Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Tình cảnh văn nghệ sĩ [Sài Gòn] qua Thanh Lãng / Lê Văn Nghĩa -- nguồn: Văn học sài Gòn 1954- 1975 ... Nxb Tổng hợp TP. HCM, quý 4/ 2020

 

                                                              TÌNH CÀNH VĂN NGHỆ SĨ 

                                                                      QUA THANH LÃNG


                                                                               Lê Văn Nghĩa


Tạp chí Nghiên cứu văn học, số báo Xuân năm 1972, Linh mục Thanh Lãng - Chủ tịch Trung tâm Văn bút [PEN CLUB] có viết bài "Chỗ đứng của người làm văn hóa trong xã hội Việt Nam' đề cập tình trạng sinh sống èo uột của giới làm nghệ thuật và giáo dục. Xin được trích một đoạn nói về tình cảnh bi đát của giới nhà văn trong năm 1971:

"Người làm văn hóa Việt Nam hôm nay đang mang bộ mặt rách rưới, thiểu não. Giới làm văn nghệ tiền chiến tức những người đang mang trên mình dưới 60 tuổi đời, giới này không còn đông đảo lắm. Như những đèn cạn dầu, nhiều ngọn đã tắt lịm rồi.  Nhất Linh đã ra đi. Lê Văn Trường đã ra đi. TCHYA Đái Đức Tuấn đã ra đi. Huỳnh Thiên Kim đã ra đi. Nguyễn Vỹ đã ra đi. Còn những người chưa ra đi thì chẳng sống ra con người. Phần đông không còn sáng tác, viết lách phong phú như xưa, mà chỉ viết cầm hơi,. để kéo dài một cách mệt mỏi những hơi thở phều phào. Một nhà viết kịch thời danh sống vất vưởng trong một xó xỉnh vùng ngoại ô Gia Định. Một nhà viết phê bình tên tuổi đang sống tàn tạ bên Lăng Ông. Một nhà viết phê phán lịch sử đang sống đen tối ở chợ Vườn Chuối. Một nhà thơ làm sy mê cả một thế hệ trẻ và từng được rất nhiều người đề nghị làm ứng viện giải Nobel đang sống tức tưởi ở vùng Bàn Cờ. Nhà thơ này mấy hôm nay co nói với tôi:"Đói quá, mệt đau hoài, nói không ra tiếng nữa mà cứ phải mỗi tuần dạy 15 giờ văn chương, cho một  trường trung học. Dạy mãi kiểu này muốn chết gục ở lớp quá, như kiểu Đông Hồ. Mà bỏ dạy thì cũng chết luôn! Nghề tôi đâu phải để viết báo vậy mà bây giờ viết cho hàng lô báo. Dừng viết một vài ngày là mẹ đĩ phải dừng đi chợ.". Và hai ba chục nhà văn khác tôi biết, điều kiện sinh sống còn tồi tệ hơn. Như tiểu thuyết gia lớn cuối cùng của Tự lực Văn đoàn đang vật lộn khốn khổ với nghèo khó và bệnh tật ở một xóm phốTân Định. ... Hôm 20 tháng 12 Dương lịch (1971) vừa rồi nhà thơ Nguyên Sa và nhà thơ Nghiêu Đề có đến thăm tôi cùng với một thiếu phụ mặt mày bơ vơ thiểu não, hai mắt ngấn đầy lệ. Vừa ngồi xuống Nguyên Sa giới thiệu người đàn bà với tôi:"Xin giới thiệu với văn hữu chủ tịch, đây là chị Trần Tuấn Kiệt muốn nhờ văn hữu giúp cho một việc. Nhà chị Kiệt nghèo lắm. Anh ấy lại đi lính cho nên tình trạng túng thiếu trong gia đình càng thêm bi đát. Cách đây ít lâu đứa con duy nhất của anh chị Kiệt đấy bị đau nặng mà không có tiền đưa đi bác sĩ cho nện thằng bé nó chết. Anh kiệt thương con thành ra như người mất hồn mất trí. Triền Miên  (*) Ngâm Khúc là bài thơ  dài hơn 800 câu thơ Trần Tuấn Kiệt làm để khóc con.  Thương con, khóc con, rồi Trần Tuấn Kiệt đào ngũ luôn. Đào ngũ rồi Trấn Tuấn Kiệt bị bắt, bị giam; rời Trần Tuấn Kiệt lại bị bắt trở lại và bị đưa ra Tòa án Quân sự. Thấy tình cảnh bi đát, đáng thương của anh chị Trần Tuấn Kiệt hợn 5, 6 chục anh em văn nghệ sĩ đã ký một bản kiến nghị xin khoan hồng cho Trần Tuấn Kiệt, nhờ văn hữu gửi lên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người năm ngoái đã trao giải thưởng về thơ cho Trần Tuấn Kiệt ". Tôi đã cầm bản kiến nghị đó và đã đưa trao tận tay cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhân một buổi tiếp tân. Không biết số phận Trần Tuấn Kiệt rồi sẽ ra sao ...?"


Lê Văn Nghĩa

(tr. 225- 226)

-------

(*) -  con traicủa  vợ chồng Trần Tuấn Kiệt qua đời, tên là TRIỀU MIÊN, bởi vậy mới có tập thơ  TRIỀU MIÊN NGÂM KHÚC. (Bt)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ