Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

" giũa đại dịch 2021, tiêng nói của Trần Mạnh Hảo cập nhật trên Fb"/ -- nguồn: GIAO BLOG ( Hà Nội )

 


Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/08/2021

Giữa đại dịch 2021, tiếng nói của Trần Mạnh Hảo cập nhật trên Fb

Một thời, ông Trần gắn với hình tượng "ốc bươu vàng", vì thấy nhiều người nhắc đến phát ngôn liên hệ với ốc bươu vàng của ông.

Lúc ở đại học, tức đầu thập niên 1990, thì chúng tôi liên tục thấy các bài phản biện của ông Trần đăng trên nhiều báo khác nhau. Rồi ông ra nhiều cuốn sách hình thành từ những bài đăng báo đó. Bây giờ, giá sách của tôi có mấy cuốn mua hồi đó.

Vào năm 2021 này, giữa đại dịch covid-19, ông Trần tiếp tục cho bản cập nhật lên trang Fb của ông (chủ yếu là đưa các bài đã in hồi thập niên 1990s, 2000s lên, có bổ sung hay viết thêm). 

Về nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trên Giao Blog trước đây, có thể đọc ví dụ ở đây hay ở đâyở đây.

Dưới là sưu tập các bản cập nhật của tiếng nói Trần Mạnh Hảo trên Fb.

Làm dần dần.

(có một số thông tin trong các bài của Trần Mạnh Hảo chưa chuẩn, thậm chí sai, thì đều thuộc về trách nhiệm của tác giả Trần Mạnh Hảo; ở đây, đăng lại nguyên văn từ Fb Trần Mạnh Hảo)


Tháng 8 năm 2021,

Giao Blog



Nguồn : ở đây.

---


Ngày 21/8/2021

1 giờ 
Trần Mạnh Hảo
Do đã vào thư viện, photocopy được hơn 15 cân luận án tiến sĩ về khoa học xã hội nhân văn, tôi xin khẳng định hầu hết học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư ở Việt Nam trong 50 năm qua đều là HỌC VỊ TIẾN SĨ PHONG BÌ, HỌC HÀM GIÁO SƯ PHONG BÌ.
Học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư là món để các vị đi dạy kiếm cơm, chứ không phải là vinh dự hay huy chương huân chương mà phải luôn đeo vào tên mình suốt ngày, suốt đời như vậy. Có ông vào phòng ngủ vẫn khoe học hàm học vị với vợ hay người tình thì mới “lên” được.

Ngay cả luận án tiến sĩ của ba ông chủ biên sách giáo khoa là Trần Đình Sử, Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống… mà tôi đang có trong tay, xin lỗi, cũng chỉ là một bài tập làm văn của một học sinh cấp 4 kéo dài, chẳng có giá trị gì cả. Tôi mà ngồi phản biện luận án tiến sĩ, chắc chắn sẽ cho ba ông này điểm một.
Vậy mà ba ông tiến sĩ dỏm là Trần Đình Sử, Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống đã đang và sẽ đào tạo ra hàng trăm tiến sĩ dỏm, tiến sĩ đểu, tiến sĩ mua khác, thì than ôi nền giáo dục chỉ còn là nền phản giáo dục mà thôi.
Cái họa học hàm học vị thật mà kiến thức giả, họa giáo sư mua bằng tiền đã đang và sẽ phủ bóng đen lên nền giáo dục vốn không còn một tí sáng sủa. Cái họa mafia giáo sư, mafia giáo dục sẽ giết chết nền văn hóa Việt Nam đang hồi thoi thóp.
Ông GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân từng làm bộ trưởng giáo dục, sau lên to hơn làm bí thư Sài Gòn cũng dùng học vị tiến sĩ khai man. Ông Nhân khai là tiến sĩ trường đại học bên Đức, các anh em bên Đức đến trường ấy tìm hiểu, thì không có ai tên là Nguyễn Thiện Nhân từng bảo vệ luận án tiến sĩ thành công ở đây cả. Ông bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng khai man mình có học vị tiến sĩ nước ngoài. Còn cơ man ông bà làm to khác từng khai man học vị tiến sĩ để làm màu dễ thăng quan tiến chức, hoặc bỏ tiền mua học vị học hàm cho oai, lòe thiên hạ.
Thật là không biết ngượng mới khoe mấy chữ GS, PGS.TS trước tên mình. Ở các nước văn minh ( nước ta chưa văn minh nhá) khi một người bảo vệ xong học vị tiến sĩ, bắt buộc phải công khai luận án tiến sĩ của mình trên internet cho bàn dân thiên hạ phản biện. Đằng này, ở nước ta, khi đã dùng phong bì để mua ( có vị nữ nhi còn dùng cả vốn tự có) học vị tiến sĩ rồi, các đại trí thức thiếu tri thức bèn giấu biến luận án tiến sĩ như mèo giấu …ấy.
Ở miền Nam trước 1975, các học giả uyên bác như cụ Nguyễn Hiến Lê có hàng chục người, chả cần học hàm học vị mà giỏi giang vô cùng tận, viết ra hàng trăm cuốn sách quý giá cho đời. Phạm Công Thiện chưa hết đại học, sang Paris được mời dạy triết ở những đại học danh giá. Ông Thiện đã đập nát học vị tiến sĩ làm ở Bỉ của ông giáo sư Nguyễn Văn Trung chỉ bằng một bài báo.
Chao ôi, nền giáo dục Việt Nam đã sinh ra hệ thống đào tạo chuyên tu, tại chức “ dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”, sinh ra trường chuyên lớp chọn,sinh ra khái niệm “hồng hơn chuyên”, sinh ra quy tắc ưu tiên bần cố nông, ưu tiên con cán bộ cao cấp, sinh ra quy tắc “học tài thi lý lịch”…đã khiến giáo dục chỉ là cái chợ trời mua bán bằng tiền.

Tỉnh nào cũng mở trường đào tạo tại chức cho cán bộ mới lớp ba lớp bốn có bằng “đại học phong bì”, có “học vị tiến sĩ phong bì”…thì than ôi giáo dục ơi, ta chào mi vì mi là phản giáo dục mất rồi.

Một nền giáo dục dối trá, lừa bịp như thế, liệu nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam còn tồn tại được bao lâu ?
Sài Gòn ngày 21-8-2021

T.M.H.

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3086766428262207


..

Trần Mạnh Hảo
Không phải bây giờ, sau 46 năm từ rừng Lộc Ninh vào Sài Gòn, mà ngay lúc đi trên những con đường ngùn ngụt khói đốt sách cuối tháng 5-1975, tôi đã khóc, làm dấu thánh giá lạy Thiên Chúa cứu chúng con, đã biết chính kho sách của Sài Gòn đang bị đốt đã giải phóng tôi, cứu tôi ra khỏi địa ngục ngu dốt. Xin được giấy giới thiệu của của ủy ban quân quản thành phố : “giới thiệu nhà báo, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đến khắp các vỉa hè đang đốt sách tìm sách cho đồng chí viết báo tố cáo sách vở độc hại của Mỹ -ngụy, xin các tổ dân quân tự vệ, các phường khóm giúp đỡ đồng chí hoàn thành nhiệm vụ đảng giao phó”…Tưởng đồng chí Tần Thủy Hoàng đã sống lại từ 2300 năm trước, chợt tiến vào giải phóng thành đô này và ra lệnh đốt hết sách…
Sáng sớm ngày 1-5-1975, cùng với nhà thơ Lâm Huy Nhuận, tôi đã đến đường Xóm Chiếu quận bốn tìm ra nhà cô ruột tôi. Ông nội tôi Trần Văn Sinh và gia đình chú ruột Trần Văn Hào đã lên kịp chuyến tàu cuối cùng chạy khỏi Sài Gòn trưa ngày 29-4-1975…Trưa ngày 1-5-1975 cô chú Tiễu chở tôi và Lâm Huy Nhuận đến thăm chú Doanh có tiệm thuốc tây mặt tiền đường Cách Mạng ( bây giờ là đường Nguyễn Văn Trỗi). Chú thím Doanh cùng ôm chặt lấy tôi khóc hết nước mắt. Xong, chú lột chiếc đồng hồ Rado đắt tiền đeo vào tay tôi, nhưng vì mặc cảm, tôi không lấy. Chú còn cho tôi cả xe Honda nhưng tôi cũng không lấy. Chú hỏi thăm anh ruột là bố tôi, hỏi quê ta có ti vi không, có radio không, tôi lắc đầu. Chú hỏi Bình Hải ta có điện không ? Tôi vì mặc cảm thắng trận, sĩ diện nói dối một cách chân thành có điện cả rồi, thưa chú.
Lạ lùng thay, sau cuộc chiến 21 năm, bên thua trận có mặc cảm thua trận. Bên thắng cuộc cũng có mặc cảm thắng trận. Thấy Sài Gòn tráng lệ và giàu có quá, các chú lính con nhà nghèo từ các vùng nông thôn khỉ ho cò gáy thấy mình và phe mình thua thiệt quá, bèn gồng mình lên kiêu ngạo, nói dối vì mặc cảm tự ti. Đến nhà bà con “ngụy quân ngụy quyền” thấy nhà cửa sang trọng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, dàn máy khủng nghe nhạc Akai, xe honda ba bốn chiếc, choáng ngợp, chú thím hay bác “ngụy” hỏi quê ta có ti vi không, trả lời ứa, có tủ lạnh không nói ứa, tủ lạnh chạy đầy đường. Chú bác cô dì bên “ngụy” biết tỏng thằng cháu khố rách áo ôm nói dóc, bèn hỏi xỏ lá : vậy làng ta có Alain Delon không ? Ứa, chạy đầy đường ! ( Alain Delon – nam tài tử điện ảnh đẹp trai người Pháp)
Trưa 2-5-1975, tôi đến tổng hội sinh viên ở 4-Duy Tân Sài Gòn gặp các bạn : Bửu Chỉ ( còn mặc bộ bà ba đen ở tù), Lê Văn Nghĩa ( vừa mất), Nguyễn Duy Hiền, Trần Đình Sơn Cước…Tôi bảo Nghĩa ơi, cho mình tắm cái, 10 ngày nay mình chưa tắm. Nghĩa dẫn tôi vào toilet, mở vòi nước là tắm được. Quân giết người, tôi vừa mở vòi tắm, nước nóng như sôi ào xuống lột da tôi. Tôi gào lên Nghĩa ơi, mày giết chết tao rồi, bọn Mỹ ngụy ác quá, đi khỏi rồi mà còn gài nước sôi để giết chết Việt cộng. Nghĩa chạy vô nói xin lỗi, tôi quên hướng dẫn cho ông. Rồi Nghĩa chỉ cho tôi cụ thể đây là mở vòi lạnh, kia là vòi nóng, hòa trộn cho nóng lạnh vừa đủ mới tắm nghe chưa, quân ngố rừng. Tôi bảo thì tao vừa ở rừng về mà, không ngố mới là lạ.
Tối 3-5-1975, tôi và nhà thơ Thu Bồn được thành đoàn mời đến nhà văn hóa Thanh Niên ( chỗ tôi tắm nước sôi) đọc thơ . Cả ngàn nữ sinh viên áo dài trắng, nam sinh viên áo trắng quần tây xanh vỗ tay như sấm nghe thơ Việt cộng. Đến lượt mình, trước khi đọc thơ, tôi nói : “ Thưa các bạn sinh viên, ba hôm nay được sống trong Sài Gòn giải phóng, tôi vui vô cùng. Lạ lùng nhất là chế độ Mỹ Ngụy thối nát, xấu xa nhưng sao trẻ em, học trò, sinh viên của Sài Gòn ngoan hiền quá, đẹp quá, không chửi địt mẹ như thanh niên ngoài Bắc…”
Chỉ nói vậy thôi mà chi bộ nghe lệnh cục chính trị miền kiểm điểm khai trừ TMH ra khỏi đảng; vì mới vào Sài Gòn 3 ngày đã mất lập trường, đã ca ngợi Mỹ Ngụy, đã nói xấu chế độ tốt đẹp của ta. May quá, chi bộ toàn anh em nhà văn nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ do nhạc sĩ Xuân Hồng làm bí thư chi bộ không khai trừ đảng tôi, chỉ bị cảnh cáo ghi lý lịch.
Rồi hai ông anh : Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu từ Hà Nội vào, tôi được hai anh nhờ đi cùng xe Jeep tham quan Sài Gòn. Có nhiều lần hai ông anh nhà văn không muốn tôi nghe, bèn nói tiếng Pháp với nhau. Sau này, tôi hỏi anh Khải, anh với anh Châu coi thường em út, khó chơi quá, đi cùng xe mà nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, tuy biết em mù Pháp ngữ là anh đểu. Anh Khải cười hì hì, nói : hồi ấy tao với thằng Châu nói với nhau “rất phản động”, sợ mày nghe, mày mét cục chính trị miền thì bỏ bố chúng tao. Rồi anh bảo, thằng Châu nó khen thành phố Sài Gòn đẹp hết sức, người Sài Gòn đẹp đẽ lịch sự văn minh gấp mấy Hà Nội mọi rợ của ta. Thằng Châu bảo, xưa nay man di thắng văn minh không à ! Châu lại bảo Sài Gòn nó giải phóng mày với tao Khải ạ, không phải ngược lại đâu…Sau này Nguyễn Minh Châu viết bài báo : “ Lời ai điếu cho một nền văn học minh họa”, Nguyễn Khải viết hai tiểu luận tuyệt vời sâu sắc, chống cộng một cách trí thức : “Nghĩ muộn” và “ Đi tìm cái tôi đã mất”… ĐẢNG TA cực kỳ căm thù hai ông Khải và Châu, nhưng vẫn phải trao giải thưởng văn học Hồ Chí Minh cho hai ông mãnh này….
( kỳ sau in tiếp)
Sài Gòn 20-8-2021

T.M.H.

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3086116984993818



..



NGUY CƠ MẤT NƯỚC ĐANG ĐẾN TỪ BỘ GIÁO DỤC XUỐNG CẤP, VONG THÂN, KHÔNG CHÍNH DANH, KHÔNG TRUNG THỰC, THIẾU TRI THỨC VÀ KHÔNG CÓ TẦNG LỚP TRÍ THỨC
Trần Mạnh Hảo
"Trí thức là cục phân" ( Trích thư Lê Nin gửi Goocky, Mao Trạch Đông nhắc lại câu này ).Mao Trạch Đông nói : "Súng bầu (đẻ) ra chính quyền". Mao phản lại Marx : " Chính trị là thống soái"
Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Mạnh Hảo từ rừng vào Sài Gòn và ở hẳn thành phố này cho đến nay. Cuối năm 1975, qua anh Trịnh Công Sơn, anh Nguyễn Mộng Giác, bạn Bửu Chỉ và một số bạn bè khác như họa sĩ, nhà văn Khánh Trường, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, nhà văn Ngụy Ngữ, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh…chúng tôi bắt đầu giao du với tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ Sài Gòn cũ ( mặc dù phần lớn tầng lớp ưu tú nhất này của Việt Nam cộng hòa đã di tản, đã vượt biên hoặc còn trong trại tù cải tạo).
Các bạn kể trên nhiều người đã qua đại học, có người mới đậu tú tài ngang tôi hết cấp 3 ngoài Bắc, mà sao các bạn giỏi thế, uyên bác thế, lại biết Pháp ngữ, Anh ngữ. Tôi có dẫn vài ba bạn ngoài Bắc vào đã học ở Liên Xô, có học vị phó tiến sĩ hẳn hoi, đến giao du với các bạn đồng lứa Sài Gòn được nền giáo dục VNCH đào tạo, thì than ôi chúng tôi quả là mới i tờ rít…
Trong khi chế độ mới ( CS) luôn vỗ ngực khoe khoang chế độ ta ưu việt nhất từ chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục…
Trong lòng mình, tôi mặc cảm tự ti với các bạn Sài Gòn mà không dám nói ra vì xấu hổ. Rằng thế hệ chúng tôi ngoài Bắc dốt hơn, được giáo dục sai lệch và sơ sài hơn các bạn được “chế độ Mỹ-ngụy” đào tạo…. Ai thắng ai không phải so về chém giết, súng đạn, mà phải so găng bằng tri thức, bằng học vấn…
May mà kho sách dịch Sài Gòn cũ đã dạy tôi thoát nạn mù tri thức, cho tôi có đủ kiến thức có thể ngồi phản biện ngon ơ tất cả luận án tiến sĩ văn học, triết học, luật học, văn hóa học, sử học, mỹ học, ngôn ngữ học…
Nhắc lại điều này, lòng tôi cũng chẳng vui vẻ gì cho cam, nhưng trước sự thật, tôi không thể tảng lờ, câm miệng. Nền giáo dục của Việt Nam cộng hòa trước 1975 nhân bản theo cách giáo dục của người Pháp, nên nó chính là nền giáo dục đúng nghĩa. Còn nền giáo dục của “phe thắng trận” chúng ta là một nền giáo dục bị vong thân, nền giáo dục phục vụ chính trị, bị chính trị hóa. Mà chính trị là gì, là thủ đoạn. Còn GIÁO DỤC, VĂN HÓA VĂN NGHỆ… không lấy cái lợi, cái thủ đoạn làm mục đích, mà nó lấy CHÂN THIỆN MỸ LÀM MỤC ĐÍCH vậy.
Khẩu hiệu của Đảng Cộng Sản Đông Dương từ năm 1930 và Đảng Lao Động Việt Nam từ năm 1951 vẫn cứ là “TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO ĐÀO TẬN GỐC TRỐC TẬN RỄ”
Chao ôi, từ cổ đại đến nay, có nhà nước nào, chế độ nào diệt trí thức hay không, hay chỉ có ĐẢNG TA mới dám làm như thế ?
Cho đến nay, chúng tôi chưa hề thấy ĐẢNG TA công khai thừa nhận KHẨU HIỆU DIỆT TRÍ THỨC kia là ấu trĩ, là sai lầm tả khuynh, cứ “làm thinh Việt Minh đồng ý”. Đã chủ trương diệt trí thức thì làm sao tạo ra xã hội có học vấn, có văn minh ?
Chẳng lẽ nền giáo dục của chúng ta chủ trương diệt trí thức chỉ tạo ra các thế hệ thiếu tri thức làm công cụ cho chính trị mà thôi hay sao?
Thời chúng tôi học cấp 3, có một thầy giáo dạy văn rất hay, lại đẹp trai, nho nhã có nhiều bạn nữ khá nhan sắc muốn chọn thầy làm chồng tương lai, mới điều tra lý lịch thầy, biết cha thầy là ông quan huyện, lại là trí thức học trường hậu bổ do Tây đào tạo, bèn giật thót người không dám tiến tới nữa; vì thầy là thành phần xấu, con ông quan huyện là xấu, bố lại là trí thức còn xấu nữa, than ôi !
Thời chúng tôi đi học, hầu hết bọn con địa chủ, con tư sản …đều học giỏi và đều không được đi đại học. Con bần cố nông dù dốt đặc cán mai cũng được cử đi đại học bên Liên Xô, Đông Đức…HỌC TÀI THI LÝ LỊCH là vậy đó..
Một chế độ diệt người giỏi từ trong trứng nước, ưu tiên người dốt, DỐT NÁT MUÔN NĂM, HỒNG HƠN CHUYÊN MUÔN NĂM…thì giáo dục ơi, ta chào mi, vì mi lấy cái dốt, cái ngu làm mục đích…
Sau năm 1954, trong khoa học xã hội nhân văn, các giáo sư giỏi nhất như Cao Xuân Huy, Trương Tửu – Nguyễn Bách Khoa, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh…sau này là Cao Xuân Hạo…đều bị cấm lên bục giảng đại học, cho đi chăn bò hay ngồi dịch sách.
Từ đó, người giỏi bị loại ra ngoài cơ chế xã hội, tôn trọng người dốt nát ngu đần thì giáo dục ơi mi còn sinh ra làm gì nữa.
Do vậy, mấy chục năm qua hầu hết học vị tiến sĩ là học vị phong bì, hầu hết học hàm PGS, GS là học hàm phong bì…
Một xã hội mua bằng cấp, mua học vị học hàm, mua quan bán chức công khai như ngày nay, thì giáo dục ơi, coi như em đã chết, sự thật đã chết, chân lý đã chết…
Do nền giáo dục lấy bần cố nông làm gốc lâu dài quá nên dân tộc Việt Nam hôm nay hầu như không còn đời sống tinh thần mang tính chân thiện mỹ nữa, tất cả phải nói dối lẫn nhau để tồn tại…
Than ôi, họa mất nước ở đây chứ đâu.,.
Sài Gòn ngày 19-8-2021
T.M.H.

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3085415675063949

..

---

CẬP NHẬT


2. Ngày 24/8/2021

( tiếp theo kỳ trước)
Trần Mạnh Hảo suốt gần 30 năm một mình chống lại mafia giáo sư ( văn) & các học trò toàn PGS.TS đông như quân Nguyên. Đám giáo sư & học trò ma giáo này, không dám tranh luận công khai một cách khoa học, không hề dựa vào văn bản, toàn “NHỮNG ANH HÙNG NÚP” rình đấm trộm, hay núp lùm ném đá, giấu tay, chửi đổng hoặc gửi thư lên trung ương đòi bắt tên phản động chống đảng TMH.
Trần Mạnh Hảo
Toàn bộ hệ thống mafia giáo sư văn & các học trò đông hơn quân Nguyên của họ, dùng gậy gộc, gạch đá, dao găm, chửi rủa, vu cáo chính trị…nhất tề vùng lên xông vào “đánh” Trần Mạnh Hảo hơn bão táp mưa sa, sấm sét đùng đùng in trên ít nhất 30 tờ báo, nhiều nhất là tờ “Tuổi trẻ” và “ Phụ nữ TP.HCM, sau tập hợp lại in trong cuốn : “ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG PHÊ BÌNH” ( NXB Hải Phòng 1988) với những lời chửi mắng, vu cáo TMH không hề nêu bằng chứng. Các đoạn trích dưới đây đều lấy ra từ cuốn sách này.
Xin trích : “TMH gây chia rẽ, xáo trộn nội bộ, mất ổn định chính trị, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng” ( tr.70)… “ Thực chất TMH là người đáng ngờ về tài năng, nhân cách, và điều quan trọng hơn là : toàn xã hội hãy cảnh giác con người này” ( tr.294)… “ Lẽ nào lại có cuộc chơi lá mặt lá trái như vậy ở anh” (29)… “Có người còn nghi ngờ rằng anh đang hoàn chỉnh lốt dơi cho mình để tìm phương sống trong thời buổi nhiễu nhương này” ( 32)… “ Anh giống như con thò lò sáu mặt” ( 54)… “ Xin đừng lợi dụng lòng vị tha của độc giả, những người không hề có ý làm tuyệt đường hoàn lương của anh” ( 66)… “ Ông hộ pháp đeo băng đỏ” ( 132)… “ Trần Mạnh Hảo xông xáo vào mọi lĩnh vực học thuật trong tư thế một người khủng bố”… “ Ông Hảo hạn chế về học vấn đã khiến ông khó thông nghĩa một từ chứ nói gì hiểu được một câu người khác viết” ( 290)… “ Cái mặt nạ người ông hằng đeo trên mặt…ông bị ngộ chữ” ( 295)… “ Chúng tôi từ bấy luôn theo dõi bước chân huỳnh huỵch xủng xoảng dao búa, gậy gộc trên con đường “phê bình phản phê bình” của ông” (295)… “ Ông viết lăng nhăng rồi tìm cách đăng được lung tung khắp các báo” (296)… “ Ông đáng thương hại chứ không đến nỗi đáng trách…Đeo chiếc mặt nạ “phê bình văn học” và dương dương tự đắc với dăm ba mớ kiến thức hổ lốn…thủ đắc chân lý trái luân thường đạo lý, đi ngược truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc này, Trần Mạnh Hảo không ngượng miệng khi đưa ra những giọng điệu phũ phàng, hỗn xược” ( 297)… “ Những hành vi ngạo ngược xấc láo” ( 298)… “ Không mảnh giấy lộn lưng, vô cớ nhục mạ các nhà giáo xã hội chủ nghĩa một cách hệ thống”…( 299)…vân vân…và vân vân…
( hết trích)
Còn hàng trăm lời rủa sả kinh hãi của cha con “bọn mafia giáo sư văn” vô văn hóa tuôn ra từ những tên “Hứa Gậy Gộc” ( nhân vậy trong cuốn “ Rừng thẳm tuyết dày” của nhà văn Khúc Ba – Trung Quốc) chửi rủa TMH như Hồ Quốc Hùng, Đông La, Vu Gia, Đoàn Xuân Mỹ, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Hà, Đỗ Quang Lưu, Nguyễn Gia Phong, Hải Âu, Hàn Vũ Hùng, Nguyễn Công Minh, Đỗ Ngọc Thống, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Ngọc Thêm ( vua ăn cắp), Trần Nhã Thụy… vân vân… và vân …vân… ném đá, ném “phân” vào TMH, chỉ thiếu chúng dùng tiếng Đan Mạch nữa mà thôi !
Trên tờ “Đại Đoàn kết cuối tuần”, PGS Trần Hữu Tá vu cáo chúng tôi mà không hề nêu bằng cứ : “Phê bình là quyền của mỗi người, nhưng sự phê bình phải mang tính trung thực. Đó là điều ông Trần Mạnh Hảo không tôn trọng trong khi làm công việc của một người phê bình” ( sđd, tr. 354)… Có thể nói, trong thời gian ấy, TMH bị bọn mafia giáo sư và các học trò “HỨA GẬY GỘC” của chúng bủa vây hơn thiên la địa võng, bởi trận khủng bố bằng lời đe dọa, chửi bới, bịa chuyện đời tư, nguyền rủa vô bằng cớ có ngày trên mười mấy tờ báo cùng in bài chửi bới TMH. Nếu TMH yếu bóng vía thì đã đứng tim mà chết.
Để cân bằng sinh thái văn hóa, TMH xin trích ý kiến của bốn nhà văn, trong gần 20 ý kiến của các nhà văn nổi tiếng khẳng định cây bút phê bình TMH là một thành tựu của nền văn học Việt Nam :
NHÀ VĂN KHUẤT QUANG THỤY ( hiện đang là tổng biên tập báo “ Văn Nghệ” của HNV, VN) :
… “ Đọc cuốn sách của anh Hảo, tôi thấy nổi lên hai vấn đề : đó là luận điểm và thi pháp. Về mặt luận điểm, anh khẳng định xu thế kế thừa trong quá trình đổi mới văn hóa, phê phán những tìm tòi đi vào ngõ cụt, từ đó đưa đến những mỹ cảm xấu cho người đọc, nhất là đối với thơ…Về thi pháp, anh Hảo là người có phong cách. Ngay từ bài viết đầu tiên đã thấy rõ phong cách rồi. Đó là điều mà nhiều nhà phê bình không có được. Có người viết rất nhiều, in đến hàng chục cuốn sách mà chẳng để lại được dấu ấn gì. Sự xuất hiện của anh Hảo đã làm cho phê bình của ta hoàn toàn khác trước. Anh Hảo cũng là người đi tiên phong trong việc phê phán những cái sai, cái tùy tiện trong sách giáo khoa từ đại học trở xuống. Điều ấy rất cần thiết, nhất là trong lúc này, lúc chúng ta đang có những cải tiến trong việc biên soạn sách giáo khoa và cải cách hệ thống giáo dục. Đây là vấn đề rất cấp thiết mà nhiều nhà phê bình gần như đứng ngoài cuộc, họ coi đó không phải là việc của mình. Chỉ có Trần Mạnh Hảo xông trận. Hội nhà văn rất nên tự hào về một nhà văn của chúng ta xông xáo trong vấn đề này…” ( trích trang 557, cuốn “ Về một hiện tượng phê bình NXB Hải Phòng, sđd”
NHÀ VĂN XUÂN THIỀU :
…Trong phê bình, tôi thấy rất ít người có được tâm huyết như anh Hảo…Có bài anh viết rất giỏi, đấy là bài viết về tập thơ “ Bóng chữ” của Lê Đạt, “bàn về chữ và nghĩa trong thơ”…Anh Hảo nói rành mạch, nói có sách mách có chứng, chứ không à uôm. Hoặc như trong bài “ Ô mai em- người xa lạ của thơ” phê bình thơ tắc tị của Đặng Đình Hưng, anh viết cũng giỏi vô cùng. Trần Mạnh Hảo là một người trung thực”… ( sđd trang 555)
NHÀ VĂN LÊ LỰU :
… “ Về phía Trần Mạnh Hảo, tôi thấy anh không đánh vào sự đổi mới, không đánh vào nghệ thuật mà chỉ đánh vào thứ giả danh đổi mới, thứ giả danh nghệ thuật mà anh gọi là thơ phản thơ, phê bình phản phê bình. Trần Mạnh Hảo đã nói đúng vào cái mà các nhà văn chúng ta nghĩ thế nhưng không nói ra được thế. Anh có cái tinh của người trong nghề.Những ý kiến của anh phần lớn là chính xác.Trần Mạnh Hảo là người dũng cảm. Anh thực sự là một nghệ sĩ viết văn và viết phê bình. Mọi tác phẩm đều phải chịu thử thách vô cùng nghiệt ngã của thời gian. Nhưng tôi tin thời gian sẽ ủng hộ anh. ( tr. 556, sđ d)
NHÀ VĂN CHU LAI :
… “ Nếu Trần Mạnh Hảo không đáo để, không đỏng đảnh thì không còn là Trần Mạnh Hảo nữa và chắc chắn anh cũng không có sức quyến rũ người đọc đến thế. Cái được của Trần Mạnh Hảo chính là cảm hứng này rồi sau đó mới là tri thức. Trần Mạnh Hảo đã chọn được một thế đứng chắc chắn, chính xác để phát ngôn tư tưởng của mình. Anh là một quả pháo mở màn cho trận địa phê bình nhiều năm đã mê ngủ, hoặc dĩ hòa vi quý, phê bình mà có cũng như không. Hôm nay chúng ta ngồi đây bàn về Trần Mạnh Hảo không phải để bênh vực anh. Trần Mạnh Hảo là một người chịu chơi, một anh chàng béo tốt với râu ria như thế, chẳng cần ai bênh vực, bảo vệ…Tôi cho rằng có một số ý kiến phê phán Trần Mạnh Hảo với một thái độ không thiện chí…”…( Sđd tr. 556)
Sài Gòn ngày 24-8-2021
T.M.H.
Chú thích ảnh :
1- TS ( phong bì) Hồ Quốc Hùng – một “Hứa Gậy gộc” (đang dạy ở đại học Văn Lang) viết bài vu cáo, mạt sát TMH vô cùng tận trên báo “Phụ nữ TP.HCM” của tổng biên tập Thế Thanh ngày 23-8-1995
2- Nhà báo Thế Thanh, nguyên tổng biên tập báo “Phụ nữ TP.HCM” người cho in bài báo đểu cáng vô văn hóa của Hồ Quốc Hùng bôi nhọ TMH. Nhưng khi TMH gửi bài đến báo “Phụ nữ TP.HCM” để trao đổi lại thì bà Thế Thanh chơi trò bẩn : không đăng !




https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3089176841354499




1.

Trần Mạnh Hảo suốt gần 30 năm một mình chống lại mafia giáo sư ( văn) & các học trò toàn PGS.TS đông như quân Nguyên. Đám giáo sư & học trò ma giáo này, không dám tranh luận công khai một cách khoa học, không hề dựa vào văn bản, toàn “NHỮNG ANH HÙNG NÚP” rình đấm trộm, hay núp lùm ném đá, giấu tay, chửi đổng hoặc gửi thư lên trung ương đòi bắt tên phản động chống đảng TMH.
Trần Mạnh Hảo
Sau khi hàng loạt bài phê bình sách giáo khoa văn trung học và phê bình các giáo trình đại học môn văn của Trần Mạnh Hảo in trên hàng loạt báo trong Nam ngoài Bắc, gây chấn động dư luận, các đại giáo sư bị TMH đụng vào niêu cơm vàng là sách giáo khoa môn văn do đám ngụy giáo sư ( dỏm) soạn sai, viết bậy, bọn mafia giáo sư bèn tập hợp học trò lại thành đội ngũ đông hơn quân Nguyên, tổng tấn công theo “phương pháp luận có tên là anh hùng Núp” : nghĩa là chúng ông không thèm tranh luận khoa học khoa hiếc với mày, chúng ông chỉ có chửi, thóa mạ con người cá nhân mày, kẻ dám một mình chống lại hệ thống mafia giáo dục.
Bọn mafia giáo sư dùng hai lô cốt vĩ đại là báo “Phụ nữ TP.HCM” do bà Thế Thanh ( là học trò của đám GS. Mafia) làm tổng biên tập và báo “Tuổi Trẻ” do phóng viên Thúy Nga ( cũng là học trò của mafia gs) phụ trách mục văn hóa giáo dục văn nghệ) – là hai tờ báo bán chạy nhất lúc bấy giờ, in bài chửi rủa TMH vô cùng tận. Hai kẻ nhà báo Thế Thanh & Thúy Nga chơi trò bẩn : chúng cho in nhiều bài chửi rủa TMH, nhưng khi TMH viết bài trả lời lại thì tuyệt đối chúng không cho in.
Mở màn chiến dịch tấn công TMH, bọn mafia giáo sư sai ông đầu gấu người Huế tên là Hồ Quốc Hùng - học trò cưng của Nguyễn Đăng Mạnh viết bài : “Đôi điều trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo” in trên báo “ Phụ nữ TP.HCM” ra ngày 23-8-1995 dùng hết lời lẽ du côn, dao búa thóa mạ, xỉ nhục TMH. ( Hồ Quốc Hùng lúc đó dạy môn văn tại đại học sư phạm, TP.HCM, một tay dốt nát vô cùng, dùng học vị tiến sĩ phong bì, học hàm PGS phong bì. Hiện tôi đang có luận án tiến sĩ ( dỏm) của Hùng trong tay. Mấy lần tính đem luận án tiến sĩ của Hồ Quốc Hùng lên báo, để diễu cợt một bài tập làm văn cấp 4 kéo dài với bao sai trái, bậy bạ. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi lại thôi, vì “luận án tiến sĩ” là cái cần câu cơm thuở đầu đời non dại của Hùng, dù tầm phào bậy bạ nhưng là miếng ăn của anh ta, người quân tử không nên cạn tàu ráo máng)
Chúng tôi xin trích lời chửi rủa TMH khơi khơi vô bằng chứng, quyết không tranh luận một cách khoa học của đám mafia giáo sư trích trong cuốn “ Về một hiện thượng phê bình” do Nguyễn Hữu Sơn ( biên soạn giới thiệu) NXB Hải Phòng ấn hành 1998. ( PGS.TS ( phong bì) Nguyễn Hữu Sơn từng ăn tiền của GS.TS ( phong bì) Hoàng Quang Thuận, ca ngợi thơ ông ma giáo Thuận này hay hơn Nguyễn Du. Hữu Sơn & Hữu Thỉnh mở mặt trận vận động đưa thơ thiền dỏm của Hoàng Quang Thuận ra thế giới tranh giải Nobel.)
Tất cả các đoạn trích dưới đây đều lấy ra từ cuốn sách dày 571 trang : “ Về một hiện tượng phê bình)
Đại GS Hoàng Như Mai ( chưa có bằng đại học, mới hết cấp 3) chủ biên bộ sách giáo khoa văn, viết thư gửi bộ trưởng giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân, đồng kính gửi các vị lãnh đạo đảng nhà nước, quốc hội đề ngày 20-12-1996 in trên 10 tờ báo lớn nhất Sài Gòn, quy kết TMH phản động, chống đảng, đề nghị đưa tên này ra tòa vì tội vu cáo nói xấu hàng loạt đại giáo sư những con cưng của “đảng ta”. Trong lá thư kinh hoàng này, GS. Hoàng Như Mai viết : “ Không thể tranh luận được với một người phê bình chỉ chăm chăm đả kích, vì một mục đích bên ngoài học thuật”… “ hạn chế kiến thức và có cả một dụng ý xấu nữa, ông đã không hiểu được, đã xuyên tạc những điều chúng tôi viết để quy chụp…” ( sách đã dẫn, trang 509).
Trong bài : “ Hàng triệu người sẽ đặt niềm tin vào đâu” in trên báo “Tuổi Trẻ”, GS. Hoàng Như Mai tiếp tục vu cáo chính trị TMH, nặng lời rủa xả kẻ đã viết phê bình đến 5 bài GS Hoàng Như Mai. Ông Mai viết : “Tôi nói với các vị giáo sư không nên trả lời làm gì, người phê phán này có lẽ không hiểu về SGK cả thì nói thế nào được. CŨNG NHƯ KHÔNG THỂ NÓI CHUYỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI NGƯỜI LANG THANG KHÔNG NHÀ CỨ PHẢI “LÀM BẬY” RA ĐƯỜNG, thì giải thích chuyện môi trường thế nào được”… “ chỉ chăm chăm vào chuyện đả kích và châm biếm, hay bóp méo và suy diễn, một người coi thường văn hóa trong phê bình”… “Trong sâu xa, từ sự coi thường chuyên gia, coi thường trí thức ấy, sẽ có lúc người ta thấy rằng không cần phải học nữa, chỉ cần thức một đêm, nảy ra vài ý chủ quan nào đó, sáng dậy có thể phê phán hết giáo sư này đến giáo sư khác thì học để làm gì…” ( sđd tr 518, 520)…
Trong bài “ Tôi chỉ thấy tủi…vì không nghe thấy lời nói thật” in trên báo “Thể thao & Văn hóa”, đại giáo sư Lê Trí Viễn ( mới có bằng cấp 3, dạy tiểu học) viết : “Tôi nghĩ những bài phê bình ấy là chuyện chi chi chứ không phải học thuật. Người cầm bút viết những dòng ấy phải thấy xấu hổ với mình trước. Đọc những bài phê bình như thế tôi không thể trả lời. Có cái gì để mà trả lời trong khi người phê bình không phải chăm chăm vào học thuật. Tôi chỉ thấy tủi thân không phải vì mình dốt mà vì không nghe thấy lời nói thật” ( sđd tr. 516)
Trên báo “Đại đoàn kết cuối tuần”, PGS Nguyễn Lộc – một chủ biên khác của sách giáo khoa văn trung học, quy kết TMH mà không hề nêu dẫn chứng : “ Theo tôi, cách viết, cách cắt xén của TMH là rất khéo léo. Nếu chỉ đọc ông ta mà không đối chiếu lại với những gì ông ta đang phê phán thì có thể thấy lời phê bình có sức thuyết phục. Sơ đồ tư duy phê bình của TMH theo tôi là : một thì giống một phảy, một phảy thì gần với hai, vì vậy cứ cái hai là ông bắt. Nhưng cái một phảy đã là của ông ta rồi mà …” ( sđd, tr. 531)
Chúng tôi sẽ lần lượt dẫn ra hàng chục dẫn chứng chửi bới khơi khơi TMH mà không hề dẫn chứng cụ thể của các giáo sư theo phương pháp luận “anh hùng Núp”, không dám tranh luận một cách khoa học với TMH của đám mafia giáo sư và học trò của họ.
Để thay đổi không khí, TMH xin trích ra đây mấy lời của các nhà văn nhà thơ nổi tiếng khẳng định thành tựu viết phê bình của TMH :
ĐÂY LÀ LỜI NHÀ THƠ VƯƠNG TRỌNG :
…Ai nói gì thì nói, chứ tôi thấy Trần Mạnh Hảo thật sự là một hiện tượng phê bình. Trong bốn năm qua, anh viết rất khỏe. Có thể nói, không có nhà sáng tác nào và nhà phê bình nào trong một quãng thời gian ngắn như thế, đã đưa ra được một loạt bài viết ào ạt, đề cập mọi lĩnh vực gồm : thơ, văn xuôi, phê bình sách giáo khoa. Những bài phê bình của Trần Mạnh Hảo quả thật đã khuấy được bầu không khí phê bình vốn dĩ tĩnh lặng và tẻ nhạt trong nhiều năm qua. Cái loại phê bình mà tôi cứ gọi là nền phê bình tuy nhiên. Nghĩa là cứ khen tí, chê tí rồi lại tuy nhiên, nếu tác giả thế này, nếu tác giả thế khác. Rồi tuy nhiên bạn đọc rất hi vọng.. Đấy là lối viết phổ biến của phê bình ta. Một loại phê bình chung chung, nhạt nhẽo. Trần Mạnh Hảo thì không thế. Vấn đề TMH đặt ra rất rõ ràng, có khi gay gắt. Nhưng anh viết hấp dẫn.Trước đây, khi vớ được tờ báo “Văn Nghệ”, tôi thường đọc thơ, văn xuôi và bỏ qua trang phê bình. Bây giờ cứ có bài của Trần Mạnh Hảo là tôi đọc ngay. Anh viết rất lôi cuốn, đọc hừng hực, cuồn cuộn, đam mê chứ không lạnh tanh như một số nhà phê bình khác. Còn về nội dung, tôi thấy Trần Mạnh Hảo làm được một việc là anh đã uốn nắn lại một số luận điểm quá khích trong việc đánh giá tác phẩm văn học…
…..
Gần đây ở nước ta cũng như bên Trung Quốc và nhiều nước khác xuất hiện một loại thơ nhân danh hiện đại, nhưng thực chất là một thứ thơ suy đồi. Họ cho rằng thơ không cần ý, không cần nghĩa. Trần Mạnh Hảo đã lên tiếng rất sớm về vấn đề này. Đó là bài viết về tập “bóng chữ” của Lê Đạt. Phải nói đó là bài viết hay của TMH. TMH là người đọc nhiều, biết nhiều. Không biết nhiều không thể viết được như thế.Mặc dù có người tranh cãi với anh cho rằng anh lỗ mỗ kiến thức, không qua trường trại nào. Tôi cho rằng thái độ đó không được văn hóa cho lắm. Đối với người viết, có rất nhiều cách học. Một điều đáng chú ý là ở anh không có những vùng cấm.Đối với ta, có thể có những ông mũ cao áo dài. Những ông ấy chỉ có quyền phê phán người khác mà chẳng ai dám phê phán lại. Trần Mạnh Hảo không kiêng nể ai hết, nếu anh thấy đó là những sai trái đáng phải phê phán. Xét về mặt tổng thể, Trần Mạnh Hảo có công với sự đổi mới văn học” ( sđd tr. 547)

( kỳ sau in tiếp)
Sài Gòn ngày 23-8-2021
T.M.H.




Ke ChaLao
Anh T.M.Hảo ơi ! Càng đọc các bài viết của anh từ những thập niên 80 ÷ 90 của thế kỷ trước đến nay tôi thấy đúng lắm , nhưng càng cảm thấy sợ xởn gai ốc ; dựng tóc gáy ... cho anh !!! Anh đã bị họ khai trừ ra khỏi đảng rồi mà không sợ họ cắt nốt lương hưu của anh à ... Tôi sợ lắm !!! , đến phê bình công an đường phố , hay tổ trưởng dân phố thôi còn chưa dám ... xin lạy anh 3 lậy !!!
3
  • Thích
  • Phản hồi
  • 1 ngày
  • Đã chỉnh sửa
  • Tác giả
    Tran Manh Hao
    Ke ChaLao họ đã cắt hết lương hưu của tôi từ năm 1999.
    6
  • Tho Tran Ngoc
    Tran Manh Hao Sống Thẳng thắn và làm cho đúng với điều PHẢI MỚI KHÓ còn sống A Dua thì dễ rồi . Cái giá mà ta trả là sống khó khăn về mặt vật chất nhưng cái Tâm không hề băn khoăn thế là Tốt rồi !
    2
  • Nguyễn Thăng Long
    Tran Manh Hao, lương hưu là một phần tiền lương của mình lúc đi làm đề dành ra. Tiền đấy thuộc về mình, nó "cắt" tức là cướp đấy. Lũ khốn nạn.
    2
  • Ke ChaLao
    Tran Manh Hao : Oh ! My God ... Thôi máu thịt của anh và cả tôi nữa có đóng góp cho công cuộc của họ ta coi như của bố thí vậy ... cho nó nhẹ tâm .

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3088467378092112


"

Dat Nguyen Huu
Các bài viết anh viết cách đây hơn mười năm, nay công bố lại vẫn thấy nóng hôi hổi. Bởi nó đang đặt ra những vấn đề liên quan đến chủ trương Đổi mới giáo dục quyết liệt của Bộ.
Vì thế, trước tình hình cấp bách đang đặt ra, tôi muốn anh quan tâm trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi dưới đây. Tôi nói “cấp bách” vì nay đã sắp hết tháng 8, một tuần nữa là sang năm học mới. Không kịp dừng lại thì SGK (đã được thẩm định) sẽ ra lò. Con cháu sẽ phải lĩnh đủ các hệ lụy của nó.
Câu hỏi:Thế nào là dạy tích hợp? Dạy tích hợp với môn Tiếng Việt và Ngữ Văn cần hiểu thế nào?
Tôi đã khảo sát mấy bộ SGK, thấy nó bừa bộn quá. Nếu gọi đúng thì phải gọi đó là “dạy ô hợp”. Vì càng đọc tôi càng thấy sợ hãi. Dạy ngữ văn mà lại có thứ văn bản tên gọi là “Văn bản thuyết minh”, nhồi vào óc các cháu cơ man là những thuật ngữ, những tên gọi chỉ đọc thôi cũng đủ chóng mặt. Ví dụ, trong cái thứ văn bản này có cả viết đơn xin làm thẻ thư viện, bản tin, viết tường trình rồi cả số liệu bóng đá… Những thứ này, bản chất nó là văn bản hành chính và VB thuộc nhóm báo chí, quảng cáo… Bây giờ các nhà biên soạn thực hiện dạy “tích hợp”/ đổi mới, gọi đó là ngữ văn. Cá nhân tôi đã tìm mọi cách để gửi tới lãnh đạo thông điệp:"Phải dừng ngay các bộ sách vừa được kiểm định để viết lại cho các cháu. Nếu không, giáo dục càng lao sâu mãi vào trận đồ bát quái mà không thể rút ra được". Tôi theo dõi khá đều các bài viết anh đưa lên, thấy nó lặng lẽ thế nào ấy. Vì ngoài các vị ở xa, các trí thức trong nước cũng không thấy ý kiến gì, mà người có vai trò lãnh đạo lại dường như không để ý. Cứ như đá ném ao bèo.
Cách đây vài tháng, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong các diễn đàn ở mấy tỉnh phía Nam vẫn vung tay quyết liệt: “Phải dạy tích hợp. Khó cũng phải dạy, phải làm. Làm bằng được. Đó là đổi mới. Vì đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”. Tôi nghĩ, người ta đang lợi dụng hai chữ “ đổi mới” để làm rất nhiều việc liều mạng, thậm chí hoang tưởng. Các nhà biên soạn cứ hồn nhiên ghi vào sách thế này: Yêu cầu cần đạt: “làm được thơ 4,5 chữ”. Tôi đọc mà vã hết mồ hôi. Khi mở tiếp lại thấy phần dạy thể thơ 4, 5 chữ mà, chỉ nhìn văn bản đã thấy rất lạ: có cả những dòng thơ ba chữ… Nếu muốn dạy cho tất cả trẻ em Việt Nam thành nhà thơ thì dạy như thế cũng đã thất bại. Dạy cho trẻ em ngữ văn phổ thông lại càng bại liệt…Vì tất cả những vấn đề như thế là vô cùng hoang tưởng và tiêu diệt đi cái tư duy văn chương ở mỗi con người. Nhất là trẻ thơ!
Tôi rất tán thành một luận điểm quan trọng mà anh nêu ra. Dạy gì thì dạy, nhưng trước hết, thầy phải “thông”/ am tường vấn đề đã. Không từ thực tế mà cứ ỷ và mượn hai chữ “chủ trương” để làm sai, rồi kết quả muốn tìm nguyên nhân dẫn đến cái sai lại không biết ở đâu mà ra. Rất mong anh có câu giải đáp càng sớm càng tốt (vì anh vừa là một nhà phản biện tài năng, lại là một nhà thơ). Không chỉ có riêng tôi mà hàng vạn giáo viên đang chờ phản biện này. Chúng tôi đang chờ đọc bài viết và mong bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lắng nghe thêm ý kiến của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trước khi hạ bút ký quyết định cuối cùng.
Kính chúc anh luôn khỏe và phát huy hết tài năng phục vị cho giáo dục nước nhà!
Đêm 22/8/2021
24
  • Thích
  • Phản hồi
  • 2 ngày

  • Tác giả
    Tran Manh Hao
    Dat Nguyen Huu các bài phê bình các đại giáo sư của tôi viết từ thế kỷ trước, ít nhất cũng 22 năm, sao chỉ trên 10 năm ?
    10
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 ngày
  • Dat Nguyen Huu
    Tôi biết mà. Nhưng nhiều bạn đọc kêu " bài viết cũ quá" nên tôi chỉ nhắc các bài sau 2000 chung chung thế (kể cả các bài trên mạng...) để bạn đọc lưu ý. Còn các bài kiểu này, nhà thơ đã ghi rõ 1999 ... thì ko cần nhắc nữa. Trân trọng!
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 ngày
  • Dat Nguyen Huu
    Thưa nhà thơ Trần Mạnh Hảo! Tôi có lan man đâu ạ? Tôi đọc bài anh viết có lý và phù hợp với cách hiểu của tôi nên ko có ý kiến gì cả. Đọc và thêm một lần suy gẫm. Còn câu hỏi tôi nêu để anh cho vài ý, nếu anh trả lời thì có lợi cho hàng triệu người. Riêng tôi, đã có ý kiến:nên bỏ đi, viết lại. Song họ bảo "chủ trương" ra rồi...nếu thêm ý kiến của anh mà họ vẫn ko thay đổi thì các cháu và gv đành chịu thiệt thòi. Bởi thế, tôi muốn anh trước khi công bố bài về mấy LA hãy dành một chút cho vđ này đã rồi tiếp tục...Anh đã có nhiều bài pb về sgk- nhà văn D. D. B tặng tôi vẫn giữ . Tôi vẫn đang theo dõi các bài của anh. Bài nào của anh cg làm tôi suy nghĩ ...Trân trọng!
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 ngày
  • Tuyen Hoang Xuân
    Dat Nguyen Huu : xin phép anh Đạt cho chia sẻ nội dung bình luận rất có trách nhiệm này ạ
    1
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 ngày
  • Tác giả
    Tran Manh Hao
    Dat Nguyen Huu xin PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt đừng lan man, lạc đề. Chân lý là cụ thể, xin ông viết bài phản biện lại bài của chúng tôi phê phán thầy ông là PGS Nguyễn Lộc có đúng là dốt hay giỏi, thưa ông ?

"

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3087576738181176



---


BỔ SUNG


2

PGS. Nguyễn Lộc - một NHÀ SAI HỌC - giảng sai, viết bậy về thi hào Nguyễn Khuyến trong sách giáo khoa văn trung học & giáo trình đại học :

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3088057151466468

Tran Manh Hao
LỜI NGƯỜI VIẾT : Hơn 20 …năm từ 1980 đến 2005, chúng tôi đã bỏ công sức viết khoảng 300 bài phê bình sách giáo khoa văn trung học, phê bình các giáo trình đại học dạy trên đại học và phê bình các tài liệu hướng dẫn luận văn tiến sĩ của các bộ môn : triết học, văn học, mỹ học, sử học, ngôn ngữ học, văn hóa học, nhân chủng học…của các giáo sư, các giáo sư tiến sĩ đầu ngành …Chúng tôi gọi hầu hết các giáo sư đầu ngành bộ môn xã hội nước ta …này là các nhà sai học. Họ viết sách giáo khoa, viết giáo trình đại học, sách hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ phải nói là rất tào lao, rất bậy bạ…Chúng tôi đã cho xuất bản các bài phê bình này của mình trong các cuốn sách sau : Thơ phản thơ, Phê bình phản phê bình, Hầu chuyện các giáo sư, Văn học phê bình nhận diện, Văn học phê bình tranh luận…Nay, chúng tôi sẽ lần lượt đưa các bài phê bình này lên FB hầu các bạn.
T.M.H.
Là người Việt Nam từng được cắp sách đến trường, chắc ai trong chúng ta thảy đều yêu thích và thuộc ba bài thơ : “Thu vịnh”, “Thu điếu” và “Thu ẩm” của thi hào Nguyễn Khuyến ? Sách giáo khoa văn học lớp 11 tập 1 do Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn cho học sinh các tỉnh miền Nam, cụ thể phần thơ Nguyễn Khuyến do Phó Giáo sư Nguyễn Lộc viết, được nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ ba năm1993, đến nay 1998 đã được tái bản tới bảy, tám lần đều có dạy ba bài thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Ngoài sách giáo khoa Văn học dành cho học sinh, nhóm biên soạn trên còn biên soạn thêm một sách giáo khoa Văn học dành cho giáo viên đi kèm, cốt ý chỉ giáo, hướng dẫn giáo viên cách hiểu và cách giảng dạy các bài thơ văn. Rất tiếc, bên cạnh những chỉ dẫn, những gợi ý khá đúng đắn cho giáo viên và học sinh hiểu và cảm được ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, còn một số điều bất cập mà người soạn sách mắc phải. Để giáo viên và học sinh hiểu đúng ba bài thơ trên của Nguyễn Khuyến, chúng tôi xin góp ý với người soạn sách và nhà xuất bản Giáo dục đôi điều sau đây.
Giải thích câu thơ ” Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái ” trong bài “Thu vịnh”, PGS Nguyễn Lộc viết trong phần chú thích trang 52, sách Văn học lớp 11, tập 1 dành cho học sinh các tỉnh miền Nam như sau :” Hoa năm ngoái : hoa đã nở từ năm trước khô đi và còn lại đến bây giờ. Đây là cảnh tả thực “.
Người soạn sách đã hiểu sai câu thơ này của Nguyễn Khuyến nên cũng bắt giáo viên và học sinh dạy và học sai câu thơ. ” Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái “, Nguyễn Khuyến muốn nhắc lại ý của câu thơ Sầm Tham ” Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa ” ( Xuân nay lại nở hoa năm ngoái) và cũng nhắc lại ý câu thơ của Thôi Hộ :” Đào hoa y cựu tiếu đông phong” mà Nguyễn Du đã chuyển thành Việt ngữ tuyệt vời như sau :” Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Mùà thu, Nguyễn Khuyến nhìn những bông hoa trước giậu vừa nở, tưởng hoa năm ngoái lại về, sao lại giải thích sai câu thơ cho giáo viên dạy và học trò học rằng :” hoa đã nở từ năm trước khô đi và còn lại tới bây giờ “. Phàm những hoa nở trong mùa thu, khi tàn sẽ bị những trận gió mùa đông bấc dữ dội quật nát tan, chứ làm sao còn được “ép khô ” mà đứng giữa trời như Nguyễn Lộc viết. Hoá ra Nguyễn Khuyến vịnh hoa khô chứ không phải hoa thật ư ? Vả lại, ý niệm “năm ngoái” Nguyễn Khuyến dùng đây chỉ thời gian ước lệ, thuở nước chưa mất, hồn nước xưa còn hiện về trong hồn hoa.
Trong sách Văn học lớp 11, tập 1, dành cho giáo viên, xuất bản năm 1991 vẫn dùng cho niên học 1998-1999 này, PGS Nguyễn Lộc giải thích câu thơ thứ 3 trong bài “Thu vịnh ” như sau :” Nước biếc trông như tầng khói phủ “, thì không phải là khói đang phủ dần mặt nước, mà nó đã phủ rồi” ( tr. 50). Quả là tác giả sách giáo khoa chưa hiểu đúng câu thơ trên của Nguyễn Khuyến. Nước ao hồ mùa thu trong câu thơ kia xanh quá trông giống như khói, chứ không phải ao hồ đã bốc khói như sách giáo khoa giải thích. ” Nước biếc TRÔNG NHƯ tầng khói phủ “. Nguyễn Khuyến dùng chữ TRÔNG NHƯ, tức là không phải như thế, trông như khói nhưng không phải khói. Giống như ta ví von rằng cô X. trông như vợ tôi, tức là cô X. không phải vợ tôi và ngược lại. Hoặc hoa phượng trông như lửa cháy thì sao hoa phượng có thể biến thành lửa cháy được ? Vậy nên khi sách giáo khoa bảo rằng ” Không phải là khói đang phủ dần mặt nước mà nó đã phủ rồi” là sai với tinh thần câu thơ của Nguyễn Khuyến.
Cũng cần phải nói thêm ở trang 53 sách Văn học giáo viên, tác giả còn trích sai câu thơ này như sau :” Mặt nước trông như tầng khói phủ ”
Khi giải thích hai câu cuối cùng của bài “Thu ẩm”, trong sách Văn học dành cho giáo viên trang 52, PGS Nguyễn Lộc viết :”” Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy / Độ năm ba chén đã say nhè “. Câu 7 không có một động từ nào. Câu 8 thì có động từ say, nhưng ở đây là say nhè. Say nhè là say nói lè nhè chứ không phải say mặt đỏ bừng bừng đi quệnh quạng, lảo đảo rồi ngã dúi ngã dụi giống như trong câu thơ của Tản Đà :”Đất say đất cũng lăn quay / Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười ?”.
Người viết sách giáo khoa này không chỉ hiểu sai câu thơ của Tản Đà, mà hiểu rất sai bài thơ ” Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến khi ông giải thích hai câu cuối cùng của bài thơ như trên. Qua câu 7 của bài thơ, Nguyễn Khuyến đã cho người đọc hiểu rằng ông là người uống rượu kiểu tiên tửu, tâm tữu chứ không phải tục tửu kiểu Lưu Linh ; rằng ông mang tiếng hay rượu nhưng khả năng uống rượu lại rất hạn chế, chẳng qua mượn rượu làm cái cớ, làm chất xúc tác thôi, chứ rượu và say không phải mục đích của mình :” Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy “. Tiếp theo là câu 8 :” Độ năm ba chén đã say nhè “. Câu thơ này là một vế chưa nói hết của câu thứ 7 ; rằng tôi chỉ uống độ năm ba chén thôi là đã có thể say rồi đó nha, đó nhe, hoặc là uống độ năm ba chén là say nhè đấy ! ” Độ năm ba chén đã say nhè” là một cách nói ví phỏng về sự uống rượu của mình chứ không phải tác giả bảo mình đã uống tới “năm ba chén đã say nhè ” như sách giáo khoa giải thích.
Ta cần chú ý từ “Độ” ở đây có ý phỏng chừng chứ không phải có ý khảng định rằng mình đã xơi tới “năm ba chén”. Mà ngay cả ” năm ba chén ” ở đây cũng chỉ là con số áng chừng, không cụ thể. Kết hợp câu 7 lại với câu 8 của bài “Thu ẩm” cho chúng ta một cách hiểu biểu trưng, rất quy ước chứ không hề cụ thể như sách giáo khoa giải thích ; rằng có thể nhà thơ mới chỉ nhấm nháp chút rượu lấy hứng thôi, chứ thực ra chưa uống tới ” năm ba chén” đâu. Nếu cứ hiểu ép, hiểu lấy được, bất chấp bút pháp ước lệ của nhà thơ mà cho rằng ông đã uống tới “năm ba chén ” để đến mức ” say nhè” thì cái sự ” nhè ” ở đây hoàn toàn không phải sự “say nhè ” mà sách giáo khoa phân tích rằng ” say nhè là say nói lè nhè”, say kiểu Chí Phèo uống rượu. Hiểu như thế quả tình đã giết chết tinh thần ung dung tự tại, tinh thần tiên phong đạo cốt của bậc túc nho Nguyễn Khuyến đang mượn ly rượu nhỏ mà uống cả hồn mùa thu tĩnh lặng, tuyệt vời trong chiếc ao con.
Cần phải biết rằng trong thơ luật Đường mà Nguyễn Khuyến sử dụng ở đây với tinh thần ” thi tại ngôn ngoại”, rằng nói vậy nhưng không phải vậy đâu. Người soạn sách giáo khoa đã bị chữ “say nhè” úm, thành ra không còn tỉnh táo, mới bảo lão ẩm trong bài thơ đã say đến mức nói lè nhè thì còn gì là mùa thu Nguyễn Khuyến nữa.
Hãy đọc kỹ bài “Thu ẩm” xem, Nguyễn Khuyến đâu có nói lè nhè mà ông rất tỉnh táo, thông qua ngôn ngữ thơ hết sức chính xác và tinh tế, nhà thơ đã mang toàn bộ hồn vía của mùa thu vào giấu trong ly rượu nhỏ, để biến ao thu thành nỗi say người. Vả lại, một người đã say nhè, say nói lè nhè như sách giáo khoa hiểu, không bao giờ tự nhận mình say. Cho nên chỉ có người tỉnh táo mới bảo rằng tôi mang tiếng uống rượu hay, nhưng tửu lượng rất kém, uống độ “năm ba chén đã say nhè” đấy bạn ạ. Nghĩa là trong bài thơ ” Thu ẩm”, Nguyễn Khuyến chưa hề uống tới ” năm ba chén” và chưa hề ” say nói lè nhè ” như sách giáo khoa áp đặt.
Trong câu hỏi hướng dẫn học tập trang 53, sách Văn học cho học sinh, tác giả đã hướng dẫn sai tinh thần bài “Thu ẩm” như sau :”Đọc bài thơ có ấn tượng nhà thơ nhìn cảnh vật qua cảm giác chếnh choáng của người say. Em có cảm thấy như thế không ? Do những yếu tố nào mà có cảm giác ấy ?”. Tác giả phần sách giáo khoa này đã hướng dẫn chưa đúng tinh thần bài thơ ” Thu ẩm ” trong sách Văn học dành cho giáo viên ở trang 54 như sau :”Đặc biệt trong bài “Thu ẩm” thì cách cảm nhận thiên nhiên rõ ràng là của một người say, của một ông già say. Cố nhiên ở đây say mà vẫn tỉnh nên nhà thơ mới quan sát được, mới làm thơ được. Nhưng chính qua cái nhìn của một người say nên mọi cái trong bài thơ dường như cũng chếnh choáng, cũng nhòe nhoẹt, nghiêng ngả.” Cả bài “Thu ẩm” dù tìm đến nổ mắt cũng chẳng thấy chỗ nào, cảnh nào ” chếnh choáng, nhòe nhoẹt, nghiêng ngả” như sách giáo khoa áp đặt. Đến đây, tác giả sách giáo khoa này có thể sẽ dùng câu thơ thứ 6 trong bài :” Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” để biện bác rằng nhà thơ không say rượu sao mắt lại, “đỏ hoe”?
Nếu Nguyễn Khuyến chỉ cốt khoe sự mắt ” đỏ hoe” của mình là vì say rượu thì bài thơ thường quá, xoàng quá, cần gì phải dạy trong nhà trường. Cái sự ” Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” có thể có một chút nguyên nhân do hơi rượu, nhưng ai bảo nguyên nhân chính của sự mắt “đỏ hoe” kia nơi nhà thơ không phải là do lòng cảm động, xúc động trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc giấu trong hồn thu quanh nhà tạo nên ? Mà giang sơn ấy nay đã mất rồi, đã không còn hồn nước cũ nữa nên ông phải từ quan về ở ẩn, đau đớn mà lặng thinh ngồi cô đơn một mình ngắm mùa thu, hồn thu, như ngắm hồn nước cũ. Tâm trạïng ấy nhà thơ đã thể hiện trong toàn bộ thơ văn của mình mà cụ thể nhất nơi bài thơ “Cuốc kêu cảm hứng “. Một trí thức lớn, một tâm hồn thơ lớn, một nhân cách lớn như Nguyễn Khuyến, ai bảo ông không có thể ứa nước mắt, “đỏ hoe ” con mắt vì những điều hệ trọng, thiêng liêng này chứ không hẳn chỉ vì một ly rượu nhạt ?
Chính vì chưa hiểu được tâm thức nơi hồn thơ Nguyễn Khuyến khi ông viết ba bài thơ tuyệt tác về mùa thu mà PGS Nguyễn Lộc ở trang 54 sách Văn học dành cho giáo viên như đã dẫn mới viết như sau :” Trong hai bài “Thu vịnh ” và “Thu điếu” là cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế của một người nhàn nhã, lòng thư thái.” Không, cái nhàn nhã, cái thư thái chỉ là hiện tượng, chỉ là bề mặt của hai bài thơ trên chứ bản chất của hồn thơ Nguyễn Khuyến chừng như không một chút thư nhàn. Tức cảnh, sinh tình, mượn cảnh vật, mượn mùa thu, ao thu để nói lên tâm trạng u uẩn, u hoài, u tịch, cô đơn, thương nước nhớ nước cũ đã mất về tay giặc chính là chiều sâu tâm thức của hồn thơ Nguyễn Khuyến. Hồn thơ ấy núp vào mùa thu mà bàng bạc cảm thương một nỗi quan hoài, một niềm canh cánh khôn khuây về nước cũ, vua cũ không còn thực quyền trên đất nước mình nữa.
Nhà thơ ngồi vịnh cảnh mùa thu mà hồn vía hầu như toàn hướng về “hoa năm ngoái”, “ngỗng nước nào”, vừa cất bút lên đã thẹn vời ông Đào Tiềm đời Tấn. Nỗi thẹn, nỗi xưa, nỗi buồn thu man mác mà sâu thăm thẳm hơn cả trời đất kia chính là tấm lòng thương nước, nhớ nước đến tím ruột bầm gan nơi nhà thơ, sao sách giáo khoa dám bảo ông vịnh cảnh thu với lòng thư thái, nhàn nhã được ?
Việc sách giáo khoa giảng giải chưa đúng tinh thần ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, thành ra giáo viên cứ thế mà giảng sai, học sinh cứ thế mà học sai suốt cả chục năm, suốt cả hàng bảy tám lần tái bản, thử hỏi có phải là việc quá ư hệ trọng hay chỉ là việc bình thường ? Chúng tôi muốn thông qua bài báo này để đánh động dư luận toàn xã hội hãy chú ý đến con em mình hơn nữa; bằng cách chú ý đến những gì các em đang học trong nhà trường từ mẫu giáo đến đại học, ít nhất cũng cần kiểm tra lại sách giáo khoa, để xem trường hợp dạy sai thơ Nguyễn Khuyến như trên chắc chưa phải là trường hợp duy nhất .,.
Sài Gòn ngày 7-10-1998
T.M.H.
Ảnh : GS đầu ngành Nguyễn Lộc.



https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/1879057762366419

..

1.

Bộ Giáo Dục sao lại trao cho PGS. Nguyễn Lộc, người không hiểu nổi Truyện Kiều, lại độc quyền dạy “Nguyễn Du & Truyện Kiều” ở trung học và đại học :
( Bài này đã in trên báo “Văn” –tp.HCM số 11-1999 và in trong cuốn “Hầu chuyện các giáo sư” của Trần Mạnh Hảo – nhà xuất bản Văn Học ấn hành 1999) :

Trần Mạnh Hảo
Bộ giáo trình đại học của PGS. Nguyễn Lộc : “ VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ THỨ 18 NỬA ĐẦU THẾ KỶ THỨ 19” ( NXB ĐH & GDCD – 1992, ngót 1000 trang, tái bản nhiều lần. Trong bộ sách đồ sộ này, Nguyễn Lộc dành cho Nguyễn Du & Truyện Kiều 222 trang, từng được nhiều báo chí ca ngợi những bài giảng cho đại học này là mẫu mực. Chúng tôi xin dành bài viết này trao đổi với tác giả Nguyễn Lộc mấy điều sau đây :
1-) NGUYỄN LỘC CHƯA ĐỌC KỸ TRUYỆN KIỀU
Trang 128, ông Lộc viết : “Trong Truyện Kiều có ba tên quan và có cả một gia đình quan lại”… “ Gia đình Hoạn Thư là gia đình quan lại duy nhất trong tác phẩm này” ( tr. 132). Viết như thế, chứng tỏ ông Lộc chưa đọc kỹ Truyện Kiều. Ông Lộc chỉ kể ba “tên” quan là : quan đẩy gia đình Kiều vào cảnh oan khuất vụ thằng bán tơ, quan thứ hai là quan ngồi xử kiện. Quan thứ ba là Hồ Tôn Hiến.
Nguyễn Lộc quên một ông quan thứ tư là thổ quan : “Ép tình mới gán cho người thổ quan”. Quan thứ năm là Kim Trọng. Quan thứ sáu là Vương Quan, em thứ ba của Thúy Kiều : “ Chế khoa gặp hội tràng văn / Vương Kim cùng chiếm bảng xuân một ngày”. Nguyễn Lộc bỏ sót ba ông quan là sao ? Tại sao gọi quan Kim Trọng bằng “tên”, gọi quan Vương Quan bằng “tên” ( tên quan) hỡi ông Nguyễn Lộc mang kính chiếu yêu “giai cấp” vào soi Truyện Kiều.
Trang 158, Nguyễn Lộc viết : “ Trong cuộc đời Thúy Kiều, những ngày sống hạnh phúc nhất là những ngày sống trong mối tình của Kim Trọng”. Mối tình đầu Kim Kiều dù say đắm đến đâu nhưng cũng chưa thể gọi là hạnh phúc, nhất là việc Kiều còn bị Đạm Tiên ám ảnh. Đây là mối tình bất hạnh chứ sao gọi là hạnh phúc. Những ngày hạnh phúc nhất của Kiều là khi nàng sống với Từ Hải, hay chí ít cũng sống trong tình vợ chồng với Thúc Sinh. Ở chỗ này, Nguyễn Lộc đã viết sai.
Trang 163, Nguyễn Lộc viết rất sai như sau : “ Như thế rõ ràng, nói như sư Tam Hợp, tu là cội phúc hoàn toàn không đúng trong Truyện Kiều. Chẳng có một lần nào con người đi tu trong Truyện Kiều cảm thấy mình hạnh phúc cả” . Tam Hợp, Giác Duyên xuất hiện như hai niềm cứu vớt, chẳng có dấu hiệu hai nhà sư này bất hạnh cả. Bằng vào những câu Kiều rất đẹp này, ta biết hai vị sư đều hạnh phúc trong Phật pháp : “ Đánh tranh chụm nóc thảo đường / Một gian nước biếc mây vàng chia đôi”… “ Bốn bề bát ngát mênh mông / Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau”… “ Sư đà hái thuốc phương xa / Mây bay hạc lánh biết là về đâu” …
Nguyễn Lộc viết về Hoạn Thư sai lạc như sau : “Đối với Hoạn Thư , chẳng có chỗ nào ghen vì cảm thấy tình yêu bị mất mát” ( tr.195). Ông Lộc chưa đọc hết Truyện Kiều nên không thấy mấy câu thơ Nguyễn Du tả Hoạn Thư ghen vì tình kinh khiếp khi biết chồng có vợ bé : “Lửa tâm càng dập càng nồng / Giận người đen bạc ra lòng trăng hoa”…” “ Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen / Nghĩ rằng ngứa ghẻ hờn ghen”… “ Rằng tôi chút phận đàn bà / Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Hoạn Thư hành hạ Kiều vì ghen, làm đau lòng chồng vì ghen, sao Nguyễn Lộc lại bảo Hoạn Thư hành động chỉ nhằm thỏa mãn : “cái uy quyền của mụ ? ( tr. 196)
Nguyễn Lộc hạ thành phần quý tộc quan lại của Vương ông cha Thúy Kiều xuống thành bình dân cho có vẻ mang tính “giai cấp”, căn cứ vào câu thơ tả gia thế Vương viên ngoại : “ gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung” để ông Lộc viết : “Xuất thân từ một thành phần không phải lớp trên” ( 198). Xin xem từ điển định nghĩa “viên ngoại” :
Viên ngoại lang (員外郎, Deputy Director of the Bureau) là chức phó quan, dưới Lang trung, trong các ty Thanh lại thời Nguyễn, trật Chánh ngũ phẩm.
viên ngoại. (Từ cũ) chức quan nhỏ thuộc các bộ trong triều đình phong kiến. người giàu có nhưng không có chức tước gì trong xã ...
Nếu cứ kết luận kiểu máy móc như thế thì ông Lộc sẽ cho Truyện Kiều là nôm na dông dài hay sao : “ Lời quê góp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh”.
Cứ xem dáng dấp quý phái, đài các, học hành đến nơi đến chốn đủ cả cầm kỳ thi họa thì đủ biết gia đình Kiều ở gai cấp trên nếu không nói lá quý tộc : “ Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần”…
Do chưa đọc hay chỉ nghe lóm mà Nguyễn Lộc viết sai hết chuyện này đến chuyện khác trong kiệt tác của Nguyễn Du. Ông Lộc nhắm mắt viết bừa : “ Trong cái xã hội ấy chỉ có một người duy nhất thật sự thấy được giá trị của Thúy Kiều , thật sự yêu Kiều. Đó là Từ Hải” ( 99) . Ngoài Từ Hải ra, còn có hàng tá người thấy được giá trị và thương yêu Kiều như : cha mẹ, hai em của nàng, Kim Trọng, Thúc Sinh, Giác Duyên…đó sao ? Ngay cả Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến, Thổ quan, quan xử kiện, thậm chí Hoạn Thư … “ đều thấy được giá trị Thúy Kiều” không ở mặt này thì mặt khác.
Nguyễn Lộc còn viết sai đến mức này nữa thì đích thị là ông chưa hoặc không đọc Truyện Kiều mà dám viết bài giảng về Nguyễn Du trong sách giáo khoa trung học và đại học thì quái đản quá : “ Chính là nhờ Từ Hải, mà lần đầu tiên trong cuộc đời lưu lạc của mình, Thúy Kiều được trả lại nhân phẩm, được làm người” ( 113). Nguyễn Lộc quên rằng lần đầu tiên Thúy Kiều được trả lại nhân phẩm là mối tình của nàng với Thúc Sinh, lần thứ hai mới đến Từ Hải, lần thứ ba do sư Tam Hợp, sư Giác Duyên cậy thuyền chài vớt nàng lên từ sông Tiền Đường, lần thứ tư bởi tình yêu trời biển của Kim Trọng ngày đoàn viên : “ Thân tàn gạn đục khơi trong / Là nhờ quân tử khác lòng người ta”.
Trang 119, ông Lộc viết sai như sau : “ Trong xã hội Truyện Kiều, Từ Hải là người duy nhất thông cảm với những con người đau khổ”. Sư Tam Hợp, sư Giác Duyên, Mã Kiều, người quản gia nhà mẹ Hoạn Thư, kể cả Thúc Sinh, Kim Trọng và chính Thúy Kiều đều là những người “ thông cảm với những người đau khổ” chứ nào phải riêng gì Từ Hải .
2-) THÚC SINH ĐÂU PHẢI NHÂN VẬT PHẢN DIỆN :
Mối tình Thúy Kiều – Thúc Sinh được Nguyễn Du tả bằng những câu lục bát hay nhất trong Truyện Kiều. Thúc Sinh yêu Thúy Kiều vô hạn mới bỏ tiền lớn ra chuộc nàng từ lầu xanh để cưới nàng làm vợ nhỏ. Thúy Kiều cũng yêu chàng da diết. Nguyễn Du và người đọc đều có cảm tình sâu đậm với Thúc Sinh. Chàng cũng như mọi người đều sợ vợ, nhất là chàng Thúc lại làm rể con quan thượng thư. Thế mà vì chưa đọc, hay đọc nhảy cóc mà Nguyễn Lộc đẩy Thúc Sinh từ nhân vật chính diện sang phản diện cùng một duộc với Mã Giám Sinh và Sở Khanh : “ Những nhân vật phản diện như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến, đặc biệt là cặp vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh trên căn bản được xây dựng theo lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực” ( 171)… “ Thúc Sinh từ địa vị của một người cứu nạn trở thành tên nói khoác, từ địa vị một hiệp sĩ thành một kẻ phản bội xấu xa, thực chất không khác gì Sở Khanh cả” (188). Đánh đồng Thúc Sinh với Sở Khanh như cái nhìn của ông Lộc trên đây, phải chăng là điều xúc phạm đến chính Thúy Kiều và Nguyễn Du, xúc cảm đến tình cảm độc giả với tác phẩm, xúc phạm mối tình đẹp nhất nơi Truyện Kiều : “ Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” với những : “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” ?
3-) CÓ THẬT NGUYỄN DU “LÚNG TÚNG TRONG TÌNH CẢM, LÚNG TÚNG TRONG NHẬN THỨC ĐƯA ĐẾN LÚNG TÚNG TRONG KẾT CẤU – KẾT CẤU GIẢ TẠO” NHƯ NGUYỄN LỘC BÔI NHỌ NGUYỄN DU KHÔNG ?
Hãy xem người dạy Kiều nơi trung học và đại học là Nguyễn Lộc nói xấu Nguyễn Du đến tận cùng như sau : “ Mặt khác, ông thành thật ca ngợi cuộc đoàn viên ấy, mặc dù nhà thơ chỉ viết được những câu thơ rất ít trọng lượng. Cái khó khăn của ông chính là tinh thần hiện thực, là logic của cuộc sống. Trong truyện cổ tích hay truyện Nôm bình dân nói chung, nhân vật được xây dựng nhằm chuẩn bị để đi đến một kết thúc có hậu; cho nên TRUYỆN KIỀU KẾT THÚC CÓ HẬU đã bộc lộ tính chất giả tạo của kết cấu này”. ( 105)
Viết như thế này, Nguyễn Lộc không hiểu gì Truyện Kiều cả, đã dùng con mắt vô tình, thậm chí dốt nát để phán xét Nguyễn Du. Thưa ông PGS không đủ trình độ đọc Kiều rằng : TRUYỆN KIỀU KHÔNG KẾT THÚC CÓ HẬU nhá, kết thúc một bi kịch bằng một bi kịch khủng khiếp hơn là cuộc hôn nhân giữa nàng và người tình xưa “ mối tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ”, có đêm tân hôn mà không có động phòng, mặc dù cả hai kẻ mới trên dưới 35 tuổi rất yêu nhau. Kết thúc PHẢN CÓ HẬU này của Nguyễn Du mới là kết thúc của thiên tài, đưa một đôi tình xưa còn quá trẻ vào cuộc hôn nhân có đám cưới, có đêm tân hôn mà không có động phòng, không chăn gối khác nào bắt họ sống bên nhau với đời sống vợ chồng ảo suốt đời, khác nào sống trong địa ngục trần gian ? Có hậu hồi nào thưa ông Nguyễn Lộc ?
Một người không hiểu và không đọc nổi Truyện Kiều như Nguyễn Lộc mà được giao phó viết bài khái luận về Nguyễn Du & Truyện Kiều nơi sách giáo khoa văn trung học, lại viết cả giáo trình dạy đại học về chủ đề này, thì than ôi, sự học của đất nước này còn hay không ?
Xin trích sách đã dẫn, Nguyễn Lộc viết : “ Lúng túng trong tình cảm, trong nhận thức, đưa đến lúng túng trong kết cấu. Kết cấu của ông có tính chất giả tạo, như tác phẩm dựa vào để sáng tác, mà tinh thần của ông thì hiện thực” ( 106). “Trong Truyện Kiều trường hợp duy nhất định mệnh chi phối lại là trường hợp duy nhất mà kết cấu tác phẩm có tính chất giả tạo, không thực. Những câu thơ ca ngợi hạnh phúc trong đoạn tái hồi Kim Trọng mặc dù Nguyễn Du cố viết cho chân thành, vẫn cứ thấy nó gượng gạo lên gân thế nào ấy” ( 152)
Trước hết, chúng ta thử xem đoạn Kim Kiều tái hợp có non kém về nghệ thuật “ nhà thơ chỉ viết được những câu thơ ít trọng lượng, gượng gạo, lên gân” hay không ? Bắt đầu từ câu 3007 đến câu 3254 kết thúc vị chi là 247 câu thơ tả việc đoàn viên Kim Kiều, câu nào cũng nặng lòng Nguyễn Du, chẳng hề “rất ít trọng lượng” như Nguyện Lộc ngộ nhận. Nếu phải chọn một câu thơ triết luận hay nhất Truyện Kiều, chúng ta chỉ có thể chọn câu gần chót này : “ Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.Nếu phải chọn một câu thơ mà nghệ thuật tu từ, dùng từ láy, từ kép hay nhất Truyện Kiều, chúng tôi chọn câu ở đoạn chót này, đoạn mà ông Lộc chê là “ rất ít trọng lượng” : “ Dở dang nào có hay gì / Đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi”…Nếu phải chọn câu thơ viết về niềm sung sướng vỡ òa kinh ngạc hay nhất Truyện Kiều chúng tôi chọn câu này : “Tưởng bây giờ là bao giờ / Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao”. Còn rất nhiều câu thơ hay trong đoạn này, không thua kém gì những câu hay của các đoạn trước : “Trời còn để đến hôm nay / Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”. Câu bát trên đây có người còn cho là câu thơ hay nhất trong Truyện Kiều, ai dám bắt bẻ ? Việc Nguyễn Lộc chê bai 247 câu Kiều trong đoạn cuối là “rất ít trọng lượng, là gượng gạo lên gân”, chứng tỏ ông Lộc không có óc thẩm mỹ thi ca, không tiếp nhận được thi pháp Nguyễn Du vậy !
….
( tác giả bỏ một đoạn dài trong nguyên bản bài phê bình, trích ra những nhận xét chủ quan của ông Lộc “tàn sát” nghệ thuật trác việt của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, vì TMH già cả, phải tự đánh máy lại bài viết)
….
Những ý tưởng chê bai nghệ thuật tuyệt vời Nguyễn Du kiểu này của Nguyễn Lộc đều là con đẻ của lối phê bình xã hội học dung tục, chỉ quy vào ý nghĩa xã hội, tính tố cáo của tác phẩm. Ông Lộc không biết rằng vấn đề trung tâm, gan ruột của Truyện Kiều là vấn đề quyền con người, vấn đề nghệ thuật thể hiện tâm hồn con người, vấn đề thẩm mỹ của một thi pháp bậc thầy. Nguyễn Du chỉ mượn cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân để đưa cái đẹp của tiếng Việt lên đỉnh cao xưa nay chưa hề có, nhằm tôn vinh hồn Việt trong lục bát thi ca.
….
Đọc hết tác phẩm Truyện Kiều, ai cũng nghẹn ngào tức tưởi thương cho thân phận nàng Kiều. Thà đừng sum họp với chàng Kim, thà đừng đám cưới có đêm tân hôn mà không có động phòng, phải sống đời sống vợ chồng giả suốt đời còn khổ hơn nàng ở chốn thanh lâu. Đây mới là đại bi kịch Truyện Kiều, một kết thúc phản có hậu của một kiệt tác vô song, cái mà Nguyễn Lộc, chuyên gia số một của Bộ giáo dục về “Nguyễn Du & Truyện Kiều” không có năng lực để nhận biết.
4-) NHỮNG NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC
Trang 160, Nguyễn Lộc viết : “Bằng hình tượng nghệ thuật, Nguyễn Du đã đi đến một kết luận rất cơ bản : thực chất vấn đề trong xã hội Truyện Kiều là vấn đề của xã hội phong kiến”. Không, khả năng không hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Lộc là vô biên. Thực chất vấn đề cốt lõi của Truyện Kiều không phải là vấn đề xã hội phong kiến mà là vấn đề con người và vấn đề của cái đẹp nơi Tiếng Việt được nâng lên chót đỉnh ( vấn đề thi pháp). Giờ đây chế độ phong kiến đã kết thúc từ lâu mà thân phận phụ nữ Việt Nam trong xã hội hôm nay còn làm chúng ta nhức nhối. Báo chí đã khui ra hàng trăm, hàng nghìn vụ buôn bán phụ nữ, mua đàn bà con gái Việt Nam sang Tầu bán kiếm lời. Khắp nơi trong nước, từ khách sạn, phòng trà, hát karaoke, mát xa, hớt tóc thanh nữ …đâu đâu cũng có thanh lâu ổ điếm trá hình, mua dâm và bán dâm đông như trẩy hội.
Trang 136, do phê phán xã hội Truyện Kiều hăng hái quyết liệt quá, hồng vệ binh văn học Nguyễn Lộc đã vơ đũa cả nắm mà phán xằng phán bậy như sau : “Đạo đức phong kiến làm cho con người trở thành tàn bạo và giả dối” . Mô Phật, chỗ này thì Nguyễn Lộc đã quá lếu láo, xúc phạm một nghìn năm văn hóa rất nhân bản của ông cha ta từ Ngô Quyền đến năm 1858 (là năm ta mất nước vào tay giặc Pháp). Nếu dân tộc suốt 1000 năm “tàn bạo & giả dối” như thế thì sao ta có các triều đại Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… với các anh hùng dân tộc như : Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân tông, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung ?
Nếu thời phong kiến nghìn năm Việt Nam ta chỉ có tàn bạo và giả dối như Nguyễn Lộc nói xằng thì sao ta có các thi hào, thi nhân Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương ?
Nguyễn Lộc không hiểu thơ là thế nào, lại cực đoan về tính hiện thực, nên mới dám liều mạng viết ở trang 141 : “Truyện Kiều không phải biểu hiện tâm tình mà là bức tranh cuộc sống, mâu thuẫn trong thế giới quan Nguyễn Du thể hiện ở đây lại càng khó nắm bắt” . Ôi chao là câu văn Nguyễn Lộc viết chưa đúng tiếng Việt, cụt ngủn, bí hiểm, đánh đố bạn đọc. Nguyễn Du nói rõ nội dung Truyện Kiều là : “ Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh” mà Nguyễn Lộc không hiểu, lại bảo Truyện Kiều “không phải biểu hiện tâm tình” thì con xin lạy ông, ông không hiểu gì cả.
Nguyễn Lộc quên rằng Nguyễn Du đã vượt qua thuyết định mệnh Nho Phật bằng câu : “ Xưa nay nhân định thắng thiên đã nhiều” để quy kết tác giả Truyện Kiều rất vô lối, xấc xược như sau: “ Nguyễn Du đi từ thuyết định mệnh Nho giáo sang thuyết định mệnh Phật giáo và kêu gọi tu tâm, thực tế là nhà thơ đã lún trong vũng bùn của tư tưởng duy tâm. ( 145). Viết như thế này, Nguyễn Lộc đã lấy bùn từ tay mình, ném vào Truyện Kiều, ném vào 1000 năm ông cha Tam giáo đồng nguyên, ném vào đạo Phật lấy tu tâm làm tôn giáo !
…..
…..
Tóm lại, sao bộ giáo dục lại cho PGS. Nguyễn Lộc, một người không hề hiểu biết sơ đẳng về Nguyễn Du & Truyện Kiều được độc quyền dạy Truyện Kiều trong sách giáo khoa văn trung học và đại học, giết chết thẩm mỹ văn học của con em ta về một kiệt tác hay nhất của dân tộc Việt Nam ?
Sài Gòn 12-10-1999
T.M.H.

( Bài này đã in trên báo VĂN số 11/ 1999 và in trong cuốn “Hầu chuyện các giáo sư” của TMH do NXB Văn học ấn hành 1999.



https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3087576738181176

..

1 nhận xét:

  1. 1.

    Tran Manh Hao
    23 tháng 8 lúc 01:15 ·

    PGS. Nguyễn Lộc - một NHÀ SAI HỌC - giảng sai, viết bậy về thi hào Nguyễn Khuyến trong sách giáo khoa văn trung học & giáo trình đại học :

    Trả lời

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ