Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

bài đọc thêm (2): " Đốt sách ... Rời bây giờ đấu giá sách " / bài viết: Lam Điền -- nguồn: https:?/chungtoimuontudo.2 wordpress.com>

 

 ĐỐT SÁCH…RỒI BÂY GIỜ ĐẤU GIÁ SÁCH


           LAM ĐIỀN

LGT: nhặt net. Tôi đoán đây là bài viết của người trong nước nhưng người gửi đã chêm thêm lời. Không sao. chúng ta coi vụ ...  ngày xưa đốt sách và bây giờ đấu giá sách cũ..

HNA

180+4+KhaiTri-NhatTien.jpg

ô.NguyỄn Hung Trương, chủ nhà sách Khai Trí 

nhà văn Nhật Tiến cùng các em hoc sinh trong một buối lễ trước năm 1975

... Người: Ông Nguyễn Hùng Trương và Nhà sách Khai TríNhàSách Khai Trí 62 Le loi Saigon gần tiệm kem Mai Hương góc Pasteur.

"Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, năm 1976 dưới chính quyền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong đợt "cải tạo văn hóa", cơ sở Khai Trí bị truất hữu và tịch thu. Kho sách 60 tấn bị tiêu hủy. Chủ nhân Nguyễn Hùng Trương thì bị bắt trong chiến dịch Tháng Tư 1976 và đưa đi cải tạo vì tội "biệt kích văn nghệ". Hiệu sách Khai Trí đổi tên thành nhà sách Sài Gòn và Fahasa. " --    trich Wikipedia

.

"Bây giờ  mới biết là nó đã hũy hoại nguyên một kho tàng rất quý báu của Việt Nam nói chung."

"Chê bai chửi rủa VNCH cho lắm rồi dốc túi mua sách thời VNCH như của quý hiếm "

Ông Khai Trí, người có lòng với sách vở Miền Nam, giờ đã vào cõi vĩnh hằng mang một nỗi uất hận thiên thu. (...)

"Cảnh tượng này giúp ta nhớ lại như hoạt cảnh đấu tố trong Cải cách ruộng đất." Họ khóc sửa sai, nhưng một tấc đất cũng không trả lại, còn đì con địa chủ tơi tả suốt đời không ngóc đầu lên nỗi!

DgN


Đốt sách …..rồi bây giờ đấu giá sách

http://baomai.blogspot.com/

khoảng 180 chục triệu cuốn sách đủ loại ở miền Nam nằm trong vùng định chế sách bị tiêu hủy, vẫn có một số sách không nhỏ trên thoát nạn do sự cất dấu của những người có lòng với văn học và do cả óc trục lợi của một số người. Dù cho có trục lợi đi nữa thì cũng vẫn là một điều đáng làm vì gián tiếp giúp cho sinh mệnh chữ nghĩa miền Nam vẫn có cơ hội sống lại.

image

image

Một cảnh đốt sách thật tang thương tháng 05/1975 ở Sài Gòn

Chính trong cái khung cảnh sinh hoạt sách báo miền Nam bị vây khốn khó khăn như thế đã làm nảy ra một nghề mới: Nghề bán sách dạo, sách bán ở vỉa hè. Nghề này từ nay thay thế công việc của ông Khai Trí cũng như cho khoảng 2500 nhà sách trên toàn miền Nam đã phải tự động đóng cửa sau 1975

. Nó tiêu biểu cho nghề buôn bán chui dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. 

Xã hội tạo ra một lớp người làm ăn bất hợp pháp. Cái gì cũng thành chui cả. Sách chui, gạo chui, thuốc Tây chui, đi chui và ngay cả việc đi tu cũng trở thành tu chui.

 Sách càng bị cấm, càng nhiều người tìm đọc.

image

Có lẽ người có lòng nhất với sách vở miền Nam là ông Khai Trí.

 Từ người bán sách lẻ lề dường, ông xây dựng nên cơ nghiệp là nhà sách Khai Trí, số 60- 62 đường Lê Lợi. 

Tôi đã đứng bên kia đường Lê Lợi sau 1975 để chứng kiến cảnh hôi sách, đốt sách của nhà Khai Trí. Cảnh tượng ấy còn như in vào đầu tôi. Sách của nhà Khai Trí vứt tung tóe, bừa bãi trên mặt đường phố Lê Lợi trong nỗi bất lực của nhiểu người Miền Nam cách đây 40 năm.

Tôi không biết lúc bấy giờ ông Khai Trí đứng ở đâu… Nhưng cái cảnh ấy nó bộc lộ hết cái bản chất bạo tàn của những kẻ chiến thắng.

image

Chợ trời sách Miền Nam trên đường Đặng Thị Nhu (Quận 1)  năm 1979

Khi cơ sở nhà sách Khai Trí bị tịch thâu. Theo nhà văn Nhật Tiến, một lần nữa, ông Khai Trí lại ra ngồi lề đường, trải một tấm nhựa ni lông bán vài cuốn sách thiếu nhi còn sót lại. Đây lại là một hoạt cảnh đau lòng và ngược đời bầy ra trước mắt. Từ một chủ nhân bề thế, uy tín mà trong kho chứa hàng triệu cuốn sách, nay ông trở thành người bán sách dạo đầu đường.

Cảnh tượng này giúp ta nhớ lại như hoạt cảnh đấu tố trong Cải cách ruộng đất.


(trích: "Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam…" của Nguyễn Văn Lục.)

image

SAIGON 1979 – Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu

Sau năm 1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết.


Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền 2 đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ…

image

Cũng nhờ chợ sách này mà nhiều tác phẩm xuất bản trước 1975 của miền Nam được lưu truyền , gìn giữ . Có những gia đình cất dấu nhiều sách quý , nhưng sau đó đứt ruột chia tay với sách vì sinh kế . Mua bán sách cũ cũng giúp bao gia đình thoát được cái đói . Cảnh đó chỉ có những người không may mắn kẹt lại Sài Gòn sau 75 mới thấu hiểu !

…Rồi bây giờ đấu giá sách

image

Bây giờ  mới biết là nó đã hủy hoại nguyên một kho tàng rất quý báu của Việt Nam nói chung.

Chê bai chửi rủa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)òa  cho lắm rồi dốc túi mua sách thời VNCH như của quý hiếm !Trong cái buổi gọi là " đấu giá sách quý hiếm " đó hầu hết các quyển sách đắt giá nhất đều được viết bởi người VNCH , xuát bản bởi VNCH hoặc lưu hành rộng rãi thời VNCH .  (...)

image

Bây giờ quay ra mê nhạc vàng , mê sách của VNCH !

 Những thứ mà một thời lên án là văn hóa đồi trụy hoặc văn hóa ngoại lai , bán nước , và bị cấm hết !

Kệch cỡm chưa ?

Nếu 1975 " giải phóng " miền Nam mà không đem toàn bộ sách vở của VNCH ra đốt thì bây giờ còn khối sách quý hiếm để đem ra bán đấu giá mà làm giàu nhỉ ?  (...)    ./.


 nguồn: https://chungtoimuontudo.2.wordprtess.com>

===========

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ