bài liên quan nhà văn nhật tiến: "NHẬT TIẾN" -- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhật Tiến
Mục lục
[ẩn]Thân thế và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Ông sinh ngày 24 tháng 8 năm 1936 tại Hà Nội trong một gia đình trung lưu, có bảy người con (sau có hai người theo nghiệp văn là Nhật Tiến và Nhật Tuấn). Thuở nhỏ, ông học trường Hàng Vôi, rồi học trung học tại trường Chu Văn An (Hà Nội).
Ông bắt đầu sáng tác từ những năm 50 của thế kỷ 20, cả thơ lẫn truyện, sau chép chung vào một tập mang tên là Những bước tiên của tôi (đã thất truyền). Năm 1951, truyện ngắn "Chiến nhẫn mặt ngọc" của ông được đăng trên tờ Giang sơn. Đây là tác phẩm đầu tiên của ông được đăng trên báo.
Sau 1951, khi nhà văn Nhất Linh ra tạp chí Văn hóa ngày nay thì ông được mời đến cộng tác ngay từ số đầu.
Năm 1954, ông di cư vào Nam, đầu tiên sống tại Đà Lạt, chuyên viết kịch cho Đài phát thanh Ngự lâm quân, rồi về Sài Gòn dạy lý hóa cho các trường tư. Hoạt động của ông trong thời gian này là viết kịch cho Đài phát thanh VTVN sau đó về Sài Gòn dạy học tại các trường tư thục. Năm 1953, ông sáng tác nhiều hơn, phần lớn là kịch, đăng trên các báo Cải tạo, Thời tập, Chánh đạo...
Năm 1959 - 1975, ông làm Chủ biên nhà xuất bản Huyền Trân, và làm Chủ bút tuần báo Thiếu nhi (1971-1975) do nhà sách Khai Trí xuất bản. Ông cũng là giảng viên tại Trung tâm Huấn luyện Cán bộ Chiến tranh chính trị thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị của Việt Nam Cộng hòa.[1]
Ngoài ra, ông còn từng là cây viết đều đặn cho các báo Tân phong, Văn, Bách khoa, Văn học, Đông phương...
Năm 1975, ông tiếp tục dạy lý hóa ở trường Hưng Đạo cho tới năm 1979, thì vượt biển qua Thái Lan tỵ nạn rồi định cư tại California (Hoa Kỳ) từ năm 1980. Ở đây, ông viết văn và theo học ngành điện toán, rồi làm chuyên viên sửa máy vi điện toán.
Năm 1998, ông nghỉ hưu. Hiện ông sống ở Santa Ana, California. Vợ ông là Đỗ Phương Khanh, cũng là một nhà văn, nhà báo.
Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
Theo thống kê chưa đầy đủ, số tác phẩm của Nhật Tiến đã in, gồm:
Truyện dài[sửa | sửa mã nguồn]
- Những người áo trắng (Huyền Trân, 1959)
- Những vì sao lạc (Phượng giang, 1960)
- Thềm hoang (Đời nay, 1961 - Giải thưởng Văn chương Toàn quốc 1962)
- Mây hoàng hôn (Phượng giang, 1962)
- Người kéo màn (tiểu thuyết kịch, Huyền Trân, 1962)
- Ánh sáng công viên (?, 1963)
- Chuyện Bé Phượng (Đông phương, 1964)
- Giấc ngủ chập chờn (Đông phương, 1967)
- Vách đá cheo leo (Đông phương, 1965)
Tập truyện ngắn[sửa | sửa mã nguồn]
- Giọt lệ đen (Huyền Trân, 1968)
- Tặng phẩm của dòng sông (Huyền Trân, 1972)
- Tiếng kèn (Văn học, Hoa Kỳ, 1982)
- Một thời đã qua (tủ sách Cành Nam, 1985)
- Cánh cửa (Thời văn, California, 1990)
- Quê nhà Quê người (viết chung với Nhật Tuấn. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1994)
Truyện thiếu nhi[sửa | sửa mã nguồn]
- Đóa hồng gai (Tuổi hoa, Sài Gòn, 1970)
- Lá chúc thư (Huyền Trân, 1971)
- Đường lên núi Thiên Mã (Huyền Trân, 1972)
Các thể loại khác[sửa | sửa mã nguồn]
- Chim hót trong lồng (nhật ký, Huyền Trân, 1966)
- Tay ngọc (bút ký, Huyền trân, 1973)
- Thuở mơ làm văn sĩ (Huyền trân, 1973)
- Thân phận dư thừa (dịch The Unwanted của Kiên Nguyễn, Viet Tide LLC, 2002)...[2]
Năm 2012, nhà văn Nhật Tiến vừa hoàn tất 3 tác phẩm mang tên Hành Trình Chữ Nghĩa, phác họa lại một chặng đường văn học của mình với những thời điểm lồng trong đời sống lịch sử dân tộc Việt.
Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]
Nhận xét khái quát về ông, nhà phê bình văn học Nguyễn Mạnh Trinh đã viết:
- "Có rất nhiều chân dung nhà văn Nhật Tiến: nhà văn của tuổi thơ bất hạnh, nhà văn của hiện thực xã hôi, nhà văn của lưu lạc xứ người, mà mẫu chân dung nào cũng đều có nhiều cá tính văn chương và trong mỗi dòng chữ, mỗi ý tưởng đếu có những thông điệp trao gửi theo"...[3]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ "Phỏng vấn nhà văn Nhật Tiến, Bộ môn kịch trong những sáng tác của ông". Vietstream Xuân Bính Thân 2016. Westminster, CA: 2016. Tr 138-142.
- ^ Danh mục sách chép theo T. Khuê (Từ điển văn học, bộ mới, tr. 1261-1262). Tên và con số trong ngoặc đơn là tên nhà xuất bản và năm xuất bản sách.
- ^ Xem: [1].
Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- T. Khuê, mục từ Nhật Tiến trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ