Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

bài đọc thêm (1) : về nhà văn nữ DẠ NGÂN [ i.e. Lê Hồng Nga 1952 - ] bài viết: Thế Phong -- trích : Virgil Gheorghiu ( 05/ 10/ 2018)

 

THỨ SÁU, 5 THÁNG 10, 2018

về nhà văn nữ dạ ngân ... [ i.e. lê hồng nga 1952 - ] --  bài viết: thế phong

về nhà văn nữ dạ ngân [ i.e. lê hồng nga 1952 -   ]
thế phong



                     dạ ngân   [i.e. lê hồng nga 1952-    ]
                                       (ảnh: dangannga- googlepages)


            nhà văn nữ dạ ngân:

             "sự ôn hòa của người
             miệt vườn thanh thản, mà 
              tận cùng với văn chương"

                                    thế phong


                                                           
Dạ Ngân là bút văn Lê Hồng Nga [1952-  ] quê quán tỉnh Hậu Giang (Nam Bộ).  Năm 1966 vào Cứ [Mật khu Giải Phóng Miền Nam] bắt đầu làm báo, khởi đầu là viết tin.  Khi vào Cứ,  mới học xong cấp 2(tháng 4/ 1975); rồi tiếp tục học bổ túc văn hóa+ tự học. Cho tới 1993, (41 tuổi), theo học Trường Viết văn Nguyễn Du; và, làm việc cho báo Văn Ngh [Hà Nội] từ 1995.  Trưởng ban Văn xuôi tuần báo Văn nghệ [TW/trung ương] từ 2005 đến 2008.  Hiện nghỉ hưu tại Cư xá Thanh Đa (Phường 27, quận Bình Thạnh, tp. HCM).

- tác giả của khoảng trên 10 tác phẩm: Quãng đời ấm áp (tập truyện , 1986) , Ngày của một  đời ( tiểu thuyết, 1989) , Con chó và vụ ly hôn (tập truyện, 1990), Cõi nhà (tập truyện, 1990), Mẹ mèo (truyện dài thiếu nhi, 1992), Dạ Ngân (tập truyện ngắn chọn lọc, 1995), Mùa đốt đồng (tản văn, 2000), ' Nhìn từ phía khác (tập truyện, 2002), Gia đình bé mọn (tiểu thuyết, 2005), Nước nguồn xuôi mãi (tập truyện ngắn , 2008), Gánh đàn bà (tản văn, 2011) ...

Ngày 09/ 05/ 2015, Dạ Ngân tuyên bố  từ bỏ 'Hội tịch Hội Nhà văn VN(trung ương) -- " Tôi, DẠ NGÂN, sinh ngày 06/ 02/ 1952, tham gia Hội Nhà văn năm 1987; xin tuyên bố; TỪ BỎ HỘI TỊCH HỘI NHÀ VĂN VN, TỪ HÔM NAY 09/07/ 2015, vì thấy HỘI NHÀ VĂN VN không còn là tổ chức tin cậy của hội viên nữa ." -- tp. HCM  09/05/ 2015 - DẠ  NGÂN [ký tên].
'Văn học theo như tôi nghĩ:
" Văn chương, đó không phải chỉ là nghề như mọi nghề; mà là con đường khổ ải  cho những người đàn bà cầm bút,  Dù vậy, vẫn hơn; vì con đường ấy cho người ta sự cô độc tối cao, niềm tin dai dẳng -- và, có thể khóc cười thoải mái một mình.
Văn chương hoàn toàn được xứng đáng được coi như đạo, vì sứ mệnh giải bày và cứu rỗi của nó. Tôi mộ Đốt, đó là tác giả người ta có thể đọc ở mọi thời kỳ, mọi giai đoạn của cuộc đời. Có lẽ vì vậy mà tôi không dung hòa được với những gì nhè nhẹ, thoang thoảng, đèm đẹp.   Tận cùng, đó là phương châm sống, phương châm viết của tôi -- và, tôi không lùi bước , khi phải trả giá.  Nhưng tôi có sự ôn hòa của người miệt vườn -- và thích được ứng xử ôn hòa; để được yên tĩnh và thanh thản mà tận cùng với văn chương .   DẠ NGÂN (*)


                                            trái qua:
         họa sĩ  Phan Nguyên + nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh
      +giáo sư Hồ Quốc Hùng + vợ chồng nhà văn Trương Văn Dân& Itala Pucillo    
                                                 (ảnh : blog Phan Nguyên) 

                        -  vợ chồng nhà văn Nguyễn Quang Thân [1936- 2017 Saigon] 
                                                      (ảnh: VN EXPRESS)


                  -------------------
            (*)  http://phannguyenartist.blogspot.com/2015/03da-                                              ngan.html


                              -  Gánh đàn bà /  Dạ Ngân (2011)
                                      

'Gánh đàn bà', Dạ Ngân tự gọi 'tạp văn' gồm khoảng 38 tản văn rất ngắn: 'Đêm Sài Gòn nghe dừa rụng, Ngâu và Mẹ,  Nói với con trai,  Mùi của Má, Giận thì vẫn giận, Ai còn Mẹ xin đừng làm mẹ khóc v.v ...

 Dạ Ngân có người bố bị tù  khổ sai ở Côn Đảo, thời  chính phủ Ngô đình Diệm -- người mẹ ở nhà tận tụy nuôi con cái; tác giả rất thương quí người mẹ:

"... Trên đời này, ai cũng được sinh ra bởi một bà mẹ. Có thể chúng ta rất không bình đẳng với nhau bởi tiền bạc, địa vị, học vấn; thậm chí cả màu da, nhưng may sao, mọi người đều có một chút bình đẳng này: có một bà mẹ . Không phải ngẫu nhiên mà nhân loại đều bắt đầu bình đẳng bằng từ M để chỉ người mẹ. Một tiếng gọi đại thể giống nhau ấy nói lên điều gì? Không cần lý giải, ai cũng biết âm M  ấy là tiếng gọi đầu lòng dễ dàng, tin cậy, trìu mến và gần gũi nhất; chính vì vậy mà nó thiêng liêng liêng ngất ..." (...)  Rồi chúng ta sẽ tiễn mẹ mình một lần trong đời.  Không có lần thứ hai.  Đó là lần duy nhất mẹ ta ra đi không trở lại. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Ai rồi cũng sẽ cay đắng ngậm ngùi như tôi khi chiếu xuống, khi đêm về; hay khi nửa đêm giật mình không còn má để được hầu cơm hay hầu chuyện nữa .  Không gì bù đắp nổi khoảng trống này.  Vì vậy mà không ít những đứa con có thể cắn răng gập mình xuống khóc điếng, khóc lặng; khi bị mẹ già la mắng, nhưng vẫn không dám hỗn lại lời nào.  Bởi vì, sẽ không bao lâu nữa, ta muốn được mẹ la mắng cũng không thể nữa rồi. "
( tr. 211+ 212 ' Ai còn mẹ xin đường làm Mẹ khóc'.) 

hoặc,

".. . Lại cũng có thể trong tâm tưởng ta không có ai gần gũi bằng má, giản dị mênh mông, như làng quê, như ruộng đồng, như đất nước.  Má là nơi để lũ con gái tìm về, dì có lúc chỉ được hành hương bằng ý nghĩ ' còn có những đứa con trai khi đã thấm thía hôn nhân, đều dễ nhận ra một chân lý gần như là nghịch lý' rằng vợ thì bất kỳ, nhưng mẹ chỉ có một'. " ( tr. 31 'Ngâu và Mẹ'.)

,

"... Như mọi đứa trẻ thời sơ sinh yếu ớt, tôi nhận ra má mình; trước hết bằng mùi hương và giọng nói.  Bao trùm một mùi mồ hôi đàn bà vất vả.  Chắc chắn lúc nào bà cũng đẫm mồ hôi vì vườn tược, bếp núc và con nhỏ.  Sau này khi đã làm mẹ rồi, tôi mới hình dung được rõ cảnh một đứa con hít hà mùi hương của mẹ mình như thế nào.  Thế nhưng mới có hai tuổi, thì tôi đã bị tách ra; vì má sinh em.  Từ đó, tôi hít hơi má từ phía sau; hay từ chiếc khăn rằn má đội; lúc làm lụng việc nhà.  Thật rõ ràng cảm giác thiếu thốn mùi của má, dù mà vẫn sát bên.  Ba tôi đi kháng chiến xa nhà; sau này, chính ông thành tù nhân khổ sai Côn Đảo thời Diệm Nhu  -- nên chỉ có 3 má con tôi trên chiếc giường kê trong buồng..." ( tr. 123- 124 'Mùi của Má'. )

 nói về người cha, Dạ Ngân viết:

"... Tôi mới có 4 tuổi thì bị giặc bắt. Ký ức của một cô bé 4 tuổi thật ít ỏi và lõm bõm. Mới 4 tuổi thì đứa trẻ đã biết gì và nhớ gì?  Nhưng tôi vẫn nhớ, nhớ những trận khóc vật vã của bà tôi, nhớ những tiếng chặc lưỡi trong đêm dài của ông tôi, nhớ kiểu ngồi bất động trong bóng tối của má tôi, nhớ đôi chân chạy vạy thoăn thoắt của cô tôi, nhớ nỗi niềm già khốc của chị em chúng tôi từ khi đó.  Không gì lớn hơn nỗi đau này, vì ba tôi là con một; lúc lâm vào cảnh lao tù ba tôi mới 36 tuổi..." (...) Tôi nhớ một lần; khi bom đạn chưa làm bình địa vườn nhà, tình cờ tôi tìm thấy trong mớ đồ lưu niệm cô tôi vẫn chôn trong cái thùng những kỷ vật liên quan đến những ngày [ở] Chí Hòa của ba tôi.  Đó là một rẻo báo cắt từ tờ báo in ở Sài Gòn đưa tin phiên tòa xử ba tôi; tên tù nhân Lê văn Triêm về tội làm chính trị, án 20 năm khổ sai Côn Đảo ..." (tr. 78+ 81 'Một người cha thì như thế nào?').

về danh vị nhà văn, nhà triết học, nhạc sĩ; dù là có tài ba đến mấy; hình như quần chúng vẫn chưa  mấy quan tâm.

cùng  thưởng thức đoạn văn mà Dạ Ngân viết về nhà văn Sơn Nam, Trang Thế Hy, nhà thơ Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn -- và, nhất là nhà triết học hiện sinh lừng danh quốc tế Trần Đức Thảo:

  -  kỷ niệm 10 năm ngày mất Sơn Nam [2008- 2018 ]
                       (ảnh: Công viên Nghĩa trang Bình Dương)


                        -  nhạc sĩ Trịnh Công Sơn [ 1939- 2001 ]  
                                                                                                         


                          - nhà văn Trang Thế Hy [ i.e. Võ Trọng Cảnh 1924-  2015 ]


                                  -  nhà thơ Bùi Giáng [1926- 1998 saigon]
                                                                                                       
                             -   hành trình của trần đức thảo [1917- 1993 paris]
                                                                                                               

         
"... Đáng lẽ phải đến đúng 10 giờ như Ban Tang lễ phát tang. Mấy năm không được gặp ông, giờ lần cuối cùng; thì ông đã ở trong quan tài. rất muốn đi sớm hơn, vì thích những công việc tất bật của người nhà và cả của những người có trách nhiệm với tang lễ . (...) Một người gần gũi với cư dân Sài Gòn như Sơn Nam; mà không được nhiều người biết đến sao? Người bình dân họ bận bịu hay vốn dĩ bạc bẽo?  Văn chương thơ phú mà làm gì hở trời? Cuối cùng vẫn đến được, nhưng đã chậm hơn giờ phát tang mấy phút. Từ Nhà Tang lễ đi ra, dừng lại với những người ngồi phát phiếu gửi xe: "Các chú em có biết nhà văn Sơn Nam lớn cỡ nào không?"  Lại được thấy ngập ngừng: " Tụi em chỉ biết 'ổng' là nhà văn thôi." . Hừ, nhà văn thì hàng tá, nhà văn hội viên nữa thì đông như kiến cỏ, lạm phát, trách sao dân chúng thờ ơ.  Hay tại cái ông lão Sơn Nam này không có giải thưởng nọ kia của nhà nước?  Như Trịnh công Sơn, như Bùi Giáng, như Trang Thế Hy...? Chuyện khiến phải chạnh nhớ mấy bà đại diện giới bình dân ở chung cư X... của Hà Nội  mấy chục năm, đi về với nhau một cầu thang; mà họ không biết người đàn ông lầm lũi cô độc kia là giáo sư triết học Trần đức Thảo.  Cho đến hôm nay, nhà đài ầm ĩ báo tin báo tang ông.  Các bà hàng xóm ấy hồn nhiên: "Người ta cũng Đức Thảo mà vang danh thế; còn ông Đức Thảo chung cư nhà mình , thì cứ như 'một lão dở hơi kiết xác!'  ... ( tr. 37+38 ' Khoảng trống kỳ nhân'.)

khiến độc giả nhớ ' khi xưa Nam Cao từng viết ':

" Nước mình còn nô lệ thì tiếng mình còn bị chê khinh; và, bọn nhà văn còn bị rẻ rúng, bạc đãi coi như bọn người không có trong xã hội  ... " -- ( ?)- không nhớ rõ nguyên văn/ Thế Phong )" 


                                                         ***


Dạ Ngân với tôi, quả đúng là  :

 " sự ôn hòa của nhà văn miệt vườn thanh thản và tận cùng với văn chương." 

Sài Gòn, thứ 7, ngày 6 tháng 10/ 2018
Thế Phong

=========

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét