Tưởng nhớ nhà văn THẾ UYỆN [ i.e. Nguyễn Kim Dũng 1935 -- 2003 / USA ] -- VOA
Sáng Thứ Tư, 12/6/2013 (giờ Úc), tôi nhận được email của nhà văn Phạm Phú Minh từ California cho biết nhà văn Thế Uyên vừa mới từ trần cách đó mấy tiếng tại tiểu bang Washington, Mỹ. Đọc email xong, tôi cứ ngồi thừ bần thần suốt cả buổi sáng không làm được gì cả.
Thật ra, tôi chưa gặp Thế Uyên ngoài đời bao giờ. Tôi chỉ “gặp” ông, thoạt đầu, qua các cuốn sách và các bài báo của ông; sau đó, qua một số bức thư ông gửi cho tôi.
Trước năm 1975, lúc ông đang dạy học, viết lách và loăng quăng hoạt động trong nhóm Thái Độ với giấc mộng thúc đẩy một cuộc cách-mạng-xã-hội-không-quốc-gia-không-cộng-sản ở Sài Gòn thì tôi vẫn ngơ ngơ ngác ngác trong các trường tiểu học rồi trung học ở Quảng Nam - Đà Nẵng; sau 1975, khi tôi vào Sài Gòn thì ông nằm trong các trại cải tạo; sau đó, vượt biên, tôi sang Pháp rồi qua Úc, còn ông thì từ Việt Nam được bảo lãnh sang Mỹ. Năm 1998, viết thư cho tôi, ông xin mấy tấm hình của tôi với lý do “để sau này dễ nhận ra nhau khi gặp gỡ”. Thú thực, lâu quá, tôi không nhớ là có gửi hình cho ông không. Có điều, sau đó, tôi có dịp đi Mỹ khá nhiều lần nhưng chưa bao giờ ghé đến tiểu bang Washington, nơi ông ở, còn ông, sau lần bị stroke vào tháng 3 năm 1999, thì, nói theo lời ông trong bức thiệp chúc tết gửi tôi vào đầu năm 2001, “vẫn chống gậy lịch kịch đi gần gần và viết bằng tay trái”, chắc không thể đi đâu xa được. Vậy là cho đến lúc ông qua đời, tôi vẫn chưa được gặp ông lần nào cả.
Cũng không có gì đáng tiếc. Với nhà văn, có khi gặp trên trang sách là đã đủ. Kinh nghiệm cho tôi thấy việc gặp gỡ ngoài đời ít khi thực sự có ích cho việc đọc văn của nhau. Những nhà văn ngoài đời lớn và đẹp hơn tác phẩm của chính họ thường, phần lớn, là các nhà văn loại xoàng. Những nhà văn lớn, thực sự lớn, thì thường lớn trong tác phẩm hơn là trong cuộc sống, do đó, những cái chúng ta thấy ngoài đời thường nhàn nhạt, có khi, thậm chí, nhạt thếch, so với những gì chúng ta đọc trên trang giấy. Dĩ nhiên, tôi không hoàn toàn phủ nhận tác dụng của các cuộc tiếp xúc. Chúng có thể làm nảy nở tình bạn hoặc gợi ra một số khía cạnh nào đó khi đọc. Nhưng chúng cũng đầy bất trắc.
Bởi vậy, nghĩ đến Thế Uyên, tôi không tiếc lắm về việc không gặp được ông mà mừng vì đã đọc ông từ rất sớm, có lẽ từ những năm đầu tiên của trung học. Và đọc khá nhiều, từ truyện ngắn đến truyện dài, tùy bút, biên khảo, dịch thuật, và cả các cuốn sách giáo khoa văn học do ông biên soạn. Thích. Dù phải nói thật là không thích lắm. Có lẽ vì phần lớn các tác phẩm của ông, đặc biệt tùy bút và nghị luận, thường xoáy vào các vấn đề thời sự, những thao thức về thời cuộc, tất cả, với một đứa trẻ mới lớn như tôi lúc ấy, thật xa vời, hơn nữa, xa lạ. Điều tôi thích ở ông lúc ấy, và cả sau này nữa, không phải ở tư tưởng, mà là ở thái độ, một thái độ thành thực và thẳng thắn, hay nói toạc ra những gì mình nghĩ, dù về chuyện tình dục hay chuyện chính trị, bất kể phản ứng của người đọc hay người đối thoại. Đằng sau thái độ ấy, có lẽ đúng như Võ Phiến nhận định, là một “cá tính mạnh”. Tôi thích những người có cá tính mạnh. Nhất là trong viết lách.
Nhờ cá tính mạnh như thế, Thế Uyên, trong các tác phẩm xuất bản ở Sài Gòn trước 1975, đã có một số những đóng góp khá có ý nghĩa: Thứ nhất, ông bình thường hóa yếu tố tình dục trong các quan hệ nam nữ; thứ hai, ông cũng bình thường hóa những cách nói vốn dễ bị xem là thô lỗ và sỗ sàng liên quan đến thể xác; thứ ba, ông cung cấp nhiều chi tiết và đánh giá thú vị về Tự Lực văn đoàn từ cái nhìn của một người vừa ở trong vừa ở ngoài gia đình, với rất nhiều kính trọng nhưng lại không sa vào sùng bái và xu hướng huyền thoại hóa; và thứ tư, ông tự biến thành một hình ảnh tiêu biểu ít nhất của một số khá đông trí thức văn nghệ sĩ ở miền Nam trước năm 1975: vừa có tham vọng lại vừa ngây thơ, vừa dấn thân lại vừa lãng đãng mơ mộng, vừa sáng suốt lại vừa mù quáng…
Ở hai đóng góp đầu, tôi dùng chữ “bình thường hóa”. Ở cả hai, Thế Uyên không phải là người có công phát hiện. Ông chỉ có “công” đề cập đến chuyện tình dục và sử dụng loại ngôn ngữ liên quan đến thể xác với một tần số thật cao và, đặc biệt, với một giọng điệu thật hồn nhiên và tự nhiên khiến dần dần, người đọc thấy mọi thứ đều bình thường, bình thường đến độ, sau đó, gặp lại những chuyện ấy cũng như những cách nói ấy, không ai còn thấy sốc nữa. Thế Uyên bị phê phán, nhưng nhờ ông, những người cầm bút về sau, khi viết như ông hoặc táo bạo hơn ông, cũng thấy nhẹ nhàng hơn hẳn.
Tuy nhiên, điều tôi nghĩ ngợi nhiều nhất về Thế Uyên trong mấy ngày này không phải là chuyện viết lách của ông. Chuyện ấy, Võ Phiến đã có một bài viết thật sâu sắc và công bình trong cuốn Văn học miền Nam (truyện, tập 3, nxb Văn Nghệ, California, 1999, tr. 1461-1489). Tôi nghĩ nhiều hơn đến tính cách của Thế Uyên. Không phải tính cách như nó được phản ánh qua trang viết như điều Võ Phiến đã phân tích. Cũng không phải qua thư từ riêng tư ông gửi tôi. Mà qua những lần tranh cãi giữa ông với tôi và Hoàng Ngọc-Tuấn trên báo, chủ yếu là trên tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác ở California.
Có hai lần tranh cãi.
Lần đầu, trong cuộc tranh luận chung quanh bài “Đọc… chơi vài bài ca dao” của tôi vốn đăng trên tạp chí Việt số 1 ra vào đầu năm 1998, sau đó, in lại trên Văn Học của Nguyễn Mộng Giác ở California (số 141&142, 1998). Trong bài viết, tôi đề cập đến nhiều bài ca dao, từ bài “Mình nói dối ta mình hãy còn son” đến bài “Trèo lên cây bưởi hái hoa” hay “Em như cục c.. trôi sông”, nhưng chi tiết bị nhiều người phản đối nhất là cách tôi diễn dịch câu “Vân Tiên ngồi dưới gốc môn / Chờ cho trăng lặn bóp l. Nguyệt Nga” như một “cách đọc truyện Lục Vân Tiên” và cũng là một cách phê phán Nguyễn Đình Chiểu của quần chúng. Cuộc tranh luận kéo dài trên nhiều số Văn Học. Trong số những người phản đối tôi có Thế Uyên với bài “Bàn thêm về Lục Vân Tiên và ca dao với Nguyễn Hưng Quốc” (Văn Học số 143, tháng 3, 1998, tr. 23-31). Lần ấy, tôi không trả lời ai cả.
Lần thứ hai, do chính Thế Uyên khởi xướng, trong bài “Đàm luận với Nam bán cầu” đăng trên tờ Văn Học (số 155, tháng 3/1999), ở đó, Thế Uyên trích một số câu trong bài “Sống và viết như những người lưu vong” đăng trên Việt số 2 của tôi để phản bác. Hơn nữa, ông cũng trích một số câu trong thư tôi gửi riêng ông để gọi là “đàm luận”. Tôi chỉ viết bài “Vài lời minh oan”, đăng trên cùng số báo, để…minh oan vì tôi cho là Thế Uyên hiểu sai ý của tôi. Trên Văn Học số kế tiếp, 156 (tháng 4/1999), Hoàng Ngọc-Tuấn cho đăng bài “Thử bàn về một số vấn đề ‘kinh điển’ trong lý luận văn học nhân đọc bài viết của nhà văn Thế Uyên”, trong đó, với một lượng kiến thức đồ sộ từ sách vở Đông Tây kim cổ và với khả năng phân tích sắc bén, anh vạch trần từng điểm, từng điểm sai lầm trong cả kiến thức lẫn nhận thức của Thế Uyên. Sự uyên bác của Hoàng Ngọc-Tuấn rõ ràng đè bẹp cái cảm tính của Thế Uyên. Điều đó khiến Nguyễn Mộng Giác đâm ra băn khoăn ngập ngừng lưỡng lự trước khi quyết định cho đăng. Nói chuyện với tôi, anh cho biết: anh thấy tội nghiệp cho Thế Uyên.
Tôi tham gia sinh hoạt văn học đủ lâu để biết tâm lý của phần lớn giới cầm bút Việt Nam: Không khen nhau đã mệt, huống gì lại chê nhau; chê nhau bằng miệng đã chuốc oán huống gì là chê nhau trên mặt báo. Sau những lần đụng độ công khai, quan hệ bao giờ cũng bị đổ vỡ, hoặc ít nhất, rạn nứt. Có người thù suốt cả đời. Nhưng Thế Uyên thì không. Sau đó, ông vẫn viết thư cho tôi. Vẫn thân mật. Vẫn khen tạp chí Việt và một số bài viết của tôi. Tháng 9 năm 2002, không biết là Việt đã đình bản, ông hỏi: “Tôi hiện vẫn một tay và một chân rưỡi. Nhưng đã hồi phục đủ để thấy thích viết văn trở lại. Do đó, chủ đề số tới là gì vậy, xem tôi có thể đóng góp được không (nếu Việt chịu được lối viết của tôi, giản dị và ít dẫn chứng ông Ov bà Ef, lại đôi khi để cái ‘tạng’ nó chi phối!).” Khi biết Việt bị đình bản, ông vẫn gửi bài đăng trên Tiền Vệ, tờ báo mạng do Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi chủ trương. Hồi ký “Tự thuật văn học” kéo dài 19 kỳ của ông, ông gửi đăng trên Tiền Vệ chứ không phải ở bất cứ đâu khác.
Thái độ của Thế Uyên, rất người lớn và cũng rất chuyên nghiệp, tôi nghĩ, rất hiếm có trong giới cầm bút. Nó khiến tôi kính phục ông.
Nghe tin ông mất, nghĩ về ông, điều ám ảnh tôi nhất chính là cái thái độ ấy. Và chợt thoáng lên chút tiếc nuối: Phải chi được gặp ông để cụng với ông một ly rượu. Coi những chuyện cãi cọ cũ như “chiếc lá bay”, như “hạt bụi”, hoặc cùng lắm, như “hơi rượu say”.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thật ra, tôi chưa gặp Thế Uyên ngoài đời bao giờ. Tôi chỉ “gặp” ông, thoạt đầu, qua các cuốn sách và các bài báo của ông; sau đó, qua một số bức thư ông gửi cho tôi.
Trước năm 1975, lúc ông đang dạy học, viết lách và loăng quăng hoạt động trong nhóm Thái Độ với giấc mộng thúc đẩy một cuộc cách-mạng-xã-hội-không-quốc-gia-không-cộng-sản ở Sài Gòn thì tôi vẫn ngơ ngơ ngác ngác trong các trường tiểu học rồi trung học ở Quảng Nam - Đà Nẵng; sau 1975, khi tôi vào Sài Gòn thì ông nằm trong các trại cải tạo; sau đó, vượt biên, tôi sang Pháp rồi qua Úc, còn ông thì từ Việt Nam được bảo lãnh sang Mỹ. Năm 1998, viết thư cho tôi, ông xin mấy tấm hình của tôi với lý do “để sau này dễ nhận ra nhau khi gặp gỡ”. Thú thực, lâu quá, tôi không nhớ là có gửi hình cho ông không. Có điều, sau đó, tôi có dịp đi Mỹ khá nhiều lần nhưng chưa bao giờ ghé đến tiểu bang Washington, nơi ông ở, còn ông, sau lần bị stroke vào tháng 3 năm 1999, thì, nói theo lời ông trong bức thiệp chúc tết gửi tôi vào đầu năm 2001, “vẫn chống gậy lịch kịch đi gần gần và viết bằng tay trái”, chắc không thể đi đâu xa được. Vậy là cho đến lúc ông qua đời, tôi vẫn chưa được gặp ông lần nào cả.
Cũng không có gì đáng tiếc. Với nhà văn, có khi gặp trên trang sách là đã đủ. Kinh nghiệm cho tôi thấy việc gặp gỡ ngoài đời ít khi thực sự có ích cho việc đọc văn của nhau. Những nhà văn ngoài đời lớn và đẹp hơn tác phẩm của chính họ thường, phần lớn, là các nhà văn loại xoàng. Những nhà văn lớn, thực sự lớn, thì thường lớn trong tác phẩm hơn là trong cuộc sống, do đó, những cái chúng ta thấy ngoài đời thường nhàn nhạt, có khi, thậm chí, nhạt thếch, so với những gì chúng ta đọc trên trang giấy. Dĩ nhiên, tôi không hoàn toàn phủ nhận tác dụng của các cuộc tiếp xúc. Chúng có thể làm nảy nở tình bạn hoặc gợi ra một số khía cạnh nào đó khi đọc. Nhưng chúng cũng đầy bất trắc.
Bởi vậy, nghĩ đến Thế Uyên, tôi không tiếc lắm về việc không gặp được ông mà mừng vì đã đọc ông từ rất sớm, có lẽ từ những năm đầu tiên của trung học. Và đọc khá nhiều, từ truyện ngắn đến truyện dài, tùy bút, biên khảo, dịch thuật, và cả các cuốn sách giáo khoa văn học do ông biên soạn. Thích. Dù phải nói thật là không thích lắm. Có lẽ vì phần lớn các tác phẩm của ông, đặc biệt tùy bút và nghị luận, thường xoáy vào các vấn đề thời sự, những thao thức về thời cuộc, tất cả, với một đứa trẻ mới lớn như tôi lúc ấy, thật xa vời, hơn nữa, xa lạ. Điều tôi thích ở ông lúc ấy, và cả sau này nữa, không phải ở tư tưởng, mà là ở thái độ, một thái độ thành thực và thẳng thắn, hay nói toạc ra những gì mình nghĩ, dù về chuyện tình dục hay chuyện chính trị, bất kể phản ứng của người đọc hay người đối thoại. Đằng sau thái độ ấy, có lẽ đúng như Võ Phiến nhận định, là một “cá tính mạnh”. Tôi thích những người có cá tính mạnh. Nhất là trong viết lách.
Nhờ cá tính mạnh như thế, Thế Uyên, trong các tác phẩm xuất bản ở Sài Gòn trước 1975, đã có một số những đóng góp khá có ý nghĩa: Thứ nhất, ông bình thường hóa yếu tố tình dục trong các quan hệ nam nữ; thứ hai, ông cũng bình thường hóa những cách nói vốn dễ bị xem là thô lỗ và sỗ sàng liên quan đến thể xác; thứ ba, ông cung cấp nhiều chi tiết và đánh giá thú vị về Tự Lực văn đoàn từ cái nhìn của một người vừa ở trong vừa ở ngoài gia đình, với rất nhiều kính trọng nhưng lại không sa vào sùng bái và xu hướng huyền thoại hóa; và thứ tư, ông tự biến thành một hình ảnh tiêu biểu ít nhất của một số khá đông trí thức văn nghệ sĩ ở miền Nam trước năm 1975: vừa có tham vọng lại vừa ngây thơ, vừa dấn thân lại vừa lãng đãng mơ mộng, vừa sáng suốt lại vừa mù quáng…
Ở hai đóng góp đầu, tôi dùng chữ “bình thường hóa”. Ở cả hai, Thế Uyên không phải là người có công phát hiện. Ông chỉ có “công” đề cập đến chuyện tình dục và sử dụng loại ngôn ngữ liên quan đến thể xác với một tần số thật cao và, đặc biệt, với một giọng điệu thật hồn nhiên và tự nhiên khiến dần dần, người đọc thấy mọi thứ đều bình thường, bình thường đến độ, sau đó, gặp lại những chuyện ấy cũng như những cách nói ấy, không ai còn thấy sốc nữa. Thế Uyên bị phê phán, nhưng nhờ ông, những người cầm bút về sau, khi viết như ông hoặc táo bạo hơn ông, cũng thấy nhẹ nhàng hơn hẳn.
Tuy nhiên, điều tôi nghĩ ngợi nhiều nhất về Thế Uyên trong mấy ngày này không phải là chuyện viết lách của ông. Chuyện ấy, Võ Phiến đã có một bài viết thật sâu sắc và công bình trong cuốn Văn học miền Nam (truyện, tập 3, nxb Văn Nghệ, California, 1999, tr. 1461-1489). Tôi nghĩ nhiều hơn đến tính cách của Thế Uyên. Không phải tính cách như nó được phản ánh qua trang viết như điều Võ Phiến đã phân tích. Cũng không phải qua thư từ riêng tư ông gửi tôi. Mà qua những lần tranh cãi giữa ông với tôi và Hoàng Ngọc-Tuấn trên báo, chủ yếu là trên tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác ở California.
Có hai lần tranh cãi.
Lần đầu, trong cuộc tranh luận chung quanh bài “Đọc… chơi vài bài ca dao” của tôi vốn đăng trên tạp chí Việt số 1 ra vào đầu năm 1998, sau đó, in lại trên Văn Học của Nguyễn Mộng Giác ở California (số 141&142, 1998). Trong bài viết, tôi đề cập đến nhiều bài ca dao, từ bài “Mình nói dối ta mình hãy còn son” đến bài “Trèo lên cây bưởi hái hoa” hay “Em như cục c.. trôi sông”, nhưng chi tiết bị nhiều người phản đối nhất là cách tôi diễn dịch câu “Vân Tiên ngồi dưới gốc môn / Chờ cho trăng lặn bóp l. Nguyệt Nga” như một “cách đọc truyện Lục Vân Tiên” và cũng là một cách phê phán Nguyễn Đình Chiểu của quần chúng. Cuộc tranh luận kéo dài trên nhiều số Văn Học. Trong số những người phản đối tôi có Thế Uyên với bài “Bàn thêm về Lục Vân Tiên và ca dao với Nguyễn Hưng Quốc” (Văn Học số 143, tháng 3, 1998, tr. 23-31). Lần ấy, tôi không trả lời ai cả.
Lần thứ hai, do chính Thế Uyên khởi xướng, trong bài “Đàm luận với Nam bán cầu” đăng trên tờ Văn Học (số 155, tháng 3/1999), ở đó, Thế Uyên trích một số câu trong bài “Sống và viết như những người lưu vong” đăng trên Việt số 2 của tôi để phản bác. Hơn nữa, ông cũng trích một số câu trong thư tôi gửi riêng ông để gọi là “đàm luận”. Tôi chỉ viết bài “Vài lời minh oan”, đăng trên cùng số báo, để…minh oan vì tôi cho là Thế Uyên hiểu sai ý của tôi. Trên Văn Học số kế tiếp, 156 (tháng 4/1999), Hoàng Ngọc-Tuấn cho đăng bài “Thử bàn về một số vấn đề ‘kinh điển’ trong lý luận văn học nhân đọc bài viết của nhà văn Thế Uyên”, trong đó, với một lượng kiến thức đồ sộ từ sách vở Đông Tây kim cổ và với khả năng phân tích sắc bén, anh vạch trần từng điểm, từng điểm sai lầm trong cả kiến thức lẫn nhận thức của Thế Uyên. Sự uyên bác của Hoàng Ngọc-Tuấn rõ ràng đè bẹp cái cảm tính của Thế Uyên. Điều đó khiến Nguyễn Mộng Giác đâm ra băn khoăn ngập ngừng lưỡng lự trước khi quyết định cho đăng. Nói chuyện với tôi, anh cho biết: anh thấy tội nghiệp cho Thế Uyên.
Tôi tham gia sinh hoạt văn học đủ lâu để biết tâm lý của phần lớn giới cầm bút Việt Nam: Không khen nhau đã mệt, huống gì lại chê nhau; chê nhau bằng miệng đã chuốc oán huống gì là chê nhau trên mặt báo. Sau những lần đụng độ công khai, quan hệ bao giờ cũng bị đổ vỡ, hoặc ít nhất, rạn nứt. Có người thù suốt cả đời. Nhưng Thế Uyên thì không. Sau đó, ông vẫn viết thư cho tôi. Vẫn thân mật. Vẫn khen tạp chí Việt và một số bài viết của tôi. Tháng 9 năm 2002, không biết là Việt đã đình bản, ông hỏi: “Tôi hiện vẫn một tay và một chân rưỡi. Nhưng đã hồi phục đủ để thấy thích viết văn trở lại. Do đó, chủ đề số tới là gì vậy, xem tôi có thể đóng góp được không (nếu Việt chịu được lối viết của tôi, giản dị và ít dẫn chứng ông Ov bà Ef, lại đôi khi để cái ‘tạng’ nó chi phối!).” Khi biết Việt bị đình bản, ông vẫn gửi bài đăng trên Tiền Vệ, tờ báo mạng do Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi chủ trương. Hồi ký “Tự thuật văn học” kéo dài 19 kỳ của ông, ông gửi đăng trên Tiền Vệ chứ không phải ở bất cứ đâu khác.
Thái độ của Thế Uyên, rất người lớn và cũng rất chuyên nghiệp, tôi nghĩ, rất hiếm có trong giới cầm bút. Nó khiến tôi kính phục ông.
Nghe tin ông mất, nghĩ về ông, điều ám ảnh tôi nhất chính là cái thái độ ấy. Và chợt thoáng lên chút tiếc nuối: Phải chi được gặp ông để cụng với ông một ly rượu. Coi những chuyện cãi cọ cũ như “chiếc lá bay”, như “hạt bụi”, hoặc cùng lắm, như “hơi rượu say”.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
----------------------------------------------------------------------
tưởng nhớ
nhà văn, nhà báo THẾ UYÊN
[ i.e. Nguyễn Kim Dũng 1935 -- 2003 /USA]
blog Virgil Gheorghiu
Saigon, May 15, 2020
---------------------------------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ