Trần Văn Minh (không quân)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
Trần Văn Minh
Tran Van Minh VNAF 1974 Major General Portrait.jpg
Trung tướng KQ Trần Văn Minh
Chức vụ
Fatherland - Space.png
Tư lệnh Quân chủng Không quân
Nhiệm kỳ1/11/1967 – 30/4/1975
Cấp bậc-Đại tá
Chuẩn tướng (12/1967)
-Thiếu tướng (6/1968)
-Trung tướng (11/1970)
Tiền nhiệmThiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tư lệnh phó
Tham mưu trưởng
-Thiếu tướng Võ Xuân Lành
-Chuẩn tướng Võ Dinh
Fatherland - Space.png
Tư lệnh phó Quân chủng Không quân
Nhiệm kỳ19/6/1965 – 31/10/1967
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Lê Trung Trực
Kế nhiệm-Đại tá Võ Xuân Lành
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Fatherland - Space.png
Không đoàn trưởng
Không đoàn 74 Chiến Thuật
(Căn cứ ở Cần Thơ)
Nhiệm kỳ9/1964 – 6/1965
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (6/1965)
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Fatherland - Space.png
Không đoàn trưởng
Không đoàn 62 Chiến thuật
(Phi trường Quân sự Pleiku)
Nhiệm kỳ3/1964 – 9/1964
Cấp bậc-Trung tá
Tiền nhiệmĐầu tiên
Vị tríVùng 2 Chiến thuật
Fatherland - Space.png
Giám đốc Trung tâm Kiểm Không[1]
(Phi trường Quân sự Tân Sơn Nhất)
Nhiệm kỳ4/11/1963 – 3/1964
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Fatherland - Space.png
Chỉ huy phó Căn cứ 2 Trợ lực Không quân
(Phi trường Quân sự Đà Nẵng)
Kiêm Chỉ huy trưởng Phi đoàn Quan sát
Nhiệm kỳ1/1963 – 11/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (11/1963)
Vị tríVùng 1 chiến thuật
Fatherland - Space.png
Chỉ huy phó Căn cứ 2 Trợ lực Không quân
(Phi trường Quân sự Biên hòa)
Nhiệm kỳ4/1961 – 1/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Fatherland - Space.png
Chỉ huy phó Căn cứ 1 Trợ lực Không quân
(Phi trường Quân sự Nha Trang)
Nhiệm kỳ6/1960 – 4/1961
Cấp bậc-Thiếu tá (6/1959)
Vị tríVùng 2 chiến thuật
Thông tin chung
Danh hiệuMinh Đen[2]
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh21 tháng 7 năm 1932
Bạc LiêuLiên bang Đông Dương
Mất27 tháng 8 năm 1997
(65 tuổi)
CaliforniaHoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
ChaTrần Văn Lầu
Học vấnTú tài toàn phần
Học sinh trường-Trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ
-Trường Cao đẳng Công chánh, Sài Gòn
-Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
-Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang
-Trường Võ bị Không quân Salon de Provence, căn cứ Không quân Avord, miền Nam nước Pháp
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Phục vụFlag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hòa
ThuộcFlag of the Army of the Republic of Vietnam.jpg Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951 - 1975
Cấp bậcUS-O9 insignia.svg Trung tướng
Đơn vịFatherland - Space.png Không lực Việt Nam Cộng hòa
Chỉ huyFlag of the Vietnamese National Army.svg Quân đội Quốc gia
Flag of the Army of the Republic of Vietnam.jpg Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiến-Chiến tranh Việt Nam

Trần Văn Minh (1932 - 1997) nguyên là tướng lãnh Không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Sĩ quan Trừ bị do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Tốt nghiệp ông phục vụ đơn vị Pháo binh một thời gian ngắn. Sau đó trúng tuyển chuyển sang Quân chủng Không quân. Trong thời kỳ từ 1963-1975, ông được xem là một trong các vị tướng trẻ nhiều năng lực của Quân đội nói riêng, nền Đệ Nhị Cộng hòa nói chung. Ông được phong tướng khi mới 35 tuổi. Ông cũng là Tư lệnh Quân chủng với thời gian lâu nhất và cũng là vị Tư lệnh sau cùng của Không lực Việt Nam Cộng hòa.

Tiểu sử & Binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 21 tháng 7 năm 1932 trong một gia đình điền chủ khá giả tại Bạc Liêu, miền Tây Nam phần Việt Nam. Thuở nhỏ, ông học sinh Tiểu học ở Bạc Liêu. Lên Trung học ông được gia đình gửi sang Cần Thơ học ở trường Trung học Phan Thanh Giản. Năm 1948, ông tốt nghiệp với văn bằng Thành Chung. Sau đó lên Sài Gòn theo học ở trường Cao đẳng Công chánh. Tháng 8 năm 1951 ra trường, ông được cấp chứng chỉ tốt nghiệp tương đương với văn bằng Tú tài toàn phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1951, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 52/600.084, theo học khóa 1 Lê Văn Duyệt tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951, ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông phục vụ ở đơn vị Pháo binh. Tháng 12 cùng năm, ông trúng tuyển gia nhập Quân chủng Không quân, theo học khoá 2 Quan sát viên tại Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang.[3] Giữa năm 1953 mãn khóa học, ông được lưu lại trường làm Huấn luyện viên khóa 3 Quan sát viên (1953-1954). Đầu năm 1954, ông được thăng cấp Trung úy và được cử đi du học lớp Điều hành viên tại Trường Võ bị Không quân Salon de Provence, căn cứ Không quân Avord, miền Nam nước Pháp.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 10 năm 1955, ông được chuyển biên chế sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa[4] Tháng 2 năm 1956, ông được thăng cấp Đại úy và được chỉ định làm Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Không chiến tân lập. Giữa năm 1958, ông được cử đi du học lớp Hoa tiêu Khu trục Phản lực T.37 tại Hoa Kỳ. Tháng 6 năm 1959, mãn khoá về nước ông được thăng cấp Thiếu tá. Đầu năm 1960, ông tiếp tục được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại căn cứ Không Quân Maxwell, Montgomery, Alabama, Hoa Kỳ. Giữa năm về nước, chuyển ra Quân khu 2 ông được cử làm Chỉ huy phó căn cứ 1 Trợ lực Không quân Nha Trang. Tháng 4 năm 1961, chuyển về Quân khu 3 giữ chức vụ Chỉ huy phó căn cứ 2 Trợ Lực Không quân Biên Hòa. Đầu năm 1963, chuyển ra Quân khu 1 giữ chức vụ Chỉ huy phó căn Cứ 4 Trợ lực Không quân Đà Nẵng kiêm Chỉ huy trưởng Phi đoàn Quan sát. Sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963. Ngày 4 tháng 11, ông được được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm kiểm soát Không chiến.

Sau cuộc Chỉnh lý các tướng lãnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng ngày 30 tháng 1 năm 1964 của tướng Nguyễn Khánh. Đầu tháng 3, ông được bổ nhiệm làm Không đoàn trưởng Không đoàn 62 Chiến thuật tân lập tại Pleiku.[5] Tháng 9 cùng năm, ông chuyển nhiệm vụ về Quân khu 4 làm Không đoàn trưởng Không đoàn 74 Chiến Thuật.

Ngày Quân lực đầu tiên 19 tháng 6 năm 1965, ông được thăng cấp Đại tá, được cử làm Tư lệnh phó Quân chủng Không quân thay thế Đại tá Lê Trung Trực.[6]

Cuối tháng 10 năm 1967, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Tư lệnh phó cho Đại tá Võ Xuân Lành. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân chủng Không quân thay thế Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ,[7] Đầu tháng 12 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Thiếu tướng. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1970, ông dược thăng cấp Trung tướng. Ông là vị tư lệnh Quân chủng Không quân với thời gian lâu nhất (1967-1975).

1975 và Cuộc sống lưu vong[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 4, ông cùng với gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó được sang định cư tại Los Gatos, California, Hoa Kỳ.

Ngày 27 tháng 8 năm 1997 ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 65 tuổi.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thân phụ: Cụ Trần Văn Lầu.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trung tâm Kiểm soát Không chiến
  2. ^ Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa đương thời có 5 vị tướng tên là Minh. Mỗi vị có một biệt danh để dễ nhận biết khi nói đến. Thời điểm 1955-1965 mới có hai vị được phong cấp tướng.
    1/ Đại tướng Dương Văn Minh, sinh năm 1916 tại Mỹ Tho, tốt nghiệp trường Sĩ quan Võ bị Thủ Dầu Một (Thiếu tướng 1955), biệt danh: Minh Lớn vì ông có thể hình cao lớn.
    2/ Trung tướng Trần Văn Minh, sinh năm 1923 tại Sài Gòn, tốt nghiệp trường Sĩ quan Võ bị Tông Sơn Tây (Thiếu tướng 1955), biệt danh: Minh Nhỏ vì thân hình của ông nhỏ hơn tướng Dương Văn Minh. Về sau (1965-1975) còn có thêm biệt danh là Trần Văn Minh Lục quân để phân biệt với tướng Trần Văn Minh Không quân.
    3/ Trung tướng Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1926 tại Sài Gòn, tốt nghiệp trường Sĩ quan khóa 4 Võ bị Đà Lạt (Chuẩn tướng 1965), biệt danh: Minh Đờn vì ông có biệt tài chơi đàn Guitar.
    4/ Chuẩn tướng (Phó Đề đốc) Hoàng Cơ Minh, sinh năm 1935 tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 5 Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang (Chuẩn tướng 1974).
    5/ Trung tướng Trần Văn Minh Không quân (Nhân vật trong bài)
  3. ^ Cùng theo học khóa 2 Quan sát viên với Thiếu úy Trần Văn Minh còn có các tân Thiếu úy:
    -Hoàng Ngọc Bào, sinh năm 1927 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Chức vụ sau cùng: Đại tá Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh Không quân).
    -Đỗ Trang Phúc, sinh năm 1929 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Đà Lạt. Chức vụ sau cùng: Đại tá Chỉ huy trưởng căn cứ Không quân Phan Rang).
  4. ^ Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đại diện Quốc gia Việt Nam, tổ chức cuộc "Trưng cầu Dân ý" thành công, sau đó lên thay quyền Quốc trưởng và tuyên bố phế truất Hoàng thân Bảo Đại. Đồng thời hành lập nước Việt Nam Cộng hòa và cải danh Quân đội Quốc gia thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
  5. ^ Năm 1965, Không đoàn 62 sau di chuyển xuống can cứ Không quân Nha Trang. Năm 1970 hợp cùng với Không đoàn 92 Chiến thuật để thành lập Sư đoàn 2 Không quân.
  6. ^ Đại tá Lê Trung Trực, thuyên chuyển về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng 5 (Đặc trách Cơ quan đầu não về lĩnh vực Viễn thông và Truyền tin của Quân đội).
  7. ^ Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ rời Quân đội để nhậm chức vụ Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, sau khi đắc cử cùng Liên danh với ứng cử viên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
  8. ^ Đại tá Đặng Văn Hâuh sinh năm 1932 tại Hải Phòng, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  9. ^ Đại tá Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1931 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  10. ^ Chiến tranh Chính trị
  11. ^ Đại tá Đinh Văn Chung, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt
  12. ^ Đại tá Nguyễn Khắc Ngọc sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  13. ^ Đại tá Nguyễn Văn Ba, tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt
  14. ^ Tài chính & Thống kê
  15. ^ Đại tá Hà Dương Hoán sinh năm 1928 tại Sơn Tây, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  16. ^ Đại tá Vũ Văn Ước sinh năm 1930 tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt
  17. ^ Đại tá Huỳnh Minh Quang sinh năm 1925 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 2 Võ khoa Thủ Đức
  18. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Thôn sinh năm 1931 tại Mỹ Tho, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  19. ^ Kế hoạch Chiến lược & Chiến thuật
  20. ^ Đại tá Lê Minh Luân sinh năm 1926 tại Hà Nội, tốt nghiệp trường Sĩ quan Bảo Chính đoàn (Võ bị Địa phương Bắc Việt)
  21. ^ Đại tá Phạm Duy Thân sinh năm 1932 tại Vinh (Nghệ An), tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  22. ^ Đại tá Đặng Hữu Hiệp, tốt nghiệp Trường Võ khoa Nam Định
  23. ^ Đại tá Cao Thông Minh sinh năm 1930 tại Hưng Yên, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  24. ^ Đại tá Đào Huy Ngọc, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.