Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

7 ) thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong, ở thập niên 90 's , thế kỷ XX : nhà văn NGUYỄN MINH LANG [ 1930 - 2000 hà nội ] .


thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc
 gửi thế  phong, ở thập niên  90 's  ... :



Nguyễn Minh Lang
 [1930 - 2000  Hà nội ]

...
...
...

6  -  Hà nội 3 - 10- 1996
        Ông Thế Phong thân

Theo tôi biết thì có mấy nhà xuất bản đang gặp gay go, trong đó có : 
  1.- NXB Hà nội đã cho in cuốn " Man Nương  " của Phạm Thị Hoài .
  2. -NXB Văn học đã in lại cuốn " Mười khuôn mặt văn nghệ " của Tạ Tỵ .

Tôi có được gặp Tạ Tỵ ở Sài gòn, hồi anh mới [ đi học cải tạo ] về, và trước khi anh đi nước ngoài .  Sau hơn 30 năm mới gặp nhau , tôi thấy anh gầy đi và già đi nhiều, nhưng " lửa sáng tạo  và vấn đề dễ mến, chân tình như xưa .  Anh có đưa tôi lên lầu cao , xem những tác phẩm mới của anh .  Tôi kinh ngạc trước một bữa tiệc màu sắc và lối vẽ vô cùng phóng túng mà tôi mới được thấy lần đầu  . ( Trước đây, mọi người cứ coi anh ở trường phái lập thể, ví anh như Picasso .

 Tôi vẫn nghĩ anh khác Picasso chứ - mặc dù Picasso rất vĩ đại . [ Tranh của ] anh " gần " chúng ta hơn . Cũng như nhà văn  Nguyên Hồng lúc còn sống , có một lần bảo tôi : " Người ta cứ bảo tôi là Gorki Việt nam . Tôi không thích thế . Tôi thích tôi là Nguyên Hồng ..." . 

Tôi nhớ [ Tạ Tỵ  qua ] những bức tranh " Chiếu bạc " ,  " Ô Quan Chưởng ", " Chiến
 tranh " ... ; hồi anh triển lãm ở Hà nội xưa . Bao nhiêu năm rồi mà ấn tượng mạnh do các tác phẩm ấy đem lại cho tôi , tôi không bao giờ quên được !

Lần mới rồi gặp ở Sài gòn, sau khi anh cho xem những tác phẩm mới của anh , anh nói với tôi : "  Bây giờ, tôi vẽ theo cái tâm ..." . Tôi thích nhất tong số các bức tranh  treo lên lầu lúc đó , là bức tranh " Tốc độ " của anh . Anh vẽ rất lạ .  Chỉ bằng màu sắc mà người xem cảm thấy chóng mặt, sức mạnh của tốc độ .

Không ngờ lần gặp anh ngắn ngủi ấy rồi  lại xa  cách .  Ít lâu sau, ở Hà nội, to6id9a4 được tin anh ở nước ngoài rồi !

Anh còn một sở truồng bậc thầy nữa , chưa cho chúng ta biết hết :  "nghệ thuật sơn mài độc đáo của Việt nam " .

Nếu ông có viết thư cho Tạ Tỵ , ông cho tôi gửi lời thăm hỏi anh .  Tôi vẫn nghĩ: " chúng ta chưa đánh giá hết Tạ Tỵ, với tầm vóc lớn như thế nào trong nền hội hoạ đâu ! "  .

Đang đợi đọc cuốn bút ký " 40 năm xa ..."  (*) và cuốn sách dịch của Pearl S.  Buck của
 ông . (**)  P.S.  Buck vẫn còn nhiều tác phẩm chưa dịch sang Việt văn  . lúc này dịch tác phẩm của bà chắc rất thích hợp . 

Cho tôi gửi lời thăm hỏi tới những anh em quen biết .  Chúc ông bà và gia đình vui,
 mạnh . 

 Nhân tiện gửi ông
bức ảnh hồi còn khoẻ . 
                                 
                                                                                          Thân 
                                                                                      NG. MINH LANG



----
(*) - ám chỉ bút ký " Hà nội 40 năm xa  " Thế Phong   . Sau 5 lần  đi qua các nhà xuất bản  để xin cấp phép, chỉ một   nxb Thanh Niên ( Chi nhánh ở tp. HCM ) cấp phép cho xuất bản ( 1999 ),  tái  bản lần 1 vào năm 2006 . 

(**) - Tình Yêu Sau Cùng ( Letters from Peking ) do  Vũ Minh Thiều dịch , xuất bản ở Sài gòn 1969.  Tôi  được nxb Thanh niên ( Chi nhánh tại tp. HCM)  cấp phép xuất bản  số 112/ 1348 ngày 6 / 10/ 2003 , sách ( 146 tr. ) đã phát hành vào quý IV năm 2003  .

- với lời giới thiệu ở bìa 4 : 

" Những  ngày cuối đời ,  Pearl S. Buck  sống với chồng thứ 2 , Richard Walsh -- cùng với 150 trẻ em đủ màu da ; do chính bà đem về giáo dưỡng trong một trang trại ở Pennsylvania ( Mỹ ) . Đó là thời kỳ đã giã từ chồng trước , b2 dắt con trai trở lại nước
 Mỹ , khi cuộc chiến ở Hoa Lục kết thúc ... (...)  . Và Pearl S. Buck  háo thân qua nhân vật làm vợ, mang tên Ely  -- thuật lại một thời đoạn sống của một người chồng nửa Á, Âu mang quốc tịch Trung Hoa, có vợ là người Mỹ 100 %  . Tự-sự-kể mối tình dị chủng ấy từng sống thật say đắm, tha thiết, nồng ấm : bằng giọng văn lạnh lùng, quyến rũ, ngọt ngào , thương cảm lạ lùng và làm xúc động  hàng triệu đọc giả trên thế giới . "  ( ĐƯỜNG BÁ BỔN  )   .
   (TP chú thích ) . 




 7  -   Hà nội 29 / 10 / 1996
          Ông Thế Phong thân

Đọc bài  nói về việc các ông tổ chức họp mặt mừng thọ các văn nghệ sĩ cao tuổi  , tôi rất quí các hoạt động như thế . Vì một phần các v ấy như " già Long  " [ Thượng S -Nguyễn đức Long ] , cụ Võ  An Ninh,Phạm Cao Củng  ... là những bậc đi trước ; một phần vì trong " làng  "chúng ta phải trân trọng trước , mới mong ngoài xã hội trân trọng chúng ta .  Nhưng hoạt động như thế, tôi nghĩ  là rất cần thiết , vừa để tỏ lòng kính mến ủa chúng ta đối với các bậc đàn anh, vừa để các cụ vui vì biết rằng không bao giờ quên các cụ , vừa họp mặt các thế hệ văn nghệ sĩ với nhau, truyền cho nhau cái ấm cùng trong một gia đình cái ' lửa " sáng tạo .  Tôi cũng rất thèm hoà mình trong cái không khí đó.

Bài của bà M.L. [ nữ ca sĩ Mộc Lan ] nổi đoá ghê quá ! Khi đọc cuốn sách  [ " Chuyện tình các  nhạc sĩ tiền chiến " ] của ông L.H. L.  [ Lê Hoàng Long ] , tôi đã nghĩ cuốn sách gây tò mò cho người đọc , có thể gây vài rắc rối cho tác giả phải thanh minh đây  !  Vì, như thư trước tôi đã viết cho ông , có những chỗ tác giả tưởng tượng lãng mạn một cách chủ quan , hoặc nghe bạn bè kể lại  -- mà người nào nói về mình chẳng tô vẽ thêm chút ít -- do đó tính chân thực kém đi  . Ngay cả sự thực nữa , người ta vẫn thường nói : " có những sự thực không nên nói ra " .

Văn nghệ trong đó sôi động thực ! Có thế mới vui và có không khí chứ ! 

Dạo này tôi cũng đọc được kha khá . Đối với người cầm bút, muốn viết tốt thì cần phải đọc nhiều .  Huống chi ,  tôi bây giờ phải ngồi một chỗ cả ngày , càng có thì giờ để đọc .  Ngay từ hồi nhỏ , đi học chữ Nho . tôi đã tâm đắc  với câu này : "Kẻ sĩ mà 3 ngày không đọc sách thì soi gương nhìn mặt mũi, đã thấy khó coi . "  Thời gian qua tôi đọc được một số tiểu thuyết hiện đại Mỹ và một số hồi ký của mấy nhân vật nổi 
tiếng . Tôi thích đọc hồi ký, vì qua đó,. mình hiểu biết những sự kiện lịch sử trên nhiều khía cạnh , hiểu biết những nhân vật nổi tiếng qua tâm tư, tình cảm người ấy bộc lộ  ... thú nhất là có khi cùng một sự kiện, mà mỗi người viết một khác, qua đó, mình so sánh, phân tích tìm ra được sự thực đúng với nó  .
'
Cảm ơn ông đã nhắc đến thời kỳ " hào hoa " (!) trước năm 1954 của tôi ; khi so sánh 2 bức hình bây giờ và hồi đó ! " Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta  .  ( Thiên Thai ) . Bốn mươi năm rồi còn gì nữa ! Cả một đời người ! Biết bao thăng trầm  ! Bao nhiêu dâu
 biển !  Alexandre Dumas có viết cuốn " 20 năm sau " ; chỉ 20 năm sau, những nhân vật của ông đã khác nhiều rồi -- huống chi chúng ta đã trải qua 40 năm trong một giai đoạn lịch sử, một hoàn cảnh xã hội đầy bão táp, đầy biến động . Đáng mừng là chúng ta vẫn giữ nguyên được tấm lòng với nhau, với độc giả .

Nhờ ông nói với Tô Kiều Ngân, là tôi mong thư của ông ấy . Bạn bè nhận được tin nhau là rất mừng . Cho tôi gửi lời thăm hỏi những anh em quen biết .

Chúc ông bà và các cháu  vui, mạnh ; riêng về ông, chúc ông đọc được nhiều và xuất bản được nhiều sách  .

                                                                                         Thân mến 
                                                                                      NG. MINH LANG


8 -  Hà nội 3 / 6 /  1997
      Ông Thế Phong thân ,

Tôi đã nhận được thư ông.

Rất cảm ơn về mọi thiện cảm của ông đối với tôi .Thú thức, trong cuốn  " Nhà văn hiện đại "  (*)  ấy , được đứng bên các đại thụ, mình tự lấy làm thẹn .  Vì hồi ấy tôi cầm bút mới 20 , 21 tuổi, " trẻ người non dạ ", vốn hiểu biết cũng như vốn sống còn nông cạn , hời hợt .  Các cây bút trẻ bây giờ vừa có học vấn , vừa có tay nghề, viết cũng rất hay, rất đáng mến phục .

Cho tôi hỏi thăm những anh em quen biết trong đó .

Chúc ông bà và các cháu vui, khỏe .

                                                                         Thân mến
                                                                       NG. MINH LANG 

-----
(*) -  ám chỉ  " Nhà văn hậu chiến 190 -1954 " / Thế Phong ( tập 4)  
trong bộ " Lược sử văn nghệ VN 1900- 1956 " . Đại Nam văn hiến xuất bản,
in rô-nê-ô xuất bản ở  Sài gòn năm 1959 . ( TP chú thích ) . 



9 -  Hà nội 30 / 6/ 1997
      Ông Thế Phong ,

Tôi đã nhận được 2 bản "photo " giám định về 2 cuốn sách định xuất bản của 
ông  .   Họ nhận xét  như vậy là rất tốt .  Chưa in bây giờ thì sau này sẽ in . Sở dĩ chưa in bây giờ vì, theo ý tôi, cuốn  " Nhà văn tiền chiến 1930 - 1945 " (*)  đụng vào  một ổ kiến lửa : "nhiều cây viết mà ông điểm đến, chưa được sự đánh giá lại một cách thống nhất .  Đành chờ một thời gian vậy ! 

Chừng mươi hôm nay , mắt tôi tự nhiên bị hoa mờ , không đọc được sách , báo nữa .  Buồn quá  ! Chỉ ngồi nghe đài !  Lại thêm tháng 6, tháng 7 này là tháng nóng nhất của Hà nội !   Bọn mình mà không có sách, báo; thì sng sao nổi ?

Thấy ông nhắc đến bài thơ của Đ. H. [ Đinh Hùng ] in ở cuốn  " CNKK "  (*) , lại nhớ đa diết đến ông bạn thơ tài hoa nổi tiếng yểu mệnh đó . Nhớ đến bữa cơm thịt vịt, vợ chồng Đ.H. làm để chia tay tôi năm 1954:anh ta đi, tôi ở lại . Ai ngờ ... Nhớ cả thằng T.N. [ Thanh Nam ] xấu số đã đi trước !

Chúc ông bà và các cháu vui, khoẻ .

                                                                                 Thân
                                                                             NG. MINH LANG

----
(*) - bây giờ tôi cũng đành chịu, không nhớ nổi  cuốn " CNKK " là cuốn gì ? 
(TP chú thích ) . 




10 -   Hanoi ( chữ I có dấu tréma) 15 / 7/ 1997
         Ông Thế Phong ,

Tôi đã nhận được 2 bài báo viết về T.N. [ Thanh Nam ] do ông gửi cho .   Rất cảm ơn ông đã giúp tôi hiểu biết thêm về bạn bè cũ . Rất xúc động khi đọc những dòng ấy .  Tuổi càng cao , càng thấy nhu cầu được tin tức các bạn thời trẻ .  Mới ngày nào  còn tụ họp rủ nhau đi chơi, ăn uống " cao đàm hùng biện " về văn chương,
 thế sự ... Thế mà nay đã kẻ còn, người mất, kẻ trong nước, người ngoài nước xa nhau hàng vạn dặm.  Cảm khoái lắm. 

Nhân tiện báo ông một tin buồn:" ông Ngọc Giao chết rồi, vì một cơn nhồi máu cơ tim. thọ 86 tuổi . " 

Chúc ông bà và các cháu vui, khoẻ .

                                                                                  Thân
                                                                               NG. MINH LANG

                                                                             ( còn tiếp một kỳ ) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét