Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

Huỳnh Bá Thành yêu tài giúp người / Lê Văn Nghĩa -- nguồn : Văn học Sài Gòn 1954- 1975 ... / Nxb Tổng hợp TP. HCM, quý 4/2020

   

                           HUỲNH BÁ THÀNH YÊU TÀI GIÚP NGƯƠI


                                               Lê Văn Nghĩa



Sau năm 1975, nhà văn Nguyễn Thụy Long cần tìm một người bảo lãnh mới có thể nhận công việc là nhân viên ao cá ở phường. Nghĩa là phải tìm một người "cách mạng", có chức sắc mới đủ tầm cỡ chính trị bảo lãnh cho nhân thân một người làm bảo vệ "cũng là công tác cách mạng giao cho". Sau khi tìm một vài người bạn nhưng không ai có đủ tiệu chuẩn, Nguyễn Thụy Long bẻn tỉm đến nhà văn Cung Tích Biền. Không phải vì Cung Tích Biền là người có khả năng bảo lãnh mà là vì quen biết nhiều người có vai vế. Cung Tích Biền, do quen biết với nhà báo Huỳnh Bá Thành nên đã giới thiệu Nguyễn Thụy Long đến gặp. Sau đây là trích đoạn trong hồi ký của Nguyễn Thụy Long.

"...Tôi tìm Cung Tích Biền. Anh giới thiệu tôi với Huỳnh Bá Thành, nay là thiếu tá công an đang làm Tổng biên tập cho tờ báo Công an bán rất chạy. Tôi cũng là người quen biết Huỳnh Bá Thành trước giải phóng. Anh làm phóng viên cho tờ Điện tín.  Tôi chỉ biết Thành hoạt động cho phía bên kia, Sau giải phóng Huỳnh Bá Thành xuất hiện với quân hàm công an. Anh từng giữ nhiệm vụ hỏi cung văn nghệ sĩ bị bắt. Tôi không gặp anh lần nào, nhưng sợ. Tôi nghĩ anh ta là người dữ dằn và nguy hiểm, nhưng khi gặp Thánh, tôi thấy khác, anh hồn nhiên và chân thành.

- Chuyện đó được thôi, cần làm một công dân thì đó cũng là chủ trương của chế độ. Tôi biết về anh lâu rồi, cũng không nên uổng phí tài năng của mình. Nếu anh không có gì đố kỵ thì anh nên làm việc hợp với khả năng và nghề nghiệp của mình. Nếu anh bằng lòng, tôi giúp anh.

Huỳnh Bá Thành là người sống có lý tưởng và tin vào lý tưởng của mình đang phục vụ. Dù muốn dù không anh đã từng giúp được nhiều anh em thuộc chế độ cũ thất cơ lơ vận, anh giúp trong cái thế của anh lúc ấy. Không phải qua một bài viết trên báo anh với tiền nhuận bút hậu hĩnh mà tôi muốn nói đến tình người. Bỏ ra ngoài chính kiến và đố kỵ tôi vẫn nói với Huỳnh Bá Thành là người tốt, lòng tốt của một con người với con người  ..." (Viết trên gác bút, tr. 73).

Khi vợ đang sanh nằm ở Nhà bảo sanh Hùng Vương, Nguyễn Thụy Long trông thấy cảnh nhiều người mẹ mới sinh con phải bỏ trốn vì không có tiền đóng viện, Nguyễn Thụy Long chạnh lòng nghĩ đến phận không tiền của mình. Ông chạy đôn đáo, chạy đáo để tìm tiền đóng viện phí. ông viết trong một đoạn hồi ký như sau:

" ... Tôi đôn đáo đi tìm tiền để chuộc vợ con ra khỏi nhà bảo sanh. Một buổi sáng tôi đang ngồi sửa xe, đang rầu rĩ vì thối ruột gan. Một anh ký giả trẻ đến bện tôi, chia mừng tôi mới có con.  Anh dúi vào tay tôi một nắm tiền' Anh Huỳnh Bá Thành nhờ tôi đưa giúp anh để lo cho cháu. Anh cứ nhận không cpo1 điều kiện gì hết ". Tôi ngỡ ngàng, rồi tôi nhận, cảm ơn. Ký giả trẻ vội vã ra đi. Tro ng thiên hồi ký viết trên gác bút này tôi chưa ca tụng ai nhưng không thể không công nhận một con người Huỳnh Bá Thành. Tôi không khen cái tình con người của anh đối với riêng tôi mà anh từng đối xử với nhiều người khác dù không đứng chung về phía anh. Anh có một tấm lòng đáng quý. Đó là tình người. Tôi đã im lặng về chuyện này nhiều năm Đến nay con bé Tép của tôi đã 8 tuổi. Huỳnh Bá Thành đã chết ở tuổi 49 với bệnh nhồi máu cơ tim. Nhân cách của anh còn tồn tại. Tôi không có niều kỷ niệm với Huỳnh Bá Thành. Tôi chỉ nói về anh những điều gắn ngọn nhất " (Sđd).

Và còn đây là trường hợp của nhà báo Đoàn Thạch Hãn, còn có bút danh là Đoàn Kế Tường. Trước 1975, Đoàn Kế Tường là ký giả của nhật báo Sóng  thần. Khi đất nước vừa lập lại hòa bình, ông gặp một nhà báo khác rủ đi theo nhóm "phục quốc" và rốt cuộc đã bị lừa. Ông bị bắt và phải đi học tập cải tạo 10 năm. Thời gian đầu khi ra tù ông tạm trú ở trọ trong nhà một người thân để tìm việc làm.

Theo lời kể của nhà văn Phạm Chu Sa - một người bạn thân mà Đoàn Kế Tường hay tâm sự thì khi người thân không cho ở trọ, Tường quá tủi thân bèn xách túi quần áo đi lang thang, tối ra ngủ ở ga xe lửa Hòa Hưng. Một đêm công an đi thu gom những kẻ bụi đời, vô gia cư đưa đi lao động hoặc kinh tế mới. Tường bị bắt cùng đám người tận đáy xã hội đo đưa về nhốt ở công an quận 3. Sáng hôm sau công an lập danh sách thanh lọc hết mọi người đưa đi lao động cải tạo, chỉ còn trường hợp Đoàn Kế Tường quá đặc biệt vì từ Chí Hòa mới ra, công an quận chưa biết xử lý thế nào. Họ để anh ngồi giữa sân tới gần trưa. Bất ngờ ông Huỳnh Bá Thành chạy xe Vespa vào công an quận có chuyện gì đó lúc quay trở ra ông thấy Tường đang cố cúi mặt xuống lẩn tránh ánh mắt của ông. Nhưng ông Thành chợt thấy và dừng lại kêu lên " Đoàn kế Tường hả". Sau đó ông Thành vào công an quận xin bảo lãnh cho Tường, chở anh về nhà tắm rửa, ăn uống, nghỉ ngơi Vài ngày sau, Huỳnh  Bá Thành đưa Tường đến gặp ông Năm Xuân tức Mai Chí Thọ - Giám đốc Công an Thành phố, trình bày hoàn cảnh của Tường và xin bảo lãnh cho anh về báo Công an. Ông Thánh phân công Đoàn Kế Tường về ban văn hóa văn nghệ tham gia tổ chức các chương trình ca nhạc, công tác từ thiện, cộng tác với hãng phim Người bảo vệ. Công tác tại báo, ông Tường lấy bút danh là Đoàn Thạch Hãn. 

Cả ba người đều đã mất, người đi trước, người đi sau. Tình người vẫn ở lại trong văn chương hậu thế .


LÊ VĂN NGHĨA

(tr. 215 - 218  Văn học sài Gòn 1954- 1975 ... ).


                                   ===========



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ