Bùi Giáng qua nét bút Ý Nhi --- source : www.vanchuong phuong nam.vn
Bùi Giáng qua nét bút của Ý Nhi
Ý Nhi
(Vanchuongphuongnam.vn) – Người ta biết đến Bùi Giáng, bởi những khảo luận văn học, như những cuốn viết về Truyện kiều, Chính phụ ngâm, Lục Vân Tiên… bởi những những khảo luận triết học như Tư tưởng hiện đại, Tư tưởng hiện đại và Heidegger… [và] những bản dịch tuyệt vời các tác phẩm của St Exupéry, A. Camus, G. de Nerval… Nhưng người ta yêu thơ ông hơn cả.
1
Trong số tài liệu tôi còn giữ được, khi làm tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, có một ít giấy tờ, thư từ liên quan đến Bùi Giáng.
Ngày 7- 7- 1993, tôi đại diện Nhà xuất bản gửi đến ông xin phép in lại tập thơ Mưa nguồn của ông. Tôi gửi 2 bản, nghĩ rằng ông sẽ giữ 1 bản; nhưng ngày hôm sau, ông đã gửi lại tôi cả 2 bản, với 2 câu trả lời khác nhau. Ở tờ thứ nhất, ông ghi:“… Xin trân trọng chuyện này với niềm tri ân vô tận”
Ở tờ thứ hai, ông lại ghi:
“Xin chấp nhận đầy đủ 2 tay”
– Phần dưới thư, ông ghi thêm:
– Phần dưới thư, ông ghi thêm:
“Gửi cháu Ý Nhi, nếu thấy bài nào trong “Mưa nguồn” cháu thích thì xin đề tặng Ý Nhi. Có lẽ nên tặng cháu bài cuối cùng trong tập “Em về mấy thế kỷ sau/ Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không?”
– Ngày 29-5-1995, tôi lại gửi thư đến ông xin phép in lại tác phẩm Syvia Souvenirs du Valois của Gérard de Nerval, do ông chuyển ngữ, với tựa tiếng việt là Mùi hương xuân sắc. Ông trả lời bằng 2 câu thơ:
“Kính thưa nương tử Ý Nhi
Toàn nhiên quyết định cái nhu mì của con”
Toàn nhiên quyết định cái nhu mì của con”
… Tháng 10/1993, sau khi Mưa nguồn in xong, ông viết thư cho tôi:
“Thân gửi Ý Nhi,
Thấy tập thơ 'Mưa nguồn' in thật đẹp, tôi thật cảm động. Tôi có đến Hội Nhà văn hai lần, không gặp cô. Nay tôi nhờ chú Thanh Hoài (là cháu rể) rất thân của tôi đến thăm cô bàn với cô vài câu chuyện. Thanh Hoài đàng hoàng lắm, không luẩn quẩn như tôi. Kính mong cô niềm nở nói chuyện với Hoài, và vân vân…”.'
– Sau đó, ông lại gửi 1 thư khác:
“… nghe anh Trúc nói chuyện nhiều về Ý Nhi, câu chuyện thật cảm động. Chú xin cầu chúc gia đình cháu mọi sự… vân vân… Cháu tùy ý làm gì cũng được cả, tác phẩm thơ đó của chú nghe xa xôi quá, cũng như những kỷ niệm về ba má cháu. Chú thỉnh thoảng có gặp thầy Huỳnh Lý và cô Lý. Con đầu thầy Lý tên là Tùng…”
(Trúc là anh ruột con dì ruột tôi, bạn vong niên của Bùi Giáng. Huỳnh Lý là giáo sư Huỳnh Lý, em ruột ông nội tôi, bạn của Bùi Giáng từ ngày trước. Thực ra, con đầu lòng của giáo sư Huỳnh Lý tên Lễ, đã hy sinh).
Vài lần khác, ông ghé lại Nxb không gặp tôi, thì gửi lại thư, bằng thơ, một bức viết:
Chiêm bao xẻ ngọn chia ngành
Buồn vui vô tận
Biến thành như không
Hẹn gặp cô Ý Nhi lần khác.
Buồn vui vô tận
Biến thành như không
Hẹn gặp cô Ý Nhi lần khác.
Bức kia :
Cậy em vô tận bây giờ
Ý Nhi từ buổi sơ đầu gặp nhau
Anh đi như gió phai màu
Buồn vui như thể mộng đầu éo le
Ý Nhi từ buổi sơ đầu gặp nhau
Anh đi như gió phai màu
Buồn vui như thể mộng đầu éo le
Bùi Giáng thường viết chữ to, chỉ vài câu đã hết một trang giấy. Nét chữ ông cứng cỏi, phóng khoáng.
2.
Tôi có nhiều mối quan hệ họ hàng với Bùi Giáng. Một người cậu ruột và một người dì ruột của tôi thành thân với 1 người chị ruột và 1 người anh ruột của ông. (bà Bùi thị Dung và ông Bùi Luân). Tuy vậy, tôi chỉ được nghe kể về Bùi Giáng, sau khi in Mưa nguồn, tôi mới được gặp ông. Có lần, Bùi Giáng cho người vào cơ quan gọi tôi ra quán nước đầu hẻm. Ông bảo việc này (việc xin tục bản Mưa nguồn) nên bàn ở bên ngoài tiện hơn. Rồi ông cười, nụ cười móm mém, hóm hỉnh, ánh nhìn hấp háy, tinh anh.
Thường thì ông vào thẳng văn phòng nhà xuất bản ở 371/16 Hai Bà Trưng. Tại đây, ông gặp Tô Thùy Yên, Thế Phong, Nguyễn Đình Toàn, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đức Sơn và nhiều bạn bè văn nghệ khác. Có lần, ông và họa sĩ Nghiêu Đề đứng đổi áo ngay chỗ cửa ra vào. Cả hai đều có vẻ hoan hỉ vị cuộc “Yêu nhau cởi áo cho nhau”. Nghe nói [họa sĩ] Nghiêu Đề đã đem chiếc áo của Bùi Giáng về Mỹ để khoe với bè bạn.
Trong bài viết “Đi thiêm thiếp cõi mai sau lạ lùng”, viết cho báo Phụ Nữ TP.HCM, tôi nhắc lại hình ảnh Bùi Giáng: những lần ghé lại nhà xuất bản Hội Nhà văn:
“… Chân đất lấm lem, dép đeo lủng lẳng trước ngực, áo xống lôi thôi, quần đem quấn quanh đầu… lúc thì lặng lẽ đem tặng một chậu cảnh, lúc lại hét lên từ ngoài cửa. Đỡ Trẫm xuống…”
Mỗi lần đến, ông hay đòi giấy bút để làm thơ. Cô nhân viên thường trực đã chuẩn bị sẵn cho ông 1 cuốn vở học trò, để ông ghi lại nhũng câu thơ chợt đến, với nét chữ ngày một run rẩy. Lúc nhận nhuận bút Mưa nguồn, ông ghi hay chữ “Zách ồ” vào chỗ ký nhận, ông bảo nhiều tiền quá, nên ghi vậy.
Có lần, ông hỏi thăm ba mẹ tôi, hỏi thăm Trinh Đường. Ông bảo:
“Trinh Đường tên thật là Trương Đình ..”
Vì lúc ấy ở Quảng Nam có Nguyên Đình làm thơ, nên Trinh Đường mới đổi bút danh như vậy. Ông còn nhớ Trinh Đường con ông bà nào, ở đâu. Nghe kể lại, Trinh Đường làm lạ về trí nhớ của Bùi Giáng.
Mỗi lần, ông đến, tôi thường biếu ông ít tiền để đi xe. Có hôm tôi đi vắng, ông hỏi cô nhân viên: làm gì ở đây. Rồi ông bảo nhân viên: “Có, thì cho Trẫm 20 ngàn. Ý Nhi thì phải cho 50 ngàn”.
Bùi Giáng cũng thường nói đến bệnh điên của chính mình.
Thấy ông quấn quần dài quanh đầu, tôi hỏi:
“Chú sao vậy?”
“Chú sao vậy?”
Ông đáp:
“Bị đánh”
Hỏi ai đánh, ông bảo:
“Mấy đứa thanh niên”
Hỏi sao lại bị đánh, ông đáp:
“…điên, nói bậy, nên bị nó đánh…”
Có lần ông bảo tôi:
“… ông Hoàng Châu Ký (*)lúc trẻ đẹp trai lắm. Con vợ Trẫm, nó mê ổng. Trẫm buồn, thế là Trẫm điên luôn”.
Rồi ông phá lên cười. Ông thừa biết rằng, cô Ninh, vợ ông, là bà con dì của ba tôi. Cô Ninh còn có họ hàng bên mẹ tôi, gọi mẹ tôi bằng cô ruột.
Vài tháng trước khi mất, ông ghé lại chỗ tôi. Thấy ông gầy yếu, tôi hỏi :
“Chú có khỏe không?”
“Chú có khỏe không?”
Ông đáp:
“Đỡ điên rồi nhưng yếu lắm”
rồi ông chỉ vào bịch ny-lông đựng rượu ở túi áo ngực, nói tiếp:
” … cũng ít uống rồi”.
“Đỡ điên rồi nhưng yếu lắm”
rồi ông chỉ vào bịch ny-lông đựng rượu ở túi áo ngực, nói tiếp:
” … cũng ít uống rồi”.
Nghe tôi nói đến việc chọn bài Phụng hiến cho tuyển tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng, ông kêu lên:
“Trời ơi, sao lúc nào cũng Phụng hiến được, Phụng hiến, chọn bài khác đi. Thơ của Trẫm phải có cái gì nghịch nghịch, vui vui”.
-------------
(*) - Hoàng Chấu Ký, thân phụ Ý Nhi.(Bt)
3.
Lúc Bùi Giáng mất, nhà thơ Hoàng Hưng có nhờ tôi viết bài cho báo Lao động. Bài viết đã được in, với tựa đề: Bùi Giáng – vẫn sẽ có những bận quay về và được biên tập ít nhiều. Tôi muốn giữ lại bài viết ấy, như bản viết tay, mà tôi còn lưu, kể cả tựa đề:
Buồn vui như thể thân mình
Ai chia nửa máu, ai giành nửa xương
Ai chia nửa máu, ai giành nửa xương
Đó là nỗi buồn của Bùi Giáng, nỗi buồn vui khốc liệt, bi thảm của 1 thân phận khác thường.
Người ta biết đến Bùi Giáng, bởi những khảo luận văn học, như những cuốn viết về Truyện kiều, Chính phụ ngâm, Lục Vân Tiên… bởi những những khảo luận triếtt học như Tư tưởng hiện đại, Tư tưởng hiện đại và Heidegger… [và] những bản dịch tuyệt vời các tác phẩm của St Exupéry, A. Camus, G. de Nerval …
Nhưng người ta yêu thơ ông hơn cả:
Nhưng người ta yêu thơ ông hơn cả:
Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
Tôi đui mù cho thỏa dạ em yêu
Tôi đui mù cho thỏa dạ em yêu
Đó lá lời giải thích giản dị, minh bạch nhất cho những ai muốn đọc Bùi Giáng, muốn hiểu thơ ông. Một sự sáng suốt phải trả giá như vậy, hẳn phải có điều chi đặc biệt, hẳn dã tạo nên một giá trị riêng biệt.
Mỗi khi đọc những câu thơ hay của Bùi Giáng, tôi lại nhớ đến tiếng đàn rỏ máu năm đầu ngón tay của Thúy Kiều. Những câu thơ như được chắt ra, từ máu huyết, từ nỗi khắc khoải khôn nguôi, về thân phận con người, về sợi dây nối kết vừa bền vững, vừa mong manh giữa kiếp người với cõi trần gian. Ít ai trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại lại viết nhiều về cõi trần gian như Bùi Giáng. (…)
4.
Thi hài Bùi Giáng được quàn tại Nhà Tang lễ chùa Vĩnh Nghiêm, trong 2 ngày 9 và 10 tháng 10 năm 1998. Đến vĩnh biệt ông là những người bà con ruột thịt, những bạn thơ, những người từng yêu quý mến mộ ông. Nhiều người đã đến và ở lại rất lâu. Nhiều người đã thức thâu đêm để nhắc nhở những kỷ niệm về ông, để đọc những câu thơ của ông. Nhiều ngôi chùa đã gióng chuông tiễn biệt ông.
Giản dị, lặng lẽ, sâu lắng. Đó, thực sự là cuộc tiễn đưa một nhà thơ. ./.
Y.N
----------------------------------------
tưởng nhớ thi sĩ đại tài
BÙI GIÁNG
blog Virgil Gheorghiu (Saigon 1st May 2020)
----------------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ