Sau 3 tháng giãn cách dịch bệnh Covid- 19 -- 3 tên bạn gặp lại nhau ở quán Sông Phố.
Sau 3 tháng giãn cách dịch bệnh Covid- 19
3 tên bạn gặp lại nhau ở quán Sông Phố
Thế Phong
Chuông điện thoại rung lúc chiều xế, chắc là bạn quen đây. Nhấc lên, giọng quen thuộc
712: (1) " Sáng mai gặp nhau ở Sông Phố, lúc 8 giờ sáng".
Sau 3 tháng giãn cách dịch bệnh " ngày mai gặp nhau" tán phét" thật vui!".
Nhà văn 712 cho biết ,anh vừa trải qua cơn bạo bệnh thập tử nhất sinh, tưởng là khó lòng còn gặp bạn bè.
.
- Ở tuổi gần 70, không bệnh này cũng bệnh kia, rất mừng còn gặp lại nhau, tôi trả lời.
- Ở tuổi gần 90 như anh là điều tôi mong ước, anh còn tập thể dục ở bờ kênh Nhiêu Lộc ?
- lời anh 712.
- Còn, và mươi bữa nay có cả vợ tôi cùng đi tập nữa. Bà ấy chạy bộ khoảng 2, 3 vòng, thấy thoải mái hơn nhiều khi tập ở nhà. Bà luôn nhắc tôi qua cầu Công Lý, sang phía phường 7, 8 ( quận 3) xem có gặp ông cụ tròn 100 tuổi thường chống gậy đi tập thể dục không?
- Khoảng tháng nay, không gặp cụ ấy chống gậy đi tập như mọi lần, bà cụ qua đời sớm, cụ ở với con cháu ở Cổng Xe lửa số 6, cụ đi bộ sang bên này tập thể dục -- vài lần trò chuyện, cụ kể ở Bắc vào Nam theo chuyến di cư cuối tháng 8/ 1954 , đặc ân Chúa ban cho gia đình -- nếu còn ở lại, cụ thuộc thành phần địa chủ, chắc khó thoát cảnh đấu tố ruộng đất ngoài Bắc.
Vừa lúc này, anh 36, Việt Kiều Mỹ (2) về đóng đô ở Sài Gòn viết sách, xuất bản sách , đẩy cửa bước vào.
Tay nhà báo 36 về Sài Gòn đóng đô hàng chục năm nay, viết sách, in sách" đứa nào mua bản quyền, mỗi cuốn 100 triệu thôi" -- sách tay này bán chạy, nhiều độc già bây giờ thích nghe chuyện Sài gòn trước 1975.
84 tuổi đời , đi đứng vững vàng ,cầm tay lái xe Honda quẹo phải , rẽ trái nhanh nhẹn, tuân thủ luật lệ giao thông thông thạo. . Nhà báo 36 thuê nhà, cơm cháo online đưa đến tận nhà, các" em gái văn nghệ" luôn luôn tới thăm anh Việt Kiều " cộ đơn chiếc bóng" -- khiến con ở bên Mỹ phone về nhắc nhở:
" Bố giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ, đừng ' bay bướm nhiều' kẻo mệnh hệ gì, chúng con không thể về được. Máy báy giá cắt cổ, mua vé lại khó khăn. về Sài Gòn được cũng phải chờ " 14 ngày giãn cách trước đã ; đâu có gặp bố ngay được. Bố thông cảm, cần gì cứ phone, chúng con gửi về ngay."
Anh 36 quay sang hỏi tôi:
" Dịch bệnh Covid 19 này, nhiều báo giấy ở Mỹ "sập tiệm", tờ Times còn không? Ở Pháp, tờ Le Figaro dóng cửa rồi thì phải, hình như chỉ còn Le Monde? sách giấy in ra bán cho ai, độc giả đọc trên mạng hết cả rồi. Có đúng không, Thằng Phải Gió?
" Chắc đúng vậy, cậu nhắc biệt danh Thằng Phải Gió, tôi nhớ ngay biệt danh này khiến nhiều ngỡ ngàng -- như Lữ Quốc Văn thường trêu chọc bằng lời, Nguyễn Thanh Nhã bằng chữ viết; kể cả Google cũng " tước " mất chữ" gió ", chỉ để lại thang-phai trong blog mà thôi. "
Nhà văn 712 quay sang hỏi tôi về chuyện Du Tử Lê:
" Du Tử Lê và Trần Tuấn Kiệt chết cùng 1 ngày ( ngày 7 ở Mỹ, Việt Nam là 8) em đáng viết bài về tay này. Khi Du Tử Lê về Sài Gòn nhiều lần, có bao giờ gặp hay gọi phone hỏi thăm anh không?
'Không , mà này anh 712 ; hình như đã nhiều lần cà- phê cà- pháo với nhau, ông thường hỏi tôi về tay này, điều này làm tôi thắc mắc? "
" Vì anh là người đề tựa tập thơ đầu tay , đưa anh ta đến nhà thi sĩ Đinh Hùng, chủ soái Tao Đàn trên Đài Phát thanh để được' bốc thơm' về tập thơ DU TỬ LÊ. Có thể coi như anh là người đã giới thiệu tài năng thi ca từ lúc sơ khởi, vậy thì tại sao anh ta lại không nhớ đến anh, mỗi khi về Sài Gòn, dầu chỉ một cú phone cũng không, tại sao?
" Câu giải đáp này chỉ thỏa đáng, phải là chính Du Tử Lê trả lời -- " mà thôi ' bỏ qua đi , Tám?' -- chẳng riêng tôi không được thăm hỏi, đến" ân nhân cao sâu " của Du Tử Lê , đó là vợ chồng Trần Tuấn Kiệt , D u Tử Lê cũng không một lần đến nhà thăm hỏi.
Thập niên 60 's Du Tử Lê sống với cô vợ chính ở Xóm Chuồng Bò (Ngã 7), chàng từng gửi một cô vợ bé khác ở nhà Trần Tuấn Kiệt, được vợ Kiệt bao bọc, nuôi dưỡng . Lần mới nhất khi Du Tử Lê về Sài Gòn, là lúc tôi đến thăm Trần Tuấn Kiệt, thì được hỏi:
" Du Tử Lê vừa điện thoại báo tin có mặt ở t.p HCM, ý nó muốn tôi tới gặp nó. Nó là Việt Kiều Mỹ về đậy, thì phải đến nhà thăm bạn bè cũ là " phải đạo làm người; sao lại buộc tôi phải đến gặp. Chẳng có một thằng bạn cũ nào Việt kiều về thăm quê hương có thái độ cao ngạo trịch thượng, như nó cả."
Anh Việt kiều 36 góp ý:
- tay này rất snobisme, chỉ thân quen một thời đoạn nào đó, với ai có lợi cho hắn mà thôi. Khi tay này về Sài Gòn in thơ, thì rất thân thiết với M. ( chạy giấy phép, in ấn) chẳng hạn vậy.
--------
(*) - Lê Văn Nghĩa [ 1953- ] tác phẩm mới nhất " Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian "
( Nxb Trẻ, 2019 ) -- 3 số điện thọại sau cùng 712.
(**) - Phan Kim Thịnh ( bút danh Lý Nhân, Phan Thứ Lang )... -- nguyên chủ nhiệm tạp chí Văn Học
( Sài Gòn / trước 1975) tác giả nhiều sách bán chạy: "Trần Lệ Xuân, giấc mộng chính trường" --
" Giai thoại & sự thật về Bảo Đại ... " v.v. ..., sinh năm 1936.
(TP chú thích)
***
9 giờ 30 , vậy là chúng tôi đã ngồi đây hơn 1 tiếng đồng hồ.
Nhà văn 712 gọi bill tính tiền, tôi lên tiếng:
" tôi xin phép được thanh toán, coi như mừng nhà văn 712 vừa thoát cơn bạo bệnh ."
" anh chậm rồi, để lần sau tới lượt anh"- lời nhà văn 712.
" có bao giờ tới lượt tôi đâu, trừ 1 lần chúng ta ngồi cà phê, cà pháo , có mặt Huỳnh Như Phương, tôi năn nỉ được trả -- họa sĩ Phan Diên mới gửi tặng tôi 200 đô. ". ./.
THẾ PHONG
Sài Gòn, July 19, 2020
- bài tu chỉnh: July 22, 2020
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ