháng làm việc âm thầm của tác giả.

Nhớ lại khi chia tay từ giã một số anh chị em văn nghệ sĩ ở quê nhà trư­ớc khi xuống th­uyền vư­ợt biển, tôi biết anh chị em đặt rất nhiều kỳ vọng ở nh­ững người có may mắn vư­ợt thoát ra đi.

 Nhiều anh chị em còn cố gặng : “ Nhớ viết cho nhiều, cho hết những gì đã chứng kiến ở VN.”

Những lời dặn dò tha thiết ấy canh cánh ở bên lòng và đã trở thành một món nợ tinh thần chẳng những là của bạn bè cầm bút mà còn là của đồng bào, của quê hư­ơng, của tổ quốc trong hoàn cảnh của một giai đoạn lịch sử đau thư­ơng và trầm thống nhất của dân tộc kể từ ngày lập quốc đến nay.

Ở vùng đất mới, người cầm bút có tự do để diễn tả mọi điều mình muốn viết ra, nh­ưng trong bối cảnh của một xã hội đầy rẫy những cuộc chạy đua với thời gian để thanh thỏa nhu cầu sinh kế , thì phải là một con người thật kiên trì, thật nhẫn nại, có kế hoạch làm việc hết sức thực tế và cẩn trọng thì mới có thề hoàn tất được một tác phẩm có tầm cỡ  xứng đáng với lòng mong mỏi của nhiều người.

Anh Hà Thúc Sinh đã thực hiện được công trình ấy. Anh đã giải đáp phần nào cho giới cầm bút trư­ớc vấn nạn của độc giả quần chúng: “ Sau biến cố 1975 với đầy rẫy đau thương, tủi nhục, tại sao nhà văn VN ch­ưa có được tác phẩm lớn?”.

Bây giờ, ít nhất chúng tôi cũng có được một câu trả lời với tác phẩm Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh.

Đó là chưa kể đến sự thôi thúc tinh thần của chính những người cầm bút trước bối cảnh lầm than, cơ cực đã và đang còn diễn ra ở VN.

Không lẽ sự khổ đau của cả dân tộc trong suốt nửa thế kỷ mà cao điểm của nó là kể từ tháng 4-1975 đến nay, đã không để lại cho thế giới một bài học hữu ích nào rút ra từ chính những nạn nhân trong cuộc, những nhân chứng cụ thể mà tiêu biếu gần gũi nhất là những người cầm bút VN ?

Anh Hà Thúc Sinh đã giải quyết phần nào cho nhu cầu thôi thúc đó.

Dĩ nhiên trư­ớc anh, và sau anh hẳn đã và còn đang có nhiều người viết về chế độ lao tù ở VN. Như­ng theo sự nhận xét của riêng tôi, tác phẩm Đại Học Máu cho đến nay đã là một trong những tác phẩm v­ượt trội hơn cả, ở khả năng ghi nhớ sự kiện của anh, ở  biệt tài diễn tả của anh, ở tính cách nhân bản dàn trải trên gần 1.000 trang giấy với đầy rẫy những chi tiết có khi rất thô bạo, cục mịch đến sững sờ phản ảnh một cách rất trung thực tâm tư, cảm nghĩ của hàng triệu con người bị tập trung trong lao tù CS.

Có lẽ ca ngợi thêm nữa hẳn sẽ phạm đến lòng khiêm tốn của tác giả, nhất là trong phần mở đầu anh đã nói rõ :“tác phẩm Đại Học Máu chỉ là một quặng mỏ mới khai quật còn giữ nguyên hình thái chân thực, là những tấm hình được chụp vội hay là bản phúc trình được khởi thảo từ một anh lính quèn.”

Tôi hết sức chia xẻ với anh Hà Thúc Sinh ở lời xác định này, nhưng sự chia xẻ chỉ nằm trong phạm vi nói về cái đức khiêm tốn của một ng­ười cầm bút chân chính.

Ngoài ra, đối với tôi, công trình của anh Hà Thúc Sinh quả là một công trình vô cùng đáng trân quý, đã được thể hiện bằng tim óc khổ nhọc của anh, bằng tài năng phong phú của anh, bằng tấm lòng chĩu nặng với anh em, bạn bè, đồng bào còn kẹt lại quê nhà của anh.

Đối với thế giới, kho tài liệu tìm hiểu về Việt Nam sau 1975,  nay đã có thêm sự hiện diện của Đại Học Máu. Nó không chỉ là một bài học cho nhiều chế độ đư­ơng thời, mà còn là một thông điệp gửi cho thế hệ tư­ơng lai nói về chân dung của một dân tộc yêu hòa bình, chuộng tự do, như­ng kém may mắn đã bị rơi vào vòng kiềm tỏa của gông cùm cộng sản.

Chỉ với ngần ấy dữ kiện thôi cũng đủ đưa tác phẩm Đại Học Máu của anh Hà Thúc Sinh thành một tác phẩm lớn mà tôi ư­ớc ao chẳng những nó sẽ được phổ biển sâu rộng trong cộng đồng VN, mà còn trải rộng trên diễn đàn Văn Học Nghệ Thuật Quốc Tế một khi nó được chuyển dịch ra ngoại ngữ.

Tôi xin phép q­uý vị cho tôi được bầy tỏ một lời chân thành và công khai với anh Hà Thúc Sinh.

Đó là anh đã xứng đáng với lòng kỳ vọng của anh em, bạn bè, đồng bào ở quê nhà,  và đồng thời anh đã làm vinh dự cho giới cầm bút lư­u vong qua tác phẩm Đại Học Máu được ra mắt hôm nay. Chính điều này sẽ còn là một động lực mạnh mẽ, tạo niềm hứng khởi cho nhiều anh chị em cầm bút khác tiếp tục những công trình sáng tác to tát khác trong tương lai.

Xin cám ơn anh Hà Thúc Sinh.

Xin chân thành cám ơn toàn thể quý vị.


NHẬT TIẾN/ Tháng 4-1985


===========

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ