bài đọc thêm (4) : Buồi chiều không tên/ Hoàng Vũ Đông Sơn [ 1939- 2014 ] -- trích blog Virgil Gheorghiu ( 12/ 08 / 2015)
THỨ TƯ, 12 THÁNG 8, 2015
Buổi chiều không tên / Hoàng Vũ Đông Sơn ( trích Những mẩu rời thương nhớ/ Hoàng Vũ Đông Sơn/ Nxb Văn Uyển , San José 2015)
buổi chiều không tên
bút ký: hoàng vũ đông sơn [1939- 2014]
(họa sĩ- điệu khắc gia Nguyễn Thanh Thu)
dựng trên đường dẫn vào
Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa
ở Biên hòa đã bị phá bỏ. sau 30.04.1975.
(ảnh: Internet)
ở Biên hòa đã bị phá bỏ. sau 30.04.1975.
(ảnh: Internet)
Khi viết những dòng chữ này, trong đầu tôi vẫn còn ngổn ngang biết bao nhiêu câu hỏi àm không kiếm được lời giải thích nào cho thỏa đáng. Vì lý do này hay lí do khác, với những nghĩ suy cho 2 thái độ khác nhau về lý tưởng sống và chiến đấu ... Người muốn gìn giữ và có khả năng bảo vệ di tích này đến hơi thở cuối cùng; và, cũng bằng mọi giá, kể cả dùng đến áp lực của cộng đồng quốc tế.
Kẻ kia (thậm chí cả những người được mang tiếng là người Lính của miền Bắc đi giải phóng và cả những người ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản) muốn xóa bỏ, chỉ để thỏa mãn lòng hận thù vố lối, bất chấp đạo lý nghìn đời của dân tộc và của lương tri loài người.
Đó chính là Nghĩa trang Quân đội Quốc gia (tên chính thức) cho nghĩa trang chôn cất 16.000 tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 tại xã Bình An . [ nay : tỉnh Bình Dương].
Đường vào Nghĩa trang quân đội VNCH ở đây thực sự quá tồi tệ, theo những gì mà những người quen đã chỉ dẫn; những ổ gà với dọc ngang, làm cho người đi thực sự vất vả mới tới được nơi cần tới. Hiện tại nơi đây đang là bãi tập kết của xe Ben và xe tải hạng nặng. Mặt đường bị cày nát như tương, hầm hố ngổn ngang ...
Tôi đi thăm nghĩa trang này hôm nay là một ngày tình cờ không hề hẹn trước với bất kỳ ai, hoàn toàn theo bản năng và cảm xúc của cá nhân tôi! Tuy gia đình tôi không có ai nằm ở Nghĩa trang quân đội Việt nam Cộng hòa; nhưng, tôi rất đau lòng khi nghe kể về sự phá hoại bia mộ của người đã khuất sau 1975, như những người lớn tuổi vẫn kể -- và bây giờ tôi thực sự chứng kiến đối với những ngôi mộ chưa được những cựu quân nhân và thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa chưa đầy đủ tài chính để trùng tu lại. Các tấm ảnh của những tử sĩ đều bị đục. (chắc dùng đinh hay dao găm). Không có tấm nào còn có thể nhận được mặt người tử sĩ đã khuất. Những ngôi mộ được trùng tu lại đã được quét vôi trắng ; và, kẻ, sơn lại tên tuổi người tử trận. Tôi đã gặp chú Út, người cựu quân nhân của sư đoàn 18, sư đoàn cuối cùng còn cầm súng [ cầm cự]; (...) trước khi [đối phương] vào được Sài gòn.
Dù tình nguyện hay bị bắt buộc , người thanh niên đều phải làm nghĩa vụ của người công dân dưới chế độ đó. Họ đã xả thân để bảo vệ quê hương miền Nam; nếu không được vinh danh;thì cũng xin đừng mạ lỵ linh hồn họ. Bây giờ linh hồn họ cũng không yên ổn, ngay từ ngày 1 tháng 5 năm 1975 -- và cho tới hôm nay, mặc dù đã qua thế kỷ XXI -- những người thân, và những con dân dưới chế độ miền Nam trước 1975, vẫn cố gắng chăm sóc và an ủi họ -- [dù] với nhiều trở ngại bằng cách này hay cách khác do nhà cầm quyền [sở tại] đặt
ra một cách ác độc ...
Đứng rước cổng Tam quan đền Tử sĩ, cảm giác đấu tiên thật thất vọng, so với những gì tôi được biết qua từ những hình ảnh người thân và qua Internet. Nay thì Cổng Tam Quan đã um tùm một màu cây đại [cây sứ] che phủ; và, chỉ còn lại lớp vôi nhạt màu hồng nguyên trạng trước đó. Hàng chữ 'Vì Nước quên Thân, Vì Dân chiến đấu' đã bị những kẻ phá hoại làm cho mờ đi; và có thể như đã biến mất. Hình ảnh cổng tam quan đã loang lổ theo thời gian như một điều tất yếu; đã và đang xảy ra ở nơi chốn này vẫn ] làm đau nhói lòng cả kẻ dù vô tâm, vô thần, vô thánh [đi nữa]. Chỉ vì lòng thù hận vô căn cứ trong một cuộc chiến huynh đệ; mà một nơi chốn cho người phía bên kia chiến tuyến, với một lý tưởng khác -- mà trong hằng chục năm trời bị (...) tàn phá, bị trả thù một cách ti tiện ... !
Qua cổng tam quan điêu tàn và phủ đầy cỏ, với những cây đại [cây sứ] chen nhau dọc ngang lối, tôi bước lên đền Tử sĩ. Tôi đã từng biết nơi đây có nhà bia và nấm mồ, vơi dòng chữ thiêng liêng 'Tổ quốc ghi ơn' trên nấm mồ tượng trưng, chôn người lính vô danh -- nhưng nay còn đâu. (!) Mà chỉ là 4 bức tường chắn hết tất cả, như một cái hộp vuông -- và bên ngoài, hay trong bức tường nhà tưởng niệm, là những dòng chữ ghi những từ ngữ vớ vẩn, vô nghĩ ... Thật đau lòng cho một di tích, và cho những người đã nằm xuống, vì những gì thật thiêng liêng mà họ từng gắn bó vì một lý tưởng cao đẹp .(!)
Trước mắt tôi là nhà bia, nơi thờ chung những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vô cùng thê thảm. Đường từ cổng vào tới nhà bia , là những chữ viết lăng nhăng, những câu ngớ ngẩn thật đau lòng biết bao cho anh lính, là chiến sĩ [VNCH]. Nơi đây vẫn không hề xây vách tường, không hiểu vì lý do gì bây giờ lại xây thành một căn cứ hẳn hoi. Trước đây qua hình ảnh, người ta còn thấy ngôi mộ của người tử sĩ vô danh, với dòng chữ trân bia 'Tổ quốc ghi ơn'. Bây giờ không hiểu vì lý do gì mà họ cũng phá bỏ ? Họ lo sợ, hay sợ hãi điều gì; khi những người nằm nơi mà họ đang canh giữ vẫn bị sỉ nhục, xúc phạm bằng mọi hình thức. Phải chăng người lính VNCH quá uy nghiệm, quá dũng cảm; và rất hiển linh, sau khi họ mãn phần -- (...) nên nơi này bị hủy hoại đối với những người nằm xuống .
(...) - tạm lược 5 dòng- Bt).
Chiếc lư hương mà tôi vẫn thấy qua phim ảnh đã biến mất; thay vào đó là một lọ hoa giả cùng những thứ trái cậy bằng nhựa, được bày trên một bàn thờ ọp ẹp, [ trông thật] nhếch nhác. Càng đau lòng hơn nữa, khi biết rằng người nta từng dày xéo nơi đây như thế nào ...
Từ 1965, Nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa được thành lập, dự trù cho 30.000 mộ phần. Qua các trận Mậu Thân 1968, mùa hè đỏ lửa 1972, nơi đây đã chôn trên 10.000 tử sĩ -- tính đến 1975 đã có 16.000 tử sĩ được chôn tại đây.
Lần cuối cùng vào rạng sáng 30. 04.1975, cũng đã chôn 1 hay 2 hố tập thể xác chết của thường dân lẫn những binh sĩ tử trận chưa kịp tẩm liệm , gần ngôi đền Tử sĩ, bên cánh phải hay cánh trái, cũng chẳng ai còn nhớ đích xác. Dân địa phương không còn dân cố cựu ở lại nhiều, nên cũng không biết lý do.
Lúc mới thành lập gọi là Nghĩa Trang Quân Đội; nhưng, sau đó dự trù sẽ hoàn tất để trở thành Nghĩa Trang Quốc gia. Sẽ là nơi chôn cất không riêng tướng lãnh, sĩ quan và chiến binh; mà còn làm nơi yên nghỉ cho các thành viên chình phủ hành pháp, lập pháp, tư pháp. Phần ban đất làm đường, dựng tượng 'Thương tiếc', 'cổng Tam quan', 'đền Tử sĩ' đã hoàn tất trước năm 1970.
Nghĩa Dũng đài với ngọn tháp cao đã làm xong, Vành Khăn tang vĩ đại chung quanh gân hoàn tất vào giai đoạn cuối tháng 4. 1975 -- tổng thống Nguyễn văn Thiệu lên thăm công trình xây cất vào tháng 11. 1974 ...-- dự trù khánh thanh vào ngày quân lực 19 tháng 6 -- tuy nhiên không thực hiện được.
Dù tình nguyện hay bị bắt buộc , người thanh niên đều phải làm nghĩa vụ của người công dân dưới chế độ đó. Họ đã xả thân để bảo vệ quê hương miền Nam; nếu không được vinh danh;thì cũng xin đừng mạ lỵ linh hồn họ. Bây giờ linh hồn họ cũng không yên ổn, ngay từ ngày 1 tháng 5 năm 1975 -- và cho tới hôm nay, mặc dù đã qua thế kỷ XXI -- những người thân, và những con dân dưới chế độ miền Nam trước 1975, vẫn cố gắng chăm sóc và an ủi họ -- [dù] với nhiều trở ngại bằng cách này hay cách khác do nhà cầm quyền [sở tại] đặt
ra một cách ác độc ...
Đứng rước cổng Tam quan đền Tử sĩ, cảm giác đấu tiên thật thất vọng, so với những gì tôi được biết qua từ những hình ảnh người thân và qua Internet. Nay thì Cổng Tam Quan đã um tùm một màu cây đại [cây sứ] che phủ; và, chỉ còn lại lớp vôi nhạt màu hồng nguyên trạng trước đó. Hàng chữ 'Vì Nước quên Thân, Vì Dân chiến đấu' đã bị những kẻ phá hoại làm cho mờ đi; và có thể như đã biến mất. Hình ảnh cổng tam quan đã loang lổ theo thời gian như một điều tất yếu; đã và đang xảy ra ở nơi chốn này vẫn ] làm đau nhói lòng cả kẻ dù vô tâm, vô thần, vô thánh [đi nữa]. Chỉ vì lòng thù hận vô căn cứ trong một cuộc chiến huynh đệ; mà một nơi chốn cho người phía bên kia chiến tuyến, với một lý tưởng khác -- mà trong hằng chục năm trời bị (...) tàn phá, bị trả thù một cách ti tiện ... !
Qua cổng tam quan điêu tàn và phủ đầy cỏ, với những cây đại [cây sứ] chen nhau dọc ngang lối, tôi bước lên đền Tử sĩ. Tôi đã từng biết nơi đây có nhà bia và nấm mồ, vơi dòng chữ thiêng liêng 'Tổ quốc ghi ơn' trên nấm mồ tượng trưng, chôn người lính vô danh -- nhưng nay còn đâu. (!) Mà chỉ là 4 bức tường chắn hết tất cả, như một cái hộp vuông -- và bên ngoài, hay trong bức tường nhà tưởng niệm, là những dòng chữ ghi những từ ngữ vớ vẩn, vô nghĩ ... Thật đau lòng cho một di tích, và cho những người đã nằm xuống, vì những gì thật thiêng liêng mà họ từng gắn bó vì một lý tưởng cao đẹp .(!)
Trước mắt tôi là nhà bia, nơi thờ chung những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vô cùng thê thảm. Đường từ cổng vào tới nhà bia , là những chữ viết lăng nhăng, những câu ngớ ngẩn thật đau lòng biết bao cho anh lính, là chiến sĩ [VNCH]. Nơi đây vẫn không hề xây vách tường, không hiểu vì lý do gì bây giờ lại xây thành một căn cứ hẳn hoi. Trước đây qua hình ảnh, người ta còn thấy ngôi mộ của người tử sĩ vô danh, với dòng chữ trân bia 'Tổ quốc ghi ơn'. Bây giờ không hiểu vì lý do gì mà họ cũng phá bỏ ? Họ lo sợ, hay sợ hãi điều gì; khi những người nằm nơi mà họ đang canh giữ vẫn bị sỉ nhục, xúc phạm bằng mọi hình thức. Phải chăng người lính VNCH quá uy nghiệm, quá dũng cảm; và rất hiển linh, sau khi họ mãn phần -- (...) nên nơi này bị hủy hoại đối với những người nằm xuống .
(...) - tạm lược 5 dòng- Bt).
Chiếc lư hương mà tôi vẫn thấy qua phim ảnh đã biến mất; thay vào đó là một lọ hoa giả cùng những thứ trái cậy bằng nhựa, được bày trên một bàn thờ ọp ẹp, [ trông thật] nhếch nhác. Càng đau lòng hơn nữa, khi biết rằng người nta từng dày xéo nơi đây như thế nào ...
Từ 1965, Nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa được thành lập, dự trù cho 30.000 mộ phần. Qua các trận Mậu Thân 1968, mùa hè đỏ lửa 1972, nơi đây đã chôn trên 10.000 tử sĩ -- tính đến 1975 đã có 16.000 tử sĩ được chôn tại đây.
Lần cuối cùng vào rạng sáng 30. 04.1975, cũng đã chôn 1 hay 2 hố tập thể xác chết của thường dân lẫn những binh sĩ tử trận chưa kịp tẩm liệm , gần ngôi đền Tử sĩ, bên cánh phải hay cánh trái, cũng chẳng ai còn nhớ đích xác. Dân địa phương không còn dân cố cựu ở lại nhiều, nên cũng không biết lý do.
Lúc mới thành lập gọi là Nghĩa Trang Quân Đội; nhưng, sau đó dự trù sẽ hoàn tất để trở thành Nghĩa Trang Quốc gia. Sẽ là nơi chôn cất không riêng tướng lãnh, sĩ quan và chiến binh; mà còn làm nơi yên nghỉ cho các thành viên chình phủ hành pháp, lập pháp, tư pháp. Phần ban đất làm đường, dựng tượng 'Thương tiếc', 'cổng Tam quan', 'đền Tử sĩ' đã hoàn tất trước năm 1970.
Nghĩa Dũng đài với ngọn tháp cao đã làm xong, Vành Khăn tang vĩ đại chung quanh gân hoàn tất vào giai đoạn cuối tháng 4. 1975 -- tổng thống Nguyễn văn Thiệu lên thăm công trình xây cất vào tháng 11. 1974 ...-- dự trù khánh thanh vào ngày quân lực 19 tháng 6 -- tuy nhiên không thực hiện được.
(...) - tạm lược 19 dòng - Bt)
***
Buổi chiều hôm nay trôi qua cũng thật nhanh. Tôi chỉ còn có thể thắp thêm vài nén nhang cho những anh, chú, bác đã nằm xuống -- vì họ là chiến hữu của cha, anh, chú, bác tôi. Sự chia rẽ của dân tộc Việt nam, từ cuộc chiến khốc liệt hơn 30 năm trước vẫn không thể khỏa lấp. Nhưng trên hết và sau cùng, những người lính được chôn cất ở đây , cũng như tất cả những người lính tử trận khác, vẫn là những anh lính Việt nam tuyệt đối.
(...) -tạm lược 13 òng - Bt).
Buổi chiều trên xã Bình an mà không hề bình an trong tâm hồn chút nào. Chuyến xe về trong buổi chiều tắt nắng có mưa bay lất phất buồn thiu -- hình ảnh cổng Tam quan, đền Tử sĩ, cứ còn lưu trong tâm hồn tôi vĩnh viễn. ./.
HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
(2009)
(trích NHỮNG MẨU RỜI THƯƠNG NHỚ - tr. 60- 63)
họa sĩ- điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu [1934- ]
rời nơi định cư ở Hoa Kỳ về sống ở quận Gò vấp / Tp. HCM
(ảnh: Internet)
================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ