"Sài Gòn bao giờ cũng thế "/ bài viết: Thế Phong -- source: Web Việt Văn Mới ( France)
SÀI GÒN BAO GIỜ CŨNG THẾ
... V ào phòng tranh (*), gặp thi nhân họa sĩ Lê Ký Thương. Anh từng trình bày bìa sách vài tác phẩm của tôi; như 'Hà Nội 40 năm xa'+ ' 4 nhà văn Sài Gòn...'; từ thập niên 90' s. Anh bị' stroke' đã 2 lần; nay đi đâu phải có người 'take care'. Tôi hỏi anh, bữa nay có mặt họa sĩ Thân Trọng Minh không?"
--" .. hắn ta đã ra ngoài hút thuốc lá rồi!" -- lời Lê Ký Thương.
bỗng nhiên, có một nữ văn nhân trạc ngũ tuần chạy lại phía tôi, ôm lấy tôi như cách xã giao thường làm của các chính khách gặp nhau tại các hội nghị:
"-- Anh, sao anh biến mất từ mười năm nay. Là sao? Và, em cũng rất tiếc là trang web Newvietart của anh Từ Vũ ở Paris tự đóng cửa, anh biết lý do không?"
"-- ... anh ấy sợ rồi mai đây cả " Sài gòn cũng không còn nữa. "
"-- ... làm sao mất Sài Gòn cho được, em mới ra cuốn sách nhỏ nói về Sài Gòn đấy. "[ Sài Gòn bao giờ cũng thế]-- lời tiến sĩ khảo cổ, tác giả Nguyễn Thị Hậu.."
THẾ PHONG
--------
* Lời mở đầu tái ngộ blog Virgil Gheorghiu/ Thephong ( blog Virgil Gheorghiu/ Tp ngày chủ nhật 16- 09- 2018.)
- ấy là câu chuyện cách đây trên 10 năm có, anh Từ Vũ mail hỏi tôi có một nữ tác giả ở Sài gòn muốn gặp tôi.
- thế rồi, có một buổi tại nhà riêng tôi tiếp chuyện văn chương với tác giả Nguyễn Thị Hậu. Người nữ lúc ấy khoảng chừng trên dưới 40, dáng thanh lịch, giọng nói người Hà Nội, gốc Long Xuyên, Nam Bộ. (sau này mới biết gia đình cô tập kết ra Bắc sau 20/7/ Hội nghị Genève, VN bị cắt đôi đất nước.)
- có lẽ "Sài Gòn bao giờ cũng thế" được chào đời, bắt nguồn từ mail của một tác giả ở Paris gửi cho Nguyễn Thị Hậu: " Sài Gòn bây giờ thế nào ư? ":
"...Từ nơi xa anh mail cho tôi, sau những dòng chữ ngắn gọn và rõ ràng thông báo về công việc như thường lệ, chợt dòng cuối một câu hỏi thảng thốt' "Sài Gòn bây giờ thế nào hở em...?"
Anh xa Sài Gòn đã rất lâu rồi, biết anh còn nhớ hay đã quên gì để có thể kể anh canh nghe nhỉ ... Bỗng giật mình tự hỏi, bao nhiêu năm sống ở thành phố phương Nam đầy nắng gió này nhưng với tôi, sài Gòn có những gì trong tâm tưởng?
Ấn tượng đầu tiên của tôi về Sài Gòn là từ một câu ca dao về vùng đất còn đầy vẻ hoang sơ lạ lẫm:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định- Đồng Nai thì về
Ai về Gia Định- Đồng Nai thì về
cùng với tích chuyện xưa Thủ Hoằng dựng Nhà Bè ở ngã ba sông, để sẵn gạo, củi cho những người lỡ đường sông nước tạm dừng ghe xuống nghỉ ngơi, chờ con nước lớn mà ngược vào vùng bán sơn địa Gia Định- Đồng Nai; hay theo con nước ròng mà xuôi ra biển Cần Giờ. Trong tôi, Đất Sài Gòn hiện lên ở ngã ba sông Sài Gòn và sông Đồng Nai nhập vào nhau để cùng đổ ra biển Đông; và Người Sài Gòn hiện ra như những con người rộng rãi sẵn sàng làm việc nghĩa ..." (...) Sài Gòn bây giờ thế nào ư? Thành phố những năm gần đây đã mở rộng và cảnh quan thay đổi từng ngày. Con kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè " nổi tiếng" kênh đen, với những ngôi nhà chênh vênh cọc gỗ che kín mặt nước đọng đầy rác rưởi; bây giờ đang được nạo vét, kè bờ -- không lâu nữa sẽ là những "con kênh xanh xanh", vườn hoa. Một dự án on đường trên cao, dọc theo hai con kênh này với hàng chục cây cầu bắc ngang sẽ trở thành " điểm nhấn" cho vùng trung tâm cũ của Sài Gòn. (...) Thành phố bây giờ đã [gần 10] triệu dân mà phần lớn là người tứ xứ; những người đã tạo nên sức sống trẻ trung năng động của thành phố; đồng thời cũng được nơi đây nuôi dưỡng, cưu mang. Qua nhiều năm khó nhọc mưu sinh, nhiều người đã thầm hiểu, nơi được sinh ra là nơi để gửi nhớ thương [vào] mỗi dịp năm hết Tết đến, còn Sài Gòn là nơi mỗi ngày ta có thể được sống hết mình trong suốt cuộc đời ...Và nếu như ta đừng quá 'thiên lệch' lòng yêu thương đối với nơi chôn nhau cắt rốn; thì tình cảm của ta đối với Sài Gòn sẽ công bằng hơn -- vì đó là thành phố của mình, vì ta cũng đã là người Sài Gòn.
Anh à, nếu anh có về lại Sài Gòn, anh sẽ thấy Sài Gòn bây giờ vẫn thế. Đường Sài Gòn vẫn những dòng xe chạy không dứt đêm ngày -- dường như Sài Gòn không bao giờ ngủ. Vậy mà mỗi sáng mai đi trên những con đường nắng sớm xiên xiên giữa 2 hàng cây, vài cánh chim vụt bay từ vòm xanh cao, gác chuông nhà thờ như còn vương sương sớm ... ta chợt nhận ra khoảng lặng hiếm hoi của Sài Gòn năng động. Hiểu Sài Gòn hơn ta sẽ thấy Sài Gòn không hiếm những khoảng lặng như thế trong lòng thành phố. Hiểu người Sài Gòn hơn, ta sẽ nhận ra khoảng lặng như thế trong tâm hồn những con người bộc trực phóng khoáng [ở] nơi đây. +
Mong một ngày nào đó anh về lại Sài Gòn, đi trên những con đường hoa điệp vàng; hay dưới hàng cây cao vút thả từng cánh hoa xoay xoay trong gió chiều, ngắm nhìn con người Sài Gòn, lắng nghe nhịp sống Sài Gòn; chắc hẳn anh sẽ đồng cảm hơn với suy nghĩ của tôi:
Sài Gòn bây giờ vẫn thế, và Sài Gòn bao giờ cũng thế...
(tr. 107-112 Sài Gòn bao giờ cũng thế.)
và, khoảng vài năm nay, đường Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé; bên hông Bưu điện thành phố + Vương cung thánh đường Sài Gòn, có 'Con đường Sách Sài Gòn'. Những quán cà phê sách, bạn có thể vừa nhâm nhi ly nước và nhìn lên kệ, với tay lấy một cuốn sách ưng đọc.
Công ty Sách Phương Nam chiếm 2 quán, từ bên đường Hai bà Trưng quẹo vào là book reading-coffee+ bán sách -- và, từ đầu đường phía Vương cung thánh đường Sài Gòn thì chỉ bán sách + văn phòng phẩm -- và, từ nơi này, tôi có trong tay "Sài Gòn bao giờ cũng thế'.
Sau đó, tạt vào quán sách cũ bán sách cũ miền Nam, tôi lật cuốn ' Hơn nửa đời hư/ Vương Hồng Sển', nơi trang bìa 4 ghi giá 650, 000 VNđ "-- nói như Nguyễn Thị Hậu; thì:
"... Sài Gòn xưa có những con đường sách nổi tiếng và quen thuộc với người Sài Gòn, đa phần là bán sách cũ. Cũ mà không cũ, bởi phần lớn sách ở đó có giá trị cao; từ sách văn chương, đến tạp chí, nghiên cứu, báo cũ ... Có thể tìm thấy ở thấy ở đường sách cũ Đặng Thị Nhu, Trần Phú, Trần Huy Liệu, cuối đường Nguyễn Thị Minh Khai ... những cuốn sách xưa 1uy hiếm, nhiều công trình khoa học có giá trị nguyên bộ ... ngoài sinh viên các trường hay 'lùng sục'; thì sau 1975 còn có các nhà sưu tập đã may mắn tìm thấy "vàng" ở đó. (...) Người yêu sách đều mong muốn Sài Gòn, Hà Nội có nhiều không gian như vậy.
Khi nào bạn vô Sài Gòn nhớ nhắn nhe tôi nhé, mình sẽ hẹn nhau ở Đường sách, "con đường có lá me bay": rất Sài Gòn, nằm kế bên Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố. Đến đó, mình cùng cà phê và trò chuyện, ngắm nhìn một Sài Gòn trẻ trung năng động trên những gương mặt đang dạo chơi, chụp hình rồi mua sách; những người có tuổi nâng niu từng cuốn sách cũ ... Và sách, rất nhiều sách mới từng ngày xuất hiện ở các gian hàng; sách in đẹp và giá cũng khá mềm, mua hay tặng đều xứng đáng. Thương quý nhau thì tặng sách cho nhau, tặng nhau tình cảm không lời, qua cuốn sách thì làm sao không quý ...
Chúng mình cùng tham gia những buổi giới thiệu sách mới và giao lưu với các tác giả thường xuyên được tổ chức ở đây. Người hâm mộ tác giả và người yêu sách đứng ngồi kín cả một đoạn đường.
Còn đó tình yêu dành cho sách, chung thủy và sâu lắng trong một góc nhỏ của tâm hồn; không để mất đi những phù phiếm bởi truyền thông đa phương tiện đang len lỏi vào từng giây phút rảnh rỗi của mỗi người.
Sài Gòn , 11/ 4/ 2017 (trang 103 -108 Sài Gòn bao giờ cũng thế.)
* chú thích ở trang 102' Sài Gòn bao giờ cũng thế':
- Rue Cardi ( đổi từ Rue de Hong Kong) thời Pháp thuộc-- bây giờ là ' Đường sách Sài Gòn' ( tức đường Nguyễn văn Bình, trước đó có tên là đường Nguyễn Hậu)
*chú thích ở trang 103...:
- chợ sách Đặng Thị Nhu ( nguồn: Mạnh Hải Flickr.) [ chợ sách cũ đầu tiên ở Sài Gòn sau 30/4/1975, rất nhiều thi văn nhân, nghệ sĩ ngồi bên lề đường bán" Sài gòn cũ" để độ nhật. Có thể nhận thấy các khuôn mặt : nhà thơ Phổ Đức, nhà phê bình văn học Lê Huy Oanh, v.v...
Sau cùng, Nguyễn Thị Hậu "Tạ ơn đất lành [Sài Gòn] ' ":
"... Nói chuyện với nhiều người bạn Mỹ, các bạn đều nhận xét rằng ' có gì khá giống nhau giữa sự hình thành, phát triển Sài Gòn với nước Mỹ, nói chung; và, với những thành phố lớn như New York chẳng hạn. Và nếu như ở nước Mỹ có một ngày 'Thanksgiving' thì tô chỉ mong rằng; những người đã đến Sài Gòn sinh sống làm ăn, hãy có một lần thôi; nhớ đến sự rộng rãi chia sẻ của vùng đất này. Và nếu được vậy, hãy coi mình là "người Sài Gòn", vì Sài Gòn bao dung với mọi người, không bao giờ phân biệt bất cứ ai đến với Sài Gòn.
Sài Gòn bây giờ dân số đã gần 10 triệu mà phần lớn là người tứ xứ từ các tỉnh miền Tây lên, miền Trung, miền Bắc vào. Sống với Sài Gòn, sống hết mình cùng Sài Gòn, ta sẽ nhận ra tấm lòng nặng tình đầy nghĩa bên trong vẻ bộc trực phóng khoáng của người Sài Gòn, người Nam Bộ. Gần 40 năm sống ở đây; liệu tôi có thể nói" Sài Gòn của tôi". Của tôi, như một quê hương. Của tôi, như một nơi cho tôi trưởng thành. Của tôi, như một mối tình nồng nàn mà lặng lẽ thủy chung suốt cả cuộc đời ...
"Dù đến rồi đi, tôi cũng xin Tạ ơn người ...", với Sài Gòn đó là điều mà nhiều người muốn nói
Sài Gòn , 31/ 1/ 2014
( tr. 159- 160 Sài Gòn bao giờ cũng thế.)
Cũng đã rất nhiều lần đi cà phê, cà pháo với Nguyễn Thị Hậu . Đầu tiên là ở Cà phê Chiêu (đường Cao Thắng, quận 3), rồi Café 27 Nguyễn Thị Diệu (quận 3), Cà phê X... trên đường Đinh Công Tráng (quận 1) ...
có khi, chỉ với một mình tác giả; nhiều lúc ngồi chung bàn với Ý Nhi, Lê Duyên, Huỳnh Như Phương, Trần Thị Bông Giấy... (ở Mỹ về) -- và, 'người nữ 'hồng nhan đa truân' hiện sống với 2 ái nữ, còn phu quân , tên Đ... 'nửa đường đứt gánh'.
Với tôi, nghe chuyện kề về Hà Nội, về gia đình, về văn chương, về sinh hoạt đời sống thường nhật ở Sài Gòn-- Nguyễn Thị Hậu quả là một " một belle conteuse " hấp dẫn , với giọng ấm , dịu, ngọt ngào nồng nàn của trái tim người Nam Bộ" -- điều này với tôi thú vị hơn nhiều , so với những trang viết về sử học rất giá trị của tác giả.
Sài Gòn, thứ tư 19/09/ 2018.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả .
source: https://newvietartvietvanmoi.blogspot.com/
***
------------------------------------------------
chúc mừng
tiến sĩ khảo cổ học, nhà văn
NGUYỄN THỊ HẬU
sống & viết ở Sài Gòn
vào tuổi 62
blog Virgil Gheorghiu
Saigon, July 20, 2020
----------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ