bài đọc thêm (1) : " Nguyễn Đức Sơn [ 1937 - 6 / 2020 ] -- source : dutule.com>
I/ Bộ Tranh Chân Dung Nguyễn Đức Sơn
II/ Hình Ảnh Đời Sống
Đầu thập niên 70’, chàng thi sĩ lang bạt tới Chùa Tây Tạng Bình Dương mở lớp dạy tiếng anh. Trong lớp học chùa có cô học trò lai Pháp nổi tiếng đẹp tên Phượng, cháu gái sư trụ trì. Một bữa thầy trò và sư trụ trì cùng đứng bên giếng sâu trong vườn chùa, thi sĩ tỏ tình bằng cách leo lên thành giếng đòi cưới Phượng làm vợ, nếu không được trả lời liền, sẽ lập tức nhảy giếng chết ngay. Kết quả, năm 1973, hai vợ chồng sinh con trai đầu lòng. Từ sau 1975, chàng mang nàng về Phương Bối Am, vùng đồi Blao.
Hình từ trên, 1. Phượng bồng con trai theo chàng lên núi. 2. Hơn 40 năm tại Phương Bối Am, gia đình có 7 trai, hai gái. 3. Thi sĩ nay trở thành Sơn Núi Đại Lão, ưa lang thang. Phượng dìu chàng về nhà.
Con đầu lòng Nguyễn Đức Vân, tuổi Sửu 1973, nay là nhà sư làm thơ, viết nhạc, rao giảng việc bảo tồn thiên nhiên. Trở lại Phương Bối lập am tu, Vân bỏ 10 năm tự tay trồng 5,000 gốc sim, phủ xanh đồi trọc. Với hàng trăm tảng đá, Vân khởi sự biến đồi sim thành một công viên xanh, với thơ khác trên đá.
Bố Thi sĩ tuổi Sửu 1937, con tuổi Sửu 1973, nhưng Nguyễn Đức Vân giống một ông tuổi Sửu 1961 không bà con: Tổng Thống Obama. Báo trong nước đăng hình nói giống như hai giọt nước. Nhiều tiệm cơm chay Sàigòn treo hình Vân và Obama để trang trí quảng cáo. Sư Vân tới ăn khỏi trả tiền. Mai mốt Obama tới ăn, hy vọng free luôn.
III/ Thơ Nguyễn Đức Sơn
Nguyễn Đức Sơn trước 1975, ảnh Cao Lĩnh. Sơn Núi Đại Lão, bản vẽ Đinh Cường, 8-8-2011.
Anh Em Nói Thật
Này chú công an
Hận gì miên man
Thời nào cũng vậy
Chết hồn sao tan.
Ngẫu Hứng
Mỗi lần ở tù thêm
Ta thấy đá càng mềm
Như thơ bay mờ mịt
Dịu dàng ngọn cỏ đêm
Đá Hát
Khuya nghe đá hát
Đòn roi thấm rát
Bất tận hồn thơ
Bốc cao tiếng sát
Khẩu Cung
Để tôi khai
Tôi có hai
Hòn vô ngại
Bắn rất tài
Súng cỡ dài
Đâu tấc rưỡi.
Tặng Nước Mỹ
Ôi mặt trời tươi
Không vào nổi ngục
Cơ khí hối giục
Văn minh con người...
Vậy thôi chứ
còn đòi cái gì nữa
Mộ
Một nấm Vú
Hai núm
Này này các chú
Này này các chú dùi cui
Lâu lâu tù tội cũng vui thật mà
Cớ chi kiếm chuyện rầy rà
Xiềng ta một bóng trăng tà mênh mông
Cảm Ơn Tù
Cảm ơn ghẻ mọc đầy mình
Cảm ơn bệnh hoạn chung tình với ta
Cám ơn dái tróc lòi da
Cảm ơn tù dẫn tôi ra khỏi đời
Cảm ơn tất cả xa rồi
Hôm nay tôi thấy tôi ngồi bên tôi
. . .
Mai kia dù chế độ nào
Một trăm một triệu phong trào đi qua
Làm sao tất cả chúng ta
Chỉ còn trông thấy mồ ma nhà tù
Nằm trên trái đất vi vu
Bao la trời biển tiếp thu tình người
Đợi ngày giải lao
từ Lâm Đồng về Khánh Hoà
Mai ta về lại nha trang
Mười lăm năm cách tang hoang mấy trời
Xe đi còng sắt không rời
Súng canh sau trước tơi bời cát bay
Nhớ xưa ta giỡn nơi này
Cùng trăng với sóng những ngày thiếu niên
Tâm sự với một đảng viên gốc Chùa
Nay về thành phố tình cờ
Cố nhân gặp lại sững sờ bể dâu
Anh vô chùa được bao lâu
Thì theo cách mạng nhiệm mầu dắt ra
Hai lần bái biệt cửa nhà
Thoát ly mấy kiểu chắc là khác nhau
Tay sờ mái tóc trắng phau
Có khi nào ngẫm cái đau dữ dằn
Vợ con thừa thãi cái ăn
Cảm ơn một chút trán nhăn riêng mình.
Trên sân thượng một nhà hàng đặc sản
Cố nhân này cố nhân ơi!
Sợ gì bội thực cuối đời đấu tranh
Yêu cầu nhậu tiếp đi anh
Mặc tôi ngồi ngó trời xanh ngập ngừng
Ngày xưa từ chối vô bưng
Tôi đi lỡ thẳng cái lưng quen rồi
Thơ văn không kỵ chảo nồi
Cảm ơn gặp gỡ bồi hồi bắt tay
May mà còn có chiều nay
Bánh mì tôi gặm mây bay anh nhìn
Gặp gỡ trước bệnh viện Từ Dũ
Chị đi khám sản phải không
Anh đâu chẳng thấy dáng trông lạc loài
Bao năm thai trứng nạo hoài
Năm nay đừng nhé thai ngoài tử cung
Họ nghi tàn bạo lạ lùng
Oan khiên tội lắm anh hùng bạn tôi
Về Núi
Mai tôi về núi thật mà
Dẫu cho thực tế khác xa cái cùm
Bia ôm đã mọc tùm lum
Màn đêm thô tục bao trùm thanh niên
Thế nhưng giọng lưỡi thánh hiền
Dưới trên nhất trí đang ghiền phát huy
Tiền đồ quá mức báo nguy
Đau thay quần mục cài khuy cách nào
Em ơi! Nước mắt cấm trào
Ngủ xong nhớ ngáp ào ào giùm nghe
Về đi thôi
Về đi thôi kiếm chỗ nằm
Mõ chuông đang nện trăng rằm ngất ngư
Thiền sư ăn thịt thiền sư
Niết bàn nhiều giống chân như nhiều nòiT
âm teo tóp trí cọc còi
Ma đang thuyết pháp quỷ đòi giảng kinh
Kìa em tịnh thủy một bình
Cửa không ai viếng cửa mình tôi thăm
Rụng Một Trái
Trưa đứng một mình đợi ai lên
Đất trời đâu có dưới và trên
Gò cao ổi sót rụng một trái
Dòi ăn một bên ta một bên.
. . .
Đời sau người có thương ta
Từ lâu xuống lỗ làm ma mất rồiĐ
ường xa xin chớ bồi hồi
Mả hoang nhảy đại lên ngồi đi cha
Thơ trước 1975
Đi thăm bạn sắp đẻ ở Di Linh
Sắp đẻ ở Di Linh cây cối chào chị
Sắp đẻ ở hư không
rừng và chị ôm nhau hát
Tôi giấu mặt đi ven hồ lạnh giá
Căn nhà gỗ phần mộ thanh xuân
Những ván thông dày đặc gỗ quan tài
Của tóc của chị của tình nhân
Của dương cầm bỏ phế đúng một năm
Sắp đẻ ở Di Linh cô đơn hùng dũng
Chị thu mình như một con mèo mun
Chị thu mình như một vũ nữ Ba Lan
Chị thu mình như một dĩa hát cũ
Oh, my tormented heart
Buổi chiều chết trên cây thánh giá
Hãy quên tôi như một mũi tên
Hãy quên tôi như một loài chim đêm
Anh đưa chị về đây để tự vận
Chị thổ huyết ba lần tôi chứng kiến
Khi rừng già thấp xuống thấp xuống
Buổi sáng chị tắm sương mù
Buổi ch ều chị đốt cỏ để hong đời chị
Hiu hắt như đời tôi chị đứng lên
Hai mươi bảy năm tuột mất thanh xuân
Ôi nắng vàng dòng thác Gougah
Rừng và chị ôm nhau hát
Sẽ đẻ ra một đứa con
Rừng và chị ôm nhau chết./.
Nguyễn Đức Sơn
(Tạp chí Văn Nghệ, Saigon 1960’)
IV/ Nguyễn Đức Sơn, Thơ và Người
Trích từ các bài viết của 5 tác giả
TUỆ SĨ. ĐINH CƯỜNG. NHÃ CA. PHẠM CAO HOÀNG. NGUYÊN MINH
Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18 Nov.1937 tại làng Dư Khánh (Thanh Hải) gần bên bờ biển Ninh Chữ tỉnh Bình Thuận. Học trung học Võ Tánh Nha Trang, Đại học Văn Khoa Saigon 1967.
Đã xuất bản 3 tập truyện ngắn Cát Bụi Mệt Mỏi (An Tiêm 1968), Cái Chuồng Khỉ (An Tiêm 1969), Xóm Chuồng Ngựa (An Tiêm 1971) và tập Ngồi Đợi Ngoài Hành Lang chưa in, 11 tập thơ: Bọt Nước (Mặt Đất 1966), Hoa Cô Độc (Mặt Đất 1965), Lời Ru (Mặt Đất 1966), Đêm Nguyệt Động (An Tiêm 1967), Mộng Du Trên Đỉnh Mùa Xuân (An Tiêm 1972), hai tập cuối cùng là Tịnh Khẩu (An Tiêm 1973) và Du Sỹ Ca (An Tiêm 1973).
Bút hiệu đầu tiên Sao Trên Rừng đã cộng tác với các tạp chí: Bách Khoa, Sáng Tạo, Thế Kỷ Hai Mươi, Văn Nghệ, Khởi Hành, Văn ….
Truyện ngắn “Ý Tưởng Chiều Tà” in trong Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta.
1.TUỆ SĨ:
Sơn Núi
Sư Tuệ Sĩ lên Phương Bối Am thăm Sơn Núi.
Anh là ai? Lần đầu tiên tôi gặp anh. Đó là sao trên r ừng. Tôi không cảm thấy ba chữ này phải viết hoa. Trông có vẻ một thư sinh. Cũng hiền lành như những thư sinh khác. Hiền lành, nhưng cũng rất quậy. Một thứ quậy phá của học trò. Anh nói thơ, theo kiểu nói "sùi bọt mép". Anh cãi lý Phật pháp với sư huynh tôi, học chung một lớp. Anh cãi rất hỗn. Nhưng không hiểu sao, cho tới bây giờ, sư huynh tôi vẫn quý anh. Hình như ông không biết đến m ột "Sơn quậy", ông đã không đọc đoạn giữa của bài thơ, mà chỉ nhìn th ấy câu đầu và mấy câu cuối:
Nhờ hồng phúc…
Tôi vẫn đang ngủ trên am mây
Với những bậc thầy
Muôn thuở trước
Đoạn giữa, là một đ oạn đời, hay một cuộc đời "hiện sinh."
Rồi 35 năm sau, vật đổi sao dời; tôi từ trong bóng tối tử tù bước ra, anh từ trên núi lăn xuống. Gặp nhau giữa đống rác Saigon chết. Không thấy gì khác lạ. Tất nhiên là có nhiều thay đổi. Trời đất còn phải đổi thay, non sông còn ph ải đổi chủ, huống gì là một con người, một gã du sỹ. Cái đổi thay này thì th ật là kinh khiếp. Hàng vạn tấn bom không làm cho Thái Bình Dương dậy sóng. Nhưng những bài thơ cóc ngâm, ca tụng thiên đường hạ giới, đã gây những cơn địa chấn làm sập đáy biển, đã nhuộm đỏ biển Đông, đã làm cho cây rừng gục ngã, đã làm cho mồ hôi, nước mắt tuôn ào ạt thành những cơn lũ kinh hoàng.
Tôi tìm đâu một trời thơ, sau nh ững ngày tháng đong đưa trên vực thẳm sống chết?
Ta còn giỡn nữa hay thôi
Khói bay mờ tỏa luân hồi vòng vo
Gửi về đâu một chút tro
Kèn vang lộn mửa tiếng ò í e.
Một cuộc đời mà ta biết; một con người mà ta quen, thủy chung, vỏn vẹn chỉ có thế. Nhưng khi người ấy làm thơ, thì khi ấy, con người thơ, và cõi mộng của thơ, là ẩn ngữ huyền nhiệm. Tôi biết, và cũng có thể chỉ là biết một cách tưởng tượng, rất nhiều người, những người làm th ơ, đọc thơ, và cả những người nguyền rủa thơ; có rất nhiều người nhìn anh v ới cái nhìn ngạc nhiên, tò mò, như đang nhìn một vật thể rất lạ, rất quái lạ. Tôi nhìn anh cũng thấy rất lạ. Nhưng không lạ hơn khi tôi nhìn chính khuôn mặt mình. Cho nên, tôi th ấy mình quen biết anh nhiều hơn là quen biết chính mình.
Người ta hỏi tôi, Sơn là ai? Làm sao tôi trả lời được. Tôi vẫn chưa biết mình là ai.
Tuệ Sỹ
***
Hòa Thương Tuệ Sỹ, quê gốc Quảng Bình, sinh năm 1943 tại Lào. Khi trở về Việt Nam, ông qui y với Hòa Thương Thích Trí Thủ từ năm 7 tuổi. Trước 1975, là giáo sư thực thụ tại Viện Đại Học Vạn Hạnh và là tác giả nhiều công trình nghiên cứu và dịch thuật văn hóa Phật Giáo, ông và sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát được coi là hai học giả hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam. Sau 1975, học giả Đào Duy Anh từ Hà Nội vào Nha Trang, sau khi đàm đạo với Tuệ Sĩ tại Phật Học Viện Nha Trang, viết “Tuệ Sĩ là viên ngọc quí của Phật Giáo và Văn Hóa Việt Nam. Sau đó, Tuệ Sĩ từng đi tù cải tạo 3 năm. Tháng Tư 1984, Tuệ sĩ và Lê Mạnh Thát bị bắt lần thứ hai. Theo, Wickipedia - bách khoa toàn thư mở, “tháng 9 năm 1988 ông và Lê Mạnh Thát bị tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Tháng 11 năm 1988 sau một cuộc vận động giảm án, bản án được giảm xuống còn tù chung thân. Ngày 1 tháng 9 năm 1998 ông được thả tự do từ trại Ba Sao-Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Trước khi thả, nhà cầm quyền CS yêu cầu ông ký vào lá đơn xin khoan hồng để gửi lên Chủ tịch Trần Đức Lương. Ông trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi.” Công an nói không viết đơn thì không thả, Thầy không viết và tuyệt thực. Chính quyền Cộng sản đã phải phóng thích ông sau 10 ngày tuyệt thực.” Hai lần ở tù cộng sản của của Hòa Thượng cộng chung 17 năm.
2. ĐINH CƯỜNG:
Nguyễn Đức Sơn - Ngọn Lửa Tịch Mịch
Thơ, thủ bút, 19-11-1987. Đinh Cường – Nguyễn Đức Sơn, hiên nhà Phương Bối Am.
Phượng và Đinh Cường trước nhà gỗ.
Thiệp ơi, đọc tháng Tư, nhớ về Saigon của bạn trên blog Nguyễn Xuân Hoàng và bạn hữu …bạn nhắc ở cuối bài, tháng tư vọng lên câu chửi thề nổi tiếng của thi sĩ Sơn Núi làm tôi nhớ Nguyễn Đức Sơn hỗn danh Sơn Núi quá, lật những trang trong quyển vở đã ố vàng, tìm lại những câu thơ mà Sơn đã ghi trong đó, năm 1987, có câu chửi thề nổi tiếng (Lan Bùi đã dịch ra tiếng Anh rất hay) ghi lại cho đúng như thế này:
Đụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ
Và bài kế tiếp: Bông hồng
Mới nở
Mắc cở
Đời hay
Hương sắc
Ai bày
Sáng nay
Ta chết
Từng câu hai chữ, chữ đầu viết hoa …Sơn Núi rất kỹ và khó tánh, sai một chút là chàng ta chửi thề. Đọc hai bài trên, nhớ lại tập Du sỹ Ca, tác phẩm thứ mười một của Nguyễn Đức Sơn, An Tiêm xuất bản năm 1973, có đoạn gần cuối, trang 35: “Địa cầu”.
Địa cầu
Rồi đây
Lụi hụi
Tới ngày
Quá vui
Mày tan
Thành bụi
Tro than
Mê man
Mở đùi
Ta khụi
Kẻo rủi
Một mai
Ai tới
Ai lui
Ai chùi
Vắng lặng
mới thấy thi sĩ là kẻ tiên tri …nói như Rimbaud, địa cầu như càng ngày càng nóng lên với bao nhiêu trận động đất vừa qua …Cuối tập, tác giả viết: “Bài vè này tưởng đã được hoàn tất giữa một đêm rạng sáng ở nhà, trong một cái lò bánh mì đốt củi cũ mục bỏ hoang, đột hứng, tác giả đã phóng đại triển khai thêm một nửa số câu, nằm viết trong nhà đá lởm chởm, nhầy nhụa, chật cứng, bít bùng, chỗ giam của Quân Cảnh Tư Pháp Bảo Lộc, khuya 25 tháng 8 năm 1972 lúc đã được hốt từ lao tỉnh qua.”
Như vậy, câu chửi thề mà Thiệp nhớ, với Sơn là dạng một bài vè ghi lại trong một hoàn cảnh đáng nguyền rủa, ngộp thở …lao động là vinh quang.
Có nên nhắc lại một ít về Sơn không?
Cứ nhớ giọng đọc của Trương Hồng Sơn, tiến sĩ toán, làm viêc tại NASA, Maryland, người bạn học cùng lớp với Nguyễn Đức Sơn thời trung học ở Nha Trang:
Khi thấm mệt tôi đi luồn ra núi
Cuối chiều tà chỉ gặp bãi hoang sơ
Bước lủi thủi tôi đi luồn vô núi
Nghe nắng tàn run rẩy bóng cây khô
Chân rục rã tôi đi luồn ra núi
Hồn rụng rời trước mặt bãi hư vô
Cùng học với thầy Nguyễn Đức Nhơn (thân sinh của Nguyễn Đức Sơn) dạy Pháp văn và thầy Thạch Trung Giả dạy Việt văn, người thầy Sơn rất kính nể.
Trong thư gửi cha từ Blao đề ngày 19.8.1972 thay lời tựa cho tập thơ Tịnh Khẩu:
“…Bởi con mà có cái tham vọng gì, con một thằng sống bằng lửa tịch mịch, bằng hơi lạnh thiên thu. đến cả mộng mơ đích thực còn không có, hay chỉ có toàn là mộng không:
Sáng mênh mông
Ta đi thơ thẩn trong vườn hồng
Ô bông, ồ mộng, ồ không.
Ba không thấy sao, chính cái bọn tự cho mình là trượng phu, là kẻ sỹ, lại là bọn người tha thiết nằm trong cái guồng máy vô tâm, thúc hối cái guồng máy đó nghiền nát không những bao kẻ phiêu hốt mà luôn cả những kẻ nào còn mang trong người chút xíu lẽ công bình còn sót lại với trời đất. Vả chăng, thanh minh, bày tỏ cái gì nữa đối với cái thằng đàn ông đã lê tới và đã đi qua cái đỉnh tịch mịch khốc liệt chưa từng thấy là con? Ôi cái giọng của con, cái giọng thơ văn con, mà ngay cả một người đầy tâm huyết và khí phách với bản tính vô cùng thận trọng là nhà văn hóa đầu bạc phơ Nguyễn Hiến Lê cũng cho là “khác cả thế hệ này nữa vì cá tính quá đặc biệt”.
Bửu Ý trong một tự truyện đăng trên Văn năm 1973 đã viết về Sơn là “hình ảnh của con tê giác, từ tính tình đến cách ăn nói, dáng đi, Húc bừa về phía trước không kể thiệt hơn, không tính hậu quả. Thêm thù và bớt bạn. Đơn độc quắc queo. Dã man nghiệt ngã. Chỉ thong dong ở chốn không người: rừng và biển …’’
Thật vậy, không ai đánh đổi cả đời mình với rừng như Sơn Núi. Sơn vẫn ở riết trên Phương Bối Am từ sau 1975 đến nay (Phương Bối Am là một vùng đồi rộng ở Bảo Lộc từ Sài Gòn đi quốc lộ 20 lên Đà Lạt, qua cầu Đại Lào, bên tay trái, đi sâu vào xã Lộc Châu tới con dốc dẫn lên một vùng đồi rộng là Phương bối Am. Thầy Nhất Hạnh đã xây một thiền thất giữa đồi thông mênh mông, thơ mộng ấy. Sau 1975, ngôi nhà bị sập, cả vùng đồi tan hoang, chỉ còn lại cái bể cạn lớn, khô nước, trơ bốn vách tường xi măng). Sơn đã đưa gia đình lên đó, che cái mái tranh, vách ván, cả nhà chui vào ở. Sơn, Phượng vợ Sơn cùng chín đứa con, bảy trai hai gái: Thạch, Vân, Thảo, Thuỷ, Không, Lão, Yên, Phương Bối, Tiểu Khê.…”Những đứa trẻ lớn lên cũng hoang dại như núi rừng, không cách chi sinh sống đươc. nên tất cả đều lần lượt được gửi vào nương náu nơi cửa chùa. Ngoại trừ Thạch đã có cuộc sống riêng và cắt đứt liên hệ với gia đình, Thảo nằm kia từ lâu lắm, nấm mồ chơ vơ trên ngọn đối yên ả mây bay. Vân từ chối cơ hội sang Pháp tu học, tạm quay về để gom tất cả bốn người em trai, nuôi ăn học lại dưới một mái nhà tại chân Phương Bối, trong đó Thuỷ đang theo học cao cấp Phật học tại Sài Gòn. Yên, Không, Lão rời chùa về nhà theo thế học.” (Mù hạ, về Phương Bối – Hàm Anh)
Năm 2005, tôi ghé thăm Sơn Núi. Trên đường lên Đà Lạt, Sơn hẹn ở một quán cà phê quen thuộc bên đường quốc lộ gần cầu Đại Lào rồi đi chiếc xe gắn máy cỡ nhỏ hướng dẫn về nhà. Bây giờ đường đi đã mở rộng, xe hơi vào đến đậu ở chân đồi. Trưa im vắng giữa đồi thông xanh lao xao gió, chúng tôi ngồi ăn mâm cơm chay cùng nhau trên nền xi măng cao bên hông căn chòi nhỏ Sơn ở một mình … Nhà gỗ bên dốc trái là Phượng ở cùng hai cô con gái út Phương Bối, Tiểu Khê, rất xinh đẹp, đang học trung học. Tôi còn gặp cháu Yên, người gầy cao giống mẹ, bị chứng đau mắt nặng, ngồi trong bếp phụ mẹ làm cơm trưa đãi khách. Một buổi trưa thật cảm động, với buồng chuối sứ Sơn chặt đem vào …khoe tài trồng chuối, trồng mít của mình ngoài tài trồng cả rừng thông quanh Phương Bối, mà kể lại là cả một câu chuyện dài …đầy máu và nước mắt về Sơn Núi …
Đinh Cường
***
3. NHÃ CA:
Cùng Nguyễn Trung, Nhớ Nguyễn Đức Sơn
Hôm nào? Chẳng thể nhớ nổi. Khoảng bốn giờ chiều. Nguyễn Trung tới.
“Vân. Về sao không lại đằng tao, mầy?
“Biết về, sao mày không chịu vác mặt tới. Còn hỏi.”
“Hơ. Con già mồm. Không lại là gì đây. Mày đang nói chuyện với ai vậy?”
“Với thằng chó. Tao tưởng mày ngán, hết dám lại.”
“A. Cũng ngán tí ti. Chug nó biểu thằng Từ với maỳ là Xê I A . Hắn ra sao rồi?”
“Sao với trăng gì. Còn tù dài dài.”
“Lên nhà cũ ở Gia Định, tưởng tiêu hết rồi chớ. Bữa qua, gặp thằng Nghiễm, mới biết mẹ con mày ở đây. Tao có quà cho mày. Hết xẩy.”
“Quà gì đâu?”
“Từ từ. Lạ thiệt. Thằng chồng mày tên Từ mà mày thì nóng nẩy. Có đế không đã?”
“Đưa quà ra đã mới có rượu.”
“Từ từ. Rượu đã.”
Đành phải kiếm cho Trung một xị. Trong bạn bè của Từ, Trung thân với tôi nhất. Hai đứa quen mày tao chi tớ từ nhỏ.
“Nghe bọn bay bị bắt, chẳng biết sống chết ra sao. Tao phải làm cho xong.”
“Xong cái gì?”
“Cái tranh. Có croquis của mày từ hồi còn ở Ngô Tùng Châu. Đẹp hết xẩy. Nhưng phải mướn xích lô, mới chở cho mày được. Tao đi xe đạp một mình, làm sao cầm.”
Có vài ly đế, chuyện cũ bắt đầu ấm. Trung kể:
“Bữa lang thang gần khu nhà cũ của bọn bay, tao gặp Nguyễn Đức Sơn. Nó mặc áo đà, đầu cạo nhẵn bong. Coi gồ lắm. Nghe đâu trên núi vừa hạ san. Nhìn cái đầu nó trọc lóc, nhớ mày với nồi cá kho hồi ở Trương Minh Giảng, tao buồn cười quá.”
“Có duyên dữ. Bọn tao thì ngồi tù. Còn mày thì cười.”
“Bộ mày với thằng Từ không cười à.”
Cũng phải cười thật. Nguyễn Đức Sơn, hồi trẻ ký là Sao Trên Rừng, cùng đăng thơ trên các tạp chí Hiện Đại, Thế kỷ Hai Mươi, Văn Nghệ thời sáu mươi. Anh có tài lạ: Ngồi yên, hai tai nhúc nhích rồi phe phẩy như hai con bướm. Thấy tôi phục quá, có lần anh còn dọa có thể vận công cho tóc dựng đứng lên được. Thơ Sơn cũng như người, nhiều bất ngờ kỳ dị.
Năm 1961, có hồi Trung thất tình, về khu cầu Trương Minh Giảng ở với vợ chồng tôi. Hai đứa đi làm, Trung ở nhà rầu rĩ, thường phụ tá tôi chợ búa, nấu nướng. Có khi còn trổ tài một mình, chế được nhiều món ăn lạ. Thấy Nguyễn Đức Sơn giang hồ, than đói, Từ kêu Sơn mỗi ngày tới bữa, đạp xe đến nhà cùng ăn.
Được vài tháng vui vẻ, bỗng thấy Nguyễn Đức Sơn biến mất. Một mảnh giấy quăng vô cửa:
“Gửi mấyđứa khốn nạn. Tao biết thừa rồi. Chúng mày có nồi cá kho. Thấy tao tới, giấu biệt đi không dám mang ra ăn. Chúng mày giấu cá kho để tế mồ mả cha ông nhà chúng mày.”
Ba đứa nhìn nét chữ nguệch ngoạc của anh bạn, ngơ ngác một lát rồi phá ra cuời. Thư được đọc đi đọc lại, đứa nào cũng thuộc lòng. Bao nhiêu năm sau, giờ này nhắc lại, cũng vẫn còn cười được.
Dạo ấy, trưa đi làm về, tôi phải ba chân bốn cẳng ghé chợ Trương Minh Giảng, mua tí rau, tí cá. Cá đang kho trên bếp chưa kịp chín, đã phải ăn cơm trước cho kịp đi làm. Thấy mùi cá kho mà không được ăn, thi sĩ nổi ngay cơn lôi đình, bỏ quách Saigon lên giang hồ trên núi.
Ít năm sau, nhận được thư Sơn gởi từ Blao. Không nói chuyện cá kho nữa, Thi sĩ đòi gửi ngay thơ lên cho anh để anh viết lại văn học sử.
Đọc những bài thơ Nguyễn Đức Sơn sau này, chúng tôi biết anh đã vợ con đề huề. Có thơ điên vì mẹ cằn nhằn vợ, vợ cằn nhằn mẹ. Lại có thơ thiền:
Sáng mênh mông
Ta đi dạo
Giữa vườn hồng
Ồ bông
Ồ mộng
Ồ không.
Trung kể thêm về Nguyễn Đức Sơn:
“Bọn bay đi tù. Nó cũng đi tù vậy. Nghe kể, nó để vợ con đâu trên núi, một mình hạ san tìm lương thực. Coi bộ vó kỳ dị quá, bọn công an bắt nó hai ba lần. Có lần đánh gẫy cả xương sườn. May mà bắt chán nó lại thả.”
Tội nghiệp. Đã biết lên non cạo đầu rồi, thi sĩ còn hạ san làm gì, đến nỗi bị công an đánh gẫy cả xương sườn. Những năm sau này, nghe đâu Nguyễn Đức Sơn còn mang vợ con giấu hết vô hang núi, sống như người thái cổ, không tiếp xúc với đồng loại nữa.
Nhã Ca
(Trích Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng, đoạn kể sau khi ra tù cộng sản năm 1977. Trong báo xuân Việt Báo Bính Thân 2016, vì số trang giới hạn, phần viết của Nhã Ca và ghi chú về Tuệ Sĩ được gác lại.)
***
4. PHẠM CAO HOÀNG:
Về Một Bài Lục Bát Không Đề
Của Nguyễn Đức Sơn
Đầu thập niên 90, thỉnh thoảng Nguyễn Đức Sơn đi xe đạp từ Bảo Lộc về Đà Lạt. Khó mà hình dung nổi làm sao anh có thể đạp xe trên một đoạn đường dài như v ậy, một đoạn đường mà nếu đi xe đò cũng phải mất kho ảng 3 tiếng. Thế mà anh v ẫn đi một cách bình thường. Hỏi anh đạp xe có mệt không thì anh cười hì hì, “Không mệt, mà còn khỏe ra”.
Nhà tôi ở Đức Trọng, trước khi đến Đà L ạt phải qua chỗ tôi ở, nên trên đường đi anh thường ghé lại thăm tôi. Lần nào ghé lại anh cũng mang cho tôi m ột ít trà do anh trồng. Tôi quí những gói trà đó lắm, vì đó là tấm lòng của anh. Có khi anh ở lại với tôi một bữa, nhưng ph ần lớn là chỉ trò chuyện năm mười phút hoặc nửa tiếng rồi lại tiếp tục cuộc hành trình bằng chiếc xe đạp mini cọc cạch của mình. ..
Bẵng đi một thời gian lâu tôi không th ấy anh ghé lại, cho đến ngày tôi đi M ỹ định cư cũng không có dịp chào anh. Tôi vẫn nhớ về anh với những đêm gần như thức trắng và những gói trà tình nghĩa của anh, nhưng không biết cách nào liên lạc.
Gần đây, qua anh Đinh Cường, tôi có được số điện thoại cầm tay của Nguyễn Đức Sơn. Tôi chọn một tối thứ sáu, để bên quê nhà là sáng thứ bảy, gọi về thăm anh. Điện thoại bên kia đường dây đổ chuông.
- Vui lòng cho tôi nói chuyện v ới anh Nguyễn Đức S ơn.
Một giọng đàn ông tr ả lời cộc lốc:
- Lão đang ngồi trên núi đây.
Đúng là chàng rồi. Tôi vừa mừng, vừa buồn cười. Vẫn là cái cách nói chuyện rất Nguyễn Đức Sơn ấy.
- Phạm Cao Hoàng đây anh Sơn ơi.
- Đ.M. Hôm trước có người quen cho tôi số điện thoại của ông, tôi gọi hoài mà không liên lạc được.
- Chắc là trục tr ặc sao đó.
Tôi trò chuyện v ới anh gần m ột tiếng đồng hồ. Đúng ra, tôi nghe anh nói là chính. Vẫn là chuyện trồng thông, chuyện mấy đứa con. Tôi rất mu ốn nghe anh đọc thơ nên đề nghị:
- Anh đọc cho nghe một bài thơ của anh đi. Cũ mới gì cũng được.
- Tôi đọc ông nghe bài này, không nhớ là cũ hay mới.
Anh bắt đầu đọc một bài lục bát nói về tình cảm của anh đối v ới người cha đã qua đời. Nghe xong bài thơ, tôi bàng hoàng… Những bài th ơ viết về mẹ thì nhiều, nhưng viết về cha l i quá ít. Trong s ố ít ỏi này, theo tôi, bài th Nguyễn Đức Sơn vừa đọc là một tuyệt tác ở đề tài này. Tôi đề nghị anh đọc lại để tôi chép. Anh vui vẻ đồng ý, đọc chậm từng câu.
xưa ông nội đến nơi này
sóng xanh mơ mộng nh ững ngày thanh niên
sáng chiều bơi lội như điên
tập cha vào cõi vô biên một mình
nước vô mặt mũi lềnh bềnh
cha gần ngộp thở nên kình lại luôn
bây giờ biển cũ mênh mông
dẫu con về thở cũng không kịp rồi
một ngàn tư tưởng xa xôi
rừng cao một khoảnh cha ngồi ru con
Tôi hỏi anh tựa đề bài thơ là gì và viết năm nào. Anh nói không nh ớ viết năm nào và cũng không đặt tựa đề cho bài thơ.
Phạm Cao Hoàng
5. NGUYÊN MINH:
Cha là Sơn Núi. Con là Vân Mây
Lúc tôi chưa gặp chị Phượng, tôi hình dung chị đẹp như một cô “đầm lai”. Như một vài người bạn thân của Nguyễn Đức Sơn diễn tả. Người con gái tuổi mới lớn, mồ côi sống trong một ngôi chùa của người cậu ruột. Mượt mà. Duyên dáng. Và cô là học trò của anh chàng lang bạt kỳ hồ Nguyễn Đức Sơn bấy giờ đang mở lớp dạy tiếng Anh. Nguyễn Đức Sơn tỏ tình với người mình yêu mãnh liệt, không như rụt rè như với nhân vật Mỵ thuở mới biết yêu. Có phải anh đang diễn một vở kịch hay anh đang bộc lộ thật sự tâm trạng mình khi đứng trước miệng cái giếng sau chùa bên cạnh người con gái xinh đẹp, anh tỏ tình bằng cách nói sẽ nhảy xuống giếng nếu cô Phượng từ chối mối tình si này.
“Ái! Đừng...” là tiếng thốt lên từ cửa miệng cô gái, cái nắm tay giữ lại anh chàng si tình, sợ anh ta vì mình mà tự tử thật. Như một định mệnh đã được xếp đặt từ kiếp nào.
Sau đó, Nguyễn Đức Sơn làm đám cưới với cô Phượng. Hôn lễ diễn ra tại Chùa Tây Tạng, Bình Dương như Bửu Ý, Nguyễn Miên Thảo, những người bạn trên nửa thế kỷ trước đã kể lại, đăng trong Quán Văn số 24 này. Cũng như một vở kịch. Một chàng thi sĩ ngông cuồng, một cô vợ Việt lai Tây đẹp như tiên. Một nhà thơ nghèo mạt rệp, và nhất là trong những năm tháng cả nước lao đao, đời sống quá vất vả, điêu linh, biết bao cuộc hôn nhân một thời lý tưởng, đã từng gắn bó lại tan rã, chia ly. Tôi cứ nghĩ chị Phượng đã giã từ ông chồng nhà thơ, nhà văn đói rách này ra đi, trở về quê cha, trời Tây là lẽ đương nhiên.
Tôi đồng ý đi lên Phương Bối Am đầu tiên vì tính tò mò muốn biết về đời sống thường nhật của Nguyễn Đức Sơn là thứ yếu, mà chủ tâm là nhân vật Phượng. Phượng của ngày xưa và Phượng bây giờ...
Chúng tôi ngồi trong mâm chiếu bên những món ăn chay, từ măng non, bắp chuối, khoai lang khoai mì đều được trồng quanh nhà. Gia đình anh từ lâu ăn chay trường quanh năm. Anh đãi khách cũng vậy. Những câu chuyện vui, những mẩu tiếu lâm thời đại Nguyễn Đức Sơn kể với giọng khôi hài, châm biếm làm thu hút mọi người.
Riêng tôi, một hình ảnh bất ngờ tôi nhìn thấy thấp thoáng bên cạnh chiếc cửa gỗ: một người đàn bà ốm o, hai tay vòng lại trước ngực... Bao nhiêu nỗi xót xa và thương mến tôi đổ dồn vào người đàn bà đó. Chị không còn là Phượng ngày xưa... Chị Phượng như mắc nợ Nguyễn Đức Sơn từ kiếp nào giờ phải trả cho hết trọn đời.
Nguyễn Đức Sơn cũng vậy, kiếp này anh phải sống ngông cuồng cho kiếp trước quá hiền lành, nhu nhược. Như bù trừ. Kiếp này anh phải làm thi sĩ mà thôi. Không phải tự nhiên mà các con anh thành những nhà sư. Ai xui khiến Nguyễn Hữu, một người bạn trẻ của anh, mang các con anh gởi vào chùa nuôi dưỡng từ nhỏ, lớn lên họ đã thành những Đại Đức của Phật Giáo. Không phải tự nhiên mà Nguyễn Đức Vân trở vể Bảo Lộc lập am trồng sim trên một ngọn đồi riêng.
Cách đây hai năm, Đinh Cường có đưa cho tôi hai dĩa CD thu những bản nhạc do Nguyễn Đức Vân sáng tác hoặc phổ thơ cha anh. Nguyễn Đức Vân ca ngợi tình Người Mẹ yêu thương con. Hình ảnh của chị Phượng. Tôi nghe những bản nhạc của Nguyễn Đức Vân với những cảm xúc mênh mông. Tôi chỉ viết về nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đức Vân chứ không nói đến Đại đức Thích Giới Lực. Bây giờ, tôi nói nhỏ với anh như vầy: Cha anh, Nguyễn Đức Sơn là Sơn Núi. Với anh, Nguyễn Đức Vân là Vân Mây. Cha là Núi, Con là Mây. Và, hơn hết, bên cạnh cha con anh, còn có một người đàn bà mang tên Phượng. Nàng như một cái bùa hộ mệnh.
Nguyên Minh
[Trích các tạp chí Thư Quán Bản Thảo, số 50, tháng 2, 2012; Quán Văn, số 24, Tháng 7, 2014]
được đăng bởi khedo@outlook.com @ 05:32 0 Nhận xét
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ