Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

related article:" Tổng luận 60 năm văn nghệ Việt Nam (bài thừ 2) -- www.newvietart.com/

hứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

tổng luận 60 năm văn nghệ việt nam 1900-1956 (bài thứ 2) / thế phong -- source: newvietart.com/

    tổng luận 60 năm văn nghệ việt nam (bài thứ 2)
                                          thế phong
                             bìa sách TỔNG LUẬN 60 NĂM VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1900-1956
                          (Nxb Thanh niên (Hà nợi) cấp phép tái bản (2007); giao cho doanh nghiệp X... tại tp HCM chưa phát hành).
                                           bản anh ngữ THE VIETNAMESE LITERARY SCENE (from 1900 to 1956)
                                               Đại Nam Văn hiến  xb ở Saigon 1970 --'bị'/ được' các nhà xuất bản ở Mỹ 
                                                     cho COPY lại ,gọi là USED BOOK; rao bán trên mạng toàn cầu
                                                                          nguyễn dức quỳnh [ 1909- 1974 saigon]
                                                       sô đặc biệt về nguyễn đức quỳnh của tạp chí văn ( saigon, 1974)

                                                                                   
                                                                             ( ảnh chụp năm 1945-- tư liệu ảnh:Tp)




Văn hào khác với nhà văn bình thường ở điểm họ có chủ quan đãi lọc, giầu tư liệu sống thu thập từ ngoài cuộc sống rồi đưa vào tác phẩm có một cách bố cục sắp đặt rất riêng- nói như Biélinsky- thì đó là sự trình bầy một sự thật cuả ngoài đời sống, là lấy được từ nhiều cuộc điều tra, qua con mắt tinh đời- mới chỉ có lợi cho tình tiết cuốn truyện , chưa phải là đã hình thành được một cuốn truyện- và chỉ nên coi đó là một cơ hội cần thiết cho một cuốn truyện. Đại lý thuyết gia trên , còn là nhà phê bình văn học siêu việt Biélinsky,nhấn mạnh thêm: có cơ hội cho một cuốn tiểu thuyết là tài liệu cung cấp cho người văn nghệ có dịp để nhận định khi viết truyện nhưngvới cơ hội ấy vẫn phải có tư tưởng hướng dẫn đi sâu vào sự vật sống tực ngoài đời sống- vẫn theo ông, một khi đã nắm được chủ yếu thời cơ, đó là điểm độc đáo để một khi mô tả toàn diện các nhân vật đã sống động trong tay nhà văn -đó là đã thành công. Tất nhiên đây chỉ là ý kiến nhà phê bình chưa có kinh nghiệm sống trải cuả tiểu thuyết gia,nên chỉ coi là một tham khảo nhu cần mà thôi. Dù văn hào hay một nhà văn bình thường, tất nhiên ai cũng có một bút pháp riêng, chẳng ai giống ai được!
Giông Tố là tác phẩm đã nắm được chủ chốt thời cơ cuả bối cảnh xa hội rối loạn sinh ra một giai cấp tư sản thối nát, điển hình qua nhân vật Nghị Hách cuả Tiểu Vạn lý trường thành , mà tác giả không sinh ra trong giai cấp ấy vẫn sản sinh ra một tác phẩm tiêu biểu nói về giai cấp này.
Tác giả Vũ Trọng Phụng được sinh ra từ một giai cấp tiểu tư sản trí thức, có gốc giai cấp lao động ( bố chết sớm , mẹ buôn thúng, bán mẹt), nhưng lao động trí thức hoá được chuyển từ giai đoạn sống ở ven đô thành thị, sang sống chung với tư sản trung lưu mại bản, thấu hiểu tâm lý, thủ thuật lối sống thường ngày, nói chung tác giả đã chứng kiến đầy đủ hình tượng cuộc sống đô thị cuồng loạn.
Chủ yếu thời cơ này vững trong khối óc bén nhậy hoà đồng với chủ quan đãi lọc, lấy mẫu điển hình nhất từ trong tay bọn tay sai thực dân cấu kết với thục dân để có tác phẩm bất hủ để đời. Khi phải viết về đới sống của me tây mà tác giả chưa đủ vốn sống, ông không ngại ngần dò tìm đến nhưng bạn đồng nghiệp giàu kinh nghiệm, xin được cung cấp, đó cũng một phương pháp cần được đúc kết kinh nghiệm viết cho lớp mai hậu. Tôi viết đến đây là nhớ tôi câu chuyện kể qua Lê Văn-Vũ Bắc Tiến , thuật lại đã có lần Vũ Trọng Phụng lên tận Bắc Giang gặp ông , chỉ để ghi chép lại ngôn ngữ các me tây ứng xử thường nhật như thế nào? Nhờ đó, các nhận vật truyện Vũ Trọng Phụng rất linh hoạt, thì đó cũng không phải điều đang ngạc nhiên!
Cũng như nhóm Tự Lực văn đoàn, Khái Hưng, nhà văn chủ lực của nhóm văn chương tư sản và tiểu tư sản - đa số con quan , và Khái Hưng khai triển nhân vật tư sản thì cũng trong phạm vi đời sống quen thuộc ấy được rút ra. Ngoài thực tế, Khái Hưng và Trần Tiêu, hai anh em đều là con tổng đốc Trần Mỹ.
Trần Khánh Giư có thời thanh niên ăn chơi lịch lãm, giao du với bạn bè giai cấp tiểu tư sản; vậy nhân vật tiểu trí thức tư sản khó có nhà văn nào qua mặt được Khái Hưng qua tác phẩm Băn Khoăn và Đẹp vv…
Như đã đề cập, cơ hội chủ yếu sẵn trong nếp sống nhà văn tư sản, họ có nghệ thuật ráp lại một cách rất bình thường nên cũng dễ thành công. Trong Tư Lực văn đoàn, Khái Hưng có lối văn bay bướm nhất, có kỹ năng tài hoa cuả một tiểu thuyết gia (romancier) đúng nghĩa nhất, hơn cả Nhất Linh.
Nhưng Đến khi Khái Hưng phải tả nhân vật nông dân thì chưng hửng , bởi vốn sống không có, nên tác giả thật bối rối khi tả nhân vật Vọi trong Trống Mái, thật chẳng khác gì hai mươi năm sau, nhóm Phượng Giang ( Tự Lực văn đoànxé lẻ ở hậu chiến - Nhất Linh chủ trương) thì Nguyễn Thị Vinh tả nông dân Triển (Hai chị em ) cũng ngây ngô, khờ dại kệch cỡm rất đáng thương! Nhân vật Triển dưới mắt tác giả c
ó y mai mỉa lớp người nông thôn hậu chiến- mặc dầu cả hai tác giả ( Khái Hưng tiền chiến và Nguyễn Thị Vinh hậu chiến ) muốn đề cao vai trò nông dân, vẽ lại chân dung nông dân theo một hình tượng sự sống một thời trong bối cảnh xã hội tiền và hậu chiến. Lý do thất bại , vì hai tác giả không có vốn sống nông thôn, không am hiểu tính tình, suy nghĩ cuả nông dân , lại cứ viết về nông dân , qua sự thiển cận kém cỏi từ bản thân nhà văn.
Nói khác đi, chính thái độ thiếu nghệ thuật thành ra viết về nông dân với thái độ ngụy bác ái đối với nhân vật Vọi của Khái Hưng lồng trong khung cảnh được yêu một nhân vật nữ tiểu tư sản ( Hiền ) - khi Hiền mời tất cả anh, chị em bạn bè trong giới trí thức đến dự buổi ra mắt đề cao người yêu là Vọi. Tác giả Khải Hưng tả chân dung Vọi thô kệch, như một thứ nông dân mất gốc- mặc áo the, quần thì ống cao, ống thấp , bàn chân voi thô kệch lấm bùn – đứng trơ trơ như pho tượng được giới thiệu trước những bộ âu phục cực kỳ sang trọng đúng mốt - thì Vọi, người yêu cuả Hiền nào có khác chi một vai hề mua vui cho họ. Đến thời hậu chiến , Nguyễn Thị Vinh cũng cho nhân vật Triển yêu con trai bà chủ nhà tiểu tư sản trí thức tản cư- sau con gái bà chủ đỏng đảnh đi lấy chồng biết hắn yêu mình, không thẳng thắn từ chối để Triển yêu trong thất vọng đau khổ.
Khái Hưng và Nguyễn Thị Vinh đều muốn đề cao nhân vật nông dân, ( Vọi của Khái Hưng và Triển của Nguyễn Thị Vinh) với lập ý đào cái hố thật sâu phân cách : ái tình cũng có giai cấp . Thì hiển nhiên rồi, cái kém là nghệ thuật non tay, ở chỗ cả hai tác giả đều thiếu khả năng diễn đạt thái độ, hình tượng sống nông dân ( thời tìền và hậu chiến) . Nguyễn Thị Vinh cóp nhặt, bắt chước lề lối, nếp sống văn chương, từ nội dung đến kỹ thuật viết cuả Tự Lực văn đoàn , rồi sống lại vào hai mươi năm sau. Và Nguyễn Thị Vinh có biết đâu rằng Hồn bướm mơ tiên hay Trống Mái , tác phẩm tiên phong làm nòng cốt cho tiểu thuyết tâm lý tiền chiến có thể là tác phẩm văn chương giá trị ( song song bối cảnh xã hội) ; còn lối viết từ hai mươi năm trước ( nội dung và kỹ thuật) cho tái hiện trở thành lạc hậu.
Như thế , người đọc không cần một Nguyễn Thị Vinh hôm nay - kỹ sư linh hồn cuả lớp lang sau, trước không thể dùng cho mọi thời - độc giả đòi hỏi người viết bây giờ phải khác hơn, nghệ thuật cao hơn người đi tiên phong, tạo được nhân vật có bối cảnh xã hội mới, khác hẳn với nhân vật lớp sống cũ tiền chiến. Nếu không đổi mới nhân vật, mà chỉ mô phỏng, sao chép nhân vật cũ; thí sự có mặt tác giả lớp sau không cần thiết, bởi lẽ như vậy thì không cần có Nguyễn Thị Vinh mà chỉ một Khái Hưng là đủ.
Nói như vậy , tôi vẩn thưà nhận cả Khái Hưng tiền chiến và Nguyễn Thị Vinh hậu chiến đều là tác giả tài năng. Và nếu phải phê bình văn chương Nguyễn thị Vinh, như với bà Tùng Long hoặc Dương Hà ; chẳng cần phân tích dài dòng; chỉ vài dòng tóm lược : romantisme du voyou ( tạm dịch : lãng mạn con bú dù ) là đủ.
Jean Nélis trong cuốn Communauté des hommes ( tạm dịch Cộng đồng con người ), tác giả cánh tả Thiên chuá giáo tỏ thái độ bàn về Chuá :
”… Nếu tông đồ hậu sinh phạm tội hết, và cái gì cũng phải làm theo lời Chúa; thì không cần có chúng sinh tông đồ mới nưã; bởi lẽ đã có Chúa là có tất cả rồi.” 
Ẩn dụ đưa ra có ý khuyên tông đồ hậu sinh phải biết suy luận, rung cảm, tạo được sự hoà hợp với lời Chúa dạy- chứ không phải đã có Chuá rồi đã có sẵn tất cả. Jean Nélis nhấn mạnh dạn hơn nữa:
” … Chúng ta có thể thay đổi tất cả - chỉ trừ Chúa “. 
Vậy là ông cho rằng vai trò Chuá Jésus Christ chỉ là người tiên phong mở đường.
Trường hợp này, chúng tôi cũng muốn nói đến Nguyễn Thị Vinh đã quá yêu Tự Lực văn đoàn nên trở thành mê muội, chỉ nhắm mắt theo, chưa tạo nổi đường đi riêng biệt, tất nhiên theo đuôi con đường mở sẵn dễ dãi cuả kẻ nổi tiếng đi trước để bước theo, tất nhiên thiếu hẳn khả năng sáng tạo cái mới.
Đề tựa truyện đầu tay của Nguyễn Thị Vinh, Nhất Linh cho rằng nhà văn nữ này tài năng có lối viết truyện ngắn sâu sắc như đọc truyện Katherine Mansfield . ( nhà văn nữ nổi tiếng Anh quốc, còn là tác giả Poems , 1923) song vẫn chỉ là cảm nhận cuả kẻ ngắm vườn hoa trong thưả đất trồng xen kẽ cả hoa thược dược. Có thể hoa cúc chỉ đẹp rạng rỡ , khi thửa vườn chỉ trồng toàn hoa cúc.
Bàn về một nhà văn khác ( Tự lực văn đoàn nối dài hậu chiến), Tường Hùng , sinh 1931, cháu gọi Nhất Linh bằng chú ruột - ngoài hai mươi đã cho ra mắt tiểu thuyết đầu tay Gió mát. Cách viết theo quan niệm viết tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn - Nhất Linh đề xướng : văn chương vượt không gian và thời gian. Và Tường Hùng tạo nhân vật Sâm sống trong thời đại chung chung , chẳng biết vào thời gian nào, kể cả bối cảnh chính trị , xã hội thời nào song hành với cốt truyện. Nhưng cũng chỉ giấu diếm được ở phần một, đến phần hai thì văn chương vượt thời gian, không gian đã lộ dần ra bối cảnh xã hội vào thời điểm nào. Độc giả thấy ngay chủ tâm tác giả cố ý giấu- giấu đầu bối cảnh lại hở đuôi, độc giả biết bối cảnh truyện được xây dựng vào tiếng gà gáy của buổi khởi đầu kháng chiến 1945. Tất nhiên Tường Hùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhà văn Nhất Linh , chấp nhận lề lối si nh hoạt văn nghệ đường lối sáng tạo Bướm trắng .( Nhất Linh tự cho tác phẩm này ưng ý nhất ) .
Giả thiết rằng Dostoievski nổi tiếng thế giới từ 1801, nếu Dos. sống đến thập niên 50 cũng phải khác với 1801 - kể cả tuổi tác, nếp sống, cũng như tác phẩm . Vẫn biết tác phẩm thường ra chịu ảnh hưởng từ liên tưởng làm tựa điểm bứt xa hơn - Nguyễn Du đọc Thanh Tâm tài nhân rồi tái tạo Đoạn trường tân thanh,hoặc Las Macedades del Cid Gullen de Castro trở thành Le Cid mới cuả Corneille…).
Hơn nưã với Dostoievski, tác phẩm bất tử còn đọng lại trong tâm tư người đọc cả trăm năm sau , kể cả nhân vật bệnh ( morbidité) phản ánh trong Tội ác và Trừng phạt vẫn bao trùm rộng lớn tới thế hệ xã hội Nga sau này. So sánh Bướm trắng Nhất Linh, qua nhân vật Trương, tác giả chịu ảnh hưởng từ liên tưởng, nhân vật này mới thể hiện được một phần nhỏ bé hình tượng sống nhân vật Raskolinoff cuả Dostoievski ( Nhất Linh mượn hơi ngắn để tái tạo nhân vật Trương trong Bướm Trắng )- . Với cá nhân tác giả Bướm trắng , đó là con người nhỏ bé mang tâm trạng chán nản lớn , nó chẳng đại diện độ đi lên nào cuả thực trạng xã hội khi ấy. Như vậy, cái gọi là điểm tựa liên tưởng chịu ảnh hưỏng kia không vượt được nhân vật Raskolinoff, đó là sự chịu ảnh hưởng không giống như Thanh tâm tài nhân đến Truyện Kiều , Las Macedades del Cid đến Le Cid vậy.
Xã hội trong Thanh tâm tài nhân bên Tàu là một tập hợp người sống lẻ tẻ, không đại diện một hình tượng sống điển hình, mà đáng lẽ ra không nên có trong tác phẩm Bướm trắng - khi ông mượn nhân vật điển hình ở xã hội Nga băng rã, chán chường trong thế kỷ XIX , rồi làm nển cho thực trạng xã hội Việt Nam - khoảng thời gian từ 1910 đến 1944.

Nhìn vào sự liên tưởng trong tác phẩm Nguyễn Du, nào có thiếu sót đại diện cho một tầng lớp người nào đâu : Từ Hải anh hùng một phương, Kim Trọng thư sinh, Tú Bà sảo trá, gian manh, Thúy Kiều đoan truân kiếp hồng nhan bạc mệnh, Thúc Sinh công tử quen thói ăn chơi bốc trời.. còn bao nhân vật khác nữa: Hồ Tôn Hiến, Người bán tơ, Sư Giác Duyên…
Bệnh chịu ảnh hưởng từ tác phẩm của tác giả đi trước sẽ còn được bàn tới ở phần nói về nhóm Xuân Thu Nhã Tập ( tiền chiến) , Người-Việt-Sáng-Tạo ( hậu chiến) ở những trang sau.
Cho nên Nhất Linh tự cho Bướm trắng là tác phẩm được liệt vào loại hay cuả ông vẫn có thể chiều ý tác giả được- nếu chỉ xét đến ý riêng. Còn tác phẩm nuôi dưỡng đường lối lý luận cho ích kỷ cá nhân được hợp lý (égoisme raisonnable) - nói chung ( giai cấp con quan tiến bộ hồi ấy) -nói riêng ( cho Khái Hưng, Trần Tiêu, Nhất Linh cùng đồng thuyền)- thì ngoài Đôi Bạn ra- không còn tác phẩm nào khác.
Biélinsky từng ca tụng Gogol đã dẫn tinh thần thanh niên Nga ,nuôi dưỡng lý tưởng thanh niên nhiều năm, sau chính kẻ cầm đuốc dẫn đường lại đưa thanh niên Nga tới vực thẳm bi quan, yếm thế trong tác phẩm Những linh hồn chết. ( bản dịch tiếng Pháp: Les Âmes mortes )- sau này Biélinsky viết một lá thư ngỏ gửi Gogol ( Lettre à Gogol: 3-8- 1847 - trong sách Textes philo .choisies ) mạt sát thậm tệ thi hào đã đầu hàng Nga hoàng. Bởi lẽ Gogol biện bạch rằng:
…Tất cả tác phẩm của tôi viết ra từ trước (đọc lại) thì không còn thích lắm- và chỉ yêu tác phẩm nào khi đã được sự khen tặng cuả Nga hoàng mà thôi… 
Con đường cách mệnh trong văn chương của Dũng, hết sang Tàu lại sang Nga, vì chán cảnh gia đình quan lại, muốn tự rèn luyện đời sống mới, không chịu cong lưng, uốn gối, chán chức mượn thế quan quyền , đầu hàng phe quan lại ( nếu Dũng bằng lòng lấy Khánh làm vợ) . Dũng bỏ Khánh, yêu Loan, tình duyên với Loan sau bị trắc trở. . Và như để cứu vãn thế hệ thập niên ba mươi, tác giả cho nhân vât thoả hiệp với chế độ phong kiến đầu hàng thực dân sau này . Thì đúng là sau 1945, Nhất Linh tự bất mãn với bản thân (chính trị không thành công) , mượn cảnh chán chường không lý do ấy để dẫn dắt lớp thanh niên chịu ảnh hưởng tinh thần tác giả từ những năm ba mươi cùng chìm vào thú ăn chơi; và chính mình làm cha gia đình của con của mình, bạn con mình đã từng yêu mến mình cùng lao xuống vực sâu. Sự bất mãn cá nhân trưởng đoàn cầm chịch liệu có được phép chán chường, bỏ anh em nơi trận địa, nhìn địch quân tàn sát đồng đội không? Trả lời được câu hỏi này, sẽ tự đánh giá được tư tưởng làm cách mệnh trong văn chương qua tác phẩm Bướm trắng (Việt Nam)và trước đó ( Nga) thời Nga hoàng qua tác phẩm Những linh hồn chết của Nicholas Gogol.

Và nhờ đọc Nhà văn với cuộc đời cuả Ilya Ehrenbourg , tôi rất tâm đắc với điều nhận xét này:

”…Có nhà văn mô tả một điều nào đó mà chính tác giả không thấy đó là một điều rất khôi hài; thì cũng có phê bình gia văn học thích phê phán tác giả bài này hay bài kia ( hoặc cuốn này hay cuốn khác) vể điểm nào đó không có trong tiểu thuyết của người ta, rồi tự làm bảng t hống kê điều không thấy nói đến ( theo nhà phê bình), thì đó là việc thật kỳ quái! Đọc những bài phê bình s ách kiểu ấy, hẳn chúng ta sẽ nghĩ rằng nhà phê bình nào đó nếu không phù phiếm thì củng thuộc loại mất trí rồi..”! 

Thiên tài đôi khi cũng bị chỉ trích, nên tôi nghĩ một Đôi Bạn của Nhất Linh, cho là tác phẩm từng được coi là khuôn mẫu điển hình lớp người tiền chiến tranh đấu, hằn sẽ không được quyền đưa đến Bướm trắng- tương tự Gogol không được phép cho xuất bản Những linh hồn chết- làm băng hoại tinh thần đấu tranh cuả tác giả đã từng hô hào trước đó. Và Biélinsky từng tán tụng Gogol, sau phải viết thư ngỏ lên án nặng nề Gogol ( Gogol chỉ thích tác phẩm nào đã được Nga hoàng định giá) . Thái độ phê bình này, theo lối nói André Malraux : ne pas savoir vivre tạm diễn ý : không biết cách sống cho phải lẽ).
Nói đến đây lại nhớ đến Nguyễn Đức Quỳnh ( nhóm Hàn Thuyên ) thời tiền chiến. Phải rồi chính là Hà Việt Phương, Đặng Tầm Thanh, Cung Phúc Chung… bút danh mới Nguyễn Đức Quỳnh sau này xuất hiện trên tạp chí Đời Mới ( ở Sài Gòn vào khoảng thời gian 1952 -1957, với loạt bài phản tỉnh- vượt ý thức hệ cũ luận về Nhân bản mới hoặc Vượt Mác. 
Năm 1957, bút danh mới khác là Hoài Đồng Vọng ký trên tác phẩm mới nhất , kể từ khi rời Liên khu IV, đó là Ai có qua cầu. Tâm bút viết theo lối roman-essai-politique cuả một tiểu-thuyết-gia-luận đề triết lý chính trị qua một văn phong rất mới, xây dựng nhân vật tượng trưng , mang tên rất lạ : Bóng Cao, Bóng Thấp rất mới mẻ, khác hẳn thời tiền chiến ( thập niên 40)-và đa số độc giả bình thường không thể đoán và biết được đó là tác giả bộ truyện dài gồm ba tập: Thằng Cu So, Thằng Phượng, Thằng Kinh gần 1000 trang- cũng rất mới lạ, so với những tiểu thuyết luận đề thời tiền chiến.
Đến đây, chúng tôi khám phá được ngay chân dung chủ soái Hàn Thuyên xưa kia - Nguyễn Đức Quỳnh với nhà văn Pháp Jean Audard là một – nhà văn Pháp viết tiểu thuyết luận đề áp dụng cách nhìn phân tâm học Sigmund Freud hoà đồng biện chứng pháp Marx tạo thành truyện luận đề tổng hợp: freudo-marxisme . Vậy thì Ai có qua cầu, hoặc một thiên truyện nào khác … Cuả thời đại …. ký Minh Ái Thành đăng feuilleton từng kỳ trên báo Dân Chủ ( Vũ Ngọc Các, chủ nhiệm) chưa có hồi kết thúc - hoặc Hỗn Mang ( dày khoảng 400 trang khổ giấy 21x27 đánh máy- bản thảo này cũng đăng dở dang trên tạp chí Sống ( chủ nhiệm: Ngô Trọng Hiếu) vào thập niên sáu mươi ( bút danh : Cung Phúc Chung)- hoặc trước đó Làm lại cuộc đời ký Hà Việt Phương đăng trên tuần báoĐời Mới , Trần Văn Ân, chủ nhiệm
Có thể nói rằng cách viết gọi là tâm bút trào lộng - lồng nhân vật có tư tưởng phản mác xít của nhà văn tiền chiến Nguyễn Đức Quỳnh ở hậu chiến vào trong các sáng tác mới viết sau nay trong thời hậu chiến- thật sự mới lạ. Vào nghề làm báo, viết văn- thì Nguyễn Đức Quỳnh trước tiên khởi sự viết biên khảo cổ sử , nặng lý luận nhiễm triết lý duy vật sử quan, và sau này là chủ soái Hàn Thuyên , lại chuyển sang viết tiểu thuyết - cho nhân vật suy luận nặng lý trí biện giải qua nhân vật truyện – rất ư thiếu hấp dẫn người đọc. Nói như thế, chúng tôi không có ý nghĩ này đâu- một khi đã là nhà biên khảo thì không thể trở thành tiểu thuyết gia viế được tiểu thuyết hay. Như trong lịch sử văn chương Áo quốc, vẫn có Stephan Zweig đấy thôi , ở Pháp là André Gide, vưà là người viết nouvelle critique” tạm dịch: phê bình mới) trong tác phẩm phê bình văn chương Dostoievski, vừa là tác giả truyện dài bất tử Les nouvelles terrestres tạm dịch : Thức ăn mới cuả trần gian) sau cùng được nhận giải Nobel văn chương 1947. Hoặc một tác giả khác cuả Pháp: Louis Aragon ( nhà văn, thơ. nhà lý luận ), tác giả Libertinage- tạm dịch Phóng đãng, Les Communistes - (Những người Cộng sản) , hoặc bài thơ mang tựa Il n’y pas d’amour heureux tạm dịch : Chẳng có tình yêu nào sung sướng đâu !), hoặc gần hơn một Benjamin Goriély, tác giả cuốn phê bình văn nghệ mác xítSciences des letters soviétiques tạm dịch : Thành quả văn chương Xô viết) rất giá trị , và lại là tác giả bài thơ tuyệt bút Conservation d’amour tạm dịch : Nói chuyện yêu đương)
Nguyễn Đức Quỳnh tiền chiến khác hẳn Hà Việt Phương, Minh Ái Thành, Hoài Đồng Vọng, Đặng Tầm Thành, Vương Thương Thương, Cung Phúc Chung vv… hậu chiến. Thời kháng chiến ông viết rất ít, so với đồng đội Nguyễn Tuân (Gíó Lào), Đặng Thai Mai , Nguyễn Khánh Toàn, hoặc các nhà văn tiền chiến đồng thời khác.

Hà Việt Phương của thập niên 50 phản tỉnh ý thức hệ mác xít (tiền chiến tả đối lập ), đi sâu vào loạt bài viết về Nhân bản mới , đề cao chủ thuyết Tito và chủ nghiã xã hội Nam Tư

Đến năm 1957, Nguyễn Đức Quỳnh cho xuất bản thiên tâm bút Ai có qua cầu , nhân vật truyện đối kháng tư tưởng mác xít , tư bản, phát xít, phong kiến, thư lại cũ ,mới, phơi bầy một thực trạng xã hôi đi xuống, và nay cần phải được cải tổ dưới sự hướng dẫn viễn kiến của trí thức tiểu tư sản ..
Lớp trí thức thành thị ( thập niên năm sáu mươi) chán chường muốn tự tử. đã được lồng vào hai lớp người nhân vật Bóng cao , Bóng thấp . Và không gian ấy xảy ra ngay bên ngọn đèn đầu ở cầu Khánh Hội ( ranh giới Saigon 1 & 4) . Cuối cùng, tác gỉả lý gỉải hướng thượng ( orienté) bằng cách tin ngọn đèn cầu Khánh Hôi sẽ tắt ( trước năm giờ sáng), thay thế bằng tia lửa mặt trời rực sáng lúc rạng đông . Lối viết truyện luận đề lồng tư tưởng được thể hiện qua nhân vật biểu hiện kiều Zarathustra , Nietzsche sử dụng tối ưu trong Zarathustra đã nói như thế ….

Là nhà văn không cần được đòi hỏi phải viết cho tất cả mọi từng lớp người đọc, nếu có nghệ thuật cao tột đỉnh như Nguyễn Du thì sẽ sản xuất được Đoạn trường tân thanh – hoặc La Quán Trung với Tam quốc chí , truyện viết về thời thế cổ sứ Tàu với bút pháp điêu luyện tuyệt chiêu hấp dẫn đọc giả. Nguyễn Đức Quỳnh tiền chiến là nhà văn tiên phong đưa ý thức hệ tả đối lập vào bộ truyện Thằng Cu So, Thằng Phượng, Thằng Kình khá thành công. Đọc đên đây , chắc cũng có người đặt câu hỏi sao không để lý luận riêng rẽ mà lại lồng vào tiểu thuyết , hoặc sao nhóm Hàn Thuyên không như Tự lục văn đoàn viết tiểu thuyết chơi chơi lãng mạn thuần túy kiểu Tự lực văn đoàn - còn lý thuyết triết học, chính trị nên đưa qua sách luận thuyết thuần nhất có hon không? Xin trả lời, ý kiến này André Maurois từng đề xướng- với chúng tôi nhận định thì không hợp thời. Tại sao vậy? Bởi, văn chương là sản phẩm phản ảnh từ bối cảnh xã hội; xã hội quay cuồng theo một chính thể nào, quân chủ, dân chủ,phát xít , cộng sản… thì trong đó đã có sự hiện diện mọi chủ thuyết tư tưởng đưa vào cuộc sống xã hội rồi. Một khi nhà văn xây dựng nhân vật trong bối cảnh xã hội ( qua nhỡn quan đãi lọc tác giả) nếu không phản ánh trung thực phần hồn đời sống xã hội trong đó, là điều không thể tha thứ, chấp nhận. Với nhà văn tầm thường hẳn là không thể đưa hinh tượng điển hình xã hội vào tác phẩm là điều không đáng trách, bởi khả năng chỉ làm được vậy- cũng không thể phê phán người khác sao lại làm thế, có nghĩa khác mình lại đả kích, chê bai ngay . Và họ chỉ được quyền phê phán tác phẩm cuả kẻ khác không đạt được mức giá trị cao, thấp cuả loại truyện đó mà thôi.

Ở trên chúng tôi đã bàn đến hai loại nhà văn đáng kể nhất, vi họ đã biết ghi lại hình tuợng bối cảnh xã hội đương thời cách điển hình, tương tự một nhà chép sử sống có nghệ thuật, cao hơn là đã tạo được thời thế theo nếp sống mẫu mực để làm theo. Đã có nhiều thanh niên thời tiền chiến sống theo nhân vật kiểu Tự lực văn đoàn , hoặc ở Pháp cũng đã có kẻ sống theo kiểu nhân vật truyện của Aragon, gần đây nhất là theo nhân vật truyện của Jean Paul Sartre. Francis Jeanson trong cuốn Sartre par lui-même ( NXB Seuil 1956) bàn về trường hợp cái chết cuả Monique - chỉ vì theo sinh tồn chủ nghĩa sinh ra bi quan, chán nản, sợ bất trắc nên đã tự tử.
Và nhóm Hàn Thuyên tiền chiến được coi là có tội với lịch sử tiến hoá, vì đã tạo mẫu con người máy móc sau 1945; đúng hơn sau 1950 trở đi. Đó là người mác xít tả đối lập hành động dưạ trên lý trí máy móc, chẳng khác cỗ máy được lên giây cót hành động, vì thế Trương Tửu-Nguyễn Bách Khoa , ( Trương Tửu có trưởng nam rồi, bèn ký thêm bút danh mới: Nguyễn Bách Khoa ) có lần khinh miệt bố đẻ khi biết tin bố qua đời. Sự rãy chết con người nhiễm lý thuyết chính trị cực đoan sinh ra nhiều ẩn ức, sống theo nếp sống trí thức rồi lại tự phản giai cấp, thỏa hiệp giai đoạn với ngụy vô sản ( pseudo-marxiste) phát sinh ra hậu quả, tai ương khó lường! ( ngay trong đời sống thường nhật) . Không lên án- ở đây -chúng tôi chỉ trình bầy một thực trạng diễn tiến đúng với bối cảnh lịch sữ xã hội mà con người , còn là tác giả Trương Tửu mà thôi.

Nhóm Dada cuả Pháp : Aragon, Éluard, Breton, Soupault, Denos, Picabia…. cũng không khác hơn, khi họ bắt gặp hoàn cảnh xã hội đáng chán, nôn mửa cũng đành phải tìm con đường khác giai cấp mình để thoả hiệp- và nhóm này hiệp với đảng cộng sản Pháp - mặc cảm tự ty cho phe phái kia có tổ chức, chính nghiã hơn- như Louis Aragon viết bộ truyện Les Communistes hết lời ca tụng đảng Cs Pháp. ( tạm dịch : Những người Cộng sản- 4 tập vào những năm 1949) .
Ở Việt Nam là nhóm Xuân Thu Nhã Tập : Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh - Thê Húc sau này trong Nhóm Tam Ích ở miền Nam năm 1950) .
Đoàn Phú Tứ viết kịch Ghen chỉ là tư liệu cóp nhặt ý tưởng hay trong các vở kịch của Pháp ( xem Nhà văn hiện đại- Vũ Ngọc Phan), còn Nguyễn Xuân Sanh làm thơ bi hiểm kiểu Dada ( và sau này Francis Picabia tự thú : đại để thơ văn sản xuất ra chính bản thân cũng chẳng hiểu nổi là cái gì , vậy làm sao độc giả có thể hiều đươc ! Vậy trường hợp này chính xác đạo văn, đạo ý tưởngchắp vá thành cái được gọi là tác phẩm văn chương nghệ thuật , chứ không thể biện minh là liên tưởng (réminiscence). Hoặc gần đây , nếu có thức tỉnh bắt nguồn từ một động cơ, một khung cảnh liên tưởng lãng quên, hay chưa gợi ra bây giờ được nhắc nhở đưa ra ánh sáng, có công phu tạo tác mới , thì mới có thể goi là liên tưởng ( từ Thanh tâm tài nhân cuả Tàu, Nguyễn Du liên tưởng thành Truyện Kiều tuyệt tác). Văn, thơ của Aragon, Breton hay- bởi tư tưởng phản ảnh đúng sự điên cuồng thật sự xảy ra ngoài xã hội mà họ bắt gặp. Và họ đã khai phá được lối thơ mới mà chính họ dụng tâm đem cả một đời dồn vào đó -tương tự Baudelaire , Saint-John Perse- viết thơ bằng máu, rung cảm thực!
Tôi xin phép được dẫn chứng một đoạn thơ hay - Louis Aragon gửi một người tình- một người vợ yêu trọn đời - nàng - thơ- vợ Elsa Triolet:

Ma femme d’or mon chrysanthème
Pourquoi ta lettre est-elle amère?
Pourquoi ta lettre si je t’aime
Comme un naufrage en plein mer…

tạm diễn ý:

Vợ tôi như đoá dã quỳ vàng
Tại sao thư em dằn vặt đớn đau
Tại sao thư em khiến anh càng yêu dấu?
Như kẻ đắm tàu giữa biển bao la! 

Và còn nhiều bài thơ hay trong tập Les yeux d’Elsa , hoặc En étrange pays dans mon pays tạm dịch : Đất nước mình sao cảm thấy xa lạ!) nói lên niềm thống khổ cuả tâm trạng một émigré de l’intérieur ( tạm dịch : quê quán mình mà như xa lạ).

Cũng vì vậy, có một nhà phê bình văn chương Pháp đã cực lực lên án sự đầu hàng này- và tôi cũng không dưạ vào lời phẩm bình ấy thẩm định giá trị văn chương- song chỉ muốn nhấn mạnh cái hay tốt -mà người đương thời còn dè bỉu , gièm chê - huống hồ một bọn làm thơ trong nước ăn cắp vài hình ảnh, ý tưởng lạ cuả Pháp đem toát dịch , ký tên mình- bề ngoài vênh váo lên mặt đời không hiểu, thì ôi thôi, cũng đành chẳng biết ăn nói làm sao?
Lại còn phải nhắc thêm nhóm Dada - Francis Picabia giận quá vì không chịu nổi lời phê phán đàm tiếu từ các nhà phê bình văn học, ông tuyên bố: … Vous ne comprenez pas, n’est ce pas ce que nous faisons? Eh bien chers amis, nous le comprenons moins encore… ( trích từ bản tuyên ngôn cuả nhóm Dadaisme - (tạm dịch: Các anh không hiểu được , phải vậy không? Vậy thì các bạn thân mến ơi , đến như chúng tôi còn hiểu ít hơn nưã kìa?!”

Cho dầu Nguyễn Xuân Sanh viết một chục bài thơ bí hiểm, rối rắm, hẳn là chính tác giả cũng chẳng hiểu gì , cho đủ mười lần Đinh Gia Trinh phịa chục bài diễn ý- thì ý còn được ít cảm, hiểu hơn nữa- khi giải thích tinh túy thơ hay rất mênh mông kia! Vậy thơ bí hiểm kia thiếu ba yếu tố :

- một là : thiếu chân thành với chính bản thân tác giả.
- hai : tạo một ngôn ngữ bịp để loè chính bản thân ,sau đến đọc giả.
- ba : tác giả chẳng hiểu gì thật sự khi sáng tạo thi ca cho bản thân hay cho ai khác ?
Sau này đọc một bài thơ lục bát khác của Nguyễn Xuân Sanh sáng tác trong kháng chiến 1945, bài Làng nghẹt trong rừng đêm , thì cảm và hiểu được ngay - thì tôi mới cho rằng lối thơ bí hiểm trước kia đích thị loè bịp, lập dị, chơi ngông- xã hội mù thằng chột làm vua .
Trích đoạn bài thơ viết theo lối xóc mẫu tự, ráp điệu, phối âm thanh dặt dìu cuả Nguyễn Xuân Sanh tiền chiến :

Lên mùa xuân khách vút xe hương
Vai nghiêng suối lạnh trải hồn đường
Gieo trắng dặm thơ đời ngát nẻo
Lỡ muà chân ướt ngấn hoa sương

Ngập ngừng hơi ấm bình thanh xuân
Tay thơm dâng sóng đậm triều gần
Hồn gặp men, chiều siêu mái đượm
Sương người tươi trải duyên riêng thân

Thế kỷ xuân về hương nước ơi
Người xuân tiễn thắm nhạc hồn đời
Say nước nẻo hương hoa thấm bước
Hạt trầm nhựa chuyển nhánh vươn hơi (…)

Cứ như thế, vẫn lối xếp chữ nhịp điệu trầm bổng của cái được gọi là thơ - thơ lúc lắc xóc mẫu tự. Chẳng khác gì trò chơi tiêu dao lớp trẻ nhỏ sắp chữ cái, lắc lên, đọc cho nhau nghe; bất cần chủ đích nào, ngoài việc muốn hiểu phải giải thích bưà . Bản thân không hiểu được chủ đích, huống hồ ai khác hiểu được ? – xã hội này hay tương lai mai hậu?

Tiếp đến Thanh Tâm Tuyền 20 năm sau không mới hơn – có khác khác trò chơi lắc xúc sắc chữ làm thơ. Éluard chết đi không kể làm gì, rồi Aragon, Picabia…đầu hàng Đảng cộng sản Pháp, vì chưa nhận thức được, và biết cần phải làm gì?

Thế rồi, Xuân Thu Nhã Tập - Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh tự nộp thân đầu hàng mác xít việt vô điều kiện ( mà cần gì điều kiện, chẳng ai ra điều kiện). Phạm Văn Hạnh - Thê Húc sau này- đầu hàng gián tiếp, đứng với Tam Ích - nhóm Chân Trời Mới có đường lối  theo mác xít - bảo hoàng hơn vua .( flairer l’idéologie marxiste plus que l’orthodoxie marxiste. )Tam Ích bênh vực, tung hô Karl Marx lên mây xanh -cho rằng không thể ai vượt nổi Marx- thực ra thì sự thể thế nào? (xem thêm Nhà văn miền Nam 1945-1950, tập 3- trong bộ Lược sử văn nghệ Việt Nam –T.P). Ngót sau hai mươi năm- Xuân Thu Nhã Tập- tiếp là Nguyễn Quốc Trinh, -nhà thơ này gần với Éluard hơn- thơ dễ cảm nhận, bứt phá, hướng thượng, có tính chiến đấu, rung cảm chân thành, sáng tạo chủ đích. Lại tiếp nối là Thanh Tâm Tuyền với Tôi không còn cô độc là một Nguyễn Xuân Sanh hậu chiến phiêu lưu không lý do , chưa đủ tầm vóc để là một thi nhân có khả năng cách tân thơ tự do . Cũng vẫn kiểu xóc mẫu chữ cái: Nhịp Ba, Tình cờ - lối chơi văn chương chàng trai trẻ mới lớn ở vùng tạm chiếm , bất mãn bản thân, xã hội, tuy là thanh niên lại không muốn lao đầu vào tình yêu như đám cùng lứa- tự kỷ ám thị bản thân vĩ đại hơn người ,muá may quay cuồng trong vũ điệu thơ lạ loè bịp , đánh động dư luận lưu tâm . Và thật ra vũ điệu kỳ quặc cuả bóng mờ sẽ lộ diện bịp trước bóng thật sáng ngời - Nietzsche từng bàn đến trong nhân vật Zarathustra. Ấy là triết gia Nietzsche có thực tài mà đương thời bàn luận về Nietzsche, thì Bertrand Russell còn lịch liệt đả kích triết gia thi nhân này không cần biết trách nhiệm việc làm- dù để lại cái rất hay hoặc rất kỳ quặc cũng tạm cho là được đi- mà lại không là thế! (Histoire de la littérature occidentale-tạm dịch : Lịch sử Triết học Tây phương).
Nguyên lý chính chủ thuyết siêu nhân đã bạch hoá điều buộc tội của Russell đối với Nietzsche, qua các tác giả định giá tư tưởng siêu nhân giá trị siêu đẳng. Có thể kể: Charles Andler, Daniel Halévy, A. Cresson, Raymond Shawb, H. Mann, Henri Albert, Dessaignes, Geniève Bianquis…vv.

Nhóm Người Việt-Sáng Tạo ( có Thanh Tâm Tuyền) không tổ chức sinh hoạt chặt chẽ như một Tự lực văn đoàn hoặc Hàn Thuyên . Mà nếu hơn, chỉ hơn nhà xuất bản Tân Dân (Vũ Đình Long) với lối tổ chức tạp nham- hiển nhiên Tân Dân xuất bản số lượng sách nhiều gấp hai Tự lực văn đoàn và Hàn Thuyên .Sáng Tạo có điều khác Tân Dân - , sách, báo không cần đối tượng độc giả. Nhóm Sáng Tạo là sản phẩm thỏa hiệp văn hoá, một thứ đại lý nhận viện trợ văn hoá Hoa Kỳ — chủ nhiệm dư tiền rủ bạn bè ăn chơi nơi trà đình tửu quán ( tôi vẫn đánh xe rủ Vũ Khắc Khoan, Phạm Đình Chương đi ăn chơi, vì chúng nghèo đói, còn tôi nhiều tiền , sách bán loại best-seller) . Chẳng thế , sau này Nguyễn Đức Quỳnh viết potin trên nhật báo Dân Việt Thời kỳ Chu Tử thuêmanchette) – gọi đích danh đàn em là bọn Sáng tạo hư sinh.
Thật ra bình diện văn nghệ miền Nam giai đoạn 1950-1957, chăng có nhóm nào ra hồn -chỉ là hình thức - kể cả Quan điểm ( cũ vì Nhóm này gồm một số trí thức tiểu tư sản có lập trường văn hóa văn nghệ, đủ khả năng tạo cho giai cấp một ý thức hệ. Nào Nghiêm Xuân Hồng, Nhuệ Hồng, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Tạ Văn Nho, Vương Văn Quảng, và người cầm cờ súy là cựu lãnh tụ Hàn Thuyên - Nguyễn Đức Quỳnh.
Nhóm Người Việt-Sáng Tạo , Mai Thảo với lối văn cảm giác ( style d’inspiration) - tuy chưa siêu như Nguyễn Tuân tiền chiến; thì lối văn cảm giácvẫn được coi là mới mẻ, độc đáo. Sự độc đáo ấy, nếu đạt được mức tuyệt chiêu như Ba Kim, Lỗ Tấn- đầu tiên cần có giữ bản thân có chỗ đứng độc lập tinh thần, vật chất không ngửa tay xin trợ cấp – thì điều này Mai Thảo chưa thể có được. Ở địa hạt văn nghệ, văn hoá- tự do đối lập- không đứng trong quan điểm phe thống trị- ở thế bị thống trị viết ra. Tất nhiên nhà văn không nên để phe cấm quyền, đảng phái suỳ tiền nắm đầu sai bảo. Chẳng hạn thế đứng Romain Rolland thời kỳ trước đại chiến I, được gọi là người có lương tâm xứng đáng đại diện Âu châu- conscience de l’Europe - lãnh tụ cộng sản Nga Lénine muốn lôi kéo làm phe đảng , mời sang thăm Nga Xô, ông từ chối-hoặc đảng phái, hiệp hội chính trị khác mời- ông cũng chỉ lắc đầu để giữ được sự độc lập cần thiết . Nhà văn Việt Nam, sở dĩ chưa thể có tiếng tăm lớn vượt khỏi biên giới, tôi cho rằng ngoài tài năng thiên bẩm ra, vẫn cần có một thái độ, một đường lối độc đáo, một bản sắc riêng như một Stephan Sweig , một Gheorghiu , hay trước đó một Romain Rolland . Đến như Ba Kim cũng , có một thời đoạn trở thành tay sai guồng máy chính trị, sau phản tỉnh lại bị nhóm tứ nhân bang đoạ đầy thân xác, hành hạ tinh thần. Vậy muốn tạo được thế đứng, hoàn thành sứ mệnh - Lỗ Tấn, Romain Rolland - đòi hỏi sự khổ công tu luyện. Còn khó hơn nữa khi nhìn vị thế Maxime Gorki, Dostoievski, Léon Tolstoi -hay gần đây André Malraux - làm công việc dung hòa tư tưởng chính trị, văn nghệ , cách mạng.

Và đó cũng là điều tôi muốn bàn đến sự liên hệ văn nghệ và chính trị.


     Newvietart chân thành cáo lỗi tác giả và độc giả nếu có những lỗi in sai trong bài .
    thế phong
   (source: Newvietart.com/

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ