bài liên quan : ' Trao đổi cùng 2 nhà văn Hoàng Tấn+ Thế Phong "/ Hoàng Hương Trang -- ( bài đăng ở báo hải ngoại ( Mỹ)
Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012
trao đổi cùng 2 nhà văn: hoàng tấn & thế phong/ hoàng hương trang.
TTKH NÀNG LÀ AI?
(bản in lần thứ 1.)
HÀ NỘI 40 NĂM XA
(nxb thanh niên tái bản, hà nội 2006.)
Chiêu niệm 4 nhà văn Sài gòn:
VŨ HOÀNG CHƯƠNG+ MAI LÂM- NGUYỄN ĐẮC LỘC
+ TAM LANG- VŨ ĐÌNH CHÍ + ĐINH HÙNG
NGUYỄN BÍNH MỘT VÌ SAO SÁNG
Hoàng Hương Trang trao đổi cùng 2 nhà văn Hoàng Tấn & Thế Phong:
- chiêu niệm 4 nhà văn saigon/ thếphong
- hà nội 40 năm xa/ thếphong
- nguyễn bính, một vì sao sáng/ hoàngtấn *
bài viết: hoàng hương trang
... hồi đó Thế Phong rất ngang tàng, rất dao to búa lớn, nhiều người yếu bóng vía, hãi..., vì : Thế Phong là một đề tài sôi nổi ở chốn chợ văn, làng báo ... chẳng phải tài ba xuất chúng gì..., kiểu chơi trội như tướng Vĩnh Lộc đóng khố dân Thượng du, đứng trên xe Jeep hiên ngang duyệt binh giữa Saigon ấy mà, "đếch sợ và đếch" coi quan trên trông xuống, người ta dòm vào ...
- ... có người bị Thế Phong ném trúng tảng đá to, nóng rát như đá núi lửa ... chả biết kêu ai ?
-... Thế Phong phô trương Nhà văn Tác phẩm Cuộc đời , không cần che giấu những gì ở thời trai trẻ , yêu một nhà thơ nữ , chồng cô ta đọc sách rồi chia tay, bố mẹ chồng chì chiết, chỉ vì " ông nhà văn này cứ viết đại ra, không biết viết như vậy, làm hại danh dự , nhất là giới phụ nữ, nhưng hình như, ông không cần hai chữ danh dự, ông viết chì nhằm mục đích được nói hết điều gì mình nghĩ . " ... -- lời bình Tạ Tỵ.
- ... Thế Phong không giấu diếm tuổi thiếu niên hư đốn, mới 14 tuổi đã biết quấy rối tình dục với những cô sơn nữ ...
- ... sau này may mắn, Thế Phong đã có vợ đẹp con khôn... gần đây lại dở chứng... như cái máy ném đá, trúng ai nấy u đầu ...
Thế Phong + Nguyễn Thị Khê (vợ Thế Phong)
(ảnh: blogtiengviet.net/ tháng 9/2009)
gia đình Thế Phong & Nguyễn Thị Khê + 5 con
(ảnh: tiệm ảnh MẠNH SƠN/ Saigon, tháng 5/ 1975.)
"... sau này may mắn, Thế Phong đã có vợ đẹp con khôn ...; gần đây lại dở chứng ,
như cái máy ném đá,trúng ai nấy u đầu ... "-- lời Hoàng Hương Trang.
phải qua, hàng đầu ,người thứ 1:
- Hoàng Tấn (bút danh Hồ Tăng Ấn-- 1920- 16/ 05/ 2003 saigon.]
" ...ấy thế mà ông Hoàng Tấn lại gian dối; đưa cho ông Thế Phong ... "
-- lời Hoàng Hương Trang.
+ Giản Chi-Nguyễn Hữu Văn (chết)+ Như Hiên-Nguyễn Ngọc Hiền [1930- ]
+ Ý Nhi [ Hoàng Thị Ý Nhi 1944- ] -- (Lữ Quốc Văn cung cấp ảnh.)
+ Ý Nhi [ Hoàng Thị Ý Nhi 1944- ] -- (Lữ Quốc Văn cung cấp ảnh.)
-- lời Hoàng Hương Trang.
-... trong Hà Nội 40 năm xa, ông khoe đi phó hội... đem một nhà văn nữ trẻ ra làm bia đỡ đạn trong cái trò ném đá, kiểu ngang tàng của ông. Có người hỏi, liệu nhà văn nữ ấy có bị chồng cho mấy quả đấm... thì Thế Phong trả lời : " có chồng' đếch' đâu mà bị đánh với đấm ?" -- [ám chỉ nữ nhà văn X... [1957- ]
-... T.T.Kh. Nàng là ai? đã mấy năm làm xôn xao dư luận....bỗng không, tảng đá ở trên trời giáng xuống đầu nữ thi sĩ Vân Nương ...
-... " Thế Phong ra mắt Chiêu niệm 4 nhà văn Saigon, nhưng viết như ông Thế Phong thì thà đừng viết ... " - lời bình của vợ Vũ Hoàng Chương .
-... còn ông Hoàng Tấn thì dối trá; và , ông Thế Phong thì biên khảo một cách tùy tiện ...
-... ấy thế mà ông Hoàng Tấn lại gian dối, đưa cho ông Thế Phong
một bài thơ lắp ghép lung tung... nói là di cảo thơ Vũ Hoàng Chương ?
- ... rồi; vẫn là ông Hoàng Tấn tung cú lừa ông Khai Trí , đưa vào một bài thơ ký tên người nữ, hóa ra đực rựa , ái sách keo kiệt kêu ca : lại mất 1 cuốn tặng, ' toi ' thêm 150 ngàn đồng nhuận bút , trời ơi ! sao ruột tôi đau xót như ai xát muối ...
- ... 17 /7 / 1999, nhà thơ nữ Ý Nhi cùng Thế Phong đến thăm bà Thục Oanh ( vợ Vũ Hoàng Chương) , bà Oanh đính chính thơ di cảo Vũ Hoàng Chương sai như thế nào ?
-...... cuối cùng khi đọc bài báo từ hải ngoại gửi về , -... nhà văn Hoàng Tấn -Hồ Tăng Ấn [1920 -- 16 / 5 / 2003 ] giận tím mặt :
"... tôi sẽ lên Thành Ủy gặp Ban Tuyên huấn vạch mặt giặc cái nặc nô - trước 75 - viết báo dọa dẫm dùng quần đàn bà đẻ đập vào mặt linh mục Thanh Lãng - nay con đĩ đánh bồng đe cởi xịp hồng để úp kín mặt nhà văn cách mạng, ( là tôi đây) một trong những sáng lập viên hội Nhà văn Việt Nam ở Hà Nội từ 1957 ? " --lời Hoàng Tấn.
phải qua, người thứ 1:
Hoàng Hương Trang [i.e. Hoàng Thị Diệm Phương 1938 - ]
(ảnh: Tập Thơ Truyện Không Quân Thời Chiến/ nxb Vàng Son, Saigon 1974.)
Hoàng Hương Trang [i.e. Hoàng Thị Diệm Phương 1938 - ]
(ảnh: Tập Thơ Truyện Không Quân Thời Chiến/ nxb Vàng Son, Saigon 1974.)
----------
Trong thời gian gần đây, một loạt sách do ông Đỗ MạnhTường tức nhà văn Thế Phong chủ trương in ấn, phát hành, dưới tên nhà xuất bản Đồng Nai , Thanh Niên v.v...
Ông Thế Phong, một cái tên khá quen thuộc đối với giới văn nghệ miền Nam trước 1975. Hồi đó, ông rất ngang tàng, rất đao to búa lớn , nhiều người yếu bóng vía rất hãi ông ; tuy nhiên vẫn không ít người là bạn bè của ông. Hồi đó, ông được người ta nhắc đến, không phải vì ông tài ba, xuất chúng gì; mà chỉ vì một mình ông dưới gầm trời miền Nam dám tự ra mắt sách của mình bằng cách quay rô-nê-ô, ví như ông tướng Vĩnh Lộc dám đóng khố miền Thượng đi duyệt binh giữa thành phố Sài Gòn hồi ấy vậy. Tất nhiên cách quay rô-nê-ô thì rất hạn chế số lượng, chỉ vì từ vài chục đến 100 bản là cùng, cũng không thể chen lấn lọt vài quầy sách, báo được; chỉ dùng để giao lưu miễn phí là chính , coi như một dạng đờ-mi lai cảo, chờ có dịp thì in ấn chính quy.
Tuy vậy, cũng có nhiều người biết , do đọc trực tiếp hay nghe truyền khẩu, vì Thế Phong là một đề tài sôi nổi ở chốn chợ văn làng báo - bởi ông viết bạt mạng, viết cho đã tay , viết hùng hục , xô bồ như cách nói của ông thường ngày; người ta gọi là văn nói. Đôi khi trúng, trật bất cần, ông bất cần đời, bất cần cả chính ông, bất cần mọi người lung tung, như cái máy ném đá, trúng ai nấy chịu. Có người trúng cục đá sỏi , chỉ khó chịu chút ít rồi cũng bỏ qua. Có người bị trúng đá tảng to, nóng rát như núi đá lửa, làm cháy rụi cả một cuộc đời, phải ngậm đắng nuốt cay.
bản tái bản (in ty-pô) phát hành ở Saigon năm 1964.
C hẳng hạn, ông phô trương Thế Phong, Nhà văn, Tác phẩm , Cuộc đời của chính ông , kể lể không cần che giấu những gì của ông thời trai trẻ với một nhà thơ nữ. Thời điểm ông viết, cô ta đã có chồng và chính chồng cô đọc được cuốn sách trên, thế là vợ chồng tan rã, bố mẹ chồng chì chiết, chỉ vì ông viết cho đã tay mà thiếu chữ tâm. Ông không nề hà gì mà không kể tỉ mỉ cả thuở thiếu niên hư đốn, mới 14 tuổi đã biết
quấy rối tình dục những cô sơn nữ ở quê ông; lớn lên lưu lạc vào Nam, cũng không nề hà gì o bế những chị em ta cỡ chị Lệ Liễu phòng ca nhạc để được cơm no bò cưỡi. Nhưng đấy là thời ông còn trẻ, ông có nhiều giai thoại khủng khiếp, loại không nên phơi bày, vì hơi hoang đàng, không có lợi cho ai ; mà chỉ được đời tặng cho ông những mỹ hiệu cao- bồi văn nghệ, hoặc du -côn văn nghệ ; mặc dầu ông vẫn vui vẻ thoải mái nhận những mỹ hiệu đó, chứ không tỏ ra khó chịu gì, điều đó ông rất lỳ và đáng phục (1). Sau này may mắn ông đã có vợ đẹp, con khôn, có công ăn việc làm, núp bóng binh (sic) chủng Không Quân Sài Gòn, đã nên nhà nên cửa ; mọi người đều mừng cho ông .
S au 1975 , ai cũng mừng khi thấy ông đã nhận lời Chuá gọi, đã khá thay đổi tính nết, uyển chuyển, chín chắn; ít tranh luận, không ồn ào sôi nổi nữa; mọi người rất mừng hết lời khen ngợi. Có những người rất hãi ông trước kia cũng đắn đo; nay, trở lại giao thiệp với ông bình thường.
Đ ùng một cái, gần đây ông lại dở chứng, lại viết lung tung, vung vít như cái máy ném đá , trúng ai nấy u đầu; dường như không liên quan gì tới ông . Lại có thêm một đồng minh cũng vung vít như ông - đó là ông Hoàng Tấn, còn có bút hiệuHồ Tăng Ấn , ráp lại làm một cặp song kiếm, khiến cho nhiều người khiếp hãi !
N ơi đây, xin được hạn chế trao đổi với 2 ông vài ba cuốn sách gần đây thôi, như
Hà Nội 40 năm xa ( nxb Thanh Niên ), Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn
( nxb Đồng Nai - 2 cuốn này ký Thế Phong ) , Nguyễn Bính, một vì sao sáng ( ký tên Hoàng Tấn , nxb Đồng Nai) , và xa hơn một chút là T.T. Kh., Nàng là Ai ? ( ký tên Thế Nhật cũng là Thế Phong ).
T rong Hà Nội 40 năm xa , ông khoe đi phó hội , một cái hội nghị về sách tiếng Pháp gì đó ở Hà Nội, do đấy ông có dịp gặp lại Hà Nội đã xa cách 40 năm. Thôi cũng được, có gì khoe nấy, mặc dù đọc cuốn này lắm người thấy ngượng, vì ông khoe khoang hơi lố.
L ại có người bất bình , vì ông đem một nhà văn nữ trẻ ra làm bia đỡ đạn cho ông, trong cái trò ném đá , kiểu ngang tàng của ông . Có người hỏi, liệu sau khi đọc cuốn sách trên . nhà văn nữ ấy có bị chồng cho mấy quả đấm hay là lôi nhau ra tòa ? Câu hỏi này đã được chuyển tới ông , ông dõng dạc ( hay trơ tráo ) trả lời :
" C ô ấy có chồng ' đếch' đâu mà bị đánh ! " .
V ậy cô ấy liệu có ai dám nhòm ngó, sau khi được ông ưu ái viết về cô ấy như trong Hà Nội 40 năm xa ? Dù sao xã hội ta , cũng vẫn chưa phải là xã hội tây phương, nên nhà văn ta vẫn phải nên biết hạn chế ngòi bút một chút cho thiên hạ nhờ !
T rong cuốn T.T.KH., Nàng là Ai ? đã mấy năm làm xôn xao dư luận . Ông chụp mũ ( một cái mũ quá rộng ) cho một nữ sĩ có chồng con khá danh giá , tự nhiên ông gán cho bà là T.T.KH., - bỗng không, tảng đá từ trên trời rơi xuống trúng ngay bà. Xét ra hoàn toàn sai lầm ! Bà là một thành viên trong Quỳnh Dao Thi Xã của Sài Gòn cũ , chồng bà một luật sư nổi tiếng, từng làm Bộ trưởng, làm Đại sứ tại Luân Đôn ; họ sống với nhau rất tâm đầu ý hợp, rất trí thức; trong làng thơ thường gọi họ là đôi uyên ương thi sĩ , con cái học hành thành đạt nên người. Cuộc hôn nhân toàn vẹn, tốt đẹp cho tới bạc đầu, ông bà chỉ chênh nhau 8 tuổi, điều ấy quá bình thường - có khi chênh nhau đến một con giáp cũng là việc thường thấy trong các đôi vợ chồng - nhất là ngày xưa, như thế làm sao có thể gắn vào câu thơ :
"Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi " (?)
Họ lấy nhau lúc còn trẻ , suốt đời đi đâu có nhau, sống đầm ấm hạnh phúc , cớ sao lại gán ghép vào những câu thơ hoàn toàn xa lạ với cuộc đời của họ :
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân hờ hững củq chồng tôi
Mà từng Thu chết từng Thu chết !
Vẫn giấu trong tim một bóng người ! (?)
Cuốn sách gán ghép của Thế Nhật (ThếPhong ) đã làm bà ta, con cái và gia đình đau khổ, bạn bè phẫn nộ, hơn nữa cuốn sách được in ra trong thời điểm bà mới chịu tang chồng được ít lâu. Gia đình đã ở nước ngoài, bà chỉ có khả năng làm thơ Đường luật, xướng họa thư nhàn, không thể viết một bài cải chính tràng giang đại hải trên báo, để đánh tan cái dư luận sai lạc kia, nên đành ngậm đắng nuốt cay với cuốn sách dã man ấy. May thay, bạn bè quen biết xưa nay đều hiểu cho bà, đều biết sự sai lầm tai hại của cuốn sách trên. Ông Thế Phong chỉ viết bừa bãi cho đã tay, không cần tài liệu trung thực, nhằm sao sách bán chạy, thu được lợi nhuận là đạt được mục đích của ông .
Với cái đà đã sử dụng tài liệu bừa bãi ấy, ông thừa thắng xông lên, in tiếp cuốn Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn . Bốn nhà văn Sài Gòn ấy là :
Vũ Hoàng Chương ( nhà thơ )
Đinh Hùng ( nhà thơ )
Tam Lang ( nhà văn )
Nguyễn Đắc Lộc ( nhà văn )
Ô ng đánh vào tâm lý` tò mò của mọi người, không có giá trị biên khảo mấy.
Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ thuần túy không thể gọi khác đi là nhà văn được. Đinh Hùng cũng là một nhà thơ thuấn túy, nếu muốn gọi là nhà văn thì phải gọi là Hoài Điệp Thứ Lang . Ngoài việc sắp xếp không đúng chỗ như thế, ông còn chứng tỏ việc sưu tra, biên khảo tùy tiện; chỉ nghe qua những người không có liên hệ gì với tác giả; thậm chí họ cho tư liệu dỏm, với ý đồ ganh ghét , muốn hạ bệ bôi nhọ tác giả.
T rong đoạn viết về Vũ Hoàng Chương, ông Thế Phong đã hợp tác cùng ôngHoàng Tấn cố tình bóp méo sự thật hết sức lố bịch. Thơ trích sai lung tung, tiểu sử không đúng, thơ ghép bài nọ xọ bài kia , bịa đặt ra giai thoại không hề có. Sau khi sách phát hành, một số người biết rõ và thuộc nhiều thơ Vũ Hoàng Chương đã tỏ rất bất bình . (Thơ Vũ Hoàng Chương đã đã in hàng chục cuốn và được đưa vào chương trình giáo khoa cấp trung và đại học ở miền Nam trước 1975, nên những ai đã họ qua đều nhớ ).
T ôi đã thận trọng đến hỏi thẳng bà Vũ Hoàng Chương ( hiện bà quả phụ Vũ Hoàng Chương và con trai ( nuôi) vẫn sinh sống tại Sài Gòn ) cho được 2 năm rõ 10 , được bà đưa ra cho coi cuốn Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn do ông Thế Phong tặng bà.
S ách bà ghỉ chi chít, dày đặc những lỗi ngoài lề bằng mực bút bi, cò chỗ không thể ghi nổi, bà phải viết ra một tờ giấy khác dán ghép vào . Bà buồn rầu nói :
" ...Chồng mình là một nhà thơ đã quá cố, mình nghèo quá không có điều kiện tái bản sách của ông ấy, nên ai tái bản hay viết về ông ấy là mình rất vui mừng và biết ơn, vì đó là một cách làm sống lại tên tuổi ông ấy. Nhưng viết như ông Thế Phong thì thà đừng viết còn hơn ! Đáng buồn quá ..."
M à đáng buồn thật , ông Thế Phong và ông Hoàng Tấn, một người đã ở cái tuổi gần 70, một người đã ăn mừng tuổi 80 từ vài năm; cả 2 đều tự hào nhà văn, nhà thơ, cầm bút suốt cuộc đời; há lại không hiểu rằng viết về một người nào cần nhất là phải trung thực ư ? Nghĩ thật khó hiểu, khi 2 ông cố tình bịa đặt những chuyện không đầu không đuôi về họ Vũ, liệu độc giả có thể hiểu 2 ông ganh ghét gì đó chăng? Xét cho cùng nhà ông Thế Phong ở vùng Tân Định, Quận 1; nhà bà Vũ Hoàng Chương ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thị Nghè; đối diện Viện Dưỡng Lão, tại sao ông ( ta) không đến bà Vũ Hoàng Chương để lấy tư liệu về Vũ Hoàng Chương, có phải chính đáng, trung thực hơn không ? Thế mà ông ( ta) lại cất công leo lên tận 3 tầng lầu Cư xá Thanh Đa- con đường xa gấp 3 lần để lấy tài liệu từ ông Hoàng Tấn , một người không biết gì mấy về họ Vũ, không hề có trong tay một tác phẩm nào của Vũ Hoàng Chương, không hề gặp gỡ thân thiết gì; bởi 2 ông ở 2 miền Nam, Bắc suốt mấy chục năm, chưa hề quen nhau.
S au 1975, ông Hoàng Tấn vào Nam, thì ông Vũ Hoàng Chương đã chết rồi, làm sao ông biết gì về họ Vũ ? Ấy thế mà ông ( Hoàng Tấn ) lại gian dối đưa cho ông Thế Phong một bài thơ lắp ghép lung tung, râu ông nọ cắm cằm bà kia, không đầu không đuôi gì, lại chụp mũ là của họ Vũ : một trong 12 bài di cảo. đặc biệt tặng bà Quách Thị Hồ ( 5) . Thử xét lại bài thơ đó xem ( Chiêu niệm nhà văn Sài Gòn, tr. 17) .
Đoạn đầu là 4 câu cắt từ 1 bài 8 câu ( bài ' Vịnh tranh gà lợn ', tết năm Thìn, 1976), cắt 4 câu mà cũng sai cả nguyên bản. Ông Hoàng Tấn cung cấp cho ông Thế Phong :
Sáng chưa sáng hẳn tối chưa đành
Gà lợn om xòm một bức tranh
Nhạc đã có tai thơ có họa
Biết chăng ai đỏ mắt ai xanh ?
N guyên văn bài thơ của Vũ Hoàng Chương là :
Sáng chưa sáng hẳn tối không đành
Gà lợn om sòm rối bức tranh
Rằng vách có tai thơ có họa
Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe Rồng ngâm vang khúc tân thanh
( Bính Thìn, 1976)
Đoạn ông lấy từ một bài đã in 1965 ( Tâm tình người đẹp) trên nhiu báo miền Nam trước 1975, được nhà thơ nữ người Bỉ, Simone Krunen de Coeuillerie dịch ra pháp ngữ (1965) và giáo sư Nguyễn Khang dịch ra anh ngữ (1967). Đã xuất bản cả 3 thứ tiếng trong tập Tâm tình người đẹp, vậy mà ông ghi sai cả nguyên bản của tác giả.
Bài của ông Hoàng Tấn cung cấp :
Dấu hỏi xoay quanh một cuộc đời
Sên bò trong óc máu thầ ( sic ) rơi
Chiều nay một dấu than buông lửng
Đanh đóng vào xăng tiếng trẳm lời
N guyên bản của ông Vũ Hoàng Chương là :
Dấu hỏi vây quanh trọn kiếp người
Sên bò nát óc máu thầm rơi
Chiều nay một dấu than buông xuống
Đinh đóng vào săng tiếng trả lời !
Ở nhiều đoạn khác đều què cụt như thế, có cả những câu ngớ ngẩn của ông Hoàng Tấn ghép vào, không phải thơ họ Vũ, như :
Đàn mang trơ đáy mà không đáy
Họ Vũ không thể tả cái đàn đáy ngô nghê đến thế. Hoặc câu :
Hơi ca nông đã tan thành tuyết
Để tiếp vào cho nó đỡ xanh
Đ ó là thơ Hoàng Tấn lộn sòng, bởi họ Vũ đâu có ngây ngô đến độ viết tan thành tuyết, chỉ đông thành tuyết , hoặc tan thành nước thôi. Họ Vũ cũng không thể viết' cho nó đỡ xanh' , chỉ có thơ thiếu nhi của ông Hoàng Tấn may ra mới có được. Ông (TP ?) còn tự tạo rất dối trá rằng:
"... Một trong 12 bài di cảo của Vũ Hoàng Chương thâu thập được, từ Hòang Tấn cho chep lại. Cũng vẫn theo Hoàng Tấn, tác giả Vũ Hoàng Chương làm tặng Quách Thị Hồ, người Việtnam hát ca trù hay nhất, từng là bạn cố tri củaVũ Hoàng Chương. Hát ca trù có đàn đáy, do đó nội dung bài thơ đầy ắp tứ thơ, hát từ cô đầu cũng tiếng sênh phách âm thanh ... ( sđd, tr. 17) .
N hư trên đã trình bày, một đoạn xén từ bài Vịnh tranh gà lợn không dây dưa gì đến hát ca trù. Một đoạn trích trong cuốn Tâm tình người đẹp cũng chẳng phải sênh phách âm thanh, cũng chẳng phải để tặng bà Quách Thị Hồ. Bà Quách Thị Hồ mãi mấy năm sau mới vào thăm Sài Gòn. lúc ấy bà ngoài 50, còn khỏe mạnh, dạy ca trù ở Hà Nội và đi trình diễn khắp nơi ; vậy hà cớ gì họ Vũ lại rủa bà ta :
Chiều nay một dấu than buông xuống
Đinh đóng vào săng tiếng trả lời !
L úc bà Quách Thị Hồ vào Sài Gòn thì nhà thơ họ Vũ đã ra người thiên cổ, hỏi làm sao ông tặng bà ta được ? Rõ ràng lộ sự ấu trĩ không trung thực ở đây. Về điểm ông Hoàng Tấn tự cho rằng ông có 12 bài di cảo của họ Vũ là một dối trá to lớn. Ngay bài xáo trộn ấm ớ mới đề cập tới ( sic ) đó đã không phải là một trong số 12 bài di cảo của họ Vũ. Sự thật, vào đầu năm 1976, họ Vũ và một số văn nghệ sĩ có tên tuổi ở miền Nam được tập trung học tập đường lối mới của văn nghệ cách mạng. Trong trại, Vũ Hoàng Chương gìa yếu, thiếu thuốc phiện, sức khỏe và tinh thần xuống rất thấp, vô cùng thê thảm. Ông sáng tác (nói cho đúng, sáng tác chứ không phải viết ra giấy ) 12 bài thơ cuối cùng, mang chung một nhan đề ' Đọc lại người xưa' , mỗi bài lấy tiêu đề từ 2 câu thơ nổi tiếng của các danh gia như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Đỗ Thu Nương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi,[Nguyễn ] Thị Lộ, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm v. v ...không liên quan gì đến bà Quách Thị Hồ ca trù cả. Trước Trung thu 1976, ông được thả về nhà ít lâu thì mất, tại nhà của bà Đinh Hùng ở quận 4 Sài Gòn . ( Đinh Hùng là vợ của Vũ Hoàng Chương , mất 1967 tại Bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn, vì bệnh ung thư dạ dầy ). Trước 1975, gia đình Vũ Hoàng Chương ở trên lầu ngôi biệt thự Úc Viên của Đông Hồ - Mộng Tuyết.
S au 30-4-1975, bà Mộng Tuyết đuổi đi không cho ở, đuổi thật sự, chứ không phải dán câu thơ:" Lên gác không được vịn vào thành cầu thang ". Vì câu viết như thế mà dám cả gan cho là thơ Mộng Tuyết thì thật oan, có lẽ khi hạ bút viết bởi cao hứng, ông Thế Phong đã sáng tác" câu thơ" này chăng ?
D o bị đuổi nhà nên họ Vũ phải sang tá túc nhà bà Đinh Hùng, 15 năm sau ngày Vũ Hoàng Chương qua đời, gia đình ông mới mua được một ngôi nhà nhỏ ở Thị Nghè, quận Bình Thạnh. Khi từ trại tập trung về, Vũ Hoàng Chương đã định lại viết lại , vì trong trại ông chỉ thuộc lòng 12 bài. 'Đọc lại người xưa' giao lại cho họa sĩ Văn Thanh giữ và bảo :
"... Hoàng không còn sống được mấy ngày nữa đâu, đây là 12 bài thơ cuối cùng của Hoàng, vì một lý do riêng, không giao cho vợ con giữ được, nhờ bạn Văn Thanh giữ hộ. Nếu vì lý do gì mà Văn Thanh không giữ được thì xin trao cho
Hoàng Hương Trang giữ ..."
S au khi họ Vũ mất được ít lâu, thì họa sĩ Văn Thanh cũng bị bệnh cao huyết áp ngày càng nặng, biết mình sẽ bị tai biến mạch máu não bất ngờ, hoặc nhồi máu cơ tim đột ngột, Văn Thanh đã giao cho tôi, ngậm ngùi đọc lại câu thơ của Vũ Hoàng Chương tặng tôi :
Biết đâu Hoàng lại gặp lại Hoàng chiều nay
( cảm đề bài Túy ca của Hoàng Hương Trang năm 1972 ).
Từ đó 12 bài di cảo ấy được nằm trong tư liệu văn học của tôi chưa hề công bố, chưa cho ai in ấn, sao chép; vậy làm sao ông Hoàng Tấn có được ? Rõ ràng có một sự dối trá lừa gạt người đọc, do ông Thế Phong ngây thơ cả tin hay cùng ý đó đánh lừa mọi người mà cho in vào cuốn Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn ( Nxb Đồng Nai, 1999). **
H ai ông tung ra một bài thơ lắp ghép vớ vẩn để đánh tráo vàng thau. Ngoài 12 bài thơ trên , họ Vũ còn có một bài khác mang tựa đề Nước chảy qua cầu. Bài này gồm 12 câu , Vũ Hoàng Chương viết thành 6 lần, mỗi lần 2 câu trên một mảnh giấy vò nát, dùng để gói quà thăm nuôi của người nhà gửi vào trại tập trung và họ Vũ trả giỏ ra, sau này bà Vũ Hoàng Chương đã ghép những mảnh giấy rời đó thành một bài thơ nguyên vẹn. Như vậy là có 13 bài, nếu cộng cả bài Vịnh tranh gà lợn là bài thơ dự chi tiết cuối cùng, trước khi vào trại học tập; tổng cộng thành 14 bài di cảo của họ Vũ chưa hề công bố, in ấn, tính cho đến nay .
N hư thế, rõ ràng ông Hoàng Tấn dối trá , còn ông Thế Phong biên khảo một cách tùy tiện, bừa bãi. Cả hai ông đã đánh lừa người đọc . Những người đương thời còn biết rõ Vũ Hoàng Chương, còn nhận ra đâu là đúng, sai; thử hỏi những thế hệ sau, nếu họ tin vào tài liệu của 2 ông, sẽ sai lạc tai hại chừng nào ? Rõ ràng 2 ông không trung
thực, không tự trọng, không tôn trọng người khác. Đây là một tội lớn với văn học !Cái đà huyênh hoang lừa dối không biết ngượng đã đẩy ông Hoàng Tấn làm nhiều việc hết sức sai trái.
T ôi nhớ trong một buổi họp thơ ở nhà bác sĩ Tuấn ở phường 25 quận Bình Thạnh, cách đây 15 năm, ông Hoàng Tấn đã từng khoa tay, cao giọng đọc một bài thơ của Đồ Phồn ( bài ' Cái bánh bao' , Đồ Phồn ghẹo Xuân Diệu) mà ông khoe của chính ông. Sau này người viết có dịp gặp nhiều người văn nghệ sĩ ở Hà Nội mới biết rõ sự thật. Cũng như thế, trong cuốn hồi ký văn học của ông mới cho in ít lâu nay,
Nguyễn Bính, một vì sao sáng
( Nxb Đồng Nai, 1999, do Thế Phong bao thầu in ấn ) .
( Nxb Đồng Nai, 1999, do Thế Phong bao thầu in ấn ) .
Đ ọc cuốn này cũng thấy đầy dẫy những khoa trương rất kệch cỡm, ông dùng Nguyễn Bính làm bàn đạp để khoe cái ta sánh ngang bằng với nhà thơ này (!). Trích thơ Nguyễn Bính sai lung tung, thậm chí còn sửa cả thơ của nhà thơ này và vo tròn bóp méo sự thật những giai thoại về Nguyễn Bính mà ai nấy đều biết. Điển hình 4 câu thơ của Nguyễn Bính :
Trọc phú ti toe bàn thế sự
Đĩ già tập tễnh nói văn chương
Đã coi đồng bạc to hơn núi
Lại học đòi theo thói Mạnh Thường .
N ếu có dịp đọc những bài biên khảo của Nhóm Nghiên cứu Văn học Nam Hà , quê hương của Nguyễn Bính , sẽ thấy Nguyễn Bính muốn ám chỉ ai ? Ở đâu ? Thời điểm nào ? Có gốc có ngọn, có sự việc hẳn hoi, chứ không phải Nguyễn Bính muốn đề cập một người vô danh tiểu tốt nào như Hoàng Tấn đã viết.
T rong một đoạn khác ông Hoàng Tấn viết về ca sĩ Quốc Hương, chỉ vì ca sĩ này đã từng hát bài Tiểu đoàn 307, một bản nhạc phổ từ thơ Nguyễn Bính rất thành công , mọi người đều nhớ. Ông Hoàng Tấn cao hứng quá đà, kể lể rằng Quốc Hương ốm nặng, gần mất, nằm ở Bệnh viện Thống Nhất Sài Gòn, ông Hoàng Tấn vào thăm; Quốc Hương cao hứng và quý (!) ông quá đỗi, nên đã hát bài rất hào hùng, lớn tiếng bằng thứ giọng ô-pê-ra bài Tiểu đoàn 307 để riêng tặng cho ông. Quốc Hương hát cao giọng quá đỗi , đến nỗi cả bệnh viện vang lên lời ca khiến mọi người, kể cả bác sĩ, y tá đều ùa ào phòng Quốc Hương để nghe. ( sđd, tr. 103) . Ôi ! đáng thương cho cái tật dối trá và cường điệu. Sự thật ca sĩ Quốc Hương bị ung thư cuống họng, không nói năng, ăn uống được, phải thở bằng bình dưỡng khí, dùng ống cao-su chuyển thức ăn uống vào lòng dạ dày. Việc này mọi người đều biết qua báo chí , đặc biệt tờ Điểm Phim , cơ quan ngôn luận của bà Thu An là vợ Quốc Hương, thế mà ông Hoàng Tấn đang tâm bắt Quốc Hương hiện ốm nặng như thế phải hát ô-pê-ra cho ông nghe ! Thật là một sự cường điệu sẽ đáng ghi vào sách ghi-nét thế giới ! Nhắc đến chuyện cường điệu và lừa dối thì không thể không nhắc tới tuyển tập Thơ tình chọn lọc VN và thế giới ông Khai Trí biên soạn. Ông Hoàng Tấn đánh lừa ông Khai Trí, đưa vào một bài thơ Ngân Hà ơi ! . Ông Khai Trí đinh ninh dây là một cô, một bà Ngân Hà nào đó mà ông yêu đương hết mực, ai dè đâu đó là họa sĩ Ngân Hà , bạn của Thy-Thy-Tống-Ngọc [sau 1954 ký THY NGỌC]. Khi thấy ra sự thật, ông Khai Trí chỉ còn lắc đầu ngao ngán, mất một cuốn sách tặng dày 1500 trang, gái 150.000 VN đồng, vì một tình yêu dỏm .
T ôi nhớ có một bài ông cho in trên báo Văn khoảng năm 1989 mang tựa đề
' Thăm lại ngôi nhà xưa của kịch tác gia Vi Huyền Đắc' , ông đã lấy bài thơ' Uống rượu bên mồ' . Thực ra bài này của tôi viết bên mộ Nhất Linh ở Nghĩa trang Gò Vấp năm 1965 , đã in trên nhiều tờ báo xuất bản ở Sài Gòn. Nó còn có mặt trong tuyển tập' Thơ Đông phương' ( Kim Lai, 1967). Không rõ ông Hoàng Tấn vì lẽ gì lại viết là' Uống rượu bên mồ Vi Huyền Đắc' . Vi Huyền Đắc mãi tới 1976 mới mất ở Hà Nội làm sao ông lầm lẫn thế được ?
Trở lại cuộc sống của vợ chồng họ Vũ , người ta còn thấy một chi tiết bịa đặt trong sách của Thế Phong, khi xa xưa 2 người mới thành hôn ở Hà Nội. Bà VHChương khi đọc xong sách đó, đã tâm sự với tôi cho đỡ buồn; vì không biết nói với ai. Bà nói :
".. Thuở ấy ông Chương la con quan, mẹ có cửa hàng gạo ở Nam Định. Nhà khá gỉa mới có thể cho con học tới Tú tài Pháp chứ ! Bản thân ông Chương cũng đi dạy học, có lương bổng đàng hoàng. Gia đình tôi cũng con ông Phán, đâu đến nỗi tệ hại, thê thảm, rách rưới như ông Thế Phong viết. Cho đến lúc vào Nam, ông Chương dạy ở trường Chu Văn An, và trường Văn Lang, dù ông có hút tốn kém đấy, nhưng thuở ấy tiền thuốc rẻ lắm, chẳng hiểu ông Thế Phong viết bêu riếu thế để làm
gì ? Dẫu rằng nghèo cũng không phải là cái gì đáng xấu hổ, nhưng viết thế không đúng sự thật ..."
( trích ' Buổi chuyện trò với bà Đinh Thị Thục Oanh' tại tư gia, hẻm 60 đường Xô Viết-Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, Sài Gòn ).
... Và vì muốn những thế hệ sau không đánh giá lầm lẫn, khi đọc những cuốn sách như của 2 ông Thế Phong và Hoàng Tấn, dù biết đôi điều trao đổi này không tránh khỏi mất lòng 2 ông, xin được có lời xin lỗi trước và mong 2 ông hỷ xả. Chỉ mong sau này sẽ được đọc những tác phẩm tiếp theo của 2 ông trung thực hơn. Thời đại ta đang sống đã đầy dẫy hàng gian hàng giả, kể cả chốn văn chương cũng đạo tặc, mà cái tuổi của ta sắp sửa về thiên cổ, của dỏm ta không thể mang theo, còn của thật thì dùng làm tài sản cho thế hệ con cháu, chắc lớp già ta hiểu điều này hơn ai hết . ./.
HOÀNG HƯƠNG TRANG
---------------------
---------------------
(1) Vấn đề thẩm định TTKh. Nàng là ai ? của Ngô ĐìnhChương, Đất Đứng số 7 .
( Chú thích: N.T.)
* tựa bài viết HHTrang : Người và việc : Đôi điều trao đổi cùng 2 nhà văn Hoàng Tấn và Thế Phong . Tiện dịp, cảm ơn nhà văn T.T.H gửi , ghi chú : " tạp chí đất đứng số 69. ( phát hành ở SACTO, CALI / USA ).
** Khi giao cho Cty Minh Thành tại tp HCM ( Nhà sách Thăng Long) độc quyền phát hành CHIÊU NIỆM 4 NHÀ VĂN SAIGON / THÉ PHONG vào khoảng cuối tháng 7 năm 1999 - tác giả đã dán tờ Đính chính ở trang 2 :
ĐÍNH CHÍNH
Trong sách Chiêu niệm 4 nhà văn Saigon , có một số chữ , ở bài: " Một trong 12 bài di cảo của Vũ Hoàng Chương" ( tr. 17) " đã được bà Đinh Thị Thục Oanh (phu nhân VHC) đính chính vào ngày 17 / 7 /1999.
Buổi ấy, tôi cùng nhà thơ nữ Ý Nhi đem sách tặng và thăm vợ nhà thơ quá cố Vũ Hoàng Chương. .
Chữ in đậm ( bold) là nguyên văn ' di cảo thơ Vũ Hòang Chương' .( theo vợ của VHC) .
tờ ĐÍNH CHÍNH kèm theo sách
CHIÊU NIỆM 4 NHÀ VĂN SAIGON/ THẾ PHONG
SAY/ VŨ HOÀNG CHƯƠNG
(nxb Văn Học tái bản, Hà Nội 2003.)
bà Đinh Thị Thục Oanh (bên trái) tới thăm Thế Phong, để cảm ơn đã thay mặt đòi bản quyền tập thơ SAY/ VŨ HOÀNG CHƯƠNG, do nxb Văn Học
tái bản (2003).
(ảnh: Nguyễn Đắc Xuân chụp tại tư thất TP.)
tái bản (2003).
(ảnh: Nguyễn Đắc Xuân chụp tại tư thất TP.)
CHÚNG TA MẤT HẾT CHỈ CÒN NHAU
Sáng chưa tối hẳn tối chưa đành
Gà lợn om sò cả bức tranh
Rằng vách có tai thơ có họa
Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh
Dấu hỏi xoay quanh trọn kiếp người
Sên bò nát óc máu thắm rơi
Chiều nay một dấu than buông dứt
Đanh đóng vào xăng tiếng trả lời
Chúng ta mất hết cả rồi sao ?
Cả đến âm thanh một huở nào
Da trống tơ đàn ôi trúc phách
Đều khổ như khúc hát gầy hao
Đàn mang tiếng đáy mà không đáy
Mất hết rồi sao sợi nhớ thương
Tay phách từ lâu nay lạc phách
Không còn đựng mãi bến Tầm Dương
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Related Articles:
- ThếPhong - vănhọc & nghệ thuật
- VŨ HOÀNG CHƯƠNG- ' ... thơ ta chẳng viết cho đời ...'
- CHIÊU NIỆM 4 NHÀ VĂN SÀI GÒN - Thế Phong- Google B ...
books.google.com/books/.../Chiêu_niệm_4_nhà_văn_Sài-Gòn.html?i ...
- NGUYỄN BÍNH, MỘT VÌ SAO SÁNG : hồi ký HOÀNG TẤN
books.google.com/books/.../ Nguyễn_Bính_một_vì_sao_sáng.html?id
- tưởng nhớ văn nhân, thi sĩ HỒ TĂNG ẤN [HOÀNG TẤN)
+ ĐINH THỊ THỤC OANH( phu nhân thi sĩ tiền chiến VŨ HOÀNG CHƯƠNG
blog Virgil Gheorghiu/ Tp ( July 3rd, 2018.)
+ ĐINH THỊ THỤC OANH( phu nhân thi sĩ tiền chiến VŨ HOÀNG CHƯƠNG
blog Virgil Gheorghiu/ Tp ( July 3rd, 2018.)
===================================================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ