Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

' một vài bà iđăng trên blog CAO MỴ NHÂN' [ i.e. cao mỵ nhân sapa 1939- ]


ĐOÁ HOA VÔ ƯU/ CAO MỴ NHÂN

Đã gửi từ iPad của tôi
Bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: NHAN CAO <caomynhan91>
Ngày: 09:07:22 GMT-7 Ngày 10 tháng 05 năm 2018
Đến: diegonguyen
Chủ đề: ĐOÁ HOA VÔ ƯU. CAO MỴ NHÂN
ĐOÁ HOA VÔ ƯU/ CAO MỴ NHÂN

Không biết cây vô ưu cao thấp to nhỏ thế nào, nên cành vô ưu cũng là trong tưởng tượng đối với tôi, xin quý vị tha lỗi cho một kẻ tò mò, ham hố, nhưng đầy thiện chí.
Nhưng hoa vô ưu thì hình như tôi có vài lần thấy thấp thoáng trong tâm tưởng…
Đóa hoa ấy không rõ nét, lại càng không thấy mầu sắc rõ ràng…nó mơ hồ thoắt ẩn, thoắt hiện, trên trang giấy khói hương, hay là ở một không gian nào huyền ảo khó nhận ra được nơi đâu trên thế gian này…
Tôi cứ bâng khuâng, rồi lại băn khoăn tự hỏi: ” Hay là mình hệ lụy quá, nên không được hưởng phút giây thanh thoát cao vời, thưởng lãm hương vô ưu đang ngạt ngào tỏa khắp đó đây …
Nhưng phải năng đến chùa, có đến chùa không mà đòi thấy hoa vô ưu chứ.
Cũng đến nhưng không thường xuyên.
Hôm xưa về Già Lam, bạn đạo dắt tới một gốc cây thật to, lối cổng đi vào Chùa, bên tay phải, bảo rằng đó là cây bồ đề.
Mình nhìn kỹ cây bồ đề, tưởng tượng Phật tổ ngôi ngay ngắn, thẳng thớm dưới gốc cây bồ đề, ở xứ Phật xa xôi…
Mình lén hỏi: ” Còn cây vô ưu chỗ nào, xin chỉ cho tôi biết với”
Người bạn đạo chợt nghĩ chắc tôi không phải Phật Tử mới hỏi dớ dẩn thế, bèn nhìn tôi từ đầu xuống chân, ăn mặc tầm xoàng, hỏi sao tới chùa mà không mặc áo tràng, còn ngơ ngẩn thăm hỏi …tào lao .
Làm gì có cây vô ưu, đóa hay hoa vô ưu thôi chớ, sao hỏi lôi thôi vậy, may mà không gặp thầy, đóa hay hoa vô ưu luôn nở trên tay Phật.
Hoa vô ưu từ lòng Phật, tâm Phật mà ra …
Phải tu tâm, dưỡng tính, ngay lành, từ bi hỉ xả…nghĩa là phải tôn trọng, thanh tịnh ghê lắm mới thấy được hoa vô ưu ấy.
Thế thì …lâu quá, làm sao thấy được ngay …
Ô hay, nội cái tính nôn nóng của chị, đã cho mọi người thấy, và cả bản thân chị cũng thấy không có hoa vô ưu trong tâm hồn, trong tư tưởng chị rồi.
Thế phải làm sao ?
Phải chấm dứt ngay sự việc nôn nóng, vội vã, tồn tại trăm thứ suy nghĩ trong đầu óc chị, mới …vô ưu được chớ, phải không, thử nghĩ xem…
Bạn đạo cười: ” Tự mình sẽ tìm thấy hoa vô ưu đó, xưa tôi cũng vậy, nhưng bây giờ thì đóa vô ưu đó luôn tươi tốt trong lòng tôi đấy “.
Bạn đạo lẻn đi mất, còn mình tiếp tục hoang tưởng, giữ mãi cái trạng thái đó lênh đênh về nhà.
Vô ưu ? Là không ưu tư, không suy nghĩ, không buông mình theo những tạp niệm vô cớ, vô tình …mà xả bỏ hết, đạt tới tuyệt đỉnh của chữ vô: vô ưu.
Chắc cũng…khó lắm, nhưng phải kiên trì, phải nhìn tấm đại gương, coi mức chiếu sáng tới đâu, để phẩm chất tiến tới, không quá lố, vì tính chất vô ưu trước nhất phải tự nhiên.
Anh mỉm cười lửng lơ, một chút khôi hài, vì anh biết mình đã từng nhận một vài ” công tác ” với đám đông, trong sinh hoạt xả bỏ, nhưng phải hỉ xả, nghĩa là cho đi, vứt đi một cách vui vẻ …chớ đừng chấp nhận như bắt buộc.
Nhưng chính mình cũng thoáng chút nghi ngờ, sự cố gắng làm việc thiện, lại không phải cho đối tượng tha nhân cần thiết, mà là cho bản thân người muốn đi ban phát.
Tôi có thể chứng minh với quý vị, một nhà thơ nữ bậc chị của tôi về tuổi tác, đã bất bình câu nói …trung thực mà tôi không cảm thấy hối hận, rằng : ” Từ bi chỉ có ở trong chùa ” .
Tại sao tôi lại nhận định vậy ? Vì quả thực tôi đã chứng kiến nỗi giận, hay phải nói là cuộc giận của bà chị nêu trên.
Bà đã gạt phứt những lý luận của mọi người đóng góp về danh xưng và danh nghĩa ” từ bi hỉ xả “, cứ cho là mình đúng vì mình, là họ không phải tôi, đã ở chùa suốt thời gian 24/24 giờ, 7/7 ngày một tuần, chỉ vì muốn xả hết, nhưng cứ gây cho người khác ấn tượng sân khiếp đảm của bậc …chân tu.
Thành ra áo không mặc qua khỏi đầu là đúng, các cụ cố dân tộc ta, ít có dịp đánh giá sai con người:
Thứ nhất là tu tại gia
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa .
Bây giờ đã nhiều nhân vật tiếng tăm một thời qua đời rồi, nhưng quả ” ngựa chết để da, người chết để tiếng “, tôi có thời quen thân với quý phu nhân của các thi sĩ nổi tiếng như nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh hiền thê của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, rồi phu nhân của thi sĩ Đinh Hùng.
Quý bà nêu trên thực sự ” từ bi hỉ xả ” đến nỗi hàng chục ( tôi không dám nói hàng trăm ) giai thoại tình trường của nhị vị thi gia lớn, mà có gây điều tiếng gì trong gia đình quý vị đó đâu, nếu không phải quý phu nhân ” từ bi hỉ xả ” à ?
Nhưng có một nghĩa cử cao đẹp, mà chúng ta cũng nên biết về tấm lòng” từ ” cùng với nghĩa ” xả ” mà người nghệ sĩ diễn ngâm hàng đầu của Tao Đàn, Tiếng nói thơ văn miền nam tự do, đó là nghệ sĩ Hồ Điệp, một lần chị rủ tôi đến cuối đường Trương Tấn Bửu nối dài, Phú Nhuận, để thăm xã giao cụ thi sĩ Đường luật Như Ý.
Tôi thấy chị Hồ Điệp ôm khư khư một gói giấy báo trước ngực. Tôi hỏi chị mang gì vậy ? Chị bảo: ” Đó là mấy cái áo tuy cũ nhưng bà hai cụ thi sĩ Như Ý thích lắm, chị đem biếu bà ấy”
Sau 30-4-1975, dẫu cho ở Saigon xa hoa, sang giàu, nhưng nhà nào cũng kiệt quệ vì chủ nghĩa vô sản đó, 2 con trai nữ nghệ sĩ Hồ Điệp over sea tới Mỹ, chưa có tin tức, chị vẫn chia cho bạn gái niềm vui, dù thiếu thốn.
Chị kể là, thi sĩ tài tử Như Ý,
Đã phải làm thơ vì hoàn cảnh 2 bà của cụ:
Bà lớn cóc cóc, coong coong ( gõ chuông niệm Phật)
Bà bé lịch kịch chùi xoong dưới nhà ( rửa chén, nồi niêu …) Tất nhiên chị tặng bà bé của cụ thi sĩ nêu trên .
Tôi chẳng có ý tán rộng danh tính ” vô ưu” qua sự việc tầm thường nhất . Song, để đạt tới tiến trình “vô ưu” đôi khi dễ mà khó, hay ngược lại .
Cái tâm là chính, nếu vô tâm, vô tính, vô lý, vô lễ …thì cũng gian nan mới tới được bờ giác . Phải ở bờ giác mới đạt được 2 chữ ” vô ưu”.
Đồng thời theo thiển ý của tôi, có mon men tới được bờ giác cũng mệt nghỉ…
Thế nên, với tôi thôi, tràn đầy say đắm, mê si…để làm thơ, thì chắc chẳng thấy được đóa vô ưu nở hoa trên tay Đức Phật, Đấng chủ thuyết ” từ bi hỉ xả ” cho đời bớt chuyện khổ tâm , xây dựng hành trình ” vô ưu” để tự cứu mình ra khỏi …bản ngã phức tạp, mê lầm suốt kiếp …

CAO MỴ NHÂN
-đã gửi từ iPad của tôi

HOA NÂU/ CAO MỴ NHÂN

Đã gửi từ iPad của tôi
Bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: NHAN CAO <caomynhan91>
Ngày: 21:02:08 GMT-7 Ngày 09 tháng 05 năm 2018
Đến: diegonguyen
Chủ đề: HOA NÂU. CAO MỴ NHÂN
HOA NÂU CAO MỴ NHÂN

Chùm hoa nâu nở rợp trời
Phố sầu dĩ vãng của người trăm năm
Sắc hoa sao lại lặng thầm
Khiến toàn lá biếc như trầm tư thêm
Tại sao không nói yêu em
Từ khi hạnh ngộ cho thêm tháng ngày
Để làm chi hỡi vòng tay
Đã không xiết chặt được giây phút buồn
Ố ồ hoa nở sắt son
Nếu ai chưa thấy, ngó mòn mắt thơ
Hoa vàng hoa tím mộng mơ
Sao hoa lại đậm mầu tơ rối tình
Mời anh đến ngắm bình minh
Hoàng hôn cũng vậy hoa xinh tươi hoài
Hoa nâu buông thả phương đoài
Từng chùm phủ kín song ngoài nhà em…
CAO MỴ NHÂN
- đã gửi từ iPad của tôi

GỞI ĐI XA/ CAO MỴ NHÂN

Đã gửi từ iPad của tôi
Bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: NHAN CAO <caomynhan91>
Ngày: 08:27:20 GMT-7 Ngày 09 tháng 05 năm 2018
Đến: diegonguyen
Chủ đề: GỞI ĐI XA. CAO MỴ NHÂN

GỞI ĐI XA/ CAO MỴ NHÂN

Thường trong văn chương Hán Nôm xưa, có những cảnh rất thực tế, mà cũng rất …cổ phong. Tôi chẳng biết nói thế nào cho đúng, nhưng trộm nghĩ, dùng chữ “cổ phong” có vẻ được.
Số là tôi muốn kể một chuyện buồn… cổ phong, nhưng cũng đời nay. Hoá cho nên tôi sẽ dấu bớt những phong hoa tuyết nguyệt Đường thi, mà chỉ đề cập tới ” chuyện như tưởng niệm ” một bậc nữ lưu nào khi đã âm dương cách trở.
Bắt đầu Tiểu Bích gởi cho tôi sau khi đọc 2 bài nhà thơ Trần Từ Mai dịch Ký Viễn của Lý Bạch và Giang Lâu Thư Hoài của Triệu Hổ .
Hôm nay đặc biệt chỉ nhắc tới Ký Viễn Lý Bạch mà nhà thơ Trần Từ Mai dịch là:” Gởi đi xa “.
Vậy nhà thơ Trần Từ Mai gởi gì, cho ai đi xa ?
Thì đang nói chuyện thơ, nên gởi thơ cho nhân vật nữ đi xa ,
” Chăn thêu cuốn gọn ai nằm
Ba năm vẫn lắng âm thầm dư hương…”
( Trần Từ Mai )
Nguyên bản là:
Sàng trung tú bị quyển bất tẩm
Chí kim tam tải văn dư hương
( Lý Bạch )
Diễn nghĩa:
Trong giường chăn thêu đã cuốn lại, không ai nằm
Tới nay đã ba năm, vẫn còn nghe hương thừa
( Trần Từ Mai )
Hai câu này sui ta nhớ đến 2 câu vua Tự Đức khóc Bàng Phi:
” Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi…”
( Vua Tự Đức)
Tiểu Bích thấm ý câu :
” Ba năm vẫn lắng âm thầm dư hương” nhà thơ Trần Từ Mai dịch, nói lên nỗi buồn trống vắng của một người nhớ một người, mà biết chắc không bao giờ gặp nữa .
Do đó, Tiểu Bích chia sẻ cho tôi đọc 2 bài thơ dịch của nhà thơ Trần Từ Mai viết, đặc biệt câu :
” Ba năm vẫn lắng âm thầm dư hương ”
Được dùng làm tiêu đề cho nội dung thư qua thư lại giữa Tiểu Bích và tôi.
Tôi vốn sính hồi âm kiểu thơ khứ hồi xướng họa này, tôi bèn viết bài thứ nhất gởi Tiểu Bích, ý nói về câu chuyện 3 năm trên.

BA NĂM HƯƠNG LỬA
Ba xuân nào đủ chuyện trăm năm
Chắc phải thiên thu ấm chỗ nằm
Khi cỏ vàng trời trên mộ đất
Lúc nàng xanh tóc buổi cài trâm
Người đi hoa úa tàn thương tiếc
Ta đợi trăng xa xót lỗi lầm
Khách vắng bao lâu chưa trở lại
Thời gian ấp ủ tháng ngày câm …

Hawthorne. 12 .AM. 23-7-2017
CAO MỴ NHÂN

Tiểu Bích hồi đáp :
…Chưa ngớt đóa hương, chị đã xong nhất tuyệt tác…
…Bài của chị khiến em đọc xong lại ngẩn ngơ, mong bài thơ dài thêm…
Làm sao dài thêm được trừ phi MỴ tỷ làm thêm thử họa với chính mình .
Tự mình xướng họa không cô đơn đâu, mà chính là sự thanh vị tao nhã .
Chao ôi, người đẹp văn khoa Hán học này, khiến chi cũng có vẻ như ý thiên hạ quá .

Cao Mỵ Nhân lãnh ý đề bài tự họa ngay :
LÃNG ĐÃNG BÊN TRỜI

Khách vẫn bên trời rỡn tháng năm
Cho ta hờn tủi nỗi riêng nằm
Đêm qua thơ đến còn chưa tạ
Sáng tới tình tan mãi thả trâm
Cứ tưởng xuân tàn, nên nhận lỗi
Nào hay tuổi ngọc, chắc không lầm
Người ơi, e cũng như mình nhỉ
Tuyệt đỉnh sầu thương bóng dáng câm ...

Hawthorne 11.11 AM 23-7-2017
CAO MỴ NHÂN

Tiểu Bích xuất thân “Văn Khoa”, là đệ tử của giáo sư Trần Huy Bích, tức thi sĩ Trần Từ Mai nêu trên , có lẽ cảm kích 2 bài dịch của giáo sư thi sĩ, nên có ý cho tôi và quý vị phụ nữ đọc dể thấy cái hay, của một nhận định bao dung từ bậc thầy Tiểu Bích như sau:
…Tất cả những người nữ trong thế gian theo ” giáo sư” trên, bất cứ người nữ nào sau khi từ biệt cõi đời này, cũng xứng đáng được chồng( hay ý trung nhân ) nghĩ tưởng nhớ đến bằng những lời lẽ tình cảm chân thành như thế …
Cuối cùng vị giáo sư thấy tôi múa gậy vườn…hoa ( không phải vườn hoang đâu nhé) của anh, người đang luyện kiếm bên trời, nhân vật thơ của Cao Mỵ Nhân, giáo sư Trần Huy Bích bèn họa một bài cho đệ tử, cũng là nghĩa muội ông, để nàng chuyển cho Cao Mỵ Nhân tôi, làm tài liệu xướng họa cho vui.

TRẦN TỪ MAI KÍNH HOẠ

Đừng nói làm chi chuyện tháng năm
Nhân gian đâu phải chỗ vui nằm
Tam niên tam nhật là tiên cảnh
Ngàn dặm ngàn ly với bảo trâm
” Dao thảo ngọc sa” ghi chốn hẹn
” Chung minh đỉnh thực ” tránh nơi lầm
Thầy Uyên vẫn đợi bên ngòi biếc
Hạc trắng loan vàng vốn chẳng câm .

23-7-2017
TRẦN TỪ MAI

Chú thích:
Ba năm chốn nhân gian là 3 ngày tiên giới
Bảo trâm : với chiếc ngọc trâm của tiên tử ngàn dặm chỉ thu còn 1000 millimètre = 1 mètre thôi .
Thế là mình cấp tốc gởi cho anh, thấy chưa, một nhà mô phạm khuôn vàng thước ngọc còn biết cảm thương người nữ mệnh chung, còn anh, chắc mình : ” Khi cỏ vàng trời trên mộ đất” , anh cũng xem như ánh thép vụt ngang trời thôi…
Ô hay, người tình thì yên nghỉ ở mộ thơ, chứ mộ đất , mộ cát sao được, còn người thơ xin nằm dưới mộ hoa, biết thế rồi mà, nhưng người thơ đòi ở đời tới 105 tuổi, nhớ không ?
Anh sẽ trồng cả một rừng hoa khi người thơ vãng thế …Đẹp chưa?

CAO MỴ NHÂN
- đã gửi từ iPad của tôi

NÓI KHI NÀO  CẦN/  CAO MỴ NHÂN

Đã gửi từ iPad của tôi
Bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: NHAN CAO <caomynhan91>
Ngày: 08:26:27 GMT-7 Ngày 09 tháng 05 năm 2018
Đến: diegonguyen
Chủ đề: NÓI KHI NÀO CẦN CAO MỴ NHÂN

NÓI KHI NÀO CẦN/ CAO MỴ NHÂN

Anh bảo hãy tịnh ngôn
Cho tâm hồn thoải mái
Kể cả không gọi phone
Anh đâu cần ái ngại
Thì thôi đành á khẩu
Chỉ nói khi nào cần
Như là đi tranh đấu
Phải hét lớn : ” muôn năm ”
Dân chủ hay Cộng hoà
Mà gào to thế chứ
Không chi cả, chỉ là
Đòi anh thương với nhớ
Thế thì cứ lặng câm
Anh sẽ yêu chắc chắn
Thiên thu hay một lần
Cũng thiết tha, say đắm
Soi gương nói thầm thì
Sao mình thích anh thế
Thích khác yêu những gì
Tìm không ra lý lẽ
Anh hỏi mình xong chưa
Để anh đi biền biệt
Hẹn mình sau mùa mưa
Bấy giờ mình đã chết …

CAO MỴ NHÂN
- đã gửi từ iPad của tôi

GÓC PHỐ SƯƠNG MÙ/ CAO MỴ NHÂN

đã gửi từ iPad của tôi
bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: NHAN CAO <caomynhan91>
Ngày: 16:32:24 GMT-7 Ngày 08 tháng 05 năm 2018
Đến: diegonguyen
Chủ đề: GÓC PHỐ SƯƠNG MÙ. CAO MỴ NHÂN

GÓC PHỐ SƯƠNG MÙ/ CAO MỴ NHÂN

Tại sao không là con đường hay đoạn đường sương mù trước mặt ?
Bởi vì trước mặt đúng là có 2 đoạn đường được phủ đầy sương mù sáng nay.
2 đoạn đường ấy từ bao giờ đã thẳng góc nhau, trở thành một góc phố, mà nhiều lần tôi hay kể cho quý vị nghe khoảng không gian không mấy quyến rũ, với những ai từng đi tam đảo, ngũ hồ…
Tức là quý vị từng ngang dọc quanh trái đất này, hoặc giả chỉ cần bay nhảy mấy bang xa lạ không phải tiểu bang có thành Thiên Thần tôi đang cư ngụ này .
Nhưng với tôi, dù cũng có những dịp cao chạy xa bay đông tây nam bắc, vậy mà phải vừa chấp nhận vừa thú vị, là tôi đang ở trong một cái góc phố hôm nay có sương mù bao phủ đó quý vị ạ.
Cái góc phố sương mù này sớm nay, nó giống y một nửa cái bánh chưng được cắt chéo, bởi giữ 2 cạnh thẳng góc nhau, nên cái đường chéo thẳng ở giữa đã biến thành đáy một tam giác cân.
Song, nhờ nó mà rõ nét 2 cạnh của góc phố đang rơi vào mê hoặc giấc ngủ thiên nhiên, các nhà 2 bên đường không cần biết tới đêm qua, góc phố này được rung chuyển nhẹ trong một tích tắc …
Cháu tôi bảo rằng lúc nghe như rung chuyển, thấy cái giường có vẻ bị ” slide “, hết ngay, nên cứ ngủ tiếp .
Do đó sớm nay …sương từ biển trôi vào thành phố, góc phố thân quen, như nói ở trên, qua sương, nó giống nửa cái bánh chưng dưới mặt nồi nước đang sôi sùng sục, mơ màng hơi nước phà ra nóng hổi.
Ố ô, không phải nóng đâu, mà như hơi nước đá lạnh toả ra buốt giá cả tâm tư người ngồi khổ luyện, công phu đạo đời gì đó .
Con trai tôi ngó sương mờ nhẹ, làm đèn đường giảm độ sáng lúc trời còn tờ mờ, nói quả quyết :
Trưa nay nóng lắm, bên này cứ sương nhiều là nắng gắt đó má, có thể nhiệt độ trên 80.
Tôi mừng quá, vì mùa lạnh đã có vẻ dài hơn chút đỉnh rồi, đã sắp nửa năm dương lịch, mà chưa thấy trời đất khô ran .
Tôi muốn trút mớ áo lạnh dày mỏng lúc nào cũng ủ thân hình gầy ốm mong manh của tôi, ít nhất là 4 áo vừa thung vừa len hay nỉ mặc thường nhật luôn .
Chắc anh đang chỉ mặc Jean thung quá, chứ chẳng lẽ nam nhi một đấng mày râu, mà lại đắp y như quý hoà thượng nhàn du trên đỉnh Hi Mã Lạp Sơn mùa đại tuyết sao.
Anh đang muốn biết góc phố sương mù của mình sáng nay mặt trời đã tới chưa ? Để cho không khí mùa hè tản mác đó đây, chớ hôm qua mình mới gởi cho anh tin nhắn về cây phượng tím đầu đường phía xa kia, hoa bắt đầu nở, nhưng cũng bắt đầu rơi lác đác …hạ về đó kìa.
Góc phố sương mù này bình thường hoa mầu nâu nhạt, từng chùm lẫn trong vòm lá trên những cây cao to, mà nếu có tin bão, thì chỉ vài cây biểu lộ sức gió là đã đủ cuồng phong, đại vũ phủ kín không gian bé nhỏ này rồi.
Cháu nhìn cả nhà gồm bố mẹ nó và bà là tôi, nói một cách khổ hạnh: ” Chỉ là một tích tắc động đất chắc chưa 2 chấm nữa…”
Mọi người phá lên cười : ” Hình như ở Mỹ này, earthquake phải trên trung bình mới đáng quan tâm hả ? ”
Đứa cháu vốn ” nhân chi sơ…” rung động niềm tin tuyệt đối về Thượng Đế, cháu cũng biết chút thở dài:
” Bao nhiêu dấu hiệu end trái đất mà mọi người cứ vui vẻ
vậy ? ”
Mẹ nó vẫn giữ nụ cười : ” Chớ mọi người phải thế nào ? Rên la khẩn cầu Trời Đất ngừng …quay sao? ” .
Chu choa trời đất ngừng quay, thì mọi chuyện chấm dứt mau nữa .
Với cái trở mình chưa 2 chấm mơ hồ đêm qua, chỉ là một xúc động sơ sài thôi.
Cháu tôi nhìn ra ngoài cửa kiến, góc phố vẫn hoang liêu trong nỗi trầm tư của quý vị cao niên, có nhà đã không đổi tên chủ từ năm 1952 tới nay, tức là đã 66 năm qua .
Kể từ ngày tôi qua Mỹ tới nay, chỉ có 2 lần tôi chứng kiến tận mắt cuộc động đất thế nào.
Lần thứ nhất thì vài cái ly trên tủ cao rớt xuống sàn bếp, rồi im hẳn, vô quét dọn xong là dứt điểm earthquake.
Nhưng hôm sau người hàng xóm rủ lên trung tâm Los Angeles làm hồ sơ xin trợ cấp nhà cửa bị thiệt hại bởi động đất. Ít lâu sau thì check bù lại cho mấy cái ly đã vỡ .
Lần thứ hai, nửa đêm trời mây quang đãng thế, bỗng bị thốc dậy sau một tiếng động như sấm chuyển thôi, nhưng giường nệm đã chao đi thật sự, tôi chạy ra phía cửa sổ, ngó xem bên ngoài .
Thì nghe dập dềnh sóng vỗ, chiếc hồ bơi như nghiêng đi…
tất nhiên tình trạng giao động chấm dứt ngay sau đó, đặc biệt không gian màu lửa khói mơ màng …
Hôm sau chúng tôi gồm ông bà nhà văn Duy Lam và tôi xuống khu chợ VN, vì bấy giờ, mùa hạ năm 1993, chúng tôi chưa ai đi làm, còn hưởng trợ cấp đi học, anh Duy Lam nói :
” Chúng ta đi thăm ông bà giáo sư Nguyễn Sỹ Tế mới qua “.
Tất cả ngồi yên trong phòng khách uống trà và bàn chuyện động đất .
Giáo sư Nguyễn Sỹ Tế lắc đầu: ” Tôi không ngạc nhiên, này Duy Lam, ông có gặp động đất hồi còn ở ngoài Bắc VN bao giờ không ? ”
Nhà văn Duy Lam ngẫm nghĩ : ” Có thể là cũng có lần nào đó thấy rồi, nhưng không nhớ rõ lắm “.
Tôi lắng nghe, và cái gì cũng …tôi. Thưa quý vị thủa bé thơ, trước lúc tản cư, khi Việt Minh định áp dụng chính sách
” tiêu thổ kháng chiến “, tôi chưa hề biết viết abc, nhưng hôm đó vừa nghe lỏm chuyện người lớn, thì đất rung, và theo bây giờ gọi là phản khoa học, tôi nghe tiếng người lớn trong nhà hét : ” Nằm xuống, nằm xuống, động đất” .
Như vậy kể từ ta sang tây, hay là tóm lại, tôi đã nghe và thấy động đất, những cái hắt hơi của Thượng Đế tối cao …
Chỉ một chút ể mình của ngài là sương bay bát ngát, còn mưa ư, trời đang khóc đấy .
Hay là không gì ngoài vũ trụ không thu gọn trong mỗi cơ thể con người .
Thế thì Đông phương …học thuyết đã hơn một lần bảo rằng con người tiểu ngã ấy chính là vũ trụ đại ngã mà quý triết gia tìm mãi những điều gần đúng, để chúng ta phải tin là có Đấng Hoá công, mà không cách nào kiếm ra một kẽ hở rất nhỏ, để khách ưu tư chui vào coi thử .
Thôi thì mỗi kiếp người hiểu được một phần cát bụi là đã hết trăm năm .
Sương mù đã tan ngoài góc phố, lại ai vào việc nấy .
Trưa nay ở đây nhiệt độ có tăng quanh 80, nhưng nắng vẫn iu iu …
Tôi không thích lắm bầu trời iu iu, nhưng tôi hay đùa anh là “người iu ơi ” phương nam rực rỡ quá, iu đời đi nhá,
tầm nhìn của mình bây giờ chỉ đứng lại ở góc phố này thôi, không thể phóng ra thật xa được nữa …
CAO MỴ NHÂN
-đã gửi từ iPad của tôi

BÀY TỎ CÙNG HOA/ CAO MỴ NHÂN

đã gửi từ iPad của tôi
bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: NHAN CAO <caomynhan91>
Ngày: 22:49:29 GMT-7 Ngày 07 tháng 05 năm 2018
Đến: diegonguyen
Chủ đề: BÀY TỎ CÙNG HOA CAO MỴ NHÂN

BÀY TỎ CÙNG HOA/ CAO MỴ NHÂN

Thời gian này phượng Cali trổ mã, mầu tím, hình như anh thích màu tím.
Tại răng anh là hiệp khách chinh yên, mà lại yêu màu tím rứa ?
Ố ô anh Huế rặt, thì phải ưa màu tím quá rồi.
Mình thì thích đủ màu. Hoa nào mầu nấy, mà phải giữ truyền thống kia.
Bởi vì hoa nguyên sơ, nó có màu từ trời cho, hãy cứ thưởng ngoạn hết các màu của hoa thiên nhiên, đã mệt nghỉ rồi, cần chi phải lai nọ, giống kia cho thêm lố lố lăng lăng chứ .
Thí dụ: hoa mai trắng vàng hồng đỏ ( mai chiếu thuỷ, mai tứ quý ) .
Cúc cũng nhiều mầu như mai.
Lan, đào, sen, súng vv…không nhiều mầu, thì cũng vài ba sắc thân quen, như vàng hồng trắng tím chẳng hạn.
Nhưng vài chục năm cuối thế kỷ vừa qua, các nghệ nhân nuôi chim, cá, kiểng…lại tìm ra cách pha chế mầu sắc cho loài thực vật.
Họ đã chế biến thế nào cho hoa được lai giống, thay hình, đổi dạng thành những sắc hoa lạ lùng , ngó đã chẳng thấy vui, mà nhìn thêm chán ngán.
Thí dụ ” hoa huệ nguyên mầu trắng muốt, tinh khiết, thường thấy chung quanh hang Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Đôi khi người ta còn trải cả chục cành huệ trinh nguyên dưới chân tượng Mẹ Đồng Trinh, và để sáng mắt, sáng lòng, các con chiên còn cúi xuống cầu nguyện, hôn lên đôi bàn chân nhỏ bé xinh xinh của Mẹ, dạt dào nước mắt trắng trong…
Thế mà các nghệ nhân lại biến huệ trắng thành một thứ huệ đỏ gạch, đã không đẹp thêm, còn xấu thua mầu trúc đào …
Thú thiệt tôi không bao giờ thích những loại hoa lai đó.
Còn mấy ngày nữa là Mother’s Day.
Tôi đã có lần giới thiệu cô con dâu của tôi làm nghề sơn phết móng tay, cho quý khách ở vùng tây thành Thiên Thần, mà đa phần khách là phụ nữ “Mỹ trắng “.
Nói theo ngôn ngữ của giới chuyên viên hành nghề thẩm mỹ gốc Vi En, thì cô ấy rất thú vị, vì là dịp tiệm đông khách, tiền tip nhiều, và nhất là quà cáp do khách quen tặng.
Riêng cái khoản hoa tươi là khỏi nói rồi, nàng ta còn có cả các món xa xỉ phẩm, kiểu khăn san, đồ trang sức giả, nước hoa không đắt lắm vv…thì năm nào cũng có, qua mấy dịp lễ chính dính tới phụ nữ như ngày lễ Mẹ, Tạ ơn và Nô-En và dâu đi làm, tới tối mịt mới về, thì ba cái lẵng hoa, giỏ hoa, thậm chí bình hoa đi nữa, cũng chỉ để ngó sơ qua, chứ ngắm nghía gì đâu .
Tôi thở dài : ” Chỉ cần khách quý đó tặng thêm 5,10 đồng cộng với tip thôi, chứ coi kìa, hoa giả trong nhà vốn đã có, thêm hoa thật, chẳng còn chỗ trưng.”
May mà con dâu tôi có tâm hồn ” business “, nên không chú ý câu nói của tôi, không thì tinh thần “mẹ chồng con dâu” phức tạp ngay.
Chơi hoa phải biết tán thưởng, trầm trồ khen ngợi , tệ lắm cũng tưới tắm cho hoa là thay nước và phun nhè nhẹ nước vào những cánh hoa …
Tôi thì lúc nào cũng ” trăm công ngàn việc “, là phái nữ thật, nhưng ơ hờ với hoa vì điều gì cũng vậy, chỉ tương đối thôi, còn thái quá bất cập, chẳng vui đâu.
Chu choa, với tôi, nếu mỗi cánh hoa, viết được một câu thơ, rồi thả lên trời, cho hoa bay tới nơi anh đang trầm tư trước Đấng Tối Cao.
Để thầm hỏi ngài rằng tại sao tôi lại nghĩ về anh nhiều quá thế, thay vì tôi phải cầu nguyện siêng năng hơn.
Ôi, anh quên rồi sao, tôi đang đứng trước cửa thiên đường nơi hạ giới, tôi muốn cùng anh bước vào thiên đường ấy, dù không có sức bật thần thánh, nên chỉ là mơ mộng .
Con dâu tôi cười ý nhị, cô nàng bảo: “Má không cần phải đi đâu, ở nhà ngắm hoa con mang về thế này vui rồi, lại có thể bầy tỏ cùng hoa những gì muốn nói . ”
Trong nhà có một người cá biệt được rồi, nay tới 2 phụ nữ hão huyền, phi thực tế, thì làm sao giữ quân bình cho cuộc sống chung tam đại đồng đường hoạt lạc được chứ.
Tuy nhiên, nhờ cái tần số khác thường ấy, người ta mới thông cảm được nhau, mới chan hoà lý tưởng hạn chế nhất nơi một mái ấm gia đình chung chung.
Hoa ở trong nước ngày xưa cũng được liệt vào hàng xa xỉ phẩm, nhưng thời nay dù ngoại quốc hay trong nước bây giờ có lúc tưởng hoa như một nhu yếu phẩm.
Nhờ nó, hoa thay lời diễn tả vụng về hay khó nói trao đi, thí dụ trong quan hôn tang tế.
Như vậy hoa cũng có hồn. Nên không ai một tay cầm bông hoa, một tay cầm kiếm thép cùng lúc trong cuộc đời .
Vâng, trừ phi kiếm khách mang theo hoa để đặt lên mộ đối thủ đã vong thân bởi lưỡi kiếm cùa mình.
Thế nhưng ở một nơi, hoa kiếm vẫn song hành, người ta bắt gặp thanh kiếm sáng ngời đặt trên cành hoa anh đào tươi thắm nơi đường lên núi Phú Sĩ.
Người võ sĩ đã nghỉ ngơi vĩnh viễn dưới huyệt sâu, hoa anh đào xót thương một đời kiếm đạo, tự phủ lên người võ sĩ từng lớp lại từng lớp cánh hồng mong manh…
Mình viết cho anh : Cây phượng tím độc nhất ở đầu đường đã loáng thoáng hoa rơi…Anh tới mà coi mầu tím nguyên sơ, nó không giống như hoa phượng đỏ ở VN.
Thì phượng đỏ cũng bất biến từ cổ xưa.
Ấy , đừng đem 2 xác phượng đó hoà đồng, nó sẽ thoát thai ra mầu chì tối tăm, mà nhìn phía nào cũng không thể đẹp được.
Mầu tím, mầu đỏ, mầu chì dưới mắt bất cứ ai, vẫn là 3 màu riêng biệt.
Thành đôi khi hoà đồng có lợi. Đôi khi hoà đồng chỉ sinh ra mâu thuẫn, phức tạp …
Anh nghiêm mặt nhưng lại khôi hài: Chỉ cần một câu thơ đích đáng, người làm thơ đó chính hiệu thi sĩ. Thí dụ :
” Cám ơn hoa đã vì ta nở …” (Tô Thuỳ Yên ), nên tôi, là anh, chỉ cần thích một mầu hoa, sẽ biết trình độ yêu hoa tới mức nào …
Vậy ai thích hoa màu tím, mới ở trình độ yêu hoa kinh khủng phải không ?
Tuỳ bạn thôi, hãy yêu một mầu hoa nguyên bản như bạn nói, bất kể trắng, tím, xanh, hồng vv… Và sống chết với mầu hoa đó. Vì nó thể hiện tâm hồn bạn, những sâu sa thầm kín…
CAO MỴ NHÂN
- đã gửi từ iPad của tôi

HƯƠNG THỊ/ CAO MỴ NHÂN

đã gửi từ iPad của tôi
bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: NHAN CAO <caomynhan91>
Ngày: 16:22:18 GMT-7 Ngày 06 tháng 05 năm 2018
Đến: diegonguyen
Chủ đề: HƯƠNG THỊ. CAO MỴ NHÂN

HƯƠNG THỊ/ CAO MỴ NHÂN

Sao bóng nắng trưa nay ở ngoài cửa sổ lại xậm xuống thế kia, anh đang làm gì thế, trời không có mây, mà chỉ có một màu xám trắng như màu giấy bạc bị cháy …
Đó là một màu ” buồn “, mà hôm xưa mình đã viết trong bài thơ tặng anh :
” Màu nơi Tây Trúc mơ hồ khói,
sách ở Tràng An chất ngất thành …”
Anh đọc thơ rồi, cũng chẳng cần biết tại sao mình viết thế, và nhất là mình có buồn không khi viết 2 câu này, nó có chất Tàu, anh vốn ghét Tàu, nên không muốn dính tên anh vào cái khung cảnh Tàu ấy.
Mình không dám đề tặng.
Anh có biết Tây Trúc được ” giới thiệu ” cho những vị sắp lên đường đi về hướng mặt trời lặn, là nơi chỉ có khói sương bao phủ mịt mờ không ?
Anh sẽ ngó mình thương hại, hay là sẽ quát lên cho mình
thức tỉnh cái hồn thơ u trầm, uỷ mị đến không thể …dung thứ được .
Thì đừng nhìn mây Tây Trúc nữa, mà hãy lấy sách ở Tràng An ra đọc, cả kho sách trong trời đất …
Tràng An chỉ là một ví dụ .
Thư viện Quốc hội Mỹ kìa, sách đầy đến nỗi cuốn thơ in ronéo, trên giấy vàng ố, của cơ sở xuất bản Đại Nam Văn Hiến ở Saigon năm 1961, mà cũng hiện diện ở đây.
Nghĩa là họ có cách giữ và cách tìm sao đó tên một cuốn sách, một tài liệu năm châu thế giới từ nảo nao .
Anh vốn là người thực tế, anh sẽ hỏi làm sao mình biết được điều đó .
Trời đất, mình có biết điều đó bao giờ đâu. Số là có ông nhà văn cũng chưa đến nỗi già lắm, muốn có một vài chi tiết về mấy tác giả VNCH giai đoạn 1954. – 1964
Tức 10 năm việc xuất bản còn khó khăn về này nọ, trong đó có chút về phương tiện không rộng rãi lắm ở miền Nam.
Ổng đã tới cái thư viện nào đó ở miền đông Hoa Kỳ, và được giúp đỡ kiếm ra tài liệu .
Sau đó miền Nam khá hơn, sách truyện xuất bản từ 1965 – 1975 rất nhiều, đa số sách Đại Nam Văn Hiến trước in ronéo đã được in lại thành typô, bây giờ cũng đang có mặt ở thư viện Mỹ ( ? ) .
Song tập ” Thơ Mỵ – 1961 ” của Cao Mỵ Nhân lại không hay chưa được in lại, lý do khoảng 1965- 1975 nêu trên, Cao Mỵ Nhân đang phục vụ trong QL/VNCH, miền địa đầu giới tuyến, văn thơ đối với tác giả Kaki này, chỉ là thứ yếu .
Đang chỉ muốn nói về sách ở Tràng An, như một địa danh ví von trong thơ ca, một hình thức thơ luật thất ngôn bát cú thời Đường Tống bên Tàu, mà mình lại kéo lê tư tưởng thuỷ mặc sang Hoa Kỳ làm gì.
Không biết ở Hoa Kỳ thực dụng đến nỗi tờ báo giấy danh tiếng cả thế kỷ ở New York đã có lần định dẹp tiệm.
Văn chương cũng như tình nghĩa, vừa thích đổi mới mà cũng vừa thích thói quen .
Mây trắng buổi chiều đã bắt đầu lên, da trời đã bắt đầu xanh lợt, hướng biển tây không còn sắc áo mầu khói hương…
Sự đứng lại của thời gian, khiến không gian ngại ngùng …chiếc cửa sổ rộng chiếm 2/3 chiều dài của lưng phòng…vốn rộng rãi, càng như mông mênh thêm.
Mình không thích xuống bếp nữa, nơi có cái view để nhìn ra đường, mình ở lại phòng để đi từ ngạc nhiên này, tới ngạc nhiên khác, là thấy ngay trong xã giao cũng có nhân quả, luân hồi…
Mình định gởi tặng anh một quả thị chưa chín lắm, nó còn xanh phía cái tai quả thị, nên không bị nhân viên soát đồ ở phi trường LAX ném vô thùng rác .
Ô hay, mình quý quả thị thế, cái hương đặc biệt chỉ có ở quả thị, nồng nàn hay nồng nặc chả biết, anh sẽ nhận và cũng sẽ ném ngay vào thùng rác, cũng bởi cái hương, hay cái mùi ma quái của quả thị mà thôi .
Bây giờ trước mặt mình là khung trời chiều hửng nắng từ bên kia đại dương chuyển sang, chiếc IPhone và quả thị buồn tủi, vì chúng cũng nhớ thương ai thầm lặng như…chủ chúng đó kìa …
Chỉ có vậy, nhưng sao nó gây phiền toái cho …mấy người lận, không chỉ một mình mình .
Không lẽ thơ tình cũng có luân hồi, đúng cái giai đoạn sương giáng heo may này, nhưng năm đó, không có quả thị, hay quả thị không gây hứng thú gì …
Năm nay thì có tập ” Nhịp Tim Thơ ” đang vận hành , nó sẽ khiến mình vượt lên hay gạt thơ qua Tây Trúc ?
Mình sẽ vượt lên là điều chắc chắn, bởi mình không đầu hàng số phận bao giờ, cho dẫu …
Cho dẫu làm sao ?
Cho dẫu bước lại một đoạn đường dài ở ngay trước mặt, nhưng có quả thị khổ hạnh trong thơ, hương thị nhắc cho nỗi nhớ : đó là mùi vị của trầm luân hoang tưởng, không thấy được ở thế gian này .
CAO MỴ NHÂN
đã gửi từ iPad của tôi
(...)


------------------------------------
 trích từ blog Cao Mỵ Nhân
====================== 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ