thư của trên 30 tá giả trong nước + ngoại quốc gửi
thế phong ở thập niên 90 's :
Nguyễn Minh Lang
[ 1930- 2000 hà nội ]
...
...
...
8 - Hà nội 7 / 10/ 97
Ông Thế Phong ,
Về cuốn " Lửa Lựu " . nếu có khó khăn thì thôi, ông ạ , không dám phiền ông tìm nữa . Ở Thư viện Hà nội cũng không có. Có thể vì lúc đó, nhà xuất bản không nộp lưu chiểu. Cảm ơn sự nhiệt tình của ông .
Thư trước, ông có nhắc đến anh Nguyễn Đức Quỳnh . Thưở nhỏ tôi rất mê đọc " Thằng Cu So ", " Thằng Phượng", " Thằng Kình" -- và những tiểu thuyết phiêu lưu của anh .Khoảng năm 1952 - 53 , tôi có duyên được gặp và nói chuyện với anh mấy lần ; khi anh ở Kháng chiến mới về , thấy anh đúng hệt " Thằng Kình " . Với sự hiểu biết uyên bác, với lòng hào hiệp trọng tài thương trẻ, với thái độ cởi mở bao dung, anh để lại những ấn tượng tốt đẹp cho những người tiếp xúc . Một số nguồi viết trẻ bây giờ ít đọc ,hầu như không biết cả tên anh nữa .
Ông cho tôi gửi lời thăm hỏi tất các anh em quen biết trong đó .
Chúc ông bà và các cháu mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn .
Thân
NG. MINH LANG
9 - Hà nội 30 / 7 / 1997
Ông Thế Phong thân,
Tôi xin nói thêm đôi chút về Ngọc Giao .
Ông là một người rất dễ xúc động : có lần, một người bạn tôi gặp ông ở [ ngoài ] đường, báo tin Thanh Nam chết; ông đã khóc ngay giữa phố. Cách đây ít lâu, trong một lần đến ông đến thăm tôi, tôi có nói :
- Chúng tôi không dám xếp ngang hàng là bạn của anh . Anh là bậc tiền bối,cả tuổi đời, lẫn tuổi nghề;anh là bậc đi trước; chúng tôi rất kính trọng, cói là bậc đàn anh . Riêng số truyện ngắn anh để lại cũng thật là đồ sộ, ít người theo kịp .
Ông cũng khóc .
Ông biết khá nhiều chuyện về những nhà văn , nhà thơ thời tiền chiến;vì cùng thời sáng tác với ông, từ những năm 30 ' s của thế kỷ này [ thế kỷ XX ] -- và là một trong những người hiếm hoi ở thời ấy còn sống . Ông thường kể cho tôi nghe : từ người ông phục nhất trong nghề làm báo là Vũ Bằng ; còn trong nghề xuất bản là ông Vũ Đình Long, từ những người thuộc hàng nghìn bài thơ Đường là Vũ Hoàng Chương-- đến những người hầu như đã bị quên lãng, như Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật , J. Leiba ...
Tôi có động viên ông : " Anh viết những chân dung văn học ấy đi . Chứ sau này không-không có ai viết được ! " .
Ông có viết khoảng 10 chân dung văn học thời tiền chiến . Sau khi in ra, ông bị một số người phản ứng, với bài viết của ông về Nam Cao ( bài " Bữa cơm thịt gà ở nhà Nam
Cao " ) . Ông đến than phiền với tôi, và khẳng định điều ông viết là sự thật 100 % . Cũng từ đó , ông mất hứng, và thôi không viết loạt bài tiếp về đề tài đó . Những bài cuối cùng của ông là một số truyện ngắn, hồi ký về " Hà nội cách đây 1/2 thế kỷ " .
Những ngày cuối đời, ông về ở với 1 người con trai ỡ Bãi An Dương ( gần Yên Phụ ) . Năm ngoái , mùa nước lên; ông bảo phải đi đó từ nhà ra phố .
Cách đây khoảng hơn 1 tháng, nhân dịp " Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hội Nhà Văn " có mới các hội viên đến dự lễ kỷ niệm . Tôi không đi được, nhờ ông lĩnh hộ quà tặng . Ngày hôm sau, ông đã mang 1 túi nặng sách, báo đến . Tôi thấy ông đã yếu lắm rồi. Tôi ngồi trên giường, ông ngồi bên ghế cạnh . Lúc ông ra về , tôi phải giơ tay, tuy cố kéo ông, để ông lấy đà đứng lên . Ai ngờ lần gặp đó là lần gặp cuối cùng !
Bây giờ thì mọi vui, buồn , ai yêu, ai ghét; đối với ông, là hết . " Tự cổ thánh hiền giai tịch mịch " ( Lý Bạch ) .
Vĩnh biệt một nhà văn lão thành ! Vĩnh biệt một người anh !
Ông hay ra thư viện Sài gòn , muốn nhờ ông: " nếu ông thấy có cuốn " Lửa Lựu "của NXB Văn Hồng Thịnh, in năm 1952 , có bài của Ngọc Giao, của tôi [ Nguyễn Minh Lang ] , của Thanh Nam va một số người nữa -- ông làm ơn thuê chụp lại hô cả cuốn . Ông cho phép tôi sẽ trả mọi chi phí . Xin cảm ơn ông trước .
Chúc ông bà và các cháu vui, khoẻ .
Thân
NG. MINH LANG
10 - Hà nội 16 / 10 / 97
Ông Thế Phong ,
Không ngờ ông lại cho tôi biết tin ông Hoàng Thư -- người bạn cũ thân thiết của tôi-- Tôi cứ tưởng ông ấy đi nước ngoài rồi, vì có một hôm nghe tiếng ngâm thơ của ông ấy , ở một đài phát thanh nước ngoài ; háo ra họ quay băng thu từ trước .
Nói đến ông Hoàng Thư , bao nhiêu kỷ niệm thời quá khứ lại sống lại trong tôi ( vốn dĩ người có tuổi đã hay sống với quá khứ ) . Hồi trước năm 1954, có một thời kỳ, tôi và ông ấy hầu như ngày nào cũng sống với nhau .. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh ông ta hồi đó : đầu chải mượt , mặc quần len mầu nâu , gõ gót giày trên hè phố Hàng Trống . Chúng tôi có một căn phòng nhỏ, ở một hẻm phố Hàng Trống;để mấy anh em văn nghệ sống với nhau. Tôi còn nhớ mãi một buổi píc-níc đầy thơ mộng, tôi vơi ông ta củng vai người bạn vui với nhau trong khung cảnh cổ kính của đền Voi Phục . Nhớ mãi những buổi ngồi nhấm nháp với nhau, bên cốc cà phê nóng ở một quán cạnh Hồ Gươm,vào một buổi Hà nội trở gió ... Biết báo nhiêu kỷ niệm " lãng du thời ấy " . ... Người ta biết nhiều Hoàng Thư qua " Ba năm trấn thủ lưu đồn " -- nhưng cách đây hơn 20 năm, tôi có được nghe Hoàng Thư ( trong một băng " cát- sét " ngâm bài thơ Trương Chi ( mà tôi không rõ tác giả ) cũng rất mê hồn . Nghe giọng ngâm thơ mà nhớ bạn da diết . Trong tôi, Hoàng Thư vẫn là một nghệ sĩ rất hồn nhiên, như bản chất vốn thế ; như sinh ra đã là nghệ sĩ, để làm nghệ sĩ .
Giữa năm 1976, tôi có gặp lại Hoàng Thư chớp nhoáng ở Sài gòn . Anh em đã vài mươi năm xa cách, bặt tin tức, sống ở 2 môi trường khác hẳn nhau,không thể một lúc nói với nhau được hêt , đinh ninh lần gặp sau sẽ tâm sự nhiều . Không ngờ không được gặp lại bạn nữa .
Rất mừng, vì ông đã cho tôi biết tin ông Hoàng Thư . Nhờ ông chuyển giúp lời thăm hỏi vô cùng thân thiết của tôi tới Hoàng Thư . Nhìn ảnh Hoàng Thư, thấy tóc đã bạc trắng phau cả; mà cảm thấy se sắt buồn . Mới ngày nào ... mà còn gì nữa nhỉ ! Nghĩ ra, thì tôi và Hoàng Thư đã trên, dưới tuổi " cổ lai hy " rồi !
Lại nói chuyện ông Đinh Hùng . Năm 1954, biết tôi ở lại miền Bắc [ sau ngày 20 / 7, Hiệp định Genève chia đôi đất nước làm 2 ] , vợ chồng Đinh Hùng có làm một bữa cơm thịt vịt chia tay với tôi . Khi ấy, 2 ông bà và cậu con trai nhỏ ở nhờ trong 1 cái garage của một người ban giàu có,ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Hà nội nay ) . Căn phòng bé síu, không có giường , ghế gì . Chỉ trải 1 cái chiếu, vừa làm chỗ ngủ của gia đình, vừa làm chỗ ăn uống, tiếp khách . Trong bữa cơm chia tay ấy, chúng tôi hẹn nhau sẽ sớm gặp nhau, và Đinh Hùng tặng tôi một cuốn " Mê Hồn Ca " mới in xong. Ai ngờ bữa cơm tạm biệt ấy thành bữa cơm vĩnh biệt . Tiếc thương vô hạn nhà thơ đàn anh tài hoa mà bạc mệnh đó .
Cho nên bây giờ tôi rút ra kinh nghiệm : " nếu có thể nói với nhau điều gì thì nói ngay, làm được điều gì tốt đẹp cho người, cho đời; thì nên làm ngay, đừng lần lữa ! " .
Chúc ông bà và các cháu dôi dào sức khoẻ , nhiều niềm vui .
Thân
NG. MINH LANG
11 - Hà nội 19 / X1 /1997
Ông Thê Phong thân ,
Tôi đã nhận được bản chụp cuốn " Cánh hoa trước gió " (*) của ông gửi cho . Rất quí
hoá ! Y như tìm được đứa con lạc nhà lâu-lâu ngày . Xin cảm ơn lòng tốt của ông ,
-----
(*) - Cánh hoa trước gió / Nguyễn Minh Lang ( 2 tập ) xuất bản ở Hà nội trước 1954 . Tôi " photo" lại từ Thư viện Khoa học , 34 Lý Tự Trọng, tp. HCM . (TP chú thích ) .
[ Nguyễn ] Thiệu Giang rất vui, vì đã gặp được các ông . Nghe kể lại mà rất thèm được uống cà- phê với các ông ở đường Trần Quốc Thảo . [ quận 3 tp. HCM ] . Nhớ Sài gòn
quá ! Và nhớ cả ... Hà nội nữa ! Ở Hà nội mà nhớ Hà nội . Đài phát thanh luôn luôn hát những bài " Hà nội mùa này vắng những cơm mưa " ( Hà nội đêm trở gió ) ... Người cứ bâng khuâng ...
Nỗi khổ nhất của tôi là từ vài tháng nay, tôi không đọc được sách báo nữa . Tôi không ngờ bệnh tình mình lại phát triển phức tạp thế ! Mình đã không đi được , (*) không viết được ; bây giờ lại không đọc được nữa, mà kẻ sĩ mà ba ngày không đọc sách thì ...
Nhờ ông chuyển hộ tôi cái thư kèm đây cho ông Hoàng Thư , vì tôi không biết địa chỉ của ông ấy . Xin cảm ơn ông trước .
Chúc ông bà và các cháu mạnh khoẻ,gặp nhiều may mắn .
Thân mến
NG. MINH LANG
------
( * ) - ở trong nhà, Nguyễn Minh Lang cũng vẫn ngồi xe lăn .
(TP chú thích ) .
12 - Hà nội 11/ 12 / 97
Ông Thế Phong,
Rất cảm ơn ông đã trao hộ cái thư của tôi gửi ông bạn Hoàng Thư.
Hà nội năm nay cũng rét muộn , tuần lễ cuối cùng của tháng 11 - 97, trời vẫn nóng : 30, 31 độ C . Đến ngày 1 - 12 - 97 một cơn gió mùa đông băc vê, trời mới chuyển sang rét . Chắc những người con của Hà nội mùa này nhớ cái rét ở miền Bắc lắm, khi mà vẫn đang chịu cái nắng chói chang của miền Nam . Người ta đã bắt đầu nói về cái Tết năm Dần sắp đến ! :
" Ngoài kia chín vạn bông trời nở ?
Riêng có tình ta khép lại thôi ."
( Nguyễn Bính )
Gần đây, tôi có được đọc mấy bài viết của ông Băng Sơn,vẫn thầm nghĩ trong văn ông ta có cái quan sát tỉ mỉ , nghiền ngẫm kỹ càng của Nguyễn Tuân , có cái trong sáng, nhẹ nhàng của Thạch Lam ; lại có cái đôn hậu, chín chắn của người đã qua tuổi " nhuận nhĩ"
( lục thập : nhuận nhĩ ) . Chắc chắn là ông ta còn viết và in được nhiều . Mừng cho ông ta lắm !
Không viết được nhiều, mong ông thông cảm cho .
Chúc ông bà và các cháu mạnh, hạnh phúc .
Thân mến
NG. MINH LANG
13 - Hà nội 2 9 / 1 / 98
Ông Thế Phong ,
Tôi đã nhận được thư và thiếp chúc mừng năm mới của ông . Rất cảm ơn ộng và cũng xin chú ông bà và các cháu một năm mới dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc trong gia đình và thành đạt ngoài xã hội . Riêng với ông, xin chúc sáng tác và in được nhiều .
Tôi đã nhắc [ Nguyễn ] Thiệu Giang gửi tập thơ đã hứa cho ông . [ Nguyễn ] Thiệu Giang
đã chụp rồi, chỉ đợi có người thân đi Nam, sẽ gửi cầm tay mang đến ông, cho chắc chắn.
[ Nguyễn ] Thiệu Giang nói cũng đã viết 2 thư gửi ông rồi . Ông yên chí : " tập thơ ông yêu cầu thể nào cũng đến tay ông . " (*)
-----
(*) - tập thơ " Đất khách " của Thanh Nam in ở Huê Kỳ.
(TP chú thích )
Hà nội đang chuẩn bị đón Tết. Khí hậu đến hôm nay vẫn thất thường: ngày nóng nhiều hơn ngày rét . Thỉnh thoảng một cơn gió mùa đông bắc tràn về , kéo theo những cơn mưa phùn nhỏ . Những hạt mưa như bụi bám vào đầu tóc , quần áo những người đi sắm Tết . Hội Chợ Xuân đã mở ở Khu Triển Lãm Vân Hồ rồi . Mấy " cụ rùa " ở hồ Hoàn Kiếm vừa nổi lên . Người ta bảo đó là báo điềm lành năm mới .
Ông làm ơn chuyển giùm tôi lời hoi thăm sức khoẻ và chúc mừng năm mới của tôi đến các ông: Hoàng Thư, Phan Nghị, Tô Kiều Ngân , và Vũ Mai Anh .
Chúc ông bà và các cháu vui , khoẻ .
Thân
NG. MINH LANG
14 - Hà Nội ngày 30 / 6 / 1999
Ông Thế Phong thân !
Giỏi thật ! Bạn ta giỏi thật ! (*)
-----
(*) - 3 lá thư sau cùng này, không còn thấy nét chữ nhà văn Nguyễn minh Lang nữa. Bệnh tình nhà
văn , ngày ngày càng trầm trọng hơn lên , cho đến năm sau ( năm 2000 ) , ông q ua đời ở nhà riêng, 42 Lê Duẩn ( Hàng Lọng cũ ) Hà Nội . (TP chú thích) .
Đấy là cảm tưởng đầu tiên của tôi khi nhận được cuốn " Hà Nôi năm xa " của ông gửi tặng . Xin chúc mừng ông về cuốn bút ký mới in của ông, dưới tên một nhà xuất bản có uy tín " nhà xuất bản Thanh Niên " .
Tôi hoàn toàn (?) với những ý kiến của ông Hoàng Lại Giang , khi đọc cuốn sách ý :
" ... lơi văn bộc trực, ý kiến thật thẳng thắn; thậm chí không né tránh cả những vấn đề người khác có thể né tránh, ông đã làm người đọc đọc ông một cách say mê, hấp
dẫn . Ông kể chuyện tự nhiên , thân mật như nói chuyện đi xa về . Điều quý nhất là tôi thấy trong đó hiện lên những tình cảm bạn bè đằm thắm, sâu sắc với những khoảng cách về thời gian , không gian trở nên có ý nghĩa . Quý biết bao khi thấy ông nói về những người bạn cầm bút với những dòng trân trọng, quý mến. Đồng thời, riêng tôi qua những dòng của ông [ viết ] ,cũng thấy hiện lên nhiều kỷ niệm ngày xưa . " Hà Nội cũ " lâng lâng hiện về: " khi mờ khi tỏ, vẳng đâu đây một nốt nhạc quen thuộc. Một câu nói ân tình cũ, thoáng đâu đây hình ảnh mấy người bạn cố tri, quanh cốc cà phê thơm lựng ... " .
Xin cảm ơn nhiều, vì vẫn nhớ đến tôi .
Xin gửi lời thăm tất cả những bạn bè quen biết ở miền Nam, tuy xa mà gần : các ông Hoàng Thư, Phan Nghị, Vũ Mai Anh, Tô Kiều Ngân ...
Xin chúc ông bà và các cáu mạnh khoẻ .
Rất thân
N.M.LANG
15 - Hà nội 18 / 7/ 1999
Ông Thế Phong thân ,
Tôi lại nhận được cuốn " Chiêu niệm 4 nhà văn Sài gòn " (*) của ông gửi cho .Xin cảm ơn ông nhiều và xin ông cho phép thắp chung nhang cùng tưởng niệm mấy bậc tiền bối .
-----
(*) Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn: Vũ Hoàng Chương + Đinh Hùng + Tam Lang + Nguyễn đắc Lộc / Thế Phong -- nxb Đồng Nai , 1999 .
Đúng như tôi nghĩ trước: rất phục ông ; vì viết nhiều, viết khoẻ , in được nhiều -- nhất là tấm lòng đối với nhà văn đàn anh .
Riêng về Đinh Hùng, tôi xin thêm : " vì Đinh Hùng là bạn rất thân của toi từ năm 1954 về trước . Hùng là một người nhiều tài : làm thơ, viết văn, vẽ giỏi; lại có những tài ít người
biết : là viết những bài thơ tiếng Việt theo kiểu thư pháp của Trung quốc, để treo tường rất đẹp , như rồng bay, phượng múa -- và còn đánh đàn măng-đô-lin rất hay ; Hùng đã nhiều lần đánh đàn cho các tiệm nhảy hồi tiền chiến . Ngoài ra, Hùng có 2 cái độc đáo ; một là thơ ma quái rất Liêu trai -- hai là trong thi đàn Việt Nam, nhiều người nổi tiếng, trước khi có tác phẩm in thành sách ra đời, Hùng đã nổi tiếng từ những năm 40 ' s .
Tác phẩm của Hùng là " Mê hồn ca " , tới giữa năm 1954 mới ra đời. Hùng rất nghèo, người bé nhỏ; nhưng đi đâu đều mặc " complet " chỉnh tề và chải đầu mượt. Hùng nói với tôi :
"... hồi trước, tho " moa " cũng bình thường, đại khái như thơ của học sinh mới lớn lên , làm thơ vì có một người yêu . Bao giờ gặp nhau, " moa" cũng đưa những bài thơ mới làm cho
" en " [ elle] xem . Lần ấy, " mo " mơi làm được 2 bài thơ, định đem đi khoe " en " ; nhưng đến nhà " en " , thì đột ngột hay tin " en " mới chết hôm trước, thi thể vẫn quàn ở trong nhà . " Moa " mới xin phép gia đình vào nhìn " en " lần cuối . Nhân lúc không có ai, " moa " mới gập 2 bài thơ mới làm, nhét vào miệng " en " . Và, từ đói thơ ' moa" trở nên ma quái . "
Năm 1954 , đất nước bị chia cắt 2 miền, Hùng biết rằng tôi sẽ ở lại miền Bắc, vợ chồng Hùng mua 1 con vịt béo làm cơm tiễn tôi. Hùng nói :
- " Moa " ở lại cũng được, nhưng chỉ sợ không có " nàng tiên nâu " (*) .
Hồi ấy, vợ chồng Hùng và đứa con trai nhỏ ở nhờ cái "ga-ra ô-tô " của người bạn là T.N.H.; ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ( cạnh hồ Thiền Quang ) . Vợ chồng người bạn ở trên lầu của toà biệt thự, các con bạn ăn mặc đẹp, sang trọng> Riêng vợ chồng Hùng ở tại
" ga-ra ô- tô" chỉ có mỗi chiếc chiếu trải trên nền gạch, vừa là chỗ Hùng hút thuốc phiện, vừ làm chỗ tiếp khách . Trên tường có một bộ ' complet " trắng . Mỗi khi chúng tôi ăn, thì ngồi trên chiếc chiếu đó, nói với nhau đủ thứ chuyện ; cả việc hẹn sớm gặp lại nhau . Ai ngờ đây là lần cuối cùng gặp nhau .
Sau này, tôi đươc anh em thuật lại trong đam tang Hùng; " nhiều văn nghệ sĩ khóc thảm thiết thương cho người bạn thơ ' tài cao phận thấp " ấy . Lúc đầu, chính quyền Sài gòn không cho an táng Hùng ở Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi -- vì để được vào nghĩa trang này phải là công chức bậc mấy trở lên . Một bạn hữu phải bảo chính quyền SG : " Các ông coi nhà thơ có tài vào bậc nhất nhì nước không bằng một công chức của các ông à ? " Sau này , chính quyền SG phải bằng lòng để an táng Hùng ở Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ."
Không hiểu bây giờ Hùng nằm ở đâu? Nếu ông có gặp bà Đinh Hùng và con trai Đinh Hùng -- chắc bây giờ cũng 50 rồi -- nhớ cho tôi gửi lời thăm và nói tôi vẫn nhớ những kỷ niệm cũ .
Chúc ông bà và các cháu hạnh phúc, khỏe mạnh; riêng về ông thì viết, in được nhiều nữa . Cho tôi hỏi thăm những anh em quen biết .
Thân mến
MINH LANG
16 - Hà Nội 9 - 10 - 1999
Ông Thế Phong thân !
Tôi đã nhận được thư ông báo tin ông vừa đi chơi mấy tỉnh về . Rất mừng là sức khoẻ của ông tốt . Sở dĩ chậm hồi âm cho ông, vì phải đợi cô cháu ngoại lên, mới nhờ viết được . Nghề viết văn rất cần 3 điều : đi, đọc và viết . Cả 3 điều ấy, bây giờ tôi đều bất lực . Nghe ông kể, tôi thèm được như ông quá . Xin chúc mừng ông ! (*) .
----
(*) - đó là chuyến đi xuyên Việt, do Nimbus Tourist tổ chức vào năm 2006: 21 ngày đi bằng xe ca : từ tp. HCM ra Hà Nội, lên Yên Bái, Lào Cai rồi trở lại Hà Nội, lên Lạng Sơn, ra Quảng Ninh, trở về tp. HCM. Sau đó, tôi viết bút ký " 5000 KM XUYÊN VIỆT" -- sách chưa in ra, tuy nhiên đã được đăng trọn trên web Chim Việt Cành Nam . (TP chú thích ) .
Nhân tiện, nói chuyện thêm với ông về ông Băng Sơn . Như thư trước, tôi đã nói về ông
ấy . Bây giờ tôi càng thấy đúng những điều tôi suy nghĩ về ông bạn thân của ông . Chưa bao giờ ông Băng Sơn viết nhiều, viết khoẻ, viết hay như hôm nay . Tôi cảm thấy ông ta đã đi đúng đường . Những bài tản văn ghi những nhận xét, quan sát, suy ngẫm của ông ta về Hà Nội thật sâu sắc , có thể so sánh với bất cứ bậc đàn anh nào viết về Hà Nội. Người ta nhắc nhiều đến những bài viết của ông ta . Mỗi khi nhắc đến Hà Nội -- nơi những người cầm bút nào cũng có nhiều kỷ niệm , cũng trưởng thành ở Hà Nội . Nói đến ông Băng Sơn,thì phải nói đến ông Vân Long . Trong văn học nước nào cũng thế, có từng cặp một, nhắc đến tên người này, người ta lập tức nhắc đến tên người kia . Nếu ông băng Sơn thành đạt về văn, thì ông Vân Long rất thành đạt về thơ và thẩm thơ . Tôi đọc những bài thơ ông Vân Long viết về mùa thu, thấy bâng khuâng xao xuyến lạ . Những bài thơ gợi nhiều cảm xúc của những người có tuổi và có cuộc sống từng trải dâu biển . Tôi rất thích những bài thẩm thơ và những ý nghĩ độc đáo của ông Vân Long . Có thể có nhưng người chưa đồng tình với ông ta . ( như trường hợp bài thơ của cô Dư thị Hoàn ở Hải Phòng) .
Ông Vân Long nói về thơ người khác với tất cả tấm lòng trân trọng, khiêm nhường và với tất cả tấm lòng liên tài, những ý kiến sâu sắc của người trong nghề. Rất mừng sự thành công của hai ông Vân Long và Băng Sơn .
Kinh chúc ông bà vui, mạnh khoẻ . ...
Rất thân
NGUYỄN MINH LANG
------------------------------
kỳ sau : nhà văn NGUYỄN THIỆU GIANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét