bài liên quan: " về nhạc sĩ Trúc Phương" -- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trúc Phương
Trúc Phương | |
---|---|
Thông tin nghệ sĩ | |
Tên khai sinh | Nguyễn Thiên Lộc |
Sinh | 1933 xã Mỹ Hòa, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Mất | 18 tháng 9, 1995 (61–62 tuổi) Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Thể loại | nhạc vàng |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ |
Ca khúc tiêu biểu | Ai cho tôi tình yêu, Buồn trong kỷ niệm, Chiều cuối tuần, Chiều làng em, Đò chiều, Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Thói đời, Tàu đêm năm cũ... |
Ca sĩ trình bày thành công | Chế Linh, Thanh Thúy |
Trúc Phương (1933–1995), tên thật Nguyễn Thiên Lộc, là nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu tại miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Mục lục
[ẩn]Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]
Trúc Phương sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hòa, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, một tỉnh ở hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ông sinh hoạt văn nghệ tại Ty Thông tin tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn. Trúc Phương bắt đầu học nhạc ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưngchung với Đỗ Lễ, Thanh Thúy, Ánh Tuyết... và lập nghiệp luôn ở đó. Những sáng tác đầu tay của Trúc Phương là hai bản Tình thương mái lá và Tình thắm duyên quê viết vào năm 1957 sau đó là Chiều làng em (1958) và Đò chiều (1959)... Bản nhạc Tàu đêm năm cũ bất hủ của ông được viết vào đầu thập niên 1960, tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính quyền Ngô Đình Diệm có sắc lệnh hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại.
Trúc Phương có số lượng sáng tác gần 70 bài hát, được biết đến từ những năm cuối thập niên 1950 và được phổ biến nhiều trong suốt thập niên 1960 và sau này tại Sài Gòn như: Nửa đêm ngoài phố, Buồn trong kỷ niệm, Thói đời, Hai lối mộng, Kẻ ở miền xa...
Sau 1975, Trúc Phương vẫn còn sáng tác thêm một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương nhưng hầu hết ca khúc này, như ông xác nhận, không thành công lắm, chỉ với lý do: Ông không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ trước 1975. Xin cảm ơn đời là ca khúc cuối cùng Trúc Phương viết tháng 3 năm 1995. Lời ca khúc này có thể coi như những tâm tình, uẩn khúc nhất mà ông muốn gửi lại cho đời lần sau chót.
Nhiều ca sĩ nổi tiếng nhờ trình bày những tác phẩm của ông như Thanh Thúy, Chế Linh...
Cuối thập niên 60, ông có mở một lớp nhạc ở số 33/230, đường Gia Long, Gò Vấp gọi là Trúc Phương Tự Lực đào tạo được một số ca sĩ như Thy Lệ Dung, Thy Lệ Huyền, Chinh Thông, nhưng không mấy thành công.
Năm 1975, Trúc Phương không di tản và sống tại Sài Gòn. Ông vượt biên lần đầu năm 1976 nhưng không thành công, do vậy bị tịch thu nhà số 301 Lý Thường Kiệt, Quận 11. Những năm sau đó ông vượt biên thêm 2 lần nhưng vẫn không thành công. Lúc ra tù, vợ con li tán, ông sống không nhà cửa, không giấy tờ tuỳ thân. Khoảng giữa năm 1985, ông được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long và được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Ðạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Không lâu sau, ông trở về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.[1]
Sau 3 lần vượt biên không thành công, ông không nhà cửa, không người thân, giấy tờ, sống lây lất khắp nơi (các con trai của ông đã vượt biên thành công sang Mỹ & Úc trước đó). Tuy hoàn cảnh rất bi đát nhưng ông chưa hề ngửa tay xin ai một đồng nào, ngay cả những người quen của ông lúc trước. Ông mất ngày 18 tháng 9 năm 1995 vì bệnh sưng phổi, được gia đình an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé.
Lúc Trúc Phương mất, nhạc sĩ Nhật Ngân (lúc này đã định cư ở Mỹ) có viết tặng Trúc Phương bài Gửi người về cát bụi với lời nhạc có nhắc tên một số bài hát của ông.
Năm 2014, lần thứ hai Trung tâm Asia có thực hiện chương trình đặc biệt Trúc Phương - Ông hoàng của dòng nhạc Bolero (DVD Asia 74) để vinh danh ông.
Trúc Linh, con trai ông chia sẻ: "Ba tui không bao giờ uống rượu. Ba lấy má tui trong những năm cuối 50 chớ không phải sau năm 70, năm nay tui 5 bó rồi. Má tui con nhà giáo, gia đình cũng khá nhưng ở Bến Tre. Chiều Làng Em là bài ba tui viết cho má tui. Ông già tui không phải tự học nhạc, mà có thầy dạy đàng hoàng. Chung quanh nhà bà nội tui ở Trà Vinh không hề có tre trúc gì hết ráo, mà nhà má tui ở Bến Tre thì có nhiều. Gia đình tui cũng không nghèo, ba tui thường lái Mazda và Peugeot 404. Thời xưa cũng có lúc khó khăn khi ông còn viết nhạc, nhưng sau này ba má tui làm ăn cũng khá lắm. Khi ‘giải phóng’ vào thì có sa sút, nhưng đó là tình trạng chung của tất cả dân miền Nam thời bao cấp. Gia đình tui có tới 6 anh chị em, có nghĩa là ba và má tui chung sống cũng khá lâu. Họ ly dị vào khoảng năm 1979. Nguyễn Trung viết rằng khi ba tui qua đời, chết chỉ còn đôi dép là nói LÁO. Ông không giàu có gì, nhưng cũng không đến nỗi thê thảm như vậy. Tui đã từng về thăm ông 3 tháng trước khi ông mất, cho thấy điều này ông Trung quá bôi bác gia đình chúng tôi. Nói như ông Trung có nghĩa là các con của ông không hề quan tâm tới ông. Điều này KHÔNG ĐÚNG sự thật. Chúng tôi lúc nào cũng quan tâm đến ông."[2]
Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
- 24 giờ phép
- Áo cưới mùa đông
- Ai cho tôi tình yêu
- Bông cỏ may
- Bóng nhỏ đường chiều
- Buồn một mình
- Buồn trong kỷ niệm
- Chàng trai si tình (Có buồn nào buồn hơn)
- Chắp tay lạy người
- Chiều cuối tuần
- Chiều làng em
- Chín dòng sông hò hẹn
- Chuyện chúng mình
- Chuyện ngày xưa
- Con đường mang tên em (Còn chuyện chúng mình)
- Để trả lời một câu hỏi[3]
- Đêm gác trọ
- Đêm tâm sự
- Đêm trên vùng đất lạ[4]
- Đêm Việt Nam
- Đò chiều
- Đôi mắt người xưa[5]
- Đường chiều cao nguyên
- Hai chuyến tàu đêm[6]
- Hai lối mộng
- Hình bóng cũ
- Kẻ ở miền xa
- Lời ca nữ
- Mắt chân dung để lại[7]
- Mắt em buồn
- Một lần thương nhớ
- Một người đi xa (Sau những lần gối mỏi) [8]
- Mưa nửa đêm
- Mười đầu ngón tay
- Người giãi bày tâm sự
- Người nhập cuộc
- Người xa về thành phố
- Người xóm cũ
- Người yêu lên tiếng
- Nhận diện tình đời
- Những lời này cho em (Cho chuyện chúng mình)
- Nửa đêm ngoài phố
- Sau lưng kỷ niệm
- Siết chặt bàn tay (Văn Khánh)[9]
- Tàu đêm năm cũ
- Thói đời
- Thư gửi người miền xa (Viết thư tình)
- Tiếng chày bên sông
- Tình ca nữ
- Tình người chiến binh
- Tình thắm duyên quê
- Tình thương mái lá
- Tình yêu trong mắt một người
- Trả nhau ngày tháng cũ
- Trên bốn vùng chiến thuật[10]
- Trước mặt tình yêu (Lại chuyện chúng mình)
- Tôi thương tôi
- Tự tình trong đêm
- Tuổi tình yêu
- Vòng tay lửa (Nhận diện thời gian)
- Xin cảm ơn đời
Khác[sửa | sửa mã nguồn]
Sau 1975, Trúc Phương lưu lạc về Trà Vinh, Vĩnh Long và một số nơi khác. Thời gian này ông sáng tác một số ca khúc và tặng bản thảo do chính tay ông viết cho một số bạn bè. Một số bài được biết đó là: Chiều phố huyện, Hoa sách về xa, Trà Vinh trong những tình mật ngọt, Về An Quảng Hữu...
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Bolero và kỷ niệm với nhạc sĩ Trúc Phương
- ^ Đoàn Dự (9 tháng 8 năm 2014). “Nhạc sĩ Trúc Phương và các bản Boléro nổi tiếng”. Văn Học Nguồn Cội. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
- ^ "Cho Dzũng Chinh, thằng bạn vai em, vì đời trôi dạt về miền quê hương tôi. Cho tất cả bạn hữu của Dzũng Chinh vùng KBC 3054."
- ^ Khác với bài Đêm trên đường phố lạ của Tú Nhi.
- ^ Không phải ca khúc mở đầu bằng "Chuyện tình của tôi, tan vỡ từ lâu rồi tưởng không bao giờ còn nhớ...", bài đó của nhạc sĩ Ngân Giang (nhạc sĩ) và có tựa gốc là "Tình Nào Trong Mắt Em". Bài "Đôi mắt người xưa" của nhạc sĩ Trúc Phương là bài Nhớ Người Tình Xưa mà Chế Linh thâu cho Trung tâm Làng Văn.
- ^ Viết chung với Y Vân.
- ^ Tặng ca sĩ Thanh Thúy.
- ^ Có giai điệu tương tự "Mưa nửa đêm" nhưng khác lời ca.
- ^ bài này Trúc Phương viết lời chứ không phải soạn nhạc.
- ^ Có giai điệu tương tự "Chuyện ngày xưa" nhưng được sáng tác sau và khác lời ca.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Vũ Đức Sao Biển, Trúc Phương đi chuyến đò chiều
- Du Tử Lê, "Trúc Phương và những tình khúc đổ vỡ, chìa lìa"
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ