bài đọc thêm (2) : " Đọc TUYỂN TẬP VĂN XUÔI/ Hoàng Hương Trang ... " / bài viết: Hoàng Vũ Đông Sơn [ 1939- 2014] -- trích blog Virgil Gheorghiu ( 23/ 03/ 2013)
THỨ BẢY, 23 THÁNG 3, 2013
đọc "tuyển tập văn xuôi / hoàng hương trang " - bài viết: hoàng vũ đông sơn
đọc "tuyển tập văn xuôi/ hoàng hương trang "
thấy gì trong cõi thực ?
hoàng vũ đông sơn
Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014 saigon]
chụp chung với Ý Nhi [1944- ]
Google Image
Đọc văn xuôi của Hoàng Hương Trang trong văn tập " Chú bé bắt gián " ( 2 lần in, Hànội 2000 và 2001) và bây giờ là " Tuyển tập văn xuôi Hoàng Hương Trang " ( Nxb tp. HCM 2012) - khiến độc giả phải băn khoăn về những hiện tượng mênh mông đáng vào cõi thực.
Vậy cõi thực ở thực trạng xã hội của vài nhân vật mà nhắc nhở, đều ở dạng
***
Hai mặt sáng, tối của vấn đề vốn ê ẩm , nhưng nắng, mưa; thật khó biện biệt cho tỏ tường. Thế mà HHT cứ khơi khơi bước bổng qua từng sự kiện, giải quyết vấn đề cứ nhẹ tênh tênh.
Trong tuyển tập văn xuôi này có 2 phần rõ rệt :
Văn xuôi của HHT không ở dạng tả chân như Vũ Trọng Phụng, Phạm Duy Tốn
đã đáp ứng đúng như lời vàng ngọc các cụ dạy: " Thi văn hữu họa còn sự phải trái, đúng, sai của một ý văn, một tứ thơ, tùy ở cảm nhận của người thưởng ngoạn. Đôi khi cần sự tinh tế nhìn ra những ý tứ mà nghĩa lý nằm ở ngoài dòng kẻ ".
Người không ưa HHT , thì cho rằng cô cay nghiệt quá đối với ông tiến sĩ (*) , ông này được đời tôn vinh là : " giáo sư ở tây về, cả 3 nhạc viện : Hànội, Huế, Sài Gòn chưa thấy họ mời hay tấn phong vị này làm giáo sư của trường ".
Rồi một mệnh phụ phu nhân, con dòng cháu giống mê thơ: " không có thì giờ làm
(***) - ám chỉ Dương Cẩm Chương chăng ?
( 2 : - chú thích của Bt )
Khác với những bài văn xuôi nuột nà đi vào lòng người êm ái mà Hoàng Hương Trang ( HHT) đã thể hiện trong các thi tập được in ấn ở Sài Gòn, từ " Khép đôi mi nhỏ " ( 1964),
" Linh hồn cỏ biếc " (1968), " Túy Ca " ( 1972 " , " Hơp tuyển " ( 1974), " Mây nổi " ( 1994), " Một nơi để nhớ về " ( 2001), " Rồi cũng ngàn thu "( 2009)," in ở tp Hồ Chí Minh.
Đọc văn xuôi của Hoàng Hương Trang trong văn tập " Chú bé bắt gián " ( 2 lần in, Hànội 2000 và 2001) và bây giờ là " Tuyển tập văn xuôi Hoàng Hương Trang " ( Nxb tp. HCM 2012) - khiến độc giả phải băn khoăn về những hiện tượng mênh mông đáng vào cõi thực.
Vậy cõi thực ở thực trạng xã hội của vài nhân vật mà nhắc nhở, đều ở dạng
" xưa nay hiếm ".
***
Hai mặt sáng, tối của vấn đề vốn ê ẩm , nhưng nắng, mưa; thật khó biện biệt cho tỏ tường. Thế mà HHT cứ khơi khơi bước bổng qua từng sự kiện, giải quyết vấn đề cứ nhẹ tênh tênh.
Trong tuyển tập văn xuôi này có 2 phần rõ rệt :
- Phần 1.- các truyện ngắn có đủ thứ chuyện mới và cũ, vui, buồn từ gia đình đến xã hội và tập tục ở từng khu vực.
- Phần giai thoại và ký - tác giả tụng ca những danh nhân văn học nghệ thuật, đủ cả hỉ nộ ái ố xưa và nay.
Văn xuôi của HHT không ở dạng tả chân như Vũ Trọng Phụng, Phạm Duy Tốn
( thời thượng gọi " hiện thực phê phán "). Khi những vướng mắc trong tâm tư, tình cảm từng " nhân vật truyện " đang phải cam chịu những đớn đau, nhọc nhằn trong kiếp sống, khiến độc giả vui vui, buồn buồn, với cảnh ngộ được khắc họa bởi HHT, như bức tranh đang biểu lộ mà " cô gia " này lại xuất thân từ Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, nên thơ văn được phát xuất từ nghệ thuật hội họa - và xưa nay tồn đọng trong thi văn qua thời gian, khi đã phản ảnh cảnh huống " mình " đang sống .
đã đáp ứng đúng như lời vàng ngọc các cụ dạy: " Thi văn hữu họa còn sự phải trái, đúng, sai của một ý văn, một tứ thơ, tùy ở cảm nhận của người thưởng ngoạn. Đôi khi cần sự tinh tế nhìn ra những ý tứ mà nghĩa lý nằm ở ngoài dòng kẻ ".
Người không ưa HHT , thì cho rằng cô cay nghiệt quá đối với ông tiến sĩ (*) , ông này được đời tôn vinh là : " giáo sư ở tây về, cả 3 nhạc viện : Hànội, Huế, Sài Gòn chưa thấy họ mời hay tấn phong vị này làm giáo sư của trường ".
Rồi một mệnh phụ phu nhân, con dòng cháu giống mê thơ: " không có thì giờ làm
thơ " - nhưng thích làm thi sĩ, nên đã mua thơ của thi sĩ nghèo , qua một chuyên viên ngâm thơ để in ấn (**) . Khi đã là tác giả mới rõ trắng đen [ ai là tác giả "thật " , ai "giả" ] Cũng trong bài " Tản mạn vàng thau " , tác giả HHT còn " cù nhe " một quí ông làm thơ có nghề lấy vợ và một ông không thụ nghiệp ở trường mô, mà cứ " thánh tướng
[ tưởng ] mình là họa sĩ " thật " ! (***)
--------------
(*) - ám chỉ giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê.
(**) - kẻ có thơ không có tiền in là Điền Đăng được Thân Thị Ngọc Quế ( một Việt kiều Pháp ) mua thơ, qua sự môi giới của " chuyên viên ngâm thơ Đoàn Yên Linh ".
Thân Thị Ngọc Quế ( 1918- 2007 ) vợ Dương Cẩm Chương, dâu của Dương Bá Trạc.
(***) - ám chỉ Dương Cẩm Chương chăng ?
[ ... ] chữ của Biên tập.
Quả thật , tôi không hề biết " nhị vị thi nhân " ấy ở đâu, tên, họ là gì ? Để có dịp gặp nữ sĩ họ Hoàng, " hỏi cho ra nhẽ " - tức là " xin tí kiến thức để biết " người thực " và " việc " giả ".
Bên bờ sông Vị, cụ trẻ Tú Xương đã xuống nút :
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại, biết ai khôn
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn .
( DẠI KHÔN / TÚ XƯƠNG )
Tú Xương dạy rất phải và chỉ phải với người trọng chữ nghĩa, coi thơ văn, tứ phú là hơi thở sinh mạng mình. Nên, mới có quan điểm : " nhập thế cục bất khả vô văn tự " . Tại sao vậy ? vì những thục nữ chỉ háo cầu những anh có văn tài để trớ thành ông cống, ông nghè, trong hy vọng " ngựa anh đi trước võng nàng theo sau " . Còn những trọc phú ở nhà quê bị chê. Các nàng " chẳng ham ruộng cá ao liền " mà " chỉ ham cái bút cái nghiên anh đồ " . Thảng, hoặc có những anh" đồ tồi " " đồ tệ " , " đồ hay chữ lỏng " cũng cứ ti toe, mới tởm lợm [ làm sao ] ?
Với người xưa, từ hồi còn trẻ , thì trò chơi tao nhã củ chữ nghĩa luôn ở hàng đầu trong mọi sinh hoạt xã hội, những bậc văn tài phẩn nộ kia vô tình phải chung đụng với các anh chị hào phú :
Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho đời biết tay
Nguyễn UY VIỄN ** ( khi cò hàn vi )
Nhưng có địa vị , lúc luống tuổi lại cảm thán : " Ôi nhân sinh là thế ấy, như mây nổi
như gió thổi,như chiêm bao / Chốn phồn hoa khi đã bước chân vào / chợt ngoảnh lại giật mình bao xiết kể ".
----------
(*) - Nguyễn Công Trứ ( Bt )
Người bây giờ thì " cụ thể ". Thời thay, thế đổi, nên có câu : " Văn hay chữ tốt, không bằng thằng dốt có tiền " , lại còn ca dao thời thượng: " Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý ".
Nhìn cảnh thực tế và thực dụng dưới trời, nhà văn Thế Phong đã bỡn cợt
" Có người có hàng tá bút hiệu , như ông Đỗ- Mạnh đó, cũng sơ sơ 4 bút hiệu:
Tương Huyền, Thế Phong, Đường Bá Bổn, Đinh Bạch Dân, còn có ngoại hiệu là
" Thằng Phải Gió ".
----------
(*) - nguyên văn trong bài viết của tác giả Hoàng Vũ Đông Sơn (Bt)
Có người đọc văn xuôi Hoàng Hương Trang đã rất ngạc nhiên , vì ở " phương vị phê bình gia " , khi cô " vờn " chân dung nhạc sĩ họ Phạm * , đẹp ơi là đẹp, khi ông tạo
[ riêng cho mình ] thành ngữ " ăn chè Nhà Bè " - về sau , ông ta còn làm tiếp tiếp... nữa . Đáng nhẽ, ở đời vốn bá nhơn và bá tánh.
Uy Viễn tướng công ** đã lấy mo nang bịt đít bò cái để che miệng thế gian . Ông nhạc sĩ họ Phạm , một khuôn mặt lớn trong bầu trời văn nghệ miền Nam, một thời đã có nhiều bài báo ta thán về tư cách ông ta .
Một ông thầy giáo * chẳng biết yêu ghét gì, mà viết cả 1 cuốn sách về một nhạc sĩ họ " PHẠM ... còn sống [ mà như] đã chết ?" . Rồi một họa sĩ tài danh ** đã viết cuốn " PHẠM DUY CÒN ĐÓ NỖI BUỒN" . Mọi người đều ngậm ngùi [ khi đọc sách của hai vị kia ! ].
------------
[ ... ] chữ của Biên tập .
(*)- PHẠM DUY ĐÃ CHẾT NHƯ THẾ NÀO ? / NGUYỄN TRỌNG VĂN - Văn mới xuất bản,Saigon 1973.
(**) TẠ TỴ
Những phê bình gia văn học ở Việtnam ta hơi hiếm. Thương ở dạng các thầy cô giáo viết về các tác gia để giảng dạy ở trường lớp. Còn ở dạng chuyên nghiệp mới thấy có tác giả" Thi nhân Việtnam / Hoài Thanh+ Hoài Chân " và một nhà văn hiện đại (*)
------------
* - nhà văn Thế Phong
( chú thích của Hoàng Vũ Đông Sơn))Phê bình hội họa có Huỳnh Hữu Ủy và nhạc thì mới có ông Lê Hoàng Long , họ đều là nam nhân . Còn nữ phê bình gia lại càng hiếm. Cái gì hiếm mới quý như vàng là
" quí kim" và đá là" kim cương ". Ở Việtnam hay tại Việtnam, tôi mới biết có Hoàng Hương Trang . Ở Mỹ có Trần Thị Bông Giấy viết " Một truyện dài không có tên " và 2 nữ phê bình gia khác là Hoàng Dược Thảo và Nguyễn Thị Tà Cúc. Các bà này vừa là nhà văn vừa viết phê bình, khiến nhiều người nể phục [ cũng] có nhiều người căm ghét, nhưng chưa ở vị thế, là, " ông Hy Văn tài bộ đã vào lòng ".
Tôi vốn cổ lậu quả văn, nhưng rất kính phục những bậc tài danh về văn học nghệ thuật, nhất là những bậc nữ lưu , nên có hoài vọng là trời cho khỏe, cho hoàn cảnh, để tới xứ Cờ Hoa ( Huê Kỳ ) xin yết kiến quí bà là danh nhân Việtnam hiện đang ở trong một nước giàu có, hùng mạnh nhất bây giờ.
***
Nhận " Tuyển tập văn xuôi / Hoàng Hương Trang " vừa mới in xong, tác giả trao tận tay, nhân dịp cùng đến vĩnh biệt nghệ sĩ thứ thiệt Tô Kiều Ngân vào ngày 24 - 10 - 2012 . Tô Kiều Ngân từng cộng tác với ban Tao Đàn , mà chủ soái là thi sĩ Đinh Hùng. Cả hai vị, chủ soái + " một người ngâm thơ hay " của Tao Đàn xưa, đều đã rũ áo " ra đi ", kẻ trước, người sau . Có một văn thi sĩ hải ngoại, Hà Linh Bảo, tổ chức vọng hướng , anh đã ngâm " 2 bài thơ điếu Tô Lang * củaHoàng Hương Trang và Hoàng Vũ Đông Sơn .( đọc qua điện thoại viễn liên ).
Xin cảm ơn nhà văn Thế Phong đã khuyến khích đàn em làm việc: "... để óc bớt cùn nhụt , trước khi đi " tàu suốt . "
Cũng xin " tài tử" ho Hoàng " cảm thông cho " lão ông lẩm cẩm" - khi đọc văn xuôi một tác giả " lão bà còn minh mẫn" .
Giả thử, có chữ, hoặc câu nào chuệch choạc, mong" tài tử họ Hoàng " bỏ qua . Riêng tôi " đành thua bọn anh em cánh Bắc Kỳ" , như lời cụ trẻ Tú Xương tâm sự : mỗi kỳ thi lại hỏng [ chỉ] vì cái chạm nọc hoặc phạm húy "! ./.
--------
(*) - bút danh khác của Tô Kiều Ngân ( Bt)
hoàng vũ đông sơn
( SÀI GÒN 10-01- 2013)
============
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ