Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019
6 ) thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong , ở thập niên 90 ' s thế kỷ XX : nhà văn NGUYỄN MINH LANG [1930 - 2000 hà nôi ] .
thư của trên 30 nhà văn trong nước + ngoại quốc gửi thế phong, ở thập biên 90 's thế kỷ XX :
Nguyễn Minh Lang
[1930 - 2000 hà nội ]
...
...
...
vài hàng tiểu sử :
- tên thật Nguyễn Như Thiện , quê ở Hà Đông ( nay Hà Nội ) . Viết văn rất sớm, cùng lượt với Thanh Nam, Nguyễn Thiệu Giang ... Tác giả Gái Hà Nội , Cánh hoa trước gió\ ( tiểu thuyết, 2 tập ) , Chờ nhau kiếp khác ( tập truyện ngắn, viết chung với Thanh Nam
v. v...
-trước 1954, Nguyễn Như Thiện được đồng hoá vào Quân đội Quốc Gia cùng với nhà văn Ngọc Giao v.v ... làm việc tại Nha Tác động Tinh thần Quân khu III ở thủ đô . Rất nỗi tiếng qua tiểu thuyết Gái Hà Nội, tác giả đưa đời sống tình cảm yêu đương của tác giả với nữ ca sĩ danh tiếng Tâm Vấn - bìa sách do Zuy Nhất vẽ khuôn mặt người nữ giống hệt Tâm Vấn ngoài đời.
- sau hiệp định Genève 1954 VN bị chia đội, từ vĩ tuyến 17 trở ra, thuộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ; thượng sỹ Nguyễn Như Thiện [ nhà văn Nguyễn Minh Lang ] ở lại Hà Nội cùng với nhà văn tiền chiến Ngọc Giao ( thiếu uý đồng hoá Quân độ Quốc gia ) Hình như Nguyễn Minh Lang không viết lách gì ; và , không có tác phẩm nào được xuất bản, kề từ sau tháng 7/ 1954 cho đến ngày qua đời, năm 2000.
- thư đầu tiên đề ngày 10 / 2/ 1996 tới thư cuối cùng 9 /10 /1999 ( vài lá thư sau cùng của 1999, Nguyễn Minh Lang không thể tự viết thư, phải nhờ cháu ngoại gái viết ; trước khi qua đời vào năm 2000 .
- 19 thư của Nguyễn Minh Lang gửi Thế Phong, kể từ lá thư đấu tiên , đề ngày 15 / 12 / 1995 tới thư cuối cùng đề 9 / 10 / 1999, sẽ được đăng đầy đù trong vài kỳ .
1 - Hà nội 15 / 12 1995
Ông Thế Phong thân
Trước hết xin lỗi ông vì chữ viết xấu . Từ ngày bị xuất huyết não, tôi phải tập viết lại trên giấy kẻ dòng nhỏ này như một học sinh tiểu học .
Gặp lại các ông , tôi rất vui , thấy mình được sống lại những kỷ niệm đẹp đẽ thuở trẻ , thấy hơn bốn mươi năm qua anh em, vẫn nhớ đến nhau . Thuở ấy, bọn mình mới 20 tuổi, bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình biết bao cảm tính,ngây thơ cả trong đời thường lẫn đời cầm bút . Thật ngậm ngùi, khi gặp lại, tôi đã thành người bất lực không thể đi dạo phố Hà nội cùng ông ;không thể rủ ông vào một quán cà phê nhỏ để hàn huyên về những ngày xa cách ; không thể nói được bình thường để hỏi thăm ông về những bạn bè cũ xa gần , còn mất ...
Cảm ơn ông nhiều vì đã để dành cho tôi một chương trong cuốn Những nhà văn hậu chiến 1950- 1954 (*) của ông . Tôi e không đáng được như vậy .
----
(*) - tập 4 trong bộ " Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956 ' / Thế Phong, Đại Nam văn hiến xuất bản ( in rô- nê- ô ) ở Sài gòn vào thập niên 60 's . ( TP chú thích ) .
Muốn kể nhiều chuyện với ông, nhưng ngày nay, đối với tôi, viết cũng khó khăn như nói . Mong ông thông cảm !
Tôi cũng ước muốn như ông, có ngày chúng ta gặp lại nhau .
Chúc ông và gia đình mạnh khoẻ , gặp mọi sự may mắn .
Ông chuyển lời giúp tôi thăm hỏi tới các ông Vũ Hạnh , Vũ Mai Anh , Tô Kiều Ngân , Văn Quang , Thanh Thương Hoàng , mà tôi rất quí .
Thân mến
NGUYỄN MINH LANG
2 - Hà nội 10 /2 / 1996
Ông Thế Phong thân
Tôi đã nhận được tập thơ quí " Nếu anh có em là vợ " của ông gửi cho . Xin cám ơn ông nhiều . Tên nhà xuất bản và in rất đẹp đã làm tăng thêm giá trị tập thơ . Sở dĩ tôi chậm hồi âm với ông là vì muôn đọc kỹ mấy bài trong tập thơ đó .
Với tôi, thơ ông không phải là thơ để mơ mộng mà là để suy ngẫm; có khi đọc hết cả bài rồi để tưởng miên man ; cũng có khi chỉ đọc một đoạn, một câu phải buông sách xuống trầm ngâm .
Có bài đôi nét chấm phá ( Yên Bái ) , co bài rất chân phương ( Rừng mẹ , Bến Hàm
luông ... ) , có bài dồn nén, xúc tích ( Bài thơ đề tặng ... ) . Tôi nghe có cái dữ dội của Nietzsche, cái giông bão của Beethoven, cái thở dải của Đỗ Phủ, cái bất đắc chí của Cao Bá Quát. Tôi đọc thấy lời tuyên ngôn về thi ca của ông trong " Mai A Hoang Tím " , nỗi u uẩn của ông trong " Một khúc ca mình : , niềm khát vọng cao đẹp của ông trong " Nếu anhc ó em là vợ " ... Nhưng tôi nghĩ nổi bật là nỗi đau nhân thế ( Đen , Hai điệu nhạc Calypso và Chiếc nhẫn cưới, Chiều thứ bảy Vũng Tàu ... ) và sự day dứt, trăm trở của người làm văn nghễ ( Khúc đơn côi 2, Phục hồi quyền chức là mình ... ) .
Ông cho tôi chia sẻ ni vui mừng với ông khi tái bản được tập thơ ấy .Rất mong ông viết được nhiều và in được nhiều .
Chúc ông bà và toàn thể gai đình mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn . ./.
Thân mến
NGUYỄN MINH LANG
3 - Ha nội 15 - 4- 96
Ông Thế Phong thân ,
Nếu tôi đọc " Nếu .. . [ anh có em là vợ ] . " bằng tấm lòng của kẻ tri âm thì tôi đọc những dòng thư -nhật ký " của ông bằng tấm lòng của người đồng điệu như Chu Mạnh Chinh
[ Trinh ] đã viết : " Ta cũng một nòi tình thương người đồng điệu ..."
Bây giờ đọc lại những dòng ông viết về D.V. (*) ngày xưa ở đất Cảng Thơm [ Hong Kong ] hay viết thư cho ông, tôi chợt nhớ câu của người phương Tây hay nói : " Nêu tuổi trẻ biết được nếu tuổi già làm được " . Tuổi trẻ ai chẳng ngây thơ , nhiều khờ dại nữa . Tất cả đã qua rồi ! đã trờ thành những kỷ niệm đẹp . Tôi cũng thề, nhiều khi nghĩ lại " những chuyện tiền kiếp " mình vừa nuối tiếc, mình vừa lại giận mình , dao hồi ấy mình lại như thế, như thế ...Khi xưa ngọc ở tay ta / Bởi ta chểnh mảng ngọc ra tay người "
( Ca dao ) . Hình như cụ Khổng nói : " Người trí không oán trời, không trách người, chỉ trách mình " .
-----
(*) - ám chỉ nhà văn nữ Linh Bảo [ Võ thị Diệu Viên 1926 - ], hiện ở Hoa Kỳ .
TP chú thích .
Tết vừa qua, ở Hà Nội rét quá . Tôi ở Hà nội mấy chục năm mà chưa bao giờ thấy rét
thế . Tôi bị cảm lạnh 2 lần . Lại thêm mưa phùn gió bấc nữa .
Hiện nay, đang mùa xuân ,mưa như bụi -- thứ mưa như riêng miền Bắc có -- Thanh Nam lúc còn sống , ở Mỹ, đã viết :
" Nhìn qua khung cửa kính mờ sương lạnh
Chợt nhớ mưa phùn đất Bắc xưa ..."
Nhưng trời còn lành lạnh và mọi người đang rủ nhau đi các lễ hội , đông nhất là hội chùa Hương, hội đền Hùng .
Muốn viết gửi ông nhiều, nhưng bệnh tật làm cho tôi viết cũng khó khăn, chậm chạp, ông thông cảm nhé .
Chúc ông bà và toàn thể gia đình mạnh khoẻ , mọi sự may mắn . ./.
Thân mến
NGUYỄN MINH LANG
3 - Hà nội 21 - 6- 1996
Ông Thế Phong thân ,
Tôi đã nhận được cuốn " Tam Lang - Tôi Kéo Xe " của ông . Xin cảm ơn ông nhiều và xin được chia sẻ niềm vui với ông . Yuy chưa đọc kỹ nhưng công trình của ông chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai nghiên cứu về lịch sử văn học , báo chí Việt nam, nói chung , về Tam Lang nói riêng . Riêng tôi, muốn đọc kỹ công trình ấy vừa vì nó là của ông, vừa vì trước đây,hồi năm 1950 - 51 , tôi có gặp Tam Lang. Tiếc rằng hồi ấy tôi ít tuổi quá, mới 20, 21 tuổi , ọòn nhiều dại khờ và " điếc ", đứng trước những núi Thái sơn mà không biết . Sau đó , nghĩ lại, hối hận mãi . Tôi sẽ chuyển cuốn sách của ông cho cả ông Ngọc Giao -- người bạn thân , người đã đi với Tam Lang nhiều năm trước đây, cũng hiểu nhiều về Tam Lang đọc . Ông Ngọc Giao năm nay đã 85 tuổi mà vẫn đi xe đạp đến thăm tôi .
Trong câu chuyện, tôi và ông N. Giao vẫn nhắc đến những kỷ niệm đẹp , chúng tôi sống với Thanh Nam và Tô Kiều Ngân hơn 40 năm, trước khi chúng tôi vào chơi Sài gòn . Tôi nhớ mãi đêm Nô -En 1958 , tôi đi chơi suốt đêm ợ Chợ lớn với Tô Kiều Ngân . Hồi ấy TKN ở khu Nancy thì phải ! Ấy là chuyện " kiếp trước " ( !) . Hồi khoẻ vào Sài gòn, tôi đi tìm TKN mấy lần nhưng không gặp . Cả ở Câu lạc bộ Văn Nghệ ở đường Trần Quốc Thảo , cả ở Câu lạc bộ Văn hoá Phú Nhuận . Nếu ông gặp Tô Kiêu Ngân , nhắm giùm tôi có lời thăm hỏi sức khoẻ, và nói tôi không bao giờ quên những kỷ niệm cũ .
Cả Thượng Sỹ nữa ! mấy chục năm nay không gặp " già Long ". (*)
----
- tên thật nhà phê bình vă n học Thượng Sỹ, có tên thật Nguyễn đức Long .
TP chú thích .
Tôi rất phục ông già Chu Mạnh Trinh ( xin lỗi ông, thư trước tôi đã viết sai chính tả tên ông ta . Cả câu thơ của Thanh Nam nữa, nhớ sai :
" Nhìn qua khung cửa mờ hơi nước
Chợt nhớ mưa phùn đất Bắc xưa "
khi dịch 2 chữ " tình chủng " ra " nòi tình " . Bản thư pháp ông gửi cho tôi đẹp quá . Chắc người viết cũng thuộc " nòi tình " , nên có vẻ tâm đắc với câu ấy .
Một lần nữa, cảm ơn ông và rất mừng thấy ông đã " hồi xuân " trong sáng tạo . Chắc chắn sẽ được đọc của ông nhiều nữa .
Chúc ông và gia đình mạnh khoẻ .
Thân mến
NGUYỄN MINH LANG
4 - Hà nội 2 / 8/ 1996
Ông Thế Phong thân ,
Tôi đã nhận được cuốn " Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến ' của o. Lê Hoàng Long do ông gửi cho . (*) Xin cảm ơn ông nhiều và gửi lời chúc mừng ông L. H. Long .
----
(*) - ' Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến / Lê Hoàng Long" do tôi mua bản quyền và xin cấp phép xuất bản , cũng như cuốn " Nguyễn Bính, một vì sao sang/ Hoàng Tấn " vậy .
TP chú thích .
Tôi cũng đã nhận được thư vả ảnh chụp các ông họp mặt trong dịp cưới cháu. Vui quá ! Xin chúc mừng ông bà Thế Phong .
Thấy các ông làm việc và gặp gõ như vậy , tôi thèm quá ! Đối với tôi bây giờ , mọi cái đều " lực bất tòng tâm " mất rồi . Thèm làm việc và gặp gỡ bạn bè quá ! Nhất là việc viết , in " thoáng" hơn trước , đi lại dễ dàng hơn trước ; hiểu biết của mình già dặn hơn trước ;suy nghĩ của mình cũng chín chắn hơn trước .
Về cuốn hồi ức của ông L.H.Long , tôi đọc rất cảm khái, nhiều đoạn bâng khuâng. man mác nhớ đến một thời tuổi trẻ . Có một chi tiết nhỏ, tôi biết rõ mới dám nói : chương nói về H.T. : có T.V. (*) vào định cư ở Sài gòn từ năm 1952 , H.T. hẳn biết rõ hơn ai hết, sao đến năm 1954 vẫn ra đón đợi những chuyến tàu chở đồng bào di cư cập bến Sài gòn ? Chỗ này , ô. L.H.L. nhớ nhầm chăng ?
----
(*) - nữ ca sĩ Tâm Vấn .
TP chú thích .
Về việc ông nhờ cháu Dũng, tôi không đảm bảo, vì cháu đi cả ngày và hiện đang ở Sầm Sơn .
Hà nội đã qua thang nóng nhất , thời tiết bắt đầu dịu dần . Sắp đến thu ! Mùa thu. mùa của thơ, nhạc, mùa của nhớ nhung , trong đó có nhớ các bạn .
'
Chúc ông bà và các cháu mạnh khoẻ , hạnh phúc .
Thân mến
NGUYỄN MINH LANG
5 - Hà nội 16 / 9/ 96
Ông Thế Phong thân ,
Tôi đã đưa cuốn " Tam Lan g- Tôi kéo Xe " cho ông Ngọc Giao đọc . Ông ấy có nói : " bức ảnh Tam Lang in ở bìa 4 không giống và chỗ in bút tích và chữ ký ủa Tam Lang thiếu từ " thời " làm người đọc khó hiểu . (*) Đang lẽ " Sách tôi viết đoạn thiếu thời để thân tặng ... " (tr. 4 ) .
-----
(*) - ý kiến của nhà văn Ngọc Giao rất chính xác; nhưng đây là " nguyên văn bút tích của tác giả " .
Giá mà tác giả Tam Lang còn sống, sẽ chuyển lời đến tác giả, để xem ý phản hồi tác giả ra sao ?
TP chú thích .
Theo tôi cuốn ấy rất cần cho những người muốn hiểu và viết văn học sử Việt nam . Những bài ấy có gái trị như " Cuộc đời viết văn, làm báo của Tam Lang " do Tam Lang tự thuật ( tr. 23 ), " Tam Lang " của Vũ Ngọc Phan ( tr. 112 ) giúp người ta rất nhiều .
Cuốn của ông Lê Hoàng Long " chạy" là tất nhiên . Ông cũng thừa biết tên cuốn sách như thế, bìa in ảnh các nhạc sĩ quen thuộc nổi tiếng như thế ; thì làm gì người đọc không tò mò, tôi thấy đôi chỗ ông Long lãng mạn một cách chủ quan, làm giảm tính chất chân thực của câu chuyện đi . Những cuốn ông gửi cho tôi đều đọc kỹ . Những bài báo ông gửi cho, đọc rất thú vị -- qua đó, tôi được biết tin anh em văn nghệ: một số thì tôi rất kính mến, một số thì tôi có quen biết .
Thấy các ông thường gặp gỡ nhau vui vẻ và hoạt động, tôi thèm lắm . Và thèm viết nữa . Tôi vân thường nghĩ rằng vào cái tuổi của chúng ta, viết mới vững . Sau từng ấy biến đổi " dâu biển " , sau từng ấy thăng trầm, ngòi bút chúng ta chắc chắn sẽ khác trước . Vả
lại , thời gian cũng làm vôn sống, vốn đọc của chúng ta cũng nhân bản hơn , bao dung hơn . Chỉ tiếc rằng tôi bây giờ " lực bất tòng tâm " mất rồi .
Còn ông, như trước tôi đã nói , tôi vẫn tin ông sẽ viết, sẽ in được nhiều . Ai dám bảo buổi " hồi xuân " trong sáng tạo của ông này kém thời trai trẻ ?
Ông chuyển giùm lời thăm hỏi những bạn bè quen biết . Chúc ông bà vui, mạnh khoẻ .
Rất quí
NGUYỄN MINH LANG
( còn tiếp )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét