Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

' sinh hoạt văn nghệ miền Nam [ VNCH] từ 1954- 1973/ trần tuấn kiệt -- (bài đăng lại)

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

'sinh hoạt văn nghệ miền Nam [VNCH] từ 1954 - 1973'/ bài viết: trần tuấn kiệt /nxb hồng lĩnh , saigon 1973.

tựa bài chính'sinh hoạt văn nghệ từ 54- 73/ trần tuấn kiệt
nxb hồng lĩnh, saigon 1973


                                    tác giả tác phẩm/ trần tuấn kiệt
                                                             (các tác giả tác phẩm tiêu biểu văn học hiện đại)
                                                        (bản in lần thứ nhất saigon-viêtnam , saigon 1973)

                               sa giang-trần tuấn kiệt [ i.e. trần tuấn kiệt 1939-    ]
                                                                                (hiện sống ở Sài gòn)


                         sinhot văngh min Nam [VNCH]
                                từ 1954-1973

                                                    TRẦN TUẤN KIỆT

                                             " Công hầu khanh tướng trong thiên hạ
                                                     Rót lại chưa đầy 2 khóe mắt mỹ nhân                                                                                                                                                                                                                                         PHẠM THÁI



    Quán cà phê Gió Bắc ở đường Phan đình Phùng; kể như là một quán văn nghệ đặc biệt của người Bắc Hà di cư vào Nam, nơi các văn nghệ sĩ thủ đô lúc bấy giờ hay đi lại; để cùng thưởng thức từng giọt cà phê , có hương vị ngọt ngào thơm ngát; và, cũng để đôi khi trầm tâm hồn trong sóng tóc mỹ nhân.  Có người bảo cô chủ ấy đẹp với một nhan sắc 'trầm ngư lạc nhạn', hơn cả gái Liêu trai.
    Cô lặng thinh và lạnh lùng với hầu hết văn nhân thi sĩ thời bấy giờ đến đây, để tìm chút sinh khí văn nghệ; nhất là các nhà văn nghệ sĩ miền Bắc di cư-- và, trước thời đại nhà Ngô 'chí sĩ' cầm quyền.
     Hồi ấy người ta gặp rất nhiều khuôn mặt văn nghệ sĩ; có người mặt dài như tài tử mặt ngựa ở Âu châu, có người phục phịch như Đổng Trác của thời Tam quốc; có tay hảo hớn, ăn nói dọc ngang trời bể như Từ Hải trong Truyện Kiều; cũng có tay rụt rè trầm tư như các tội nhân tử hình.  (ngày nay ở miền Nam Việt nam, tội tử hình đã bỏ?).  Dường như thế.
    Và nếu như thế; kể ra nền công pháp của Việt nam tiến bộ hơn các nơi trên thế giới nhiều.  Đó là một sự thật của công lý nước nhà đáng tán dương. 
     (tội tử hình đã bị lên án trong nhiều tác phẩm cao cả của các văn hào lừng danh thế giới; nhất là đại văn hào A. Camus).
     Sau, quán cà phê Gió Bắc -- nghe nói bị dời đi nơi khác-- người đẹp như một hình bóng Liêu trai, tóc mây buông phủ cũng âm thầm đi vào cuộc đời náo hoạt; mà quên đi trong tâm não khách văn thơ. (*)

---
*  một trong những người si mê 'người đẹp như một hình bóng Liêu trai, tóc mây buông phủ...' là Ngọc Dũng; chàng họa sĩ này yêu ; định tiến  tới hôn nhân; sau này chuyện bất thành .  Quán Gió Bấc sau dọn lên đường Nam Quốc Cang (Saigon 1). Riêng tôi [TP] tới đôi lần rồi không tới nữa. Sau 30/4/ 1975; có một lần tôi vào một quán cà phê mở ở mặt tiền đường Gia Long; gặp 'người đẹp Liêu trai, tóc mây bồng bềnh ' vẫn đẹp như xưa  (chồng cô là một thiếu tá  Quân đội VNCH đi học tập) đứng thâu tiền. Khi trả tiền cà phê; cô chủ cúi đầu nhè nhẹ như có ý chào người quen cũ; tôi bèn hỏi  thăm 'cố nhân có phải là cô Khuê không?' Cô mỉm cười, lắc đầu phủ nhận.  Và, tôi chỉ đến quán ấy có một lần duy nhất.  (TP chú thích).

     Những nhà văn, tác phẩm văn học nghệ thuật lúc bấy giờ có một năng lực đấu tranh, chống đối, phản kháng vô cùng mãnh liệt với Cộng sản chủ nghĩa. Họ được huy động triệt để.  Những bậc đàn anh như Nguyễn đức Quỳnh, Vũ khắc Khoan, Nghiêm xuân Hồng, Mặc Đỗ (nhóm Quan điểm), Nguyễn mạnh Côn, Uyên Thao, Thế Phong, Hồ Nam, Vị Ý -- và nhất là nhóm 'Văn Hóa Ngày Nay' từng có kinh nghiệm về Cộng sản Hà nội-- và, tất cả hầu hết những nhà văn miền Bắc di cư vào Nam, tự nhiên khua động lên những tiếng chuông cảnh giác về Cộng sản.  Lúc đó, một số nhà văn miền Nam cũng đã từng đi kháng chiến chống Pháp từng chịu tù đày.  Những người như Tam Ích, như Thiếu Sơn; thì bị chính quyền nhà Ngô hăm dọa, bắt bớ, đánh đập.  Một số [bị đưa] đi Côn Đảo như Trần văn Ân, Hồ hữu Tường; sau này đến Nhất Linh, Trương bảo Sơn+ các đồng chí Việt nam quốc dân đảng ... 

     Các cụ Phan khắc Sửu, Trần văn Hương ..., Vũ hồng Khanh cũng bị lao tù dưới thời Ngô.  Mặc dầu lúc đó; họ chẳng phải là Cộng sản ; mà là những người muốn đất nước được tự do, tiến bộ và bình đẳng đôi chút.
     Về mặt chính trị thuận tiện cho việc kiến quốc xiết bao; nhưng chẳng được sự mến mộ của người dân -- vì các văn nghệ sĩ miền bắc vào Nam chưa gây được sự tin tưởng, hay có nền tảng, gốc gác  sâu trong miền Nam, các tác phẩm thiếu hụt không khí, thiếu nếp suy diễn [với ] đời sống Nam bộ; nên ít được đón nhận, mặc dầu lúc đó những loại văn chương của Ngọc Sơn, bà Tùng Long, Phú Đức + các truyện Tàu như tam quốc chí, như Thủy Hử vẫn đắt khách.

     Các loại sách 'Học làm người' của Hoàng xuân Việt bán chạy như tôm tươi, các loại sách 'Rèn nhân cách ' tập cho thanh niên tinh thần ham thích hoạt động, cải cách xã hội của Nguyễn hiến Lê, các loại sách Việt văn của Nguyễn duy Diễn, Kiêm Đạt, Trần Đỗ [Trần xuân Mỹ], Phan lạc Tuyên ... được tiếp đón nồng nhiệt.  Tinh thần thanh thiếu niên thích xông xáo; cởi bỏ loại hiền nhu, như đất nước miền Nam.
     Tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc vẫn là tiểu thuyết gia lỗi lạc và ăn khách bậc nhất.  Hàng trăm quyển loại tình cảm được tung ra thị trường; đặc biệt các tác phẩm có giá trị như Đò Dọc, như Gieo Gió Gặt Bão; được coi như đại diện cho tiểu thuyết thời bấy giờ.

    Nhà văn Sơn Nam cẩn thận hơn; là một nhà biên khảo có tâm hồn, một nhà trí thức hiểu biết sâu rộng; thỉnh thoảng ông [cho] xuất bản một, hai tác phẩm đều có giá trị nổi bật về văn chương triết lý.  Những thiên anh hùng ca như Hương Rừng Cà Mau, như Bà Chuá Hòn [được] viết trong khung cảnh rừng bụi miền viễn Tây của Việt nam; nơi những cảnh đầm nước mênh mông, muỗi kêu như sáo thổi; điả, vắt, rắn rết lội như bánh canh; và cá sấu, heo rừng, cọp núi , trâu nước + bọn hải khấu tung hoành+ đời sống của một vài người khai phá vùng đất hoang biên địa; như các tay thủy tổ của nhân loại, xuất hiện lần đầu tiên trong thời hồng hoang lịch sử nào.

    Những tác phẩm ẩn uất tình dục của Lê Xuyên [Lê Bình Tăng] bắt đầu xuất hiện nơi các nhật báo.  Nhưng khác với Lê Minh- Hoàng thái Sơn; Lê Xuyên viết về dân quê, một thứ người 'đất' được nhào nặn; mặc tình trong cái hoàn cảnh xã hội phi nhân, bạo lực+ thú tính; từ vùng quê với các ông 'kẹ' đến thị thành+ hàng trăm thứ người nham hiểm tội lỗi gây nên từ thời Pháp thuộc.
     Tiêu biểu cho tác phẩm của Lê Xuyên, của thời đại nhá nhem vừa chấp chánh của họ Ngô; đó là tác phẩm Xinh, một loại tiểu thuyết u ám, thê lương; hiện lên đầy đủ nỗi khốn nạn của kiếp người bị chà đạp.  Với quyển XInh, hoặc Chú Tư Cầu; Lê Xuyên xứng đáng là một tiểu thuyết gia lớn vào bậc nhất ; mà ta có thể so sánh ông với nhà văn Mỹ âm u kỳ bí là W. Faulkner, người chiếm giải Nobel [văn chương] đã khá lâu.
     Lê Minh-Hoàng thái Sơn có cuộc đời la lùng ráo riết hưởng thụ + hoạt động tàn bạo đầy dâm tính.
     Thuở bé, ông được người  Nhật nuôi; đem về đất Nhật một thời gian lớn lên; Nhật lại đem vào đảng Hắc Long -- ông là người  Việt nam có chân trong đảng Hắc Long của Nhật; và hoạt động hầu hết trên đất Trung hoa.        Đến lúc họ Mao lên cầm quyền ở Trung hoa lục địa; Lê Minh- Hoàng Thái Sơn là người duy nhất còn kẹt trong vùng đó. Sau lặn lội qua Áo Môn, Hương Cảng [Hong Kong];rồi trở về luôn Việt nam.
     Thời bấy giờ có nhiều chuyện về Lê Minh- Hoàng thái Sơn.  Kỳ thú là chuyện họa sĩ Hoài Nam kể lại, 'Chẳng biết Lê Minh-Hoàng thái Sơn làm gì; mà lúc vào vùng'Kháng chiến'; lại đắt theo gần hai mươi thiếu nữ, đủ các quốc tịch. (hồi đó là thời kháng chiến chống Pháp). Ông bảo với các 'tay mơ' kháng chiến; hãy để cho ông lập một đài phát thanh, đủ các thứ tiếng trên thế giới.
     Dân kháng chiến cả sợ.  Chẳng biết Lê Minh- Hoàng thái Sơn định làm gì; nhưng chẳng lẽ hại một người có lòng tốt với [kháng chiến]. Rốt lại, chẳng dùng Ông; chúng để cho ông tự do, nuôi cơm một thời gian.
     Nhưng điều này khiến Lê Minh-Hoàng thái Sơn đâm cáu. Thường buổi sớm, chúng có lệ chào cờ; nhưng lúc tập họp mọi người lại nghiêm chỉnh chào cờ; thì Lê Minh- Hoàng thái Sơn và các ả cứ nằm ì ra đó; chẳng chịu dậy chào cờ như mọi người.
     Chẳng lẽ đem giết đi; bèn cho Lê Minh- Hoàng thái Sơn xuống rạch cùng các ả kia ở trong một chiếc ghe; suốt ngày mặc tình ăn, ngủ ...
     Ở đó ít lâu chúng thấy khó chịu; lúc đó Lê Minh- Hoàng thái Sơn lại thuyết phục làm sao đó; lấy được một số tiền 'tống khứ' của họ; mà [sau này ông] thành lập nhà xuất bản Đi & Sống.
    Tác phẩm của Lê Minh- Hoàng thái Sơn viết về các cuộc đời ngang tàng, vũ bão ở khắp nơi mà ông từng đặt chân đến; phần nhiều ông khai thác những chuyến công tác của đảng Hắc Long+ các cuộc cách mạng 'nửa mùa' của các anh chàng mẹ Việt, con [lai] Tây+ các tay kháng chiến bất đắc dĩ. 
    Khác với ngòi bút châm biếm; [kiểu] nói móc họng+ mỉa mai, đùa cợt. Lời văn của Ông được thay vào đó [là tả ] một cảnh làm tình để châm biếm; câu chuyện thật độc đáo, tế nhị đến tàn nhẫn.
    Trong lúc chính quyền nhà Ngô đang chuẩn bị tinh thần dân chúng để hầu vận dụng tinh thần đấu tranh chống Cộng, đang có những dấu hiệu xâm nhập miền Nam.
     Chính quyền đang di dân lập ấp; những vòng đai bảo vệ thủ đô bằng ấp chiến lược, với một số dân trung thành từ miền Bắc vào.  Nhưng cùng lúc đó; các thân hào nhân sĩ miền Nam bị chụp mũ Cộng sản phá hoại an ninh xã hội + các tay anh hùng chống Pháp , lẫn Cộng sản ; như Ba Cụt, như Trịnh mình Thế ... cũng đều bị tiêu diệt.
     Các ấp được lập ra; vì mất lòng dân, không có tác dụng hữu ích vê việc ngăn ngừa CS; mà trái lại.  Cũng như vài thí dụ điển hình trên vùng Thượng; các ấp chiến lược lập ra trong các thôn bản, sau đổi [tên bản làng] là Lệ Xuân ... Lệ Thủy; khiến dân [ miền] Thượng bất mãn bỏ vào rừng sâu. *
---
  * tên bản làng mới  ở Cao nguyên; được đổi thành 'Lệ Xuân ... Lệ Thủy' -- chính là phương danh bà cố vấn Ngô đình Nhu (nhũ danh Trần LỆ XUÂN + trưởng nữ Ngô- đình LỆ THỦY). (TP chú thích).
    
    Biết văn hoá có tác dụng lớn lao mà chẳng hề đặt đúng việc sử dụng văn nghệ vào đúng chỗ hợp tình, hợp lỳ.  Nhà Ngô thất bại, mất lòng dân còn hơn là việc chẳng hề sử dụng đến lợi khí đấu tranh văn hóa.

     Lúc bấy giờ có một phong trào 'dấn thân' vào các miền cheo leo, biên địa ấy; loại văn chương mang về 'thung lũng mây ngàn' của Bích Hoài -- loại văn chương sáng tạo trong 'buôn Thượng', với hình ảnh gió núi mưa rừng của Hàn Giang, của Kiều Thệ Thủy, của Phạm Năng Hóa, của Diên Nghị [Dương Diên Nghị] v.v. ... cũng mang chút tươi mát vào phong trào văn chương chống Cộng, phong trào 'văn chương hiện sinh 'thành phố'. 

     Song song với cuộc chiến tranh lạn, từ bên kia trời;  Khrutchev, đệ nhất bí thư đảng Cộng sản Nga Xô, thủ chỉ điện Kremlin lên tiếng 'làm cỏ' Tây Đức, Thổ Nhĩ Kỳ; lớn tiếng đe dọa các cường quốc Tây phương, vì sự thành công của 5 địa cầu vật lý học; và vệ tinh nhân tạo Sputnik thứ nhất được đặt vào quỹ đạo.  Tuy nhiên, đàn ph1p ấy chẳng làm ai kinh sợ.

    Ở' Đàm trường Viễn kiến' -- một thứ 'Salon littéraire' ; cụ Nguyễn đức Quỳnh tuyên bố: " Rồi đây Trung hoa lục địa cũng có bom nguyên tử.  Nhưng loại bom này chỉ được kéo ra ngoài thử ở sa mạc; chớ chẳng có phi cơ kiểu B52 để chở bom , như các nước siêu cường Anh, Mỹ mà ném.  Vì bom nguyên tử của Trung Cộng có thể được nước Anh viện trợ kỹ thuật ..."


                                                nguyễn đức quỳnh [ảnh: trần cao lĩnh
                                                              (Bt)


                           nhà văn nguyễn đức quỳnh  [1909-- 06/06/ 1974 saigon]
                                          (tạp chí VĂN (chủ nhiệm: Nguyễn đình Vượng] kỷ niệm về nhà văn Nguyễn đức Quỳnh)
                                                                                    (Bt)

    Để làm gì/ Có thể Anh, Mỹ sẽ lại 'bồ bịch' với Trung Cộng; dùng Trung Cộng để khống chế Nga Xô. 

    Cũng tại Đàm trường Viễn kiến, [nhiếp ảnh gia] Nguyễn cao Đàm nói về  nghệ thuật' chụp hình' -- nôm na là nhiếp ảnh. Với nghề chụp hình này, Việt nam đã ghi những nét son đậm; nâng nghề chơi đầy nghệ thuật lên hàng quốc tế.
    Với các bức ảnh nghệ thuật đầy công phu sáng tạo, nhà chụp hình [Nguyễn cao Đàm] của Việt nam đã vượt lên hàng nhất, nhì thế giới.
     Nguyễn cao Đàm lúc đó được huy chương Vàng; nhưng chẳng được ra ngoại quốc lãnh thưởng. Và; nghe nói muốn lãnh huy chương Vàng nhiếp ảnh quốc tế này; họ Nguyễn phải 'đóng thuế' gì đó; nên cái huy chương Vàng vẫn chưa về tới tay họ Nguyễn. (vào khoảng những năm 1958, 1959 ?).

     Những năm đó thì tài tử diễn xuất Mỹ tài ba là John F. Kennedy đã thắng tài tử tổng thống Mỹ bây giờ là tổng thống Nixon; được [đa số] phụ nữ Mỹ bỏ phiếu, làm mưa gió; gây sôi nổi dư luận quốc tế về vụ Cuba-- khiến những dàn hảo tiễn Nga Xô phải lập tức được tháo gỡ ra, mang về lại ... Nga Xô.
    Cả thế giới ớn lạnh (thế giới Âu, Mỹ); vì hành động quyết liệt này;  Nikita Khrutchev 'xếp re' -- và John F. Kennedy tăng uy tín; phụ nữ lại được một phen vỗ tay hoan hô.
    Nhưng chẳng phải phụ nữ; mà cả những kẻ yếu, những tâm hồn da đen cũng tán dương; chỉ có một số nhà đại tư bản, chế võ khí; là hè nhau ..'giết nó đi!" -- và, rồi một viên đạn từ lầu cao được nổ xuống;  kết liễu tính mạng vị tổng thống hào hoa này -- chỉ vì John F. Kennedy muốn giải quyết nội vụ trên thảm xanh, hơn là trên bãi chiến trường.
     Chánh quyền nhà Ngô có vẻ hậu đãi các văn nhân nghệ sĩ; và bạc đãi các đoàn thể tôn giáo chống đối; [rồi Ngô đình Diệm] cũng đi trước John F. Kennedy về ... hỏa ngục, hay thiên đàng; ta chẳng biết [nữa]


                                     "... rồi Ngô đình Diệm (bên phải)cũng đi trước John  F. Kennedy về ... hoả ngục, 
                                                         hay thiên đàng ; ta chẳng biết nữa.".(TRẦN TUẤN KIỆT)
                                                                                     (ảnh: internet)
                                                                                           (Bt)

     Nhưng; một cảnh niết bàn  chuông mõ ồ ạt; chùa chiền mọc ra như nấm; thầy sãi, tăng ni đi chật đường, chật ngõ.  Cái cảnh đất Di Lặc hiện ra ở đây chăng?
     Than ôi! 'Nhất tướng công thành vạn cốt khô'.
     Than ôi! 'Đống xương vô định đã cao bằng đấy'.
    mà các danh tướng miền Nam [VNCH]; sau khi đã lật chế độ nhà Ngô đã tạo nên.  Họ chẳng dừng bước chân lại được; trong cái đà CS cứ mở toang hằng chục đường mòn  Hồ chí Minh; đã đem vũ khí vào Nam, qua ngả Hạ Lào. 

    Thời đó, Nguyễn mạnh Côn, bậc đàn anh văn nghệ chống Cộng; có lý thuyết + kinh nghiệm; nắm quyền tờ 'Chỉ Đạo' + tung ra quyển 'Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử , 'Cuộc Xử Án Trong Vùng Tề; hay các tiểu thuyết 'chở đạo' (văn dĩ tải đạo), như quyển'Mối Tình Mầu Hoa Đào'.
     Riêng quyền 'Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử' của ông, được ký tên Nguyễn Kiên Trung.  Có lời tựa đặc biệt như sau:
     "Vào cuối tháng chạp năm ngoái, anh Nguyễn đình Vượng đã in xong cuốn 'Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử' này của tôi.Tập san 'Chỉ Đạo' có thịnh tình báo tin là sang đầu tháng Giêng (1958), chúng tôi sẽ có sách bán.  Kể từ bấy giờ; chúng tôi có khá nhiều bức thư hỏi thăm.  Nhưng cuốn sách vẫn chưa ra được; cho đến nay đã sang tháng Năm ... Cuốn sách không ra được, vì thiếu hẳn 1 khuôn 16 trang đầu. Khuôn này không in được vì chúng tôi chưa có bài tựa.  Tôi vẫn đinh ninh xin một bản văn viết cho mấy lời giới thiệu. Hoặc nữa-- tôi nghĩ vậy -- tôi có thể tự mình bày tỏ nhưng nguyên nhân vì đâu tôi tạo được cuốn sách. Từ 5,đến 7 trang cữ là việc làm trong 1 đêm.  Thế mà hơn 1 trăm đêm qua, chúng tôi vẫn chưa có bài tựa. Hay nói cho đúng; trong số 7, 8 bài đã viết xong, chúng tôi không tìm được bài nào tương xứng với cuốn sách. ... (*)
---
*'tác giả để 16 trang đầu chờ 'bài tựa của Nguyễn đức Quỳnh viết cho cuốn' Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử'-- nhưng chờ mãi không thấy tăm hơi; mà gần kề ngày nộp dự thi Giải văn chương Tổng thống sắp đáo hạn. Lần chót, tác giả đến gặp chủ soái Đàm trường Viễn
 kiến /Nguyễn đức Quỳnh; thì được hẹn 'bài tựa sẽ được đăng trên tuần báo Nắng sớm' (cơ quan chủ quản là Phong trào cách mạng Quốc gia; chủ tịch là Trần chánh Thành; ông này thuê Lê văn Siêu làm chủ bút). Cho đến một ngày; tác giả  thấy bài báo đăng trên báo 'Nắng Sớm', ký tên Duy Sinh (trưởng nam Nguyễn đức Quỳnh) --  Nguyễn mạnh Côn thất vọng đến nhà Nguyễn đức Quỳnh xin lại bản thảo. Tác phẩm 'Đem Tâm Tình viết Lịch Sử/ Nguyễn KIÊN TRUNG ;sau được Giải Văn chương toàn quốc. (TP chú thích)

    Đó là một lời tựa sắt đá của quyển 'Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử'; người ta còn bắt gặp một số tác phẩm nói về vận mệnh+ cuộc vận động trí thức tiểu tư sản; qua Nghiêm xuân Hồng, Hoài Đồng Vọng (Nguyễn đức Quỳnh), Mặc Đỗ, Vũ khắc Khoan -- và các nhà văn trong 'Tự Lực Văn Đoàn'; như Thế Uyên, Tường Hùng, Duy Lam v.v. ....

    Cuộc vận động trí thức chống lại tư tưởng + hành động của CS; nhóm Quan điểm đã thành công.
    Nhưng nhóm Quan Điểm có những nhà trí thức tạo được thời thế; hơn các nhà trí thức có vẻ chống đối lại họ; [đó là] các trí thức Hiện sinh.  Đại diện là Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Dương Nghiễm Mậu, Hồ Nam ... 

   Và một người nổi bật, lạc lõng một mình ... là Thế Phong.

 Phạm công Thiện + Thế Phong (giữa)Đinh Cường ở Dalat 1962
   (ảnh sưu tập của họa sĩ Đinh Cường)

trang 2+ 3 NHÀ VĂN TÁC PHẨM CUỐC ĐỜI/ THẾPHONG
(bản in typô của nxb Đại Nam Văn Hiến, Saigon 1964)
                                        THẾ PHONG NHÀ VĂN TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI -- bìa: Nghiêu Đề 
                                                                              (Đại Ngã tái bản, Saigon 1970)


                               THEPHONG THE WRITER THE WORK THE LIFE - autobiography
                                         Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1970 'bị'  Amazon, AbeBooks, Rulon-Miller Books   v.v..
                                                             rao bán trên toàn cầu; mỗi USED/Paperback, bán tời $650 US/cop


   Trong quyển 'Nhà Văn Tác Phẩm Cuộc Đời'; Thế Phong bàn đến chuyện riêng tư (các tác phẩm nào mà chẳng riêng tư, tuy có sử dụng bút pháp khác nhau) Thế Phong như một tấm cửa hậu có nhiều màu, soi rõ tất cả cuộc đời, văn học nghệ thuật+ chính trị của thời kỳ bấy giờ của các văn nghệ sĩ; cả nhân vật, cả chính quyền.  Quyển sách gây nên những 'ân oán giang hồ'-- và khiến cho một số nhà văn quen lối trầm tư mặc tưởng phải cau mày, đến độ sửng sốt!

    Thế Phong được mệnh danh là côn đồ, hay du đãng văn nghệ.
    Nhưng quyển 'Nhà Văn Tác Phẩm Cuộc Đời' trong thời đại tranh tối tranh sáng; đó là một quyển có giá trị tiêu biểu về nếp suy hành của những người được mệnh danh trí thức thời đại. Nói thẳng, nói ngay; để cho mọi người đỏ mặt, xanh mặt, tái mặt, chạy mặt.  Đó là lối viết trong tác phẩm của ông.
    Một người được hầu hết các nhà xuất bản, các anh em văn nghệ ... xa lánh. Trừ những kẻ 'rách trời rơi xuống, từ biển mò lên' mới chịu chơi với Thế Phong; những kẻ đó cũng đồng tính giang hồ hảo hớn như vậy.
    Sách của Thế Phong tự in lấy, ông tự lập ra nhà xuất bản 'Đại Nam Văn Hiến' ban đầu in
ronéo ; sau, bìa được in  theo lối 'typo'.  Ông in và sáng tác đủ loại: văn thơ, triết lý, bình luận, dịch của mình+ bạn bè.
    Dường như nhà văn Nhị Thu, Cao Thế Dung, nhà phê bình cũng có chân trong 'Đại Nam Văn Hiến' của Thế Phong.
    Cao Thế Dung có in quyển phê bình thi ca; viết rành mach về các nhà thơ hôm nay. So sánh Cao Thế Dung với Nguyễn đình Tuyến viết biên khảo, phê bình về thơ -- [thì] hai người này; Cao Thế Dung sâu sắc hơn.   Nguyễn đình Tuyến mỗi khi hỏi đến một nhà văn, nhà thơ nào; ông hay hỏi 'học lực ra sao, đỗ đạt được bằng cấp nào'. 
     Kể ra, Nguyễn đình Tuyến có vẻ trọng bằng cấp hơn là nghệ thuật sáng tác.  Nhưng dù có tốt nghiệp Sorbonne ra (*) mà dường như ông có quý chuộng văn học nghệ thuật; ông không có sự cảm thông sâu sắc là bao nhiêu. 
---
*  các cuốn sách của tác giả Nguyễn đình Tuyến; như 'Những nhà thơ hôm nay' chẳng hạn -- ở bìa 4, thường in tiểu sử +ảnh;'tự bốc' là 'học hàm thụ Đại học Sorbonne/ Paris' --  bằng tốt nghiệp chính qui, đôi khi còn khó tìm được xuất xứ năm ra trường chính xác; huống hồ là hàm thụ ?  (BT chú thích)

    Còn Cao Thế Dung thì lại có tật 'đọc tác phẩm ôm đồm, không nhìn ra một số tác phẩm giá trị như thế nào cả'. Chỉ nhận xét chung chung; rồi nhận xét toàn bộ đạt định giá trị của tác giả; 'người thế này, người thế khác'.  Cũng như trong tác phẩm của tác giả; ngoài nhận định về 'Triều Miên Ngâm Khúc'  [một thi phẩm của Sa Giang-Trần Tuấn Kiệt] khá cẩn thận; rồi Cao Thế Dung bảo 'tác giả sáng tác hàng ngàn bài thơ, nhưng bài nào cũng có không khí giống nhau'.  Cái nguy hại của việc phê bình là như thế. Tác giả [Sa giang- Trần Tuấn Kiệt] viết và in khỏang 15 tập thơ; mỗi tập một chủ đề, mỗi tập khác nhau; cả nghệ thuật, cả tư tưởng. Chưa chắc Cao Thế Dung  đã đọc hết, số tác phẩm in trong một tập thơ; đừng nói chi đến toàn bộ tác phẩm; mà nhận định quyết đoán như vậy-- mặc dầu anh [Cao Thế Dung] đầy thiện chí.
    Anh [Cao Thế Dung]; kể ra gần với Dương hùng Cường, bạn tâm tình với tác giả [Trần tuấn Kiệt] từng tuyên bố rùm beng trên nhật báo, trong quán nước, "thơ mầy thì hay; mà văn thị 'ẹ' quá!". Anh [ta đâu] có đọc những tác phẩm như'Tiếng Đồng Nội' , như 'Màu Kỷ Niệm', như 'Mê Cung' ; đó là các tác phẩm truyện dài của tác giả [Trần tuấn Kiệt]đâu?   (...)  (*)
    Tuy nhiên giọng Dương hùng Cường là giọng dễ thương, không có ác ý  ... khác với nhận định ra vẻ trang trọng như Cao thế Dung, "đọc một hai bài, năm bảy bài của T.T.K. thì khoái; mà đọc hàng mươi bài; hàng trăm ngàn bài thì nhàm chán." (...) Tôi một  rất quí tư cách Cao thế Dung; nhưng rất buồn, vì lối nhận định của anh. (...)
---------
* (...) -- tạm lược một số dòng chữ; có thể nhiều, hoặc ít. (Bt).
  
    Không khí đầy thảm hoạ của cuộc chiến; khiến một số tác giả phải bỏ cuộc.  Nhất là các văn nghệ sĩ trẻ; vừa vào đời, đã lăn thân vào vòng chiến đấu để chống  ... CS.  Các bậc đàn anh thấy 'cơ đồ rách' cũng ngán ngẩm hết muốn đua tranh, tạo dựng. 
   'Ý thức bùng vỡ, Ý thức mới' đầy phẫn nộ cuồng bạo của Phạm công Thiện; được tuổi trẻ đón nhận ồ ạt; ấy cũng vì tâm hồn người trai trẻ trong sóng gió muốn nương vào chiếc bè gỗ trên sóng gió; mà đỡ bớt chới với trong Mê cung địa ngục. 
    Phạm công Thiện sinh ngày 1-6-1941 tại Mỹ Tho là tên thật trong một gia đình vọng tộc ở đây. Bỏ nhà lên Saigon; biết nhiều sinh ngữ một cách tường tận, lỗi lạc. Gia đình bị phá sản, Phạm công Thiện buồn; đã có lúc đi tu; rồi sang Pháp, Mỹ, Ấn độ, Thụy Sĩ, Nhật v.v.... ngao du một thời gian.-- gặp thượng tọa Thích Minh Châu mời về làm khoa trưởng Văn khoa ở Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo.
   Nơi đây, ông đã trước tác rất nhiều; thơ văn sáng tác có Ngày Sinh Nhật của Rắn + bộ sách biên khảo triết lý Ý Thức Mới trong Văn nghệ và Triết Học. Rồi đến các bộ Hố Thẳm Tư Tưởng, dịch Triết học là gì? Về thể tính của chân lý (Martin Heidegger); nhất là các sách của Krishna Murti, Faulkner v.v.  ... 
   Đang trước tác các tác phẩm giá trị; thì Phạm công Thiện bị Nguyên Sa- Trần bích Lan (núp dưới cái tên Lê Hải Vân) công kích dữ dội. Ông có viết một số bài để phản công kích; nhưng chưa ngã ngũ ra sao, thì ông tỏ ra chán nản -- bỏ trường đại học Vạn Hạnh lên đường phiêu du ở các chân trời Tây phương  xa xăm; bỏ lại cuộc bút chiến sau lưng. Với hình ảnh: 

                                                                 Ta ngang nhiên đi trở lại núi rừng
                                                            Một mặt trời đỏ máu hiện sau lưng
                                                                                                     ĐINH HÙNG

Phạm công Thiện là một trong số những nhà thơ (vài ba người lỗi lạc nhất) của miền Nam hiện đại.   ..  ./.


SA GIANG- TRẦN TUẤN KIỆT

(trang 5- 28  TÁC GIẢ TÁC PHẨM/ CÁC TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU HIỆN ĐẠI)

   phạm công thiện [1941-- 2011 usa] (ảnh: internet)


                                              ---------------------------------------------
                                                          bài đăng lại ( May 7. 2018)
                                                           blog Virgil Gheoghiu/ Tp
                                             ============================

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ