Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

"...bây giờ đổi tên NGUYỄN ĐẠT thành NGUYỄN NHẬT DUẬT; thì rất sai lạc đấy ... " lời thế phong --

lời ngỏ:

- chàng văn nhân thi sĩ Nguyễn đạt [1945 - ] , em ruột cố tác giả Nguyễn Nhật DuẬt--  trước 1975, ở sài gòn, thi sĩ Nguyễn Sa từng chỉ mặt điểm chỉ là "bọn sa- đích văn nghệ" -- gồm cả tác giả Sơ Dạ Hương (nguyễn quốc trụ). ký bút danh Hư trúc  KHI ĐĂNG BÁO; sAU CÒN ĐƯỢC IN THÀNH SÁCH.  (NXB pHAN KIM THỊNH ẤN HÀNH) --  NGUYỄN ĐẠT khác hẳn với ' người anh ruột nguyễn nhật duật) -- bởi anh  CÓ  'ĐỜI SỐNG THƠ HƠN CẢ THƠ' --   VĂN THƠ  RẤT 'KHÁC NGƯỜI,  và, VĂN thì  HAY, CHỮ lại TỐT LÀ KHÁC!'   

 - tuy nhiên  ý tưởng ngộ nghĩnh  của nguyễn đạt;  THÌ LẠI KHÁC :"... Tôi nghĩ bây giờ đổi tên ĐỖ QUÝ TOÀN THÀNH ĐỖ TĂNG BÍ , KHÔNG SAI LẠC GÌ MẤY, aNH EM RUỘT THỊT HẲN PHẢI CÓ NHIỀU CHỖ RẤT GIỐNG NHAU..."  ( SỚM MAI XAO XUYẾN ) 

--  NHƯNG cái khác ở đây , là  " KHÔNG THỂ ĐỔI TÊN NGUYỄN ĐẠT THÀNH NGUYỄN NHẬT DUậT ĐƯỢC ; " BỞI LẼ, 

 "NGUYỄN NHẬT DUẬT , SƠ DẠ HƯƠNG có LÀ NHỮNG TÊN "SA ĐÍCH VĂN NGHỆ đi nữa ..." ( theo NGUYÊN SA ) -- vẫn  không  THỂ ĐỔI TÊN  nguyễn đạt thành nguyễn nhật duật   -- vì,  " nguyễn đạt không thể là " tên sa đích văn nghệ" !" (lời thế phong).

Thế Phong

Sài gòn, thứ 7: Oct. 20, 2018. 






sớm mai xao xuyến


      
Tôi vốn có mỹ cảm với nhan đề các truyện ngắn “Mưa Tạnh,” “Ngày Trở Về Của Nàng,” “Một Chỗ Cho Người Tàn Tật.” “Ngày Trở Về Của Nàng” của Nghiêm Dũng hình như không phải truyện ngắn mà là truyện vừa, được giải thưởng Quốc Vụ Khanh thời nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Các truyện đó tóm lại thuộc về một quá khứ mù mịt. “Buổi Sáng Sinh Phần” của Trần Vũ, anh viết truyện này từ nhiều năm qua, tôi nghe nhan đề rất ưa thích. Gần đây hơn, Mai Sơn, người bạn gắn bó với truyện ngắn, người bạn thường rủ tôi đi uống rượu, người bạn…, tóm lại người bạn thân, anh có truyện ngắn “Yếu Tính,” một nhan đề truyện ở ngoài mỹ cảm của tôi, nên tôi ơ hờ đọc, đọc xong cũng như không đọc.
Buổi sáng này trời âm u. Trời làm xao xuyến. Tôi không biết làm gì với nỗi xao xuyến. Tôi ngồi không. Rồi tôi nhấc điện thoại nghe, vì nó reo. 

Đấy là nỗi xao xuyến giống nỗi xao xuyến khi mưa tạnh. Hiển nhiên tôi đã ưa thích nhan đề truyện ngắn “Mưa Tạnh,” truyện ngắn đó tôi chưa đọc, cũng không nhớ tác giả truyện ngắn đó là ai. 

Ngồi uống cà-phê trên vỉa hè phố Tự Do, người bạn vừa gọi điện thoại mời tôi ra đây. Tôi muốn nói thêm rằng tôi thích gọi là “phố,” như các biển ghi tên phố ở Hà Nội. Ở Sài Gòn trước và sau Ba-Mươi-Tháng-Tư-đen, các biển ghi đều ghi “phố” là “đường.” Người bạn mời tôi ra uống cà-phê không biết phố này trước Ba-Mươi-Tháng-Tư-đen là phố Tự Do, anh bảo ra cà-phê đầu đường Đồng Khởi, bàn ghế bày trên vỉa hè như cà-phê vỉa hè Paris. Ngắm nghía chung quanh một chập, anh nói: “Khúc đường này giống hệt một khúc đường ở Sydney…” Thế nào mai mốt về lại Sydney, tới khúc phố ấy, anh cũng sẽ nói: “Khúc đường này giống hệt một khúc đường ở Sài Gòn. 

Bên kia phố, một chàng trai trẻ thanh lịch đang chụp hình cô gái cũng thanh lịch. Lát sau, cô gái chụp hình trở lại cho chàng trai. Tôi đã thấy cảnh này trong một quá khứ mù mịt. 

Người bạn nói: “Ông nên đi du lịch một chuyến, sang Úc, Anh, Mỹ, hay sang Pháp, đều tốt. Ở những nơi ấy, riêng chuyện thời tiết cũng đáng cho mình sống. Nó có khí sắc rõ ràng, nó đầy sức sống. Mùa nào ra mùa ấy, không như ở đây cứ nhờ nhờ nhạt nhạt, lẫn lẫn chìm chìm, chẳng rõ khí sắc gì, làm sao có được một thứ văn nghệ ra hồn… Có thì cũng hiếm họa…” 

Tôi nghĩ đi du lịch các nơi ấy, ngắn ngày thì có hình chụp với phong cảnh, nhà cửa phố xá, dài ngày thì có một cuộc tình chẳng hạn, với một mademoiselle hay một madame. Thì cũng đáng sống hay đáng chết như ở bất cứ nơi nào. 

Người bạn nói: “Nơi chốn nó ảnh hưởng tới con người như thế nào. Cô Linda Lê mà chẳng sống ở Pháp thì sẽ viết được những gì nhỉ?” Tôi nói: “Cô Linda Lê sẽ viết được những gì hả? Cô ấy sẽ viết những gì cô ấy có thể viết, chẳng phải ở Pháp, mà ở bất cứ nơi nào có tự do.” 

Người bạn không nói gì. Tôi cũng á khẩu. Dường như cái miếng thực phẩm Tự Do, nó có thật, và tôi hớp hụt một thứ ăn uống cụ thể. Người bạn lấy ra trong cái túi bự một lô sách báo, để riêng một bên mấy số tạp chí văn nghệ, nói: “Tôi tìm đọc những tác giả trước đây của Sài Gòn, ông xem có đúng không, chắc cùng thời với ông đấy.” Mấy số tạp chí văn nghệ những năm sáu mươi ở Sài Gòn. Tôi nói: “Lớp trước tôi, những ông anh thân mến của tôi đây mà: Viên Linh, Trần Dạ Từ, Đỗ Quý Toàn…” 

Hóa ra truyện ngắn “Mưa Tạnh” mà tôi ưa thích nhan đề, tôi chưa đọc và không nhớ cả tên tác giả, là của Đỗ Quý Toàn. Tôi nói: “Hèn gì!” Người bạn nhìn tôi, anh hỏi: “Gì vậy?” Tôi nói: “Nhan đề của truyện giống gương mặt của một người.” Không ai nói gì thêm, và người bạn thu xếp lô sách báo. Tôi đưa lại số báo đang đọc chưa xong đoạn đầu truyện ngắn “Mưa Tạnh.” Người bạn nói: “Tôi có hẹn trở lại một hiệu sách cũ, cô chủ hứa tìm cho cuốn tuyển tập truyện ngắn hay nhất miền Nam, chắc ông biết cuốn này chứ? Hay lắm phải không?” Tôi nói: “Tuyển tập truyện ngắn này thực hiện khá công phu, nhưng vừa thiếu lại vừa thừa.” Người bạn ngạc nhiên, hỏi: “Nghĩa là sao?” Tôi nói rõ với người bạn: “Nghĩa là truyện ngắn hay thì còn thiếu, truyện ngắn dở thì lại thừa. Điếc không sợ súng mới dám đặt nhan đề cho tuyển tập truyện ngắn này như vậy. Nhưng bạn nên mua, vàng thau lẫn lộn trong một tuyển tập cũng tốt, biết được cả truyện ngắn hay lẫn truyện ngắn dở, dở tới dở hơi cũng có, của văn nghệ miền Nam tự do trước đây.” (*)
-----
-- ám chỉ NGUYỄN TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA...  20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1973
 ( nxb SÓNG, Saigon 1973    (Bt)



                                                             bản in thứ 1 ở Saigon 1973 
                                                             ( do Nguyễn Đông Ngạc  biên soạn, ấn hành.)
                                                                                     (Bt)


                                                            bản tái bản ( 2 tập ) ở Mỹ sau 1975.
                                                                     (ảnh: Diễn đàn sách xưa)

                                                                                (Bt)

Người bạn kéo tay áo nhìn đồng hồ, nói: “Ngồi với ông mươi lăm phút nữa… À, tôi có đọc một tuyển tập truyện ngắn của các tác giả Việt Nam đương đại, mua được ở Sydney. Có vài truyện ngắn đọc khá hay. Ông có biết Mai Sơn không? Tôi có đọc truyện ngắn “Chiều Hoang” của tác giả này, khá đặc sắc.” 

Tôi tự hỏi không biết có phải vì tôi không nói gì về truyện ngắn “Yếu Tính” nên Mai Sơn đã không đưa tôi đọc “Chiều Hoang?” Anh thật ngớ ngẩn, một truyện ngắn có nhan đề như vậy sẽ không giống gì với “Yếu Tính.” 

Người bạn lần này đi thật, và cái ghế anh vừa rời có một người như chờ sẵn để vào ngồi. Ông tự giới thiệu tên là Larry, người Úc. Dĩ nhiên ông Larry nói tiếng Anh giọng Úc, mà nói tiếng Anh giọng gì tôi cũng chỉ nghe được lõm bõm. Tôi hỏi ông có nói tiếng Pháp được không, ông cười hồn nhiên, gật đầu, nói: “Un peu…” Thì tôi cũng chỉ nói tiếng Pháp hơn tiếng Anh được đôi chút. Ông nói đại khái hôm nay là kỷ niệm sinh nhật của ông. Ông nói đại khái ông mời tôi cùng uống vài ly rượu. Ông nói đại khái ông ưa thích tôi. Tôi hiểu đại khái ông nói tôi có gương mặt lãng mạn nhạc Jazz… Một nỗi xao xuyến là vậy, lãng mạn nhạc Jazz! Nó có thể giống nỗi xao xuyến khi mưa tạnh, nó cũng giống nỗi xao xuyến của bầu trời âm u buổi sáng nay…

Cuối cùng tất cả kết thúc, vì tôi không thể cùng ông Larry đi về khách sạn ông đang trú ngụ. Ông tin rằng tôi sẽ ưng thuận để cùng ông vui thú đồng tính luyến ái, dù tôi thừa nhận ông có gương mặt gợi cảm, khá giống Mel Gibson, diễn viên điện ảnh Úc, từng thủ vai Hamlet. Ông Larry bỏ đi trước tôi. Nhìn dáng điệu ông đi trên hè phố Tự Do, một vẻ đẹp diễn viên điện ảnh, không có gì là thất vọng ê chề, dù tôi có thể nói như vậy. 

Tôi vào phía trong một phòng rộng của tòa cao ốc Metropolitan, vì đây là cái quán có bày bàn ghế ra vỉa hè như cà-phê vỉa hè Paris, gọi điện thoại cho người bạn thân: “Sao không cho tôi đọc truyện ngắn ‘Chiều Hoang’ của ông?” Giọng Mai Sơn ngạc nhiên: “Ủa, tôi đưa anh đọc lâu rồi mà. Là truyện ngắn ‘Yếu Tính’ đó!” 

Tôi nghĩ bây giờ đổi tên Đỗ Quý Toàn thành Đỗ Tăng Bí, tên người em, cũng được, không sai lạc gì mấy. Hai anh em ruột thịt hẳn phải có nhiều chỗ rất giống nhau, hoặc rất khác nhau cũng vậy. “Một Chỗ Cho Người Tàn Tật” của Y Uyên thì ổn rồi, tác giả đã chết thì hết chuyện, kể cả viết truyện. Cũng có xót xa ngậm ngùi, khi cùng lúc Nghiêm Dũng được lĩnh giải thưởng cho tác phẩm “Ngày Trở Về Của Nàng” thì nàng về thật, nàng yêu cầu chàng dẹp đi cái trò văn nghệ vớ vẩn. ./.


                                                                                NGUYỄN ĐẠT
                                               Nguyễn Đạt [ 1945-  ]
                                                                              ảnh: dutule.com

                                                     -------------------------
                                                      trích từ web Da Màu
                                                   --------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ