' vài bài viết trê n t.vấn & bạn hữu ... -- Virgil Gheorghiu ( 16/ 11/ 2016)
VÀI BẢI VIẾT TRÊN
t. vấn & bạn hữu
THỨ TƯ, 16 THÁNG 11, 2016
Những dòng chữ từ năm tháng/ Ngọc Tự
nguồn: tủ sách t.vấn & bạn hữu, 2016
ngọc tự:
những dòng chữ từ năm tháng
nguồn: tủ sách t.vấn & bạn hữu, 2016
những dòng chữ từ năm tháng
tập thơ ngọc tự -- Tủ sách t.vấn & bạn hữu, 2016
Tủ sách t.vấn & bạn hữu vừa cho xuất bản thi tập Những dòng chữ từ năm tháng / Ngọc Tự( 2016). Cựu sĩ quan Chiến tranh chính trị Bộ Tư lệnh Không quân VNCH, sau khi học tập cải tạo tới 2 lần; , tác giả cùng gia đình sang định cư ở Houston, (Texas) từ 2006.
Tiện dịp, tập thơ mới tác giả Ngọc Tự xuất bàn, Trương Văn Vấn [T.Vấn] người chủ trương Tủ sách TV& BH ; cho đăng bài viết của Hồ Nam- Lê Nguyên Ngư [1930- Mỹ Tho 12/ 2015] về tác giả Ngọc Tự -- đồng thời, coi như lời giới thiệu tập thơ mới xuất bản. .
(Bt)
ngọc tự, nhà thơ của cuộc đời
bài viết: hồ nam
Ngọc Tự xuất thân từ trường Đại học Luật; và làm thơ, viết văn tử lúc còn [là] sinh viên. Thơ văn của Ngọc Tự trước ngày 30 tháng tư năm 1975 không nổi lắm + những khắc khoải khôn nguôi của thân phận con người; trước chiến tranh+ phi lýcủa cõi người.
Tôi gọi tên em yêu dấu nồng nàn
thật mơ hồ vì chả biết chúng mình yêu nhau
em có mặt như những gì quanh đây
thí dụ khẩu súng viên đạn đồng tôi đã bắn thành thạo
hay cái lưỡi lê sáng hoắt đợi chờ
một lần đâm rất ngọt
tôi cũng còn nhiều tínht oán rắp tâm tực hành
em có biết bài hát buồn
như ngày tháng dài quê hương chinh chiến
không còn ai đủ nước mắt khóc than
thơ NGỌC TỰ
Ngày 30 tháng tư năm 1975 xảy ra; Ngọc Tự đi cải tạo từ Hóc môn, ra Phú quốc, về Long giao; rồi, ra tới Hoàng liên sơn (sát biên giới Trung Quốc) -- và, cuối cùng về Vĩnh phú; thế là thơ]Ngọc Tự đột nhiên mới lạ, hay hẳn ra:
thế rồi đất nước bỗng xa khơi
chinh chiến ta đi tiếp một đời
bài hát tự do hồn phơi phới
chẳng chút nào tổ quốc ơi
những nông trường từng sớm bình minh
cũng mồ hôi nhòe mắt lung linh
còn chặng cuối này qua cho nốt
đoạn đời hay đoạn đường chiến binh
như bước vào mùa huấn nhục mới
tay cuốc dài thay khẩu súng trường
cấp hiệu nào thêm đời trai trẻ
nhớ mãi khôn nguôi những nẻo đường
ta thấy ta trong mắt đồng đội
vẫn chẳng còn ánh lửa niềm tin
có chút gì bấng khuâng xao xuyến
đừng vội bối rối hãy ngửng nhìn
nụ cười vui giữa đời thương khó
vai áo ngỡ sắc chiến bào
hát nhẩm quân hành mơ vào trận
mộng mãi cho đầy gối chiêm bao
thơ NGỌC TỰ
Ra khỏi trại cải tạo, Ngọc Tự gặp lại các văn sĩ Dương Hùng Cường, Hoàng Hải Thủy, Doãn Quốc Sỹ, Lý Thụy Ý [nữ, hiện sống tại tp. HCM], Duy Trác [ca sĩ, hiện sống ở bang Texas]. Tất cả bàn nhau dùng văn chương chữ nghĩa; lột trần bộ mặt phi nhân của ... (*)
(Bt)
ngọc tự, nhà thơ của cuộc đời
bài viết: hồ nam
Ngọc Tự xuất thân từ trường Đại học Luật; và làm thơ, viết văn tử lúc còn [là] sinh viên. Thơ văn của Ngọc Tự trước ngày 30 tháng tư năm 1975 không nổi lắm + những khắc khoải khôn nguôi của thân phận con người; trước chiến tranh+ phi lýcủa cõi người.
Tôi gọi tên em yêu dấu nồng nàn
thật mơ hồ vì chả biết chúng mình yêu nhau
em có mặt như những gì quanh đây
thí dụ khẩu súng viên đạn đồng tôi đã bắn thành thạo
hay cái lưỡi lê sáng hoắt đợi chờ
một lần đâm rất ngọt
tôi cũng còn nhiều tínht oán rắp tâm tực hành
em có biết bài hát buồn
như ngày tháng dài quê hương chinh chiến
không còn ai đủ nước mắt khóc than
thơ NGỌC TỰ
Ngày 30 tháng tư năm 1975 xảy ra; Ngọc Tự đi cải tạo từ Hóc môn, ra Phú quốc, về Long giao; rồi, ra tới Hoàng liên sơn (sát biên giới Trung Quốc) -- và, cuối cùng về Vĩnh phú; thế là thơ]Ngọc Tự đột nhiên mới lạ, hay hẳn ra:
thế rồi đất nước bỗng xa khơi
chinh chiến ta đi tiếp một đời
bài hát tự do hồn phơi phới
chẳng chút nào tổ quốc ơi
những nông trường từng sớm bình minh
cũng mồ hôi nhòe mắt lung linh
còn chặng cuối này qua cho nốt
đoạn đời hay đoạn đường chiến binh
như bước vào mùa huấn nhục mới
tay cuốc dài thay khẩu súng trường
cấp hiệu nào thêm đời trai trẻ
nhớ mãi khôn nguôi những nẻo đường
ta thấy ta trong mắt đồng đội
vẫn chẳng còn ánh lửa niềm tin
có chút gì bấng khuâng xao xuyến
đừng vội bối rối hãy ngửng nhìn
nụ cười vui giữa đời thương khó
vai áo ngỡ sắc chiến bào
hát nhẩm quân hành mơ vào trận
mộng mãi cho đầy gối chiêm bao
thơ NGỌC TỰ
Ra khỏi trại cải tạo, Ngọc Tự gặp lại các văn sĩ Dương Hùng Cường, Hoàng Hải Thủy, Doãn Quốc Sỹ, Lý Thụy Ý [nữ, hiện sống tại tp. HCM], Duy Trác [ca sĩ, hiện sống ở bang Texas]. Tất cả bàn nhau dùng văn chương chữ nghĩa; lột trần bộ mặt phi nhân của ... (*)
Kết quả: tất cả cùng bị bắt; và bị đưa ra tòa. Dương Hùng Cường bỏ xác trong biệt giam nhà tù ; còn Ngọc Tự bị tù thêm gần 5 năm nữa. Sau lần [đi cải tạo] lần thứ 2, Ngọc Tự đã cất cánh; bay cao, bay xa, rất xa :
----------
(*) ... - tạm lược một số chữ. (Bt)
cuối trời bạn đã ngủ yên
có còn vương chút muộn phiền nào đâu
nơi đây thì vẫn biển dâu
dăm ba bạn cũ ngập đầu trùng vây
cái phong sương, cái bão táp cuộc đời; quả là đã tác động tới nơi sâu thẳm của hồn thơ Ngọc Tự; nhưng, Ngọc Tự vẫn luôn cho rằng:
trong gương thấy gã ngu ngơ
thốt nhiên nhìn kỹ không ngờ chính tôi
nghe như có nỗi bồi hồi
bao mùa xuân cũ một đời ở đâu
thơ NGỌC TỰ
Ngọc Tự đã thành nhà thơ; làm thơ cho đời, làm thơ cho cõi tử sinh, làm thơ cho những lụy phiền cuộc sống.
Và, thơ Ngọc Tự càng ngày càng hay . ./.
hồ nam
(trích '100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ'/ Hồ Nam + Vũ Uyên Giang -- nxb Đất sống, Hoa Kỳ 2006).
c. T.Vấn 2016
http://t-van.net/?p=19575
phụ lục:
một số tác phẩm 'Tủ sách t.vấn & bạn hữu' đã xuất bản;
trong đó có thơ Lưu Na -- Những dòng chữ từ năm tháng/ Ngọc Tự
v.v ...
http://t-van.net/?p=29633
như thế
thơ ngọc tự
như thế tôi đã trở thành gã đui mù què quặt câm điếc
ừ thì thôi vậy cũng là điều hay
không còn phải nhìn thấy những quay cuồng múa may
nhiều quá các vai diễn ngô nghê dở ẹc
không còn phải nghe những lời huênh hoang rỗng tuếch
đám đông hoan hô đả đảo vọng cuồng
không còn phải dè chừng thứ danh từ độc dược
hết thảy đều là xảo ngữ ngoa ngôn
của rất nhiều những nhân danh mạo nhận
khi mỗi ngày nơi sân khấu đời vẫn luôn có những kẻ sắm được vai tuồng lận đận
vừa khóac lên người mảnh long bào phục trang
đã vội mộng tưởng hão huyền về một ngày rực rỡ đăng quang
có thêm được chăng nỗi buồn nào tội nghiệp
chắc rồi không còn phải thốt lời nghẹn ngào cay đắng mà từ biệt
vì sự thất vọng này bạn hữu anh em
từ một thời khoảng nào qua đi và bây giờ thinh lặng
chừng như cái gã què quặt tôi cũng thật là chết tiệt
sẽ ngồi lại mãi mà thôi nơi góc khuất con đường
chẳng cần thiết nhận dạng và điểm danh từng con người vẫn còn đang vội vã
đi qua
cũng một hành trình hoang tưởng
như thể tôi đã khi không trở thành kẻ mất trí tồi tệ vất vưởng
làm sao còn có thể t han thẩn hát nghêu ngao hoài cái bản tình ca cũ mèm ấy
thật dễ thương
mà vội quá chưa kịp thêm một lần cuối chiều nay nhớ lại
ừ thì thôi vậy cũng là điều hay
như kẻ đã bị phụ tình bắt đầu nhàm chán nhau từ đây
chẳng còn đậu nỗi xao xuyến nào của một thời bồi hồi bỡ ngỡ
và như thế tôi đã ở trong vô cùng òa vỡ
của vô cảm và vô ưu
cho dù cứ phải ôm giữ lấy tận cùng nỗi cô đơn cô độc
nhưng sẽ lại là một thứ hạnh phúc có thật
này tôi. (*)
-----------
(*) - xin lỗi: đọc thơ tác giả ; người biên tập khóai chí, đã tự ngắt chữ thành cụm. (to kick a word with a smooth movement)
(Bt)
ngọc tự
http://t-van.net/?p=19575
THỨ BA, 15 THÁNG 11, 2016
'đây thôn vĩ dạ, có phải được cảm thụ bởi hàn mặc tử bệnh hoạn' ? / bài viết: châu thạch -- nguồn:
t-van.net/?p=29598
tựa chính, ''nghĩ về bài thơ 'đây thôn vĩ dạ'/ châu thạch
t-van.net/
bài viết: châu thạch
Nếu người ta tốn rất nhiều giấy mực, viết về Hàn Mặc Tử; thì, trong đó một phần không nhỏ, [vì] bài thơ Đây thôn Vĩ dạ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hang cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay ...
Thuyền ai đỗ bến sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra ...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đặm đà?
thơ HÀN MẶC TỬ
Một bài thơ hay; nhưng thật khó dùng lời diễn tả được hết cái hay. Đọc những bài bình thơ trên báo chí; [hoặc], những bài giảng văn trong sách [giáo khoa]; tôi càng thấy rối bòng bong thêm -- vì, có nhiều người đã nặn ra những ý tưởng; tôi cho thiếu chính xác ...
Xin điểm qua vài lời nhận xét, lời bình ấy:
1. - bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ tả về một vùng quê [trên] đất nước Việt nam.
t-van.net/
'đây thôn vĩ dạ', có phải được cảm thụ
bởi hàn mặc tử bệnh hoạn ?'
Nếu người ta tốn rất nhiều giấy mực, viết về Hàn Mặc Tử; thì, trong đó một phần không nhỏ, [vì] bài thơ Đây thôn Vĩ dạ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hang cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay ...
Thuyền ai đỗ bến sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra ...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đặm đà?
thơ HÀN MẶC TỬ
Một bài thơ hay; nhưng thật khó dùng lời diễn tả được hết cái hay. Đọc những bài bình thơ trên báo chí; [hoặc], những bài giảng văn trong sách [giáo khoa]; tôi càng thấy rối bòng bong thêm -- vì, có nhiều người đã nặn ra những ý tưởng; tôi cho thiếu chính xác ...
Xin điểm qua vài lời nhận xét, lời bình ấy:
1. - bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ tả về một vùng quê [trên] đất nước Việt nam.
2. - ... 'lá trúc che ngang mặt chữ điền': 'nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người em gái
thôn Vĩ.
3.- sự nổi lọạn trong thi pháp Hàn Mặc Tử ở chỗ: mạch thơ biến đổi bất ngờ, qua 3 cảnh trong 3 khổ thơ. Cảnh + người trong bài thơ, chỉ mang một phần hoài niệm về một thời gian quá vãng; còn lại chỉ là ảo giác siêu hình.
4 - 'Đây thôn Vĩ dạ', một thế giới mong manh; được cảm thụ bởi một nhà thơ bệnh hoan?
Còn nhiều; và, còn nhiều những ý tưởng, lời bình thơ, khác lạ.
Tôi chỉ nêu ra đây lập luận chính + ý kiến khác với họ -- mong quý vị độc giả đọc, thảo luận; để cùng nhau
sáng tỏ.
a) tả về một vùng quê Việt nam:
Quý vị nào đã đi nhiều, tất sẽ biết: không một vùng quê Việtnam nào giống như thôn Vĩ dạ cả -- cũng không có một làng quê Việtnam nào giống như thôn Vĩ dạ cả. Họa chăng ở một thôn, một làng nào đó; có vài điểm na ná như thôn Vĩ thôi.
Thôn Vĩ dạ giống như một cô gái thuộc dòng tôn thất diễm lệ, yêu kiều, đài các, kiêu sa+ thanh nhã; chỉ có ở Huế -- đặc sệt Huế.
Vĩ dạ xưa kia cũng như [bây giờ], tuy có người làm nông; đa số là chức sắc hoàng tộc, nhân viên cao cấp nhà nước cư ngụ -- cho nên cách xếp nhà cửa, vườn tược; lối đi hài hòa, thanh nhã, không giống một làng quê nào [trên đất nước] Việtnam.
Đó chính là một thôn trong lòng kinh đô xa xưa;trong lòng thành phố Huế [bây giờ]. Nếu một nhà văn, một nhà thơ [nào đó] muốn tả cảnh một vùng quê Việt nam, thường đưa ra hình ảnh lũy tre làng, dòng sông xanh, con trây, cái cày, ô thôn nữ gánh lúa về; chớ mấy ai lại tả vườn xanh như ngọc, dòng nước buồn thiu, cô gái áo trắng -- như Hàn Mặc Tử đã mô tả.
Đây thôn Vĩ dạ theo tôi; [thì] Hàn Mặc Tử không tả cảnh một vùng đồng quê Việtnam tiêu biểu nào; [ông] chỉ tả đích thị thôn Vĩ dạ, một thắng cảnh cá biệt; có 1 không 2 ở cố đô Huế .
Sách giáo khoa, nhà trường dạy cho học sinh : đây, cảnh một vùng đồng quê Việt nam, buộc các em phải nặn óc làm bài tập; thì, chẳng khác gì một thư sinh cắp sách đến trường; rồi bảo các em tả 'em bé chăn trâu' vậy.
b) nét vẽ 'lá trúc che ngang':
Tôi chưa hề đọc sách nào, chưa từng nghe ai cho rằng: 'người con gái đẹp lại có khuôn mặt chữ điền'.
Đọc trên các sách báo, sách tử vi + các sách nghiên cứu về khuôn mặt, thường thấy giải, như sau :
1) khuôn mặt chữ điền thể hiện đúng là một nam nhân, người có cá tính trung trực, hài hòa, thành đạt.
2) người nữ có khuôn mặt chữ điền [có] tánh kịch cỡm, nóng nảy + nhiều nam tính.
3) điền là ruộng: mặt chữ điền là mặt vuông vức như đám ruộng -- đàn bà cần tròn trịa, đàn ông cần vuông vức.
Nếu muốn diễn tả một khuôn mặt đẹp, bị che bởi lá trúc; tại sao Hàn Mặc Tử không dùng mặt trăng, trái xoan, bông hoa; để làm hình-dung-từ, như bao người khác; lại dùng một khuôn mặt đàn ông, khuôn mặt võ tướng, một khuôn mặt như đám ruộng; để lồng [vào] khung cảnh đạp đẽ thế kia.
Nếu tôi là họa sĩ; tôi sẽ vẽ lại bức tranh;[như] Hàn Mặc Tử đã tả ,'vườn ai có khóm trúc, khóm trúc che bớt một phần mảnh vườn có hàng cau-- mảnh vườn [lại] nằm cạnh dòng sông, có nương bắp trên bờ'.
Theo tôi; 'lá trúc che ngang mặt chữ điền', chỉ [để] che ngang khuôn viên vuông vắn của mảnh vườn .
c) sự nổi loạn + ảo giác trong Đây thôn Vĩ dạ:
Đọc kỹ Đây thôn Vĩ dạ, [tôi] thấy nhà thơ tả 3 cảnh khác nhau, trong 3 khổ thơ.
Khổ thơ thứ 1: tả nắng trên tả nắng trên hàng cau, vườn xanh như ngọc có lá trúc che ngang.
Khổ thơ thứ 2: tả dòng sông có con thuyền đậu+ hoa bắp ở trên bờ.
Khổ thơ thứ 3: không tả, chỉ nói qua loa tà áo trắng cô gái + cảm nghĩ của cô ta.
qua 3 khổ thơ, Hàn Mặc Tử viết như một bài luận văn tả cảnh một học trò, có nhập đề, có thân bài + kết luận.
Câu thơ này nối câu thơ kia ăn vận, khổ thơ này nối khổ thơ kia hài hòa , hiệp ý; chẳng có chỗ nào có thể [cho] là nổi loạn cả.
Như chúng ta biết, sở dĩ Đây thôn Vĩ dạ hình thành; bởi tác giả cảm hứng khi nhìn thấy bức tranh cô Hoàng Cúc gởi tặng.
Chắc chắn hàng cau, vườn xanh, dòng sông, chiếc thuyền, áo trắng đã được chụp vào trong ảnh + hiện thực trước mắt thi sĩ; khi ông xem ảnh.
Nhìn vào bức ảnh Hàn Mặc Tử đã thấy gì, tả nấy; nếu hư cấu, thì ông hư cấu, thêm 'gió + trăng' -- thi nhân nào cũng thường nghĩ tới những hình ảnh ấy, khi làm thơ.
Có thế nói: 'Hàn Mặc Tử đã tả thực khi sáng tác bài thơ này; nhưng nhờ 'thiên- tứ- thần- thơ', ông làm cho bức ảnh trở nên linh động, 'có biến, có hiện, có thật, có mơ; khác với sự tầm thường' . Đó không phải sự nổi lọạn; lại càng không phải ảo giác, siêu hình của nhà thơ -- [với] tôi, Hàn Mặc Tử rất tỉnh táo, khi nhìn bức ảnh + tả cảnh thôn Vĩ dạ, qua bức ảnh này.
càng tỉnh táo hơn, khi viết:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
hoặc:
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?.
thơ HÀN MẶC TỬ
Tôi không dám luận bàn 2 khổ thơ này, vì nó hay quá; [ở] trình độ tôi, không bình được.
Nhưng hãy đọc đi, đọc lại 2 khổ thơ này; thì bất cứ ai, đều có thể cảm nhận được cảnh đẹp thôn Vĩ dạ ; không thấy cái điên, cái bệnh, [sự] nổi loạn, cái ảo giác siêu hình nằm ở đâu cả.
Vậy thì, Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ này rất tỉnh táo; có chăng; 'ông phát tiết hết được màu sắc, âm thanh tiềm ẩn trong bức ảnh '.
d) Đây thôn Vĩ dạ , [một] thế giới mong manh, được thụ cảm bởi một nhà thơ bệnh hoạn?
Tôi không biết câu hỏi này, là 'khen hay chê' -- rõ ràng 'thôn Vĩ dạ' không phải thế giới mong manh -- nhà thơ cũng không phải vì bệnh hoạn, thụ cảm cái mong manh này.
'Thôn Vĩ dạ' [bây giờ] vẫn còn đó; nhà có cao lên, đường có rộng ra; nhưng, vườn, sông, trăng + con người vẫn tồn tại y nguyên.
Sở dĩ Hàn Mặc Tử viết Gió theo lối gió mây đường mây -- ông đã từng thấy dòng sông, nương bắp; khuất dưới vườn cây, ẩn sau lũy tre -- do đó, khi gió thổi, mưa trên cao bay mau; nhưng, nước + hoa bắp dưới thấp [vẫn] chỉ xao động nhẹ.... (*)
Gió theo đường gió mây đường mây ; thấy sao viết vậy, cũng nhờ sự lạc lõng này; phong cảnh trở nên trầm buồn, êm ái, bức tranh [thơ] linh hoạt.
----------
* ... - tạm lược một số chữ. (Bt)
Bức ảnh Hoàng Cúc tặng thi sĩ; chụp vào buổi sáng; hay, buổi chiều; ... hình ảnh cô gái áo trắng đứng trong vườn. Ảnh chụp lại không rõ nét, qua một khung cảnh ngoài trời; áo cô gái [màu] trắng, không thể nhìn ra, là lẽ tự nhiên.
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
... xem xong bức ảnh, Hàn Mặc Tử [đặt] xuống; thở dài;:
Ở đây sương khó mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
thơ HÀN MẶC TỬ
câu thơ nhắn nhủ tác giả tưởng tượng; như cô gái nhắn nhủ với mình-- một cậu thơ tỉnh táo, ... không mong manh, không thụ cảm như lời bình thơ suy diễn thêm . ...
Đây thôn Vĩ dạ', một bài thơ quá hay; [không cần] hư cấu -- [hư cấu thêm, tất] sẽ làm hư nếp suy tư, [phán đoán] của học sinh; nếu một khi đem dạy ở học đường. ./.
châu thạch
http://t-van.net/?p=29598
hàn mặc tử [i.e. nguyễn trọng trí 1912- 1940]
(wikipedia)
ngôi nhà của gia đình Hoàng Cúc
CHỦ NHẬT, 6 THÁNG 11, 2016
'lệnh đênh/ lưu na' : thơ mộng + đau xót'/ điểm sách: phan tấn hải -- t-van.net/
tựa chính,' đọc'lênh đênh của lưu na:
'thơ mộng + đau đớn'
blog t-van.net
'lênh đênh/ lưu na':
thơ mộng+ đau xót
điểm sách: phan tấn hải
lênh đênh/ lưu na
( tủ sách t.vấn & bạn hữu/ 2016 -- bìa sách in kèm bài viết)
" Em và chị Như bị hiếp ba, bốn chục lần; chúng đã ném chị Như xuống biển, vừa định bắt em theo; thì có tàu hàng hải tiến gần, nên tụi nó bỏ đi. Lên đảo, em xin đi Na -uy; chứ không đi Mỹ với anh Tuấn 'fiancé' của
em ..." (tr. 87 Lênh đênh/ Lưu Na)
Những dòng trên là lời của Phượng nói với Nga ở trại tỵ nạn; được ghi lại nơi trang 87, trong tác phẩm Lênh đênh -- khi Phương kể về chiếc ghe vượt biên, gặp hải tặc. Và, nơi 88, tác giả Lưu Na kể về thân phận người phụ nữ Việt:
"... Ngà biết từ đây cho đến chết, Ngà sẽ không bao giờ trả lời câu hỏi; mà tất cả những ai đi vượt biên, đều hỏi thăm; hoặc, thốt thành câu 'có bị hải tặc ...' . Nói có là dối, mà nói không, là có tội , tội với Phượng, tội với tất cả những người phụ nữ không may. Tự bao giờ, cái may mắn của một vài cá nhân; trở nên tội với những người thọ nạn. Người con gái Việtnam da vàng, tất cả những người phụ nữ vượt biên -- vết chàm đã khắc -- màu chàm đã nhuộm -- và, anh Tuấn, tất cả những 'Tuấn chàng trai nước Việt' *; có cách nào khác hơn là: 'chúng ta phải xa nhau, để ở mỗi phương trời cách biệt; may ra, còn có thể sống tiếp.' Đêm vẫn trong, chỉ hồn mình đục. Đảo tị nạn không chỉ xóa lối về; mà tẩy trắng luôn những tờ hồn trắng, để lại những vết gôm nham nhở xám buồn ..."
Và như thế, tác phẩm Lênh đênh hình thành.
Đó là những dòng chữ đầy sức mạnh.
----------
(*) tựa một tác phẩm của Nguyễn Vỹ. (Bt)
***
Cũng là chuyện một thời ở Miền Nam; cũng là chuyện sân trường đại học Sài gòn, thuở giao thời [sau ngày 30-4- 1975], cán bộ từ Bắc vào Nam -- cũng là những băn khoăn về giá trị của tự do, cũng là chuyện đi ghe vượt biền, cũng là chuyện lên đảo tị nạn, cũng là chuyện vào đại học Mỹ, cũng là chuyện đi làm + giao tiếp trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt -- và, rồi một vài mối tình tan vỡ.
Nhiều người cũng đã trải qua hoàn cảnh như thế.
Nhưng tác phẩm Lênh đênh/ Lưu Nam mang sức mạnh rất khác. Từng dòng chữ của tác giả; dường như viết trong lặng lẽ, trong cô tịch, ẩn ức sau dòng chữ : là nều lên được những gì rất buồn của kiếp người. Giữa những dòng chữ, là nỗi đau của Phượng, là cái chết bi thảm của Như ; và, là nỗi buồn vĩnh kiếp của Ngà.
Những con tàu bị xô giạt trên các triền sông. Mạng người mong mnh trong giông bão đại dương. Khi cô sinh viên Ngà bước lên trại tỵ nạn; cô như bước sang một kiếp khác. Ngà thâm cảm sự may mắn của cô, nhưng được nghe kể về rất nhiều người đã biến mất trên biển + nghe kể từ các nạn nhân [của] hải tặc.
Những mối tình trong tác phẩm buồn man mác, không thành toàn; hệt như cõi đời đầy hư vỡ này.
Hẳn bạn đã từng đọc những chuyện tương tự; có thể bạn cũng đã trải qua các sóng gió+ hư vỡ đó. Thậm chí, có thể bạn đã gian nan hơn cô Ngà-- thì dụ: bạn có thể đã trải qua vượt biên trện đường bộ, đã bị bắt vào tù nhiều lần, đã lặn lội buôn than trên các chuyến xe lửa Bắc-Nam .v. v ...
Nhưng, tác phẩm Lênh đênh / Lưu Na rất khác.
Văn phong Lưu Na xô đẩy độc giả vào những khung trời cảm xúc. Chuyện không phải kể, để cho qua; khi bạn gập cuốn sách 190 trang lại; sẽ thấy lơ lửng trước mắt, trên các trang giấy, là một thời của Sài gòn + tiếng rì rào ven biển quanh các trại tị nạn Đông Nam Á+ những chen chúc trong xã hội bận rộn nơi xứ người -- và, sâu
thẳm, là nổi buồn của người đã đi thật xa, nhớ nhà, nhớ mẹ + tự băn khoăn về trách nhiệm với quê hương.
Văn của Lưu Nam có sức mạnh như thế.
Như trong đoạn văn, nhân vật chính là cô Ngà ,đứng trong hàng sinh viên ở sân trường; nghe bà chủ tịch từ Bắc vào tiếp quản+ nghe chị Chánh ([một] sinh viên nằm vùng) nói chuyện -- và, chợt nhớ chuyện má của Ngà kể thời trước 1954 ở miền Bắc không khác gì hình ảnh trái nghịch 'giữa ống quần bà cán bộ + các tà áo dài trắng nữ sinh viên' :
"... Bà nói giọng Trung; nhưng không phải Huế, thấp và tròn. Tấm áo bà ba trắng, vải ny-lông in bông; với cái quần vải đen mịn, như lạc loài giữa rừng áo dài trắng. Có lẽ, phải nói là nó kiêu hãnh một mình, giữa rừng tá áo trắng mới đúng. Ống quần của bà lật phật theo làn gió, trên đôi guốc gỗ. Ngà ngó xuống mình, ngó chung quanh; có ai thấy khó chịu như Ngà, với cái ống quần tới mắt cá chân ấy? Cùng với cái giọng lanh lảnh, cái ống quần phần phật, như vả vào mặt mọi người. Bên cạnh bà chủ tịch thấp tè, chị Chánh đã cao, như cao hơn. Chị đứng nghiêng đầu, tóc kẹp qua một bên vai, áo sơ-mi trắng, quần đen. Chị cười cười, nụ cười thật vô tư, như những thành tích đấu tranh; những mưu mô lươn lẹo, để tồn tại với chính phủ cũ; là của ai đó, [có] 3 đầu, 6 tay. Thật lạ, bà chủ tịch, chị Chánh; hay, những anh bộ đội ngơ ngác; tất cả như từ cuốn phim 'cộng sản '[được] mà kể mấy mươi năm trước, hiện ra sống động. Những khuôn mặt im lìm, không biểu lộ gì ..."
(Lênh đênh, tr. 12-13- sách đã dẫn ).
***
Văn của Lưu Na nói về những cảnh đời thường, lại cực kỳ thơ mộng+ đau đớn. Hãy đọc về một ngày mưa; Ngà được thấy Hòa kể về mối tình giữa thầy + chị Phụng:
"... Một ngày mưa tấm tã, Ngà tời lới thầy Hòa. Thầy đang ân cần chấm nước mưa trên đầu chị Phượng, người Hoa lai Việt. Chị về rồi, người nhà thầy chửi gióng giã sau bếp; môi thầy mím lại, cằm bạnh ra, mặt trắng bệch, con mắt một mí như toé lủa. Thầy ngồi xuống, nói bằng tiếng Anh, kể với Ngà[ về] mối tình với chị Phụng. Ngà nghe, tai được tai không; nước mưa dàn tóc sát xuống da, Ngà nghe từng giọt nước thấm xuống, lòng buốt lạnh, đầu óc váng vất hình ảnh thầy Hoà chấm nhẹ những giọt nước trên tóc chị Phụng. Ngà ra về, nước mưa chảy dọc màng tang, nhiễu xuống cổ áo. Có bàn tay nào cho Ngà ... " (tr. 12-13 sđd).
-----
(...) ... - tạm lược một số chữ; có thể nhiều, hay, ít. (Bt)
(...) ... - tạm lược một số chữ; có thể nhiều, hay, ít. (Bt)
Tác giả Lưu Na kể về những mảng đời của dân Sài gòn: ...
" ... Ngà từ giã anh Quang ở bùng binh Sài gòn, ngước mắt nhìn trời. Trời quá thấp, đè bẹp mọi cái thau nhôm to nhỏ thành những miếng nhôm phẳng, méo dị hình; rồi những bước dép râu đạp lên, chà nghiến những miếng nhôm ấy lên mặt đường khô, lồi lõm, gập ghềnh. Khi Ngà về đến nhà, 'tấm thân nhôm mỏng' đã thủng thêm
vài lỗ ..." (Lênh đênh, tr. 42 sđd).
Và, thử hỏi; 'làm cách nào để ghi lại nỗi nhớ? Thí dụ, nỗi nhớ má. Tác giả Lưu Na ghi rằng: 'nhân vật Ngà nằm trên đảo chờ; có những đêm nhớ má + [lòng] quặn thắt, khi thấy đời mình như con nước trôi xa:
" ... Đêm hằng đêm, Ngà thèm mơ thấy Má; thấy lại mái nhà xưa, thấy lại tất cả những con người mình hằng ghét bỏ; mà họ bặt tăm, mà đời sống [cũng] bặt tăm. Tại sao Ngà lại ở chốn này, sao Ngà vẫn sống; khi gốc rễ của mình đã tan biến? Sông khi đổ ra biển, thì con nước tan vảo biển; cả những ngọn nguồn, lòng bãi, vẫn còn dạng hình dấu vết; mà, những thân phận con người ra đi, lại trở thành con nước bơ vơ, không nhập được với đại dương nào; trong khi cái nôi hứng đỡ đã bị một khắc, một giờ xóa. Nước đi là nước không về. Nước chi là nước giữa trời ..." ( Lênh đênh ,tr. 78-79 - sđd).
***
Tác phẩm Lênh đênh , Ngà cũng ghi về một kỷ niệm thơ mộng trên đảo; với Bách, một chàng trai [từng] hướng dẫn thiếu nhi thánh thể [tại nhà thờ]. Nhiều thập niên sau; Ngà gặp lại Bách tại quận Cam [California], khi Bách đã trở thành một linh mục [ở] một tiểu bang xa, ghé thăm quận Cam:
"... Cuốc sống như sóng dồn, đẩy tấm thuyền bé ngáy một xa khơi, qua muôn khúc quanh; qua ngàn dòng nước. Ngà và Bách đã dạt khỏi nhau, như một giấc mơ; tỉnh dậy là quên hết. Mọi sự đều có thể; và, đều không có thể: trăng còn mãi với thời gian, nhưng làm sao 'để có lại một lần cái mầu xám bạc hoang liêu'. Gặp lại Bách, như gặp lại mảnh đời thất lạc. Gặp lại Bách, như tìm thấy một bóng mình của thuở đầu đời. Gặp lại Bách, như đã đi hết một vòng của cuộc sống. Ngà nhận ra mình vẫn nhớ bờ môi ấy. Ngà nhận ra mình vẫn nhớ hơi ấm của bàn tay xưa .
Vành môi cũ nay ban lời Chúa. Bàn tay xưa nay mở ra phúc âm. 'Ta là khởi đầu và cũng là cuối cùng' * kết thúc. Hết một vòng đời Bách rồi, đã đến thiên đường; chỉ còn Ngà đứng trên kỷ niệm xưa, nhìn lại tháng, năm; thấy quãng đời chỉ là dấu vết đau dài ..." (Lênh đênh, tr. 187 -sđd).
Và, đó cũng là những dòng cuối truyện. Sách khép lại; nhưng, vết đau dài chưa dứt. ...
Những gì còn lại sẽ là những dòng chữ của Lưu Na: 'thơ mộng+ đau đớn'. ./.
--------
(*) Kinh thánh (Bt)
phan tấn hải
http://t-van.net/?p=19511
-----------------------------------
bài liên quan:
T.Vấn: về những niềm đam mê ...
T. Vấn , trang chủ t-van -net
+ chủ trương Tủ sách TV & Bạn hữu
(ảnh in kèm bài viết)
Cuối cùng thì người bạn trẻ của tôi [Lưu Na] cũng đã có tác phẩm 'được' in. Là quyển sách, cầm được, sờ được, ngửi được đàng hoàng. Chứ không phải loại' ấn bản điện tử' không cảm giác, không mùi rất thời tượng hiện nay. Tôi đùa với cô [tác giả 'Lênh đênh'],' thế là cô đã trở thành nhà văn chính hiệu'.
(Chẳng là, người trong giới hay truyền miệng nhau rằng: 'không có sách in, thì chớ có viết danh hiệu nhà văn, trước tên của mình'. Thế nên,có người đã phải cố mà in sách: thơ, truyện, tùy bút, tản văn ...; bất cứ thừ gì, hay dở chưa biết; cứ phải thành sách cái đã'. Đó là thời đại về cái thời; mà loại sách 'điện tử' còn chưa phổ biến, ít người mặn mà với nó. Chứ; còn bây giờ thì không hiểu, không biết, không nghe là: liệu in sách điện tử, có thể coi là 'lai-xần' [licence] ; để khoác lên mình chiếc áo 'nhà văn, nhà thơ, nhà gì gì ... đó' chăng. Nếu 'dễ dãi' được như thế; thì, trang nhà TV& BH hiện nay đang lạm phát 'nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo' -- vì, chỉ trong vài tháng đã có tới 12 đầu sách trình làng. Bằng chỉ tiêu nguyên năm của một nhà xuất bản sách tầm cỡ thời xưa. Quả là 'phong cách' thời đại; cái gì cũng nhanh, cũng nhiều ồ ạt; khiến chưa kịp xem xong cái bìa, thì quyển kế tiếp đã chồng lên; che kín ... ) .
Rất tâm tình để nói rằng: 'cầm quyển sách in ; mà người bạn trẻ [Lưu Na] của tôi nâng niu, trân trọng; tôi cảm được hết 'nỗi lòng' của cô. Đó không phải chỉ là một quyển sách, một tác phẩm đầu tay của một tác giả; mà còn là cuộc đời của cô, nằm trọn trong đó. Như thể nó được sống lại một lần nữ(khi viết) -- và, thêm một lần nữa(khi trở thành tác phẩm được in). Và tôi cũng hiểu được;' vì sao cô cứ khăng khăng'phải in tác phẩm thành sách bắng giấy đàng hoàng, chứ không chịu , chỉ nhìn thấy nó trên màn hình máy điện toán'.
Thế giới thật + thế giới ảo; dù sao cũng khác nhau nhiều lắm. Dù sao [thì] : 'cô cũng là một phụ nữ, còn tôi là anh đàn ông chính hiệu.'.
[Đã] có một khoảng thời gian đủ dài; để [tôi] nhận ra người bạn trẻ của tôi rất nghiêm túc, trong 'con chữ' của mình . Cô viết rất nhiều; nhiều hơn cái ấn tượng; [để] người đọc thường khi cầm quyển sách đấu tay mỏng mảnh cuả cô
thế nên, những gì cô trân trọng gởi đến người đọc; đều đã được sàng kỹ, qua một 'máy lọc tôn trọng' của mình , tôn trọng độc giả, tôn trọng trang giấy in. (tuy chẳng mắc mỏ gì) . Cô còn khá trẻ; đường đi còn dài trước mặt, cô còn rất nhiều thì giờ; để tiếp tục sàng lọc mớ tài sản chữ nghĩa không nhỏ trong 'kho'.
Rồi đây, chúng ta hẳn sẽ còn được nghìn thấy nhiều tác phẩm nữa của cô ra đời.
Văn học Việtnam hải ngoại lại có thêm một chút sinh khí; để tiếp tục sống còn. Nhờ vào chính tác phẩm ra đời; chứ không phải cái danh hiệu (hão) 'nhà văn, -- mà người bạn trẻ tiếp nhận một cách ngượng nghịu. ./.
t.vấn
http://t-van.net/?p=29535
----------
(*) - đăng ở tiểu mục 1. (Bt)
"... trang nhàTV&BH hiện nay đang lạm phát nhà văn, nhà thơ, nhà biên
khảo; vì chỉ trong vài tháng, đã có tới 12 đầu sách trình làng ..."
(ảnh in kèm bài viết)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ