Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

' Tìm hiểu về Cải lương ( tiếp theo (4) -- blog Huỳnh Ái Tông

Wednesday, April 25, 2018


Tìm hiểu về Cải luơng  (tiếp theo -  4)

Các nghệ sĩ Cải lương.
- Tám Danh (1901-1976)
- Bảy Nhiều (1902-197?)
- Ba Du (1904-1984) 
- Năm Châu (1906-1977)
Tư Chơi (1907-1964)
- Bà Năm Sa Đéc (1907-1988)
- Sáu Trâm (190?-197?)
Năm Phỉ (11908-1954)
- Ba Vân (1908-1988)
- Phùng Há
 (1911-2009)
- Cô Tư Sạng (1911-1954)
- Năm Nghĩa (1911-1959)
- Tư Út (1912-1948)
- Bảy Nam (1913-2004)
- Cô Ba Bến Tre (1914-19..)
- Sáu Ngọc Sương (1915-2000)
- Bảy Cao (1916-1996)
- Cô Năm Cần Thơ (1917-1997)
- Cô Ba Trà Vinh (1917-2004)
- Cô Ba Thanh Loan (1917-1982)
- Ái Liên (1918-1991)
- Út Trà Ôn (1919-1997)
Ba Xây (1920-2009)
- Kim Cúc (1922-1991)
- Hoàng Giang (1922-2002)
- Việt Hùng (1923-2001)
- Tám Vân (1924-2010)
- Kim Chung  (1924-2008)
- Minh Chí (1924-1995)
- Văn Ngà (1926-2010)
- Kim Loan (1926-2000)
- Bích Thuận (1930-20..)

 
Những nghệ sĩ cải lương tiền phong là những người trước tiên đứng trên sân khấu cải lương trình diễn ột vở tuồng hát, ngày nay người ta thường nhắc đến Hai Giỏi, Năm Châu, Từ Anh, Tư Út, Năm Phỉ, Sáu Trâm, Phùng Há, Bảy Nam … rồi đến lớp nghệ sĩ tiếp nối như Năm Nghĩa, Bảy Cao, Út Trà Ôn, Tám Vân, Việt Hùng Minh Chí, Bà Năm Sa Déc, Ngọc Nuôi, Kim Lan, Kim Cúc, Kim Chưởng, Bích Hợp, Kim Chung, Bích Thuận,  …cho đến sau nầy Hữu Phước, Thành Được, Diệp Lan, Thanh Tú, Thanh Sang, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Bích Sơn, Ngọc Hương, Phượng Liên, Tô Kim Hồng, Kiều Phượng Loan, Kim Hương…Họ đã góp phần làm cho bộ môn Cải lương khởi sắc, tạo thành nét đặc sắc văn hóa, nghệ thuật của người miền Nam.
Họ sẽ được đề cập tới, như vinh danh những nghệ sĩ tài danh của bộ môn nghệ thuật nầy.
Xa hơn, người ta cũng nhắc đến các danh ca trong nhóm Đàn ca tài tử của Nguyễn Tống Triều ở Mỹ Tho, họ có đi Pháp trình diễn tại Hội chợ triển lãm thế giới (Exposition universelle de Paris) ở Paris năm 1900 và tại Hội chợ thuộc địa Marseille năm 1906, tiếc rằng đến nay chưa thấy ai sưu tầm, công bố tiểu sử của những danh ca thời đó như cô Ba Đắc, cô Hai Nhiễu, sau họ tiếp nối Ca ra bộ để hình thành Cải lương sau nầy.

Ông Nguyễn Tống Triều ngồi, cô Hai Nhiễu, cô Ba Đắc
Những nghệ sĩ như Hai Gỏi, Ba Du kép hát của Đồng Bào Nam, ngày nay chúng ta cũng chỉ được nghe danh mà thôi, có lẽ bậc đàn anh như Tám Danh, Ba Du còn biết được tiểu sử. Cho nên chúng tôi khởi đầu từ đây.

Tám Danh
Tám Danh - Nguyễn Phương Danh (1901-1976)

Tám Danh tên thật Nguyễn Phương Danh sinh năm 1901 tại làng Nhơn Nghĩa, tổng Định Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, ngày nay là xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Ông sinh ra trong một gia đình có 9 anh chị em, cùng với bố mẹ sinh sống ở bờ kia Vàm Xáng.

Mới 9 tuổi, ông đã biết đàn ca, tham dự trong ban nhạc lễ của xã. Sau đó ông tham gia Ban tài tử Ái Nghĩa, một ban đờn ca nổi tiếng ở Nam kỳ lục tỉnh. Thời kì này, ông còn theo học múa kiếm, đao, côn của bà Bóng Sen ở Cái Răng, đồng thời theo học quyền cước của võ sư Tám Bằng ở Bạc Liêu. Năm 12 tuổi, ông đi theo gánh hát bội nhưng bị cha bắt về. Từ năm 14 tuổi, ông bỏ nhà đi lập nghiệp, đi đàn hát cho các nhà hàng, khách sạn từ Cần Thơ tới Mỹ Tho. Năm 15 tuổi, ông đi hát cho gánh xiếc của ông Andre Thận ở Sa Đéc. Sau đó ông chuyển sang hát cho gánh "hát chặp" của Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho, thủ vai trong một số tiết mục do ông Trương Duy Toản sáng tác.

Năm 1918, gánh hát kim thời Đồng Bào Nam, dàn dựng nhiều tuồng tích với các đào kép nổi tiếng như Hai Giỏi và Năm Phỉ. Ông bèn tham dự gánh hát này, khi đó mới 17 tuổi. Ở gánh này, thỉnh thoảng ông được tham dự các vai phụ. Trong một lần kép chính Hai Giỏi đột nhiên vắng mặt, ông được bà chủ gánh lựa chọn thay thế, và kể từ đó ông trở thành kép chính thức của gánh hát Đồng Bào Nam.

Trên sân khấu Đồng Bào Nam, tài năng Tám Danh dần được bộc lộ và ông ngày càng nổi tiếng. Ngoài khả năng diễn xuất, ông còn là người chơi đàn kìm rất điêu luyện. Ông bầu Nguyễn Ngọc Cương thân phụ của nghệ sĩ Kim Cương bầu gánh Phước Cương mời ông về hát. Gánh Phước Cương sau là gánh hát lớn với nhiều đào kép nổi tiếng như Năm Nhỏ, Năm Phỉ, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Ba Du, Sáu Chương, Bảy Lựu, Tư Huệ... soạn giả chính là Mười Giảng - Đặng Công Danh. Thời gian này ông đã ghi dấu ấn với nhiều vai diễn để đời như Vương Tư Đồ, tuồngPhụng Nghi Đình, Bao Công tuồng Xử Án Bàng Quý Phi, Tề Thiên Đại Thánh tuồng Mẫu Đơn Tiên, Hà Công Yên tuồng Tứ đổ tường, Phán Nhân tuồng Số độc đắc...

Ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Huệ, cũng là một đào hát. Hai người đã sinh hai người con, một trai một gái, mang tên Nguyễn Thị B và Nguyễn Văn A. Sau này khi tập kết ra bắc ông có kết hôn không chính thức với một người phụ nữ khác là bà Phạm Thị Phương và có thêm hai người con trai nữa là Nguyễn Trần Phi Hồng và Nguyễn Trần Việt Hải, nhưng vì thời kỳ này rất nhạy cảm về vấn đề vợ con nên người phụ nữ sau này cùng hai con về sau ít được nhắc đến trong lý lịch của ông.

Năm 1931, ông theo gánh Phước Cương sang lưu diễn tại hội chợ đấu xảo Paris . Ông đã thể hiện những vai như Hà Công Yên trong tuồng xã hộiTứ đổ tường, diễn các trích đoạn tuồng Phụng Nghi Đình, Xử án Bàng Quý Phi... thu được thành công lớn, được Hoàng hậu Hà Lan mời sang hát tại hoàng cung 15 ngày đêm. Sau đó ông và đoàn tiếp tục lưu diễn tại các nhà hát Paris, thu được lợi nhuận cao. Sau gần một năm lưu diễn ở nước ngoài, đoàn trở về Bắc, đi lưu diễn từ Hà Nội đến Sàigòn. Tám Danh trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng và giàu có bậc nhất trong làng cải lương lúc bấy giờ.

Năm 1933, Tám Danh - Bảy Nhiêu cùng một số nghệ sĩ khác tách ra thành lập gánh Tiếng Chung, thực chất là một đoàn tập thể cùng làm, cùng hưởng. Tuy nhiên do không thống nhất với nhau nên gánh Tiếng Chung bị tan rã sau chưa đầy một năm. Sau đó, Tám Danh lại hợp tác với ông Hai Nhân ở Châu Đốc và cô đào nổi tiếng Hai Đàng, lập gánh Danh Đànnhưng cũng không thu được thành công.

Cuối năm 1936, trong tâm trạng chán chường vì nghiệp diễn, Tám Danh đã chuyển sang làm cho hãng đĩa hát Asia, do ông Ngô Công Mạnh là bạn của ông làm giám đốc. Sau đó ông hợp tác với ông Nguyễn Văn Đinh, làm đạo diễn cho bộ phim Trọn với tình, kịch bản và quay phim do Nguyễn Văn Đinh thực hiện. Đây là bộ phim nói 35 mm đầu tiên do người Việt Nam sản xuất, và ông cũng là một trong những đạo diễn điện ảnh đầu tiên của Việt Nam. Bộ phim ra mắt năm 1939, tuy nhiên không thành công như mong đợi.

Khi Thế chiến II bùng nổ năm 1939, sân khấu cải lương cũng như các ngành khác rơi vào khủng hoảng. Lúc này, ông đang theo gánh Quốc gia kịch đoàn, làm kép, thầy tuồng (đạo diễn) cho gánh. Thời gian này, ông đã gặp gỡ ông Nguyễn Văn Nguyễn, một cán bộ của Xứ ủy Nam kỳ và giác ngộ cách mạng. Ông đã dàn dựng nhiều vở đề cao lòng yêu nước, chống xâm lược. Năm 1944, khi đoàn diễn tại Mỹ Tho, ông bị chính quyền truy bắt. Thoát được, ông cùng gia đình trốn về quê nhà ở Cần Thơ.

Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở khu vực Nhơn Nghĩa – Mỹ Khánh. Kháng chiến bùng nổ, ông tham gia kháng chiến, giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã Mỹ Khánh. Đầu năm 1949, ông chuyển sang quân đội, hoạt động trong Đội biệt động số 8. Từ năm 1951, ông được chuyển về Phòng Chính trị Khu 8, công tác chung với nhà thơ Nguyễn Bính, Bảo Định Giang, nhạc sĩ Hoàng Việt, ca sĩ Quốc Hương, nghệ sĩ Ba Du... Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian này.

Cuối năm 1952, ông được biệt phái về miền Tây, khu 9 cùng Nguyễn Ngọc Bạch sáng lập và lãnh đạo Đoàn Văn nghệ Cửu Long, trực thuộcChi hội Văn nghệ Nam Bộ. Sau hiệp định Geneve, ông tập kết ra Bắc.

Thời gian đầu ở miền Bắc, ông giữ chức Đội phó Đội cải lương Nam Bộ, ông Nguyễn Ngọc Bạch làm đội trưởng. Sau đó, Tám Danh cùng Ba Du, Triệu An, Ngọc Thới, Đắc Nhẫn, Ngô Văn Du, Hoàng Tuyển, Thanh Tuyền, Chi Lăng, Ngọc Cung, Phạm Ngọc Truyền... tham gia Ban nghiên cứu cải lương của Bộ Văn hoá lập, do ông Thế Lữ làm trưởng đoàn. Đội cải lương Nam Bộ trở thành Đoàn cải lương Nam Bộ và đây cũng chính là nơi ông gắn bó và tham gia đến cuối đời.

Năm 1959, ông về dạy tại Trường Nghệ thuật Ca Kịch Dân tộc, nay là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, phụ trách bộ môn Cải lương của trường. Năm 1960, ông được bầu vào Quốc hội khoá II. Sau đó ông tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Năm 1966, ông đề xuất cách tân cải lương bằng cách kết hợp âm nhạc, vũ đạo, nội dung để tạo ra hình thức mới cho cải lương. Tuy nhiên điều này đã gây ra tranh luận trong giới nghệ sĩ biểu diễn. Cho đến tận khi mất, những đề xuất cải cách của ông vẫn còn bị bỏ lửng.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, ông cùng với Đoàn Cải lương Nam bộ trở về Sàigòn, tìm gặp những người bạn cũ Năm Châu, Bảy Nhiêu, Phùng Há... tiếp tục xây dựng các vở diễn phục vụ công chúng. Tuy nhiên ông đột ngột qua đời trong một cơn bạo bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 9 tháng 3 năm 1976. Thọ 75 tuổi. Nghệ sĩ Tám Danh được an táng tại Nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp ở Tp. HCM.


Bảy Nhiêu
Bảy Nhiêu - Huỳnh Năng Nhiêu (1901-197…)

Nghệ sĩ Bảy Nhiêu tên thật là Huỳnh Năng Nhiêu, sinh ngày 30 tháng 2 năm 1902, tại Thốt Nốt tỉnh Long Xuyên, nay là tỉnh An Giang. Ông là một nghệ sĩ tài danh đa tài, là một nhà báo kịch trường, một nghệ sĩ sân khấu với nhiều vai tuồng để đời như vai Ngũ Tử Tư trong vở Tây thi gái nước Việt và hai là vai Gia - Lữ-Sanh trong vở Gió ngược chiều ...

Từ bé, nghệ sĩ Bảy Nhiêu đã thích đàn hát. Năm 14 tuổi, ông còn đi học ở trường Thốt Nốt lúc bấy giờ. Năm 15 tuổi, ông học đàn kìm, đàn tranh, học ca tài tử với các nghệ nhân quanh vùng.

Năm 1919, ông đang học nội trú tại Trường tư thục Võ Văn, ông hai lần trốn học theo gánh hát Ca ra bộ của Thầy Thận, rồi Đồng Bào Nam đến nỗi gia đình phải bắt về cưới vợ.

Ông nội của nghệ sĩ Bảy Nhiêu là một người người Hoa (Phước Kiến), sang Việt Nam từ những năm thế kỷ 19. Ông nội ông lấy vợ người Việt và sinh được người con trai là i là ông Huỳnh Văn Dung chính là cha của Bảy Nhiêu. Vợ chồng ông Huỳnh Văn Dung đông con, Bảy Nhiêu là con út của ông Dũng nên được gia đình rất cưng chiều.

Nghệ sĩ Bảy Nhiêu bước chân lên sân khấu đầu tiên vào tháng 10/ 1921, trong gánh Tập Ích Ban của ông Vương Có. Bảy Nhiêu được vào vai chàng công tử Viếc trong vở “Tình Duyên Phấn Lạc” của soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền, phóng tác theo vở “Fellah” của Pháp. Sau đó, Bảy Nhiêu đóng vai Châu Bá Hòa trong tuồng “Châu Trần Phải Nghĩa”, đóng vai Lý Ðáng trong tuồng “Phụng Kiều Lý Ðáng”, rồi đến vở tuồng “Tang Gia Giả Gái”.

Năm 1925, nghệ sĩ Bảy Nhiêu gia nhập đoàn Phước Cương và đến năm 1931 theo đoàn sang dự cuộc đấu xảo ở Ba Lê (Pháp). Bảy Nhiêu đóng vai chính Tấn Vương, cùng Năm Phỉ trong tuồng khai trương Tam Tinh xuất thế. Phước Cương trở thành một đại ban trong ngành cải lương từ Nam chí Bắc.

Năm 1933 Bảy Nhiêu, Tám Danh cùng một số nghệ sĩ thành lập gánh Tiếng Chung, như một đoàn cải lương tập thể. Tuy nhiên, do không thống nhất với nhau, nên Tiếng Chung tan rã chỉ sau 1 năm hoạt động. Năm 1936 cùng với Năm Châu, Ba Vân, Từ Anh, Thanh Tùng về hát cho đoàn Ðại Phước Cương.

Năm 1936, đoàn Phước Cương được Hoàng Thái Thái Hậu mời vào cung An Định diễn nhân dịp lễ mừng thọ của Hoàng Thái Hậu. Tại đây, nghệ sĩ Bảy Nhiêu và Năm Phỉ đã diễn tuồng Quan Âm Thị Kính. Sau cuộc diễn Năm Phỉ và Bảy Nhiêu được triều đình thưởng “mề đai” tức là huy chương.

Một thành tích nữa khó thể quên là năm 1937 Bảy Nhiêu đi dự lễ Hiến Pháp ở Thái Lan, trình diễn vở Trà Hoa Nữ (La Dame aux Camélias) và vở cải lương Ðiên Vì Tình, lúc ấy người Xiêm không thích tuồng Tàu.

Ðến năm 1940 thành lập gánh Tân Tân và năm 1941 được sự giúp đỡ của một nhà Mạnh Thường Quân là bà Bảy N, đã cho ông mượn tiền lập nên gánh hát Nam Phương. Gánh hát lưu diễn trong Nam ngoài Bắc với nhiều tuồng mới.

Năm 1946 , Bảy Nhiêu hợp tác với Năm Châu thành lập gánh Con Tằm, trong đó có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Phùng Há, Ba Vân... nhưng cũng không tồn tại được lâu.

Ðến năm 1947 Bảy Nhiêu lại tái lập gánh Nam Phương, gánh hát rã sau trận bị ăn cướp tại đình Xuân Hòa đêm 17 Tháng Baỷ, 1947, ông trở về gia nhập đoàn Việt Kịch Năm Châu.

Đến năm 1954 thì giải nghệ về bán cà phê tại bên cạnh đình Phú Hòa ở đường Bà Lê Chân, Tân Ðịnh.

Cũng vì nặng nghiệp Tổ nên sau ngày giải nghệ năm 1954 rồi, Bảy Nhiêu vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trên sân khấu trào lộng, hài kịch xã hội của nhóm Năm Nỡ, bạn đi hát cùng thời, và đặc biệt là cộng tác với nghệ sĩ Năm Châu đóng phim, đảm nhận vai Sư Cụ trong phim Quan Âm Thị Kính, lúc Ban Việt Kịch Năm Châu hợp tác với hãng Mỹ Vân quay cuốn phim nói trên. Bảy Nhiêu là nhạc phụ của nghệ sĩ Năm Châu. Vào năm 1962, Bảy Nhiêu đóng vai ông chồng già cùng nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng trong phim Bóng người đi do soạn giả Năm Châu đạo diễn. Phim này có sự góp mặt của Út Bạch Lan, Thành Đưọc và La Thoại Tân.

Lúc tuổi đã 70 nghệ sĩ Bảy Nhiêu được tờ nhật báo Sóng Thần đề nghị viết hồi ký đăng báo trước rồi sau đó sẽ xuất bản, có lẽ Sóng Thần thấy cuốn 50 năm mê hát của Vương Hồng Sển, được nhiều người ưa thích. Ông nhận lời và viết theo kiểu nhớ gì viết nấy trong cuốn tập học trò 100 trang, viết đầy cuốn thì trao cho tòa soạn báo Sóng Thần và lãnh “bao thơ” đủ sống hằng ngày với cà phê cà pháo. Cứ như thế ông viết khoảng hơn chục cuốn và ký giả Ngọa Long lãnh phần sửa chính tả, câu văn cho mạch lạc để đăng báo. Sóng Thần dự định khi đăng hết sẽ xuất bản và ông sẽ được chia tiền bản quyền, nhưng báo chưa đăng hết thì bị ngưng vì lý do “hết giấy”, lúc đó khoảng giữa 1974 nhiều tờ báo cũng bị tình trạng đó chứ không riêng gì Sóng Thần.

Ðến khi tờ báo ra trở lại thì đang thời kỳ có nhiều vấn đề quan trọng phải đăng, chẳng hạn như sự việc Linh Mục Trần Hữu Thanh phát động “Phong Trào Chống Tham Nhũng”, thành thử ra hồi ký của Bảy Nhiêu không còn đất trống để đăng. Chờ đợi mãi dần dà cho đến 30 Tháng Tư, 1975, kể như “xù” luôn và hồi ký của Bảy Nhiêu chưa ra đời đã chết vậy!

Trong lúc nghèo khổ lại gặp xui xẻo, mấy năm sau nghe tin ông qua đời tại Tân Ðịnh, Sàigòn.

Khi về già, nghệ sĩ Bảy Nhiêu thường xuyên cộng tác, chuyên viết thể loại phê bình sân khấu cải lương đương thời, trên nhiều nhật báo. Đáng kể nhất là ông viết lên những thiên “ký ức”, “hồi ức” và “hồi ký” về cuộc đời đi hát hơn 30 năm, trong đó ghi chép khá tỉ mỉ từ buổi đầu hình thành đến thời cực thịnh của nghệ thuật cải lương. Những bài viết của ông như một pho lịch sử về loại hình nghệ thuật này, mà sau này – các nhà nghiên cứu khi thực hiện các công trình về cải lương, đều lấy đó làm căn cứ “Nổi trong ánh đèn màu”, “Buồn vui đời đi hát”,... là những thiên hồi ký hết sức giá trị của ông.

866421042018
Ba Du
Ba Du – Phan Văn Hai (1904-1984)

Nghệ sỹ Ba Du, tên thật là Phan văn Hai, sinh năm 1904, tại Vĩnh Long, trong gia đình có trình độ học vấn và yêu thích ca nhạc dân tộc.

Ngoài trinh độ học vấn khá, Ba Du còn được học nhiều về nhạc lý, ca nhạc tài tử. Với lòng đam mê ca hát, ngay từ khi còn đi học, Ba Du cùng các bạn lập thành ban hát, sau đó ông gia nhập gánh cải lương Nam Đồng Ban, do ông Hai Cu và Hai Quản thành lập, gồm các nghệ sỹ tài danh như: Hai Giỏi, Năm Phỉ, Hai Binh, Mười Mùi… Sau đó gánh hát này đổi thành gánh Tái Đòng Ban, với các nghệ sỹ: Năm Châu, Phùng Há, Tám Mẹo, Tư Út, Hai Phụng, Ba Nhàn, Ba Liên. Sau đó có thêm Từ Anh, Tư Chơi về hát.

Năm 1936, nghệ sỹ Ba Du ra Miền Bắc, theo đòan cải lương Nam Thinh, rồi Quảng Lạc Ban. Vai Ngốc Tử, trong tuồng Ngốc Tử Đăng Khoa, đã đưa tên tuổi Ba Du nổi khắp Hà Nội, và nhiều tỉnh Miền Bác. Báo Hà Thành Ngọ Báo, lúc ây, viết như sau: “Năm mới ! kép mới ! Ba Du đã từng nổi tiếng khắp nơi về điệu nghệ cải lương Nam Kỳ, nay đã về giúp rạp Quảng Lạc… Bản tuồng cải lương Nam Kỳ Ngốc Tử Đăng Khoa, kiêm cả võ hiệp, bi tinh và hài hước mà chỉ có kép Ba Du đóng vai chính mới hòan tòan đươc.”

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở Miền Nam, Ba Du hoạt động ở vùng Đồng Tháp Mười. Ở đây, nghệ sỹ Ba Du đã góp công xây dựng đoàn Cửu Long, đội cải lương thuộc chi hội Văn nghệ Nam Bộ. Vừa là chiến sỹ, vừa là nghệ sỹ, Ba Du đã phục vụ chiến trường và đồng bào khắp các chiến khu, bưng biền, mà không hề mệt mỏi.

Thời gian trước năm 1954, sau hơn 40 làm nghệ sỷ sân khấu cải lương, nghệ sỹ Ba Du đã từng đứng trên những sân khấu như: Phước Cương, Đại Phước Cương, Trần Đắc, Nam Thinh, Huỳnh Kỳ, Phụng Hảo… Vai nào, nghệ sỹ Ba Du cũng thể hiện tốt, được công chúng yêu thích.

Thời kỳ tập kêt ra Miền Bắc năm 1954, nghệ sỹ Ba Du tiếp tục cống hiến đời mình cho nghệ thuật sân khấu cải lương. Trong đó, công tác xây dưng  đòan cải lương củà một số tỉnh và thành phố ở Miền Bắc là rất cần thiết. Song song đó, nghệ sỹ Ba Du cũng đã tham gia đào tạo nhiều thế hệ kế thừa ngành sân khấu cải lương, đồng thời, cũng là nhà nghiên cứu nghệ thuật sân khâu dân tộc Việt Nam.

Nghệ sỹ Ba Du mất năm 1980, thọ 76 tuổi, được Nhà Nước truy tặng danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân, năm 1984.

Năm Châu
Năm Châu - Nguyễn Thành Châu (1906-1977)

Nghệ sĩ Năm Châu tên thật là Nguyễn Thành Châu, sinh ngày 9 tháng Giêng năm 1906 làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, tỉnh Mỹ Tho. Thân phụ là một công chức Tòa Bố, tỉnh Mỹ Tho, vì làm mếch lòng Tỉnh trưởng, nên bị thuyên chuyển ra làm việc ở đảo Phú Quốc, tỉnh Rạch Giá.

Lúc Năm Châu học năm thứ hai Ban Thành Chung trường Trung học Mỹ Tho, nhân dịp nghỉ hè, ông ra Phú Quốc thăm cha. Đến ngày tựu trường, vì bão tố, tàu bè không trở về đất liền kịp ngày nhập học, ông bị trễ nên bị cúp học bổng và bị đuổi học. Gia đình định cho tiếp tục học ở trường Taberd, nhưng ông quyết định tự lập, theo nghiệp cầm ca, gia nhập gánh hát thầy Năm Tú năm 1922.

Từ năm 1922-1924, ông hát cho đoàn hát thầy Năm Tú, hát các tuồng Bùi Kiệm Nguyệt Nga, Trang Tử thử vợ, Thúy Kiều – Kim Trọng, Lục Vân Tiên…

Từ năm 1925 -1928, nghệ sĩ Năm Châu tham gia đoàn hát Tái Đồng Ban của ông Bầu Hai Cu, chủ tiệm vàng ở Mỹ Tho.

Sáu Trâm thủ vai Bạch Thu Hà và Năm Châu, vai Võ Đông Sơ tuồng Giọt máu chung tình là cặp đào kép ăn khách nhất lúc bấy giờ. Sáu Trâm ca, diễn theo lối hát Tiều, ảnh hưởng cũ của gánh Tập Ích Ban, nhiều động tác tượng trưng “tả ý” như lối hát bội. Anh Năm Châu phải chỉ dẫn, tập luyện lại cho Sáu Trâm để khi ca, diễn chung, ăn ý, rặp ràng với nhau.

Khi Năm Châu và Sáu Trâm trở thành cặp đào kép diễn xuất ăn khách nhất thì mối tình đầu nảy nở, anh Năm Châu và chị Sáu Trâm trở thành cặp vợ chồng xứng lứa vừa đôi nhất trong giới nghệ sĩ cải lương lúc bấy giờ.

Cô Phùng Há ca diễn và sắc vóc đẹp hơn cô Sáu Trâm nên vô tình đẩy cô Sáu Trâm xuống hàng “đào nhì”. Năm Châu lại tỏ ra quá quyến luyến, chỉ lo dạy cho cô Phùng Há nên cô Sáu Trâm ghen, buồn duyên tủi phận, âm thầm rời gánh hát đột ngột. Anh Năm Châu và nhiều bạn bè của anh đổ xô đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng bặt mất dạng cô Sáu Trâm.

Thời kỳ cặp đôi nghệ sĩ Năm Châu và Phùng Há nổi tiếng, hai người cũng có tình cảm với nhau.

Năm 1926, Phùng Há nhận lời kết hôn với nghệ sĩ Tư Chơi- Huỳnh Thủ Trung. Tư Chơi là một nhạc sĩ giỏi, một soạn giả tài ba, vừa thành công lớn qua hai tuồng do anh sáng tác: Khúc oan vô lượng và Tội của ai. Anh vẫn thường đàn và dạy cô Phùng Há ca...

Khi biết Phùng Há nhận lời lấy Tư Chơi, Năm Châu đột ngột bỏ gánh hát, đi theo một nhóm bạn lưu diễn tận Hà Nội. Trước khi đi, ông nhờ người trao cho Phùng Há một lá thư: không có một lời nhắn nhủ tâm sự nào, mà ông chép vào đó 12 câu vọng cổ lời lẽ ai oán, trách móc cố nhân...

Năm 1928, nghệ sĩ Năm Châu thành hôn với cô Tư Sạng, khi 2 người đang cùng hoạt động trong gánh Tái Đồng Ban.

Năm 1932, nghệ sĩ Năm Châu cùng các nghệ sĩ Tư Út, Ngọc Trâm, Tư Sạng, Ba Du, Tám Mẹo gia nhập gánh hát Trần Đắc của ông Bầu kiêm đại điền chủ Trần Đắc Nghĩa ở Cần Thơ. Sau đó Phùng Há cùng gia nhập gánh hát nầy.

Năm Châu là một diễn viên có tài, sắc vóc đẹp, cao lớn như Tây, lại là một soạn giả có nhiều vở tuồng hay, đích thân chỉ dạy cho các đào kép khác ca, diễn nên ông được các cô đào hát và nữ khán giả si mê, theo đuổi… Có lẽ, anh là người quá say mê nghệ thuật sân khấu nên chỉ có người phụ nữ tài danh, “thinh sắc lưỡng toàn” mới lọt được vào cặp mắt xanh của ông.

Năm 1935, ông Ngô Văn Mạnh, tức Năm Mạnh thành lập hãng dĩa ASIA. Ông Năm Mạnh ký giao kèo độc quyền với cô Tư Sạng và đã tung ra thị trường bộ dĩa tròng kim nhũ chữ đen với nhan đề là Trảm Trịnh Ân, Đào Tam Xuân báo phu cừu do các danh ca Tư Xe và Tư Sạng ca.

Với trên 100 bộ dĩa trong những năm tháng dài cộng tác với hãng dĩa, cô Tư Sạng thật xứng đáng với danh hiệu nữ đệ nhất danh ca thời tiền chiến.

Cô Tư Sạng xa rời sân khấu trình diễn, để có thời gian thu thanh cho hãng dĩa. Và cô đã rời bỏ Năm Châu dù hai người đã có chung với nhau năm người con. Sau đó, cô Tư Sạng trở thành vợ thứ của ông Năm Mạnh.

Năm 1937, sau khi cô Tư Sạng sang ngang, Năm Châu rất đau buồn trước sự gãy đổ hạnh phúc gia đình, nỗi đau đớn, hận tình được bộc lộ ngay trong sáng tác của ông, vở kịch Phũ phàng sau chuyển thành tuồng cải lương Men rượu hương tình, nội dung nói về cô đào hát tham tiền, phụ rẫy người chồng là nghệ sĩ nghèo, để chạy theo kẻ khác giàu sang. Anh chồng kép hát vẫn đeo đuổi theo nghiệp cầm ca, giải buồn bằng men rượu và gục chết trên sân khấu sau đêm diễn tuồng. Những lời than thân, oán trách người tình được viết rất công phu, nói lên nỗi lòng day dứt giữa sự chọn lựa: đeo đuổi sự nghiệp cầm ca hay bỏ cái nghề ca hát để theo đuổi người tình? Rõ ràng, đây chính là nỗi lòng của tác giả.

Tháng 3 năm 1946, nhóm nghệ sĩ chuyên nghiệp gồm Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Duy Lân, Tư Út, Từ Anh, Hai Tiền, Ba Thâu, Sáu Ngọc Sương lấy xác gánh Nam Phương để thành lập “Nhóm con Tằm”. Nhóm thu hút thêm nhiều nghệ sĩ tài danh như Bảy Nhiêu, Năm Nở, Tư Chơi, Năm Phỉ, Bảy Nam, Kim Thoa, Kim Cúc, Kim Lan…

Đây là thời kỳ phát triển của sân khấu cải lương theo chiều hướng tuồng xã hội, dựa theo những tiểu thuyết xã hội đang được độc giả miền Nam ưa thích như: Hồn bướm mơ tiên, Một tối tân hôn, Nỗi lòng chị Bếp, Gieo gió gặt bão, Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt…

“Nhóm con Tằm” do Năm Châu đứng đầu, chủ trương xây dựng một sân khấu “Đẹp” và “Thật”. Anh trực tiếp đạo diễn, tập cho các nghệ sĩ ca, diễn theo quan điểm nghệ thuật của ông. Ông được ba soạn giả cùng thời là Tư Trang - Trần Hữu Trang, Tư Chơi, Năm Nở tán thành và ủng hộ. Thành công của các tuồng tích trên sân khấu, Nhóm con Tằm đã làm cho tên tuổi nhiều diễn viên tài danh của sân khấu cải lương được giới báo chí mệnh danh là những ngôi sao kịch nghệ, mà sáng chói hơn hết là tên tuổi của nghệ sĩ Năm Châu

Năm 1948, nghệ sĩ Năm Châu thành lập Ban Việt Kịch Năm Châu. Nữ nghệ sĩ Kim Cúc, dưới bàn tay phù thủy của đạo diễn Năm Châu, đã làm rung động trái tim của khán giả hâm mộ qua các vai: Nữ hoàng Túy Hoa trong tuồng Dân chúng trước pháp trường, vai cô Bê trong tuồng Khi người điên biết yêu, vai Hoàng hậu trong tuồng Gió ngược chiều, vai Tây Thi trong Tây Thi – Gái nước Việt, vai Hoàng hậu trong tuồng Hàm Lệ, Thái Tử nước Đan Mạch, vai vợ người chiến binh trong vở Người mặt cháy

Nữ nghệ sĩ Kim Cúc, con gái lớn của nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu là người vợ cuối cùng của Năm Châu, họ thành hôn từ năm 1948 cho đến ngày ông mãn phần.

Năm 1962, Năm Châu được mời làm giáo sư kịch nghệ của trường QuốcGia Âm Nhạc Sàigòn, sau đó Kim Cúc, anh Duy Lân, Năm Nở, Ngọc Ánh và nhạc sĩ Hai Khuê, Sáu Tửng, cũng được mời làm giáo sư giảng dạy tại trường nầy…

Nghệ sĩ Năm Châu qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1978. Thọ 72 tuổi. Ông được an táng tại Nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp, Tp. HCM. Sau đó vài năm, các con của Năm Châu bốc mộ, cải táng tại xã Phú Kiết, tỉnh Tiền Giang.


Tư Chơi
Tư Chơi - Huỳnh Thủ Trung (1907-1964)

Nghệ sĩ Tư Chơi sinh năm 1907 tại Bến Tre. Tư Chơi giỏi chữ Nho, biết tiếng Anh và làm thơ rất hay. Ông cũng là một nhạc sĩ tài danh, chuyên đờn đoản. Bài vọng cổ Tiếng nhạn kêu sương nhịp tư của nghệ sĩ Tư Chơi mở đầu cho bản Dạ cổ hoài lang của ông Sáu Lầu phát triển dần lên nhịp 8, nhịp 16, 32, 64..

Đây là bài vọng cổ nhịp tư, rút trong tuồng Khúc Oan Vô Lượng của soạn giả Huỳnh Thủ Trung tự Tư Chơi, do cô Phùng Há ca. Cô Phùng Há thủ vai Bích Vân than thở với con gái về việc chồng là Lê Gia Khanh do Năm Châu thủ diễn, bị hàm oan vì tội sát nhân và bị đày ra Côn Đảo. TuồngKhúc Oan Vô Lượng hát trên sân khấu Huỳnh Kỳ, sau đó dược tái diễn trên sân khấu Trần Đắc.

1.     Đêm nào ngọn đèn khuya, mẹ đây chong trắng dĩa.
2.     Chàng ôi, nếu có gặp nhau họa chỉ trong giấc mộng huỳnh lương.
3.     Trời đất ôi! Vợ chồng tôi đang vui câu đầm ấm nơi cảnh gia đường,
4.     Vì ai gieo oan mà để cho thiếp phải cam dồn dập nơi khốn cảnh đoạn trường.
5.     Hơn bốn năm trường tựa nơi cánh cửa thiếp trông chờ.
6.     Đã biết rằng tuyệt vô hy vọng mà lòng mong thiếp những hoài mong.
7.     Con ôi! Có lẽ khi cha con bây giờ, vì nỗi cách xa vợ con, lìa nơi cố quán,
8.     Nên đã tóc rối với da chì, chịu hàm sầu nơi hải đảo, mòn mỏi mình ve.
9.     Lại còn lúc đêm khuya, mẹ vẳng nghe tiếng con hàn quyên kêu lẻ bạn,
10.  Mẹ đây ngơ ngẩn tâm hồn, mẹ mở cửa trông ra kìa là muôn dặm trùng dương. 
11.   Mờ mịt xa trông phù vân bích thủy, gió đưa cơn sóng dợn muôn đường. 
12. Cái cánh buồm ai xa xa, khi ẩn khi hiện trên mặt bể, mẹ tưởng khi cha con về, nhưng nào đâu phải cha con về!

Năm 1926, Phùng Há cùng các nghệ sĩ Năm Châu và Tư Chơi, Ba Du gia nhập gánh hát Tái Đồng Ban của ông Hai Cu. Tư Chơi là nhạc sĩ chơi đàn đoản, tập cho Phùng Há ca hát rồi hai người đi đến hôn nhân. Nghệ sĩ Tư Chơi là người chồng đầu tiên của Phùng Há.

Chỉ sau hai năm sống chung, cuộc hôn nhân giữa nghệ sĩ Tư Chơi và ngôi sao Phùng Há tan rã. Tư Chơi rời gánh hát Tái Đồng Ban, bà Phùng Há về thăm quê nội Trung Hoa, gửi con gái chung của hai người là Bửu Trân (1926 - 1959) cho người em ruột dưỡng nuôi. 

Ông mất vợ, xa con và con gái của ông cũng không mang họ của ông, lấy họ Lý của dưỡng phụ, vết thương lòng của ông sau khi chia tay với Phùng Há lớn hơn nhiều người nghĩ. 

Sau này khi lấy được nghệ sĩ Kim Thoa - một nghệ sĩ hát hay, xinh đẹp và tài danh, ông Tư Chơi không nguôi nhớ đến bà Phùng Há, thậm chí trong lúc ngủ và những lúc riêng tư vợ chồng, ông còn gọi tên bà. 

Tư Chơi – Kim Thoa và con trai, ảnh chụp năm 1939

Điều đó không khỏi gieo nỗi niềm cho bà Kim Thoa và góp phần dẫn đến sự chia tay dù hai người đã sống cùng nhau nhiều năm. Họ có một con trai là Huỳnh Thủ Hiếu.

Vì còn nặng tình với nghệ sĩ Phùng Há, sau khi chia tay và trở thành chồng của nghệ sĩ Kim Thoa, soạn giả Tư Chơi vừa viết nhiều vở tuồng “hương xa” cho đoàn Phụng Hảo của Phùng Há, vừa viết tuồng xã hội cho đoàn Kim Thoa của vợ mình. 

Đoàn cải lương Kim Thoa là gánh hát đại ban ăn khách nhất từ Saigon đến HàNội và tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc. Gánh hát Kim Thoa cũng gặt hái thành công rực rở khi đi lưu diễn ở Nam Vang, ở Lao…Ông Bầu kiêm soạn giả Tư Chơi giàu quá sức giàu, có villa, nhà lầu, có cả tàu kéo, ghe chài, xe hơi và phố cho mướn, nhưng ông lại là một người vừa nghiện rượu vừa mê gái nên ông bị vợ nhà bỏ. Ông bèn bán hết ghe chài, tàu kéo, villa, phố xá, gởi hết số tiền bán gia sản đó cho các nhà hàng, quán rượu và đến đó uống rượu say mèm hằng ngày, say như một cái hủ chìm, uống rượu để trừ dần cho hết số bạc đã ký gởi.

Dần dà, ông chìm vào men rượu, hủy diệt cuộc đời. Hãy đọc một đoạn văn của Bửu Trân viết về cha mình, Huỳnh Thủ Trung được ký giả Trần Tấn Quốc cho đăng báo Tiếng Dội Kịch Trường năm 1960, nhân kỷ niệm một năm sau khi cô Bửu Trân mất vì bị bịnh ung thư máu tại nhà thương Grall. Chính cô Phùng Há đưa trang nhựt ký này nhờ Trần Tấn Quốc đăng, để kỷ niệm cô con gái thân thương và cũng để minh định lòng hiếu thảo của cô Bửu Trân đối với cha mình:

“Cha mình, nghệ sĩ Huỳnh Thủ Trung (nghệ danh Tư Chơi) là người chồng trước nhứt của má (Phùng Há), một nhạc sĩ điêu luyện mà người ta thường nói là tiếng đờn đoản như tiếng chim hót. Cha mình cũng là một tác giả lừng danh. Ngay như lần đầu tiên khi mình ở Hạc San về, mình gặp lại Cha ở sau rạp Nguyễn Văn Hảo thì má của mình đang diễn tuồng của Cha mình sáng tác. Cha mình là một con người tài hoa, Nho học cũng thông, tiếng Tây, tiếng Anh cũng giỏi. Những vở tuồng Cha dịch ra từ tiếng Pháp, tiếng Hoa, cho mãi tới bây giờ người ta vẫn đem ra trình diễn. Cha là nhà cách tân sân khấu. Những hình thức mới lạ của sân khấu Đông Tây cũng đều được Cha đưa ra thực hiện trên sân khấu cải lương. Nhưng Cha thất chí vì cái gì mình không biết mà trở thành con sâu rượu, sống bê tha, không cần biết tới ai nữa mà cũng chẳng cần ai biết tới mình. Nghĩ tới tình cảnh của Cha, mình buồn quá nhưng không biết làm sao cho Cha mình đừng buồn nữa…”

Rồi nhiều điều nảy sinh trong cuộc sống chung làm rạn nứt mối quan hệ giữa ông và nghệ sĩ Kim Thoa, dẫn đến cuộc chia tay khoảng thời gian trước năm 1954. Đến năm 1959, con gái Bửu Trân mất khiến ông suy sụp hẳn.

Soạn giả Tư Chơi mất ngày 06 tháng 07 năm 1964, an táng tại nghĩa trang nghệ sĩ, do Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ an táng và lập mộ.

Từng có một thời lừng lẫy, là một vì sao sáng chói nhất trên bầu trời nghệ thuật sân khấu cải lương các thập niên 1930, 1940, 1950, song nghệ sĩ Tư Chơi thỉnh thoảng được nhắc đến, chỉ vì ông là người chồng đầu tiên của nghệ sĩ tài danh Phùng Há trên sân khấu Cải lương.

Bà Năm Sa Đéc

Bà Năm Sa Đéc - Nguyễn Kim Chung (1907-1988)

Bà Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung sinh năm 1907 là con của ông Hương Cả Nguyễn Văn Tam (Cả Tam) và là cháu nội của ông Hương Cả Nhiều, chính quán tại làng Tân Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Ông Cả Tam có tổng cộng 5 người con, 3 người con đầu do khó nuôi nên đã lần lượt qua đời, chỉ còn lại 2 người con là “Bà Năm Sa Đéc” và ông Nguyễn Duy Cang (Sáu Biết). Năm 1915, ông Nguyễn Văn Tam đứng ra thành lập và làm “Bầu” một gánh hát bội “Thiện Tiền Ban” đầu tiên tại tỉnh Sa Đéc.
Do có tài năng ca hát, diễn ra bộ nên vào năm 1928, bà Năm Sa Đéc đã gia nhập đoàn gánh hát Phước Tường. Sau đó, Bà Năm Sa Đéc lần lượt cộng sự với các đoàn Phụng Hảo, Vân Hảo, Thanh Minh - Thanh Nga… Từ sân khấu hát bội bước qua lĩnh vực cải lương, nên nghề nghiệp của Bà rất vững vàng, chỉ cần học tập thêm chút ca cổ là tiến bộ rực rỡ trên con đường nghệ thuật sân khấu cải lương. Trong thời gian lưu diễn, bà Năm Sa Đéc đã có rất nhiều khán giả ái mộ và cũng có một vài mối tình đầu đời. Vào khoảng năm 1938 - 1939, một trong những mối tình hương sắc mặn nồng giữa bà Năm và ông Đốc Phủ Sứ Đặng Ngọc Chấn (quê tỉnh Long An) đã cho ra đời một cậu con trai. Nhưng vì một lý do thật tế nhị nên tình duyên của đôi “trai tài-gái sắc” này không thành vợ chồng và bà Năm Sa Đéc đã âm thầm, lặng lẽ nuôi con và đặt tên cho đứa con là Nguyễn Ngọc Đặng!

Tình yêu tan vỡ, bà Năm dồn hết tâm sức, trí lực cho nghệ thuật sân khấu cải lương, kịch nói… Tài năng ca diễn xuất chúng và danh tiếng của bà Năm Sa Đéc vang lừng khắp nơi, với nhiều vai diễn ăn sâu vào lòng người mộ điệu lúc bấy giờ. Đến năm 1947, bà Năm Sa Đéc đã phải lòng và kết nghĩa tơ hồng với học giả, nhà biên khảo Vương Hồng Sển (nguyên là Giám thư Bảo tàng Viện Sài Gòn). Suốt hơn 40 năm chung sống với cụ Vương, bà Năm đã hạ sinh một đứa con trai là Vương Hồng Bảo. Không chỉ thành công trong lĩnh vực sân khấu ca kịch cải lương, bà Năm Sa Đéc còn là một nữ minh tinh điện ảnh tài-sắc vẹn toàn luôn được nhiều người ngưỡng mộ, qua các bộ phim Lệ đá, Con ma nhà họ Hứa(trước năm 1975) và nhiều bộ phim sau năm 1975 là “Cho đến bao giờ”, “Mùa nước nổi”, “Con thú tật nguyền”, “Nơi bình yên chim hót”… Và năm 1987, bà Năm Sa Đéc thủ diễn vai bà Hai Lành trong bộ phim Phù Sa.
Lúc bà Năm về chung sống với người chồng Vương Hồng Sển, do vóc dáng nhỏ nhắn, xinh đẹp nên cụ Vương thường gọi vợ là “cô Năm Nhỏ”. Lúc bấy giờ, khi cô Năm Nhỏ Kim Chung đi hát diễn cùng trong một gánh hát nọ lại có một cô đào Năm Nhỏ khác (quê ở Cần Thơ) và hai nghệ sĩ này đều nổi tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật sân khẩu cải lương. Để phân biệt hai người với nhau nên nhiều nghệ sĩ trong đoàn hát gọi cô Năm Nhỏ Kim Chung bằng danh xưng cô Năm Sa Đéc hay bà Năm Sa Đéc (nghĩa là cô Năm Nhỏ Kim Chung quê ở Sa Đéc). Từ đó, nghệ danh cô Năm Sa Đéc hay bà Năm Sa Đéc vang danh cho tới ngày nay.
Suốt cả một đời hơn 80 năm tại thế, bà Năm Sa Đéc đã sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Nhắc đến chuyện nữ nghệ sĩ Bà Năm Sa Đéc, người dân Sa Đéc và Đồng Tháp rất tự hào và vinh dự, vì bà đã góp phần làm rạng danh cho mảnh đất quê hương, một thời đóng góp công sức, tài năng tỏa sáng đáng kể cho nền nghệ thuật sân khấu, cải lương, kịch nói và điện ảnh nước nhà.
Bà bị bệnh đột ngột và qua đời vào ngày mồng 8 tháng Chạp năm Đinh Mão (1988). Thi hài của nữ nghệ sĩ tài hoa đã được chồng và con cháu đưa về an táng tại nơi mà bà đã được sinh ra từ hơn 80 năm trước.
866421042018

Sáu Trâm

Sáu Trâm - …. Trâm (19 ? -19 ? )
Cô Sáu Trâm, không rõ năm sinh, có thể sinh vào năm 1908, là người Hoa lai Việt (Triều Châu), quê ở Thốt Nốt, Long Xuyên. Cô Sáu Trâm còn có nghệ danh do soạn giả  Mộc Quán đặt tên là Ngọc Xoa, nữ diễn viên tài danh của gánh hát Tập Ích Ban. Sau khi Tập Ích Ban rã gánh, cô gia nhập Tái Đồng Ban của ông bầu Hai Cu ở Mỹ Tho lập vào  năm 1924.
Sáu Trâm thủ vai Bạch Thu Hà và Năm Châu, vai Võ Đông Sơ tuồng Giọt máu chung tình là cặp đào kép ăn khách nhất lúc bấy giờ. Sáu Trâm ca, diễn theo lối hát Tiều, ảnh hưởng cũ của gánh Tập Ích Ban, nhiều động tác tượng trưng "tả ý" như lối hát bội. Anh Năm Châu phải chỉ dẫn, tập luyện lại cho Sáu Trâm để khi ca, diễn chung, ăn ý, rặp ràng với nhau.
Khi Năm Châu và Sáu Trâm trở thành cặp đào kép diễn xuất ăn khách nhất thì mối tình đầu nảy nở, Năm Châu và chị Sáu Trâm trở thành cặp vợ chồng xứng lứa vừa đôi nhất trong giới nghệ sĩ cải lương lúc bấy giờ.
Năm 1924, Phùng Há gia nhập Tái Đồng Ban. Phùng Há đào trẻ ca diễn và sắc vóc đẹp hơn cô Sáu Trâm nên vô tình đẩy cô Sáu Trâm xuống hàng "đào nhì". Năm Châu lại tỏ ra quá quyến luyến, chỉ lo dạy cho cô Phùng Há nên cô Sáu Trâm ghen, buồn duyên tủi phận, âm thầm rời gánh hát đột ngột. Anh Năm Châu và nhiều bạn bè của anh đổ xô đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng bặt mất dạng cô Sáu Trâm.
Về sau, cô Sáu Trâm tâm sự với soạn giả Nguyễn Phương: “Lúc đó, tôi ghen quá, trở về quê nhà ở Long Xuyên, cũng có ý đợi “ảnh” xuống rước trở lên gánh hát. Nhưng rồi “ảnh” mê sân khấu hơn vợ nhà. “Ảnh” theo gánh hát miết. Tôi cũng không thể tự mình trở lại gánh hát, thành ra tôi ở với má tôi. Khi biết anh Năm Châu sống chung với cô Tư Sạng và có với nhau một đứa con, tôi trở lại nghề hát, trong lòng nuôi ý định là sẽ hát hay hơn chị Phùng Há hay cô Tư Sạng, đó là vì tự ái nghề nghiệp và cũng là cái ý ganh tỵ của một người đàn bà, muốn làm cho mình đẹp hơn, giỏi hơn tình địch của mình.
Tôi đi theo gánh hát Văn Hí Ban, rồi gia nhập lại gánh hát Tập Ích Ban 2, nhưng tôi càng ngày càng hiểu rõ là khi một người đàn ông đã bỏ vợ, có thêm một người vợ khác, đẹp hơn, giỏi hơn người vợ cũ thì người cũ khó bề giành lại được chồng mình. Nhất là trong nghề ca hát, nếu không có thầy tuồng nâng đỡ, dìu dắt, không có bạn đồng diễn đồng sắc, đồng tài thì diễn viên khó có thể thành công lớn. Nghĩ vậy nên tôi giải nghệ, không theo gánh hát nữa, tôi trở về Long Xuyên, giúp má tôi trong việc buôn bán”.
Những khi đoàn Việt Kịch Năm Châu hát ở Cần Thơ, anh Năm Châu và cô Sáu Trâm không trực tiếp gặp nhau mà chỉ gởi quà tặng hoặc những lời thăm hỏi, chứng tỏ là giữa họ chỉ còn lại một chút tình tri ngộ năm xưa.
Về sau, Nguyễn Thành Văn, chủ nhân một rạp chiếu bóng ở Cần Thơ, con của Năm Châu và danh ca Tư Sạng, đứng ra phụng dưỡng cô Sáu Trâm. Không rõ cô mất vào năm nào, có thể vào thập niên 1970.

Năm Phỉ

Năm Phỉ - Lê Thị Phỉ (1908-1954)
Nữ nghệ sĩ Năm Phỉ tên thật là Lê Thị Phỉ, sinh năm 1908 tại làng Điều Hòa, Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình công chức. Thân sinh ra Năm Phỉ là cụ Lê Tấn Công – một trí thức Tây học nhưng chịu ảnh hưởng khá rõ nét tư tưởng Nho giáo. Ông Công có 11 người con, được đặt tên có ý nghĩa theo sau tên ông: Công, Thành, Danh, Toại, Phỉ, Chí, Nam, Nhi, Bia, Truyền, Tạc, Để. Trong số này có năm người theo nghệ thuật và rất thành danh là: Ba Danh, Năm Phỉ, Bảy Nam, thân mẫu nghệ sĩ Kim Cương, Chín Bia, Mười Truyền.
Năm Phỉ đến với sân khấu cải lương từ rất sớm, lúc bà mới 10 tuổi. Ở tuổi này, bà chưa kịp học chữ, chỉ biết ký mỗi cái tên. Điều đặc biệt là tuy học vấn thấp đến như vậy, song bà lại được trời phú cho một trí nhớ phi phàm. Những lần tập vở, chỉ cần nghe ai đó đọc qua một lượt là bà đã thuộc. Có một giai thoại: Dù bận tiếp khách song Năm Phỉ vẫn để tai lắng nghe người ta đọc vở tuồng. Và khi khách ra về thì cũng là lúc bà thuộc lời thoại của vở diễn.
Năm Phỉ thoát ly gia đình khi mới 11 tuổi. Bà theo đi biểu diễn với gánh hát Nam Đồng Ban do các ông Hai Cu, Hai Quản lập ra. Tại đây, khi chưa bước vào tuổi thanh nữ, bà đã kết duyên với nghệ sĩ Hai Giỏi, là con trai trưởng của ông Hai Cu, bầu gánh hát, là người chuyên đóng các vai kép chính. Hai Giỏi sớm khẳng định được tài năng của mình trước bàn dân thiên hạ, song ông lại là người đoản mệnh. Cái chết đến quá sớm không chỉ cắt ngang một sự nghiệp đầy hứa hẹn mà còn đẩy người vợ trẻ, khi ấy vẫn đang ở tuổi vị thành niên, vào cảnh góa bụa. Nhưng Năm Phỉ là người giàu nghị lực. Bà một mình tiếp tục trên con đường nghệ thuật đầy gian khó… Một thời gian sau khi Hai Giỏi qua đời, Năm Phỉ quá đau buồn, nên rời khỏi gánh hát, làm cho Nam Đồng Ban tan rã. Về sau, Năm Phỉ chuyển sang hát cho gánh Hí Văn Ban của ông Huỳnh Văn Vui và tiếp đó là cho gánh Phước Cương.
Sau này, nghệ sĩ Phùng Há, một người luôn xem là “đàn em” của Năm Phỉ đã tiết lộ: “Tôi theo gánh Tái Đồng Ban được anh Tư Chơi dạy tôi ca. Ông Năm Mạnh và anh Năm Châu dạy tôi hát. Sau này tôi mới biết, do chị Năm Phỉ không về được Tái Đồng Ban nên ông bầu Hai mới tìm người hát chung với anh Năm Châu. Tôi may mắn mới được thế chị Năm Phỉ”. Điều ấy cho thấy, Năm Phỉ rất có giá trong con mắt của các ông bầu gánh hát thuở ấy.
Tại gánh Phước Cương, Năm Phỉ có nhiều cơ hội trổ tài và với những vở diễn của gánh hát này, tên tuổi của Năm Phỉ đã đến được với đông đảo ong giả Nam Kỳ cũng như được một số ong giả ở Pháp quốc biết tới. Với chất giọng hơi ong ong ẩn chứa trong một vóc dáng mảnh mai nhưng đầy cá tính, Năm Phỉ đã thể hiện xuất sắc các vai diễn: từ Lý Ngọc Nương vởTrà hoa nữ, Bàng Quý Phi vở Xử án Bàng Quý Phi, Điêu Thuyền vở Lã Bố hý Điêu Thuyền, Mộng Hoa (vở Mộng Hoa nương, Lan vở Lan và Điệp… Đặc biệt, với vai Bàng Quý Phi, năm 1931, nghệ sĩ Năm Phỉ đã cùng nghệ sĩ Bảy Nhiêu vai Tống Chơn Tôn được gánh Phước Cương đưa sang Paris trình diễn vở Xử án Bàng Quý Phi nhân dịp đấu xảo. Tại đây, vở diễn đã được ong giả hoan nghênh nhiệt liệt. Riêng với vai diễn của mình, Năm Phỉ đã nhận về 4 huy chương. Có gần hai ong lá thư của người mến mộ gửi tới nghệ sĩ Năm Phỉ bày tỏ sự cảm mến, trên bốn chục tờ báo có bài bình luận, khen ngợi vở diễn. Ngoài những phần thưởng mang ý nghĩa động viên tinh thần, cá nhân nghệ sĩ Năm Phỉ còn nhận được một khoản thù lao hậu hĩnh, tương đương với ong ngàn lượng vàng thời bấy giờ. Vở Xử án Bàng Quý Phi sau đó còn được công diễn tại nhiều nơi và trở thành một trong số những vở diễn có doanh thu và tần suất biểu diễn cao nhất trong lịch sử sân khấu cải lương Việt Nam.
Trở lại với chuyện đời tư của nghệ sĩ Năm Phỉ. Trong quá trình tham gia gánh Phước Cương, cũng như trước đây, cái duyên nghề nghiệp đã lại đưa đẩy Năm Phỉ gắn bó tình cảm với một người của gánh hát. Lần này không phải là một bạn diễn mà là… ông bầu của gánh hát – ông Nguyễn Ngọc Cương. Hai người nên vợ nên chồng và một thời gian, đây được xem là cuộc hôn nhân lý tưởng bởi cả hai đều là những người tài năng, danh giá và đang chung lưng góp vốn nhằm mở mang sự nghiệp và cùng chí hướng thúc đẩy sự phát triển của nền nghệ thuật cải lương nước nhà.
Nhưng rồi, được ít năm thì giữa họ bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn gay gắt, buộc phải giải quyết bằng một cuộc ly hôn. Và khi ông Nguyễn Ngọc Cương chính thức tái hôn với nghệ sĩ Bảy Nam – em gái Năm Phỉ – thì Năm Phỉ dứt khoát chia tay gánh hát để thành lập Đoàn cải lương mang tên mình. Các nhà nghiên cứu nghệ thuật từng có những phân tích xác đáng về sự khác biệt giữa hai chị em Năm Phỉ – Bảy Nam và nhận thấy, đó gần như là hai đối cực. Năm Phỉ đến và thu hút ong giả bằng một uy lực gần như choáng ngợp, trong khi Bảy Nam lại chinh phục ong giả một cách dè dặt, lặng lẽ. Năm Phỉ thích là làm, không thích là tung hê, còn Bảy Nam thì lại com cóp góp nhặt từng vai diễn bình dị để làm nên sự nghiệp… Tuy nhiên, không vì sự khác biệt ấy mà Bảy Nam không thấy được ảnh hưởng to lớn của người chị đối với mình. Trước sau, bà luôn xem Năm Phỉ là một thần tượng.
Nhân đây, cũng cần nói ong: Nghệ sĩ Kim Cương chính là sản phẩm của cuộc hôn nhân nhiều “trái khoáy” giữa nghệ sĩ Bảy Nam và ông Nguyễn Ngọc Cương. Nghĩa là, chị vừa là cháu gái của nghệ sĩ Năm Phỉ, vừa là con gái của chồng cũ của Năm Phỉ. Nghệ sĩ Năm Phỉ đã dồn nhiều tình yêu thương để “truyền nghề” cho người cháu này. Và trong thực tế, giữa Kim Cương và Năm Phỉ có nhiều nét tương đồng, không chỉ về tính cách mà cả trong phong thái biểu diễn…
Nghệ sĩ Năm Phỉ qua đời vì bạo bệnh ngày 2-6-1954, khi mới ở tuổi 46. Cái chết của bà đã gây sốc cho bạn bè, người thân. Nghệ sĩ Phùng Há bấy giờ đang biểu diễn ở Long Xuyên. Khi nhận được hung tin nghệ sĩ Năm Phỉ mất, Phùng Há đã ngất xỉu. Cũng liên quan tới sự kiện này, cách đây mấy tháng, một tờ báo đã ghi lại chuyện kể của soạn giả Nguyễn Phương như sau: Ngày Năm Phỉ mất, người đến viếng đã được chứng kiến cảnh nhạc sĩ Chín Trích đàn ròng rã mấy ngày liền bên quan tài người quá cố, vừa đàn vừa khóc. Đến khi chuẩn bị làm lễ di quan, ông đã tới lạy lần chót bên quan tài nghệ sĩ Năm Phỉ rồi khóc lớn: “Cô Năm đã mất rồi, từ nay Chín Trích sẽ không còn đờn cho ai ca nữa”. Nói xong, ông đập vỡ cây đàn. Để ghi nhận tình cảm của nhạc sĩ Chín Trích, khi hạ huyệt, người nhà của nghệ sĩ Năm Phỉ đã cho chôn trong mộ phần của bà cây đàn gãy này.
Sinh thời, Năm Phỉ từng là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được Vua Bảo Đại tặng Huy chương Kim Tiền. Trong các chuyến lưu diễn tại nước ngoài như Pháp, Lào, Thái Lan, Campuchia…, bà cũng nhận được nhiều huy chương. Tuy nhiên, có lẽ với bà, không gì vinh dự bằng các “giải thưởng” do ong giả mến mộ dành tặng cho bà, mà cách hành xử đầy xúc động của nhạc sĩ Chín Trích là một ví dụ. Thật đúng như Giáo sư Hoàng Như Mai từng nhận định: “Bà là nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của sân khấu cải lương. Đó là một tài năng đa dạng, đã chinh phục được cảm tình của tất cả ong giả”.
Lại nhớ, khi nghệ sĩ Thanh Nga – bấy giờ còn là một diễn viên trẻ – được giải Thanh Tâm triển vọng, báo chí đã không tiếc lời tôn vinh chị, trong đó, có một câu cho thấy vị trí của nghệ sĩ Năm Phỉ trong ong họ cao đến mức nào. Ấy là khi các nhà báo cho rằng, từ khi nghệ sĩ Năm Phỉ mất đến thời điểm ấy, sân khấu cải lương mới lại xuất hiện một nữ diễn viên “vừa hát hay, diễn giỏi, vừa hấp dẫn về sắc vóc đến vậy.
Southwest Airlines to San Jose
Ba Vân
Ba Vân - Lê Long Vân (1908-1988)
Nghệ sĩ Ba Vân tên thật Lê Long Vân sinh năm 1908 tại làng An Bình Đông, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông sinh ra trong một gia đình đông anh em, từ nhỏ đã được mời thầy về dạy nhạc. Ông được học đánh trống, đánh đồ ngang, chọi bạc, đàn tranh, đàn kìm... Do có chất giọng thanh, trong nên được thầy chú ý. Sau một thời gian học với thầy, năm 1917, ông đã đi hát cho các đám tiệc trong làng. Em trai ông là nghệ sĩ Tám Vân.
Năm 1920, ông theo nhóm hát Kiều Vân Tiên. Những năm sau đó, ông gia nhập gánh Tái Đồng Ban, rồi gánh Tân Hí, Đồng Thinh và Nghĩa Hiệp Ban. Từ năm 1927 đến năm 1929, ông gia nhập gánh Quảng Lạc ở Hà Nội.
Trong những năm 1937 – 1939, tài năng của ông bắt đầu nở rộ khi ông gia nhập gánh Đại Phước Cương ra mắt ở Hà Nội. Ông lưu diễn ở miền Bắc 7 lần từ năm 1927 đến 1950, Từ năm 1950 đến 1975, ông sống ở Sàigòn và tiếp tục đóng góp cho sân khấu cải lương miền Nam. Ông là một trong những bậc thầy về khả năng diễn hài, và được gọi là một trng những quái kiệt về hài của sân khấu miền Nam.
Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động nghệ thuật sôi nổi. Lần lưu diễn thứ 8 của ông ở Hà Nội là vào năm 1977, khi đoàn Sàigòn được mời ra thủ đô tham gia hội diễn mừng đất nước thống nhất.
Ba Vân là một trong những cây đại thụ của nghệ thuật sân khấu cải lương cùng với Tám Danh, Bảy Nhiêu, Năm Châu, Phùng Há, Ba Du... Tài năng của ông không chỉ ở các vai hài, mà còn ở khả năng diễn xuất đa dạng, tài tình với các vai hề, lão, độc, văn, võ... Những vở diễn thành công của ông là Men rượu hương tình, Vó ngựa truy phong, Khi người điên biết yêu, Người ven đô... Ngoài ra ông còn đóng trong một số bộ phim như Lan và Điệp  năm 1973, Con ma nhà họ Hứa năm 1973, Sợ vợ mới anh hùngnăm 1974), Năm vua hề về làng năm 1975...
Năm 1984, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt 1. Ông qua đời tại Sàigòn vào ngày 24 tháng 8 năm 1988, được chôn cất  trongNghĩa trang Nghệ sĩ tại Gò Vấp Tp. HCM.

Phùng Há

Phùng Há – Trương Phụng Hảo (1911-2009)
Nghệ sĩ Phùng Há thật là tên Trương Phụng Hảo, sinh năm 1911, tại làng Điều Hòa, huyện Châu Thành,  tỉnh Mỹ Tho, nay là Tiền Giang. Cha là người Hoa, ông tên Trương Nhân Trưởng. Ông này đã có vợ con ở Quảng Đông, Trung Quốc. Nhưng vì chơi nghịch: lấy pháo quấn vào bím tóc của một người bạn. Pháo nổ, bay luôn bím tóc. Sợ bị tù tội, ông một mình trốn sang Việt Nam, bán thịt bò ở chợ Mỹ Tho và lấy bà Lê Thị Mai làm lẽ.
Cuộc hôn nhân dị tộc này cho ra đời 7 người con gồm: Trương Tích Kỳ là trưởng nam, Trương Ngân Hảo, Trương Liên Hảo, Trương Tích Huy, chết lúc còn nhỏ, Trương Tích Trung, Trương Phụng Hảo và Trương Nguyệt Hảo. Phụng Hảo là con thứ 6, người Quảng Đông phát âm “Phụng Hảo” là “Phùng Há” cho nên cô được gọi là... Bảy Phùng Há.
Năm 1920, Phùng Há được 9 tuổi thì cha mất, mấy mẹ con bị ép sang Quảng Đông hai lượt để... chịu sự quản thúc của gia đình chồng. Gia sản bị người chú ruột và người anh cả chiếm đoạt nên người mẹ đã đưa Phùng Há trốn về Việt Nam. Lúc đó Phùng Há còn chưa biết hết mặt chữ, đã phải đi nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ mẹ nuôi bà ngoại.
Sau này Phùng Há tâm sự: “...13 tuổi, tôi về sống bên ngoại thì bà ngoại tôi đau mắt, không tiền thang thuốc nên bị mù. Má tôi đau buồn, bệnh tật thường xuyên. Tôi đến nhờ anh Hai Trương Tích Kỳ giúp nhưng anh không ngó ngàng gì đến má và em. Tôi phải đi mò lạch, kiếm cá, tép là cái ăn nuôi mẹ. Bà dì Tư trong xóm thương tình, dẫn tôi tới lò gạch ông Bang Hoạch xin in ngói. Cứ in 100 viên thì được 3 xu... Tôi làm không quen, buồn quá nên vừa làm ca nghêu ngao cho đỡ buồn. Không ngờ, mọi người xung quanh nghe thích quá, mới bảo tôi ca cho họ nghe rồi họ phụ giùm tôi in gạch để có tiền nuôi mẹ...

Cố Ngh
ệ sĩ Phùng Há
Lúc đó, ông Hai Cu là chủ một tiệm vàng ở Mỹ Tho mới lập gánh hát lấy tên là Tái Đồng Ban, ông nghe đồn có cô nhỏ xẩm lai ở lò gạch ca hay nên ổng tới tìm. Ổng bảo nếu tôi chịu về Tái Đồng Ban, mỗi đêm diễn sẽ được phát lương 8 cắc. Ông còn cho mượn trước 50 đồng để lo thuốc thang cho bà ngoại và má tôi. Khi đi diễn gánh hát lại còn cho ăn ngày hai bữa. Đối với tôi như vậy là cả một gia tài to lớn rồi, vì đi in gạch mỗi ngày tôi kiếm chưa tới một cắc...
Tôi theo gánh Tái Đồng Ban, được anh Tư Chơi dạy tôi ca. Ông Năm Mạnh, là thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh và anh Năm Châu dạy tôi hát . Sau này tôi mới biết, do chị Năm Phi không về được Tái Đồng Ban nên ông bầu Hai mới tìm người hát chung với anh Năm Châu. Tôi may mắn mới được thế chị Năm Phi”.  
Năm 1925, được 14 tuổi, Phùng Há trở thành đào chánh đóng cặp với kép Năm Châu ở cái tuổi... gái mới dậy thì. Chính ông bầu Hai Cu đã gợi ý cho cô giữ lại cái nghệ danh Phùng Há, còn hai nhân vật Năm Châu và Tư Chơi lại lọt vô vòng tình cảm luẩn quẩn của cô đào tài danh Phùng Há.
Có thể nói Năm Châu và Phùng Há là những nghệ sĩ có công đặt nền móng cho nghệ thuật cải lương từ thuở sơ khai. Trên sân khấu Tái Đồng Ban, nghệ sĩ Năm Châu vừa là bạn diễn, vừa là người thầy tài hoa và sáng tạo. Cô học trò diễn chung vừa xinh đẹp, ca hay lại rất thông minh. Họ ca diễn hết sức ăn ý, kẻ tung người hứng một cách xuất thần. Cho nên trái tim cô thiếu nữ mới lớn đã phải thổn thức, rung động trước người thầy, người nghệ sĩ tài hoa và lịch lãm này.
Éo le thay, lúc này Năm Châu đã có vợ. Không thể “danh chính ngôn thuận” để đến được với nhau, họ đành chỉ yêu nhau trên sâu khấu và tỏ tình với nhau qua những nhân vật trong tuồng, tâm sự với nhau đúng như tình huống của nhân vật, gây nhiều thú vị cho khán giả. Suốt thời gian dài cứ yêu nhau trong tiếng nhạc, lời ca, đôi bạn diễn Phùng Há – Năm Châu đã làm người xem mê đăm với mối tình thật mà giả, giả mà thật cứ đan xen nhau một cách hoàn hảo... giữa nghệ thuật và tình yêu...
Năm 1926, Phùng Há thành hôn với Tư Chơi, năm sau họ sanh được con gái là Trương Bửu Chánh, cuộc hôn nhân không kéo dài hơn 2 năm. Phùng Há phải đưa con về bên Trung Quốc cho người chị nuôi dưỡng, nên được đổi ra họ của người dượng là Lý Bửu Chánh. Còn Năm Châu rời gánh hát ra Hà Nội lưu diễn.
Năm 1928, Phùng Há gia nhập gánh Phước Cương của hai ông bầu George Phước, còn gọi là Bạch công tử - Lê Công Phước và Nguyễn Ngọc Cương thành lập.
Năm 1929, Bạch Công Tử bỏ tiền ra cho Phùng Há thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ, khởi đầu gánh Huỳnh Kỳ rất thành công, nhưng do Bạch công tử không còn quan tâm đến Phùng Há, sau khi họ đã chung sống có 2 mặt con với nhau, cho nên gánh hát rã tại Phú Nhuận sau khi diễn tuồng Trái đạo tam cương đêm 5-4-1932.
Không còn gánh hát, Bạch công tử càng ăn chơi nhiều hơn nữa, cờ bạc, rượu chè, hút xách, không kể gì đến tương lai. Cô Phùng Há khuyên nhủ cách nào cũng không được. Cô hai lần sinh con, một trai tên Paul, một gái tên Lý. Cả hai con đều chết khi còn rất nhỏ. Paul và Lý đến lúc chết Bạch công tử đều không có mặt ở nhà.
Đau đớn, lẻ loi, trơ trọi giữa dòng đời, cô Phùng Há cương quyết dứt tình vợ chồng với Bạch công tử Phước George.
Về chung sống với bà con bên ngoại, năm 1936 cô Phùng Há được ban hát Trần Đắc ký hợp đồng về làm đào chánh, đóng cặp với nghệ sĩ Năm Châu. Với hợp đồng mới và tiền lương rất hậu, danh tiếng của cô Phùng Há càng ngày càng sáng chói.

Các cảnh trong vở tuồng Khúc oan vô lượng của Huỳnh Thủ Trung
Trong lúc đó, công tử Phước George thành hôn với nghệ sĩ tài danh - cô sáu Ngọc Sương. Cô Ngọc Sương quê ở Phan Thiết, ca hay diễn giỏi, nhan sắc mặn mà. Ngoài tài năng ca diễn trên sân khấu, cô lại còn có tài vừa ca vọng cổ vừa đàn guitar. Tánh tình khẳng khái nhưng lại rất nhiều tình cảm, cô là đào chánh của nhiều đoàn hát lớn sau này. Qua đôi năm chung sống và vào năm 1937, cô sáu Ngọc Sương sanh được một con gái đặt tên là Ngọc Tuyết - tự Liliane. Nhưng rồi có lẽ cũng không chịu nổi kiểu ăn chơi bất kể của Phước George, cô trao con lại cho ông và trở về Phan Thiết. Bạch công tử buồn khổ lại chìm đắm trong những cuộc vui. Rồi có một lần vì chán nản, tuyệt vọng, không lối thoát, ông toan bồng con nhảy xuống giếng để cha con cùng chết cho hết nợ đời.
Hay được tin cô Sáu Ngọc Sương và công tử Phước George chia tay, Bạch công tử rất khó khăn khi phải nuôi con nhỏ, cô Phùng Há cho người đưa thư xuống xin được nuôi con gái của Bạch công tử và cô sáu Ngọc Sương.
Sau năm 1940, cô Phùng Há kết hôn với ông Nguyễn Hữu Bửu. Ông là một kỹ sư, một đại điền chủ lớn ở Trà Vinh. Ông đã thành lập đoàn Phụng Hảo cho cô Phùng Há.
Ông Nguyễn Hữu Bửu là cha ông Nguyễn Long và ông Nguyễn Khánh. Ông Nguyễn Long là Thanh niên tiền phong đi tập kết, là cán bộ cách mạng ở miền Bắc. Ông Nguyễn Khánh là tướng của chế độ Sàigòn ở miền Nam. Ông Nguyễn Hữu Bửu và cô Phùng Há có một ngôi nhà ở Gò Vấp, cùng sống chung với các con cháu như: Bửu Chánh - con gái ruột đã rước từ Trung Quốc về với tên Lý Bửu Trân, Nguyễn Long, Nguyễn Khánh, Lili, Nam Hùng và vài người cháu khác.
Sau khi Nhật đảo chánh Tây, tình hình biến động, đoàn Phụng Hảo phải rời Sài Gòn lưu diễn ở các tỉnh như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Long Điền, Phước Hải... Quá khó khăn vì mỗi khi di chuyển từ bến này qua bến khác cả đoàn hát phải đi bằng xe bò, cuối cùng đoàn Phụng Hảo phải mướn một chuyến ghe đi cạnh theo mé biển về đến Mỹ Tho. Tình hình quá căng đến nỗi đoàn Phụng Hảo không hát được một suất nào và rã gánh tại Mỹ Tho.
Thời gian sau thì cô Phùng Há và ông Nguyễn Hữu Bửu cũng chia tay.
Vào năm 1948, cô Phùng Há cùng một số anh chị em nghệ sĩ như Năm Châu, Ba Vân, Trần Hữu Trang... thành lập Hội Nghệ sĩ ái hữu tương tế, mua một căn nhà nhỏ ở 133 đường Cô Bắc làm nhà truyền thống thờ Thánh tổ.
Lúc này cô Phùng Há đã làm vợ của ông Châu Văn Sáu - một chủ trang trại nuôi bò với hàng trăm con bò chuyên lấy sữa làm sữa tươi, bơ, kem cung cấp cho một số nhà hàng, các tiệm bánh lớn ở Sàigòn, trại nuôi bò sữa của ông Châu Văn Sáu ở gần Ngã bảy, sau này ở đó hình thành một cái chợ nhỏ mà người ta thường gọi là "chợ Chuồng Bò".
Năm 1950, đoàn Phụng Hảo diễn tại Huế, cuối năm 1952 diễn tại Hà Nội danh nổi như cồn. Dựng lại đoàn Phụng Hảo lần này có lẽ là lần thành công nhất của cô Phùng Há so với bao đoàn Phụng Hảo tan - hợp trước đó. Nhưng đến khoảng năm 1959, đoàn Phụng Hảo lại tan rã tại rạp Thuận Thành Đakao.
Sau đó ông Châu Văn Sáu và cô Phùng Há cũng chia tay.
Năm 1958, bà đề xuất mua đất, xây dựng nên Chùa Nghệ sĩ tại Sàigòn để làm nơi yên nghỉ cho những nghệ sĩ cải lương. Bà cũng tự xuất tiền để xây dựng bia mộ cho các nghệ sĩ lão thành và cấp dưỡng cho vài nghệ sĩ nghèo.
Buồn khổ lại đeo bám bà, năm 1959 người con gái bà đứt ruột sanh ra là Bửu Chánh, tức Lý Bửu Trân chết do căn bệnh ung thư máu tại bệnh viện Grall, Sàigòn. Năm 1964, bà đi Pháp thăm hai cháu ngoại - một trai và một gái - con của Bửu Chánh.
Ở Pháp mấy năm, năm 1966, bà Phùng Há trở về nước. Tối bà lại đi hát chầu cho đoàn ca kịch Năm Châu, ban ngày đi dạy về bộ môn cải lương cho Trường Quốc gia âm nhạc.
Phùng Há có rất nhiều vai diễn gây được ấn tượng mạnh với công chúng, trong đó có nhiều vai diễn được xem là mẫu mực, thước đo cho các nghệ sĩ lớp sau học hỏi như: Lữ Bố trong vở Phụng Nghi đình, Dương Quý Phi trong vở Tình sử Dương Quý Phi, An Lộc Sơn trong vở Đường Minh Hoàng du nguyệt điện, Kiều Nguyệt Nga trong vở Kiều Nguyệt Nga, Nguyệt trong vở Tô Ánh Nguyệt, Lựu trong vở Đời cô Lựu, Thúy Kiều tr ong vở Kim Vân Kiều...
Đặc biệt, vai Lữ Bố bà đã diễn chung với rất nhiều nữ nghệ sĩ như cô Năm Phỉ, cô ba Thanh Loan, Kim Cương, Thanh Nga... vai diễn này gắn bó với bà mấy chục năm trời và đã cùng bà lưu diễn nhiều nơi trên thế giới.
Sau năm 1975, Bà Phùng Há, Nam Hùng và có khi ông Mai Quân, Việt Thường và ông bầu Xuân nhiều lần cùng đến gặp Thủ tướng Võ Văn Kiệt để trình bày những khó khăn. Nhờ sự giúp đỡ của Thủ tướng, UBND TP đã cấp phép cho xây dựng khu dưỡng lão nghệ sĩ và còn cấp cho kinh phí xây cất. Ngày 7-3-1998, khu dưỡng lão nghệ sĩ được khánh thành tại đường Âu Dương Lân, P.3, Q.8, Tp.HCM. Khu dưỡng lão có 25 phòng dành cho nghệ sĩ, công nhân sân khấu già yếu, trong đó có một phòng dành cho người làm tạp vụ, một phòng cho người làm vệ sinh.
Về già Phùng Há dành trọn thời gian của mình trông nom chùa và Nghĩa trang của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ, lo giúp đỡ những nghệ sĩ nghèo khó và đào tạo những tài năng trẻ để mong Cải lương được s ống m ãi trong đời sống của người miền Nam.
Ngày 5-7-2009, tiếng mõ hồi chuông và lời tụng niệm của bà Phùng Há không còn vang lên nữa... Bà đã trút hơi thở cuối cùng lúc 0g30 ngày 5-7-2009, nhằm ngày 13-5 Kỷ Sửu tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, thọ 99 tuổi. Mộ phần của bà được đặt ở nghĩa trang nghệ sĩ, cạnh những con người đã cùng bà có biết bao nhiêu là kỷ niệm...
866420042018

Tư  Sạng

Tư Sạng - Đoàn Thị Sạng (1911-1954)
Cô Tư Sạng  tên thật là Đoàn Thị Sạng, sinh năm 1911 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho.
Cô Tư Sạng gia nhập gánh hát Tái Đồng Ban của ông Hai Cu ở Mỹ Tho,cùng thời với các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi, Tư Út, Tư Thạch, Từ Anh, Phùng Há, Ba Hui, Kim Thoa, Ba Liên…
Năm 1928, bà thành hôn với nghệ sĩ Năm Châu khi 2 người đang cùng hoạt động trong gánh hát Tái Đồng Ban và có được 5 người con:
- Nguyễn Thành Văn (trưởng nam), chủ rạp hát bóng Tây Đô tỉnh Cần Thơ, trước 1975.
- Nguyễn Ngọc Bê đã đi tu.
- Nguyễn Trúc Thanh, tập kết ra Bắc, nay đã về hưu.
- Nguyễn Thanh Hương, tức nữ nghệ sĩ danh ca Thanh Hương, nổi tiếng qua bài vọng cổ Cô Bán Đèn Hoa Giấy, vợ của danh hề Văn Chung.
- Nguyễn Thanh Trúc tự Antoinne, thành viên đoàn Việt Kịch Năm Châu và đoàn cải lương Saigon 1, chồng của nữ diễn viên Kiều Trúc Phượng, đoàn cải lương Saigon 1.
Trong các thập niên 1930, 1940, vì thiếu phương tiện giao thông, các đoàn hát bội và cải lương khó đến được các vùng xa nên khi có tiệc vui, lễ cưới... người ta phải dùng máy hát dĩa, hát những tuồng bộ, những bài ca vọng cổ để giúp vui; do đó tuy chưa biết mặt nhưng thường quần chúng bấy giờ đã biết danh những giọng ca rất được mến mộ như cô Tư Sạng, cô Hai Đá, nghệ sĩ Hồng Châu, Thanh Tao, Tư Út, Năm Châu, Bảy Nhiêu…
Cô Tư Sạng được giới khán giả sân khấu và thính giả dĩa nhựa Saigon – lục tỉnh ái mộ qua các bộ dĩa tuồng Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Trang Tử Cổ Bồn Ca, Hạnh Ngươn cống Hồ, Lưu Yến Ngọc Cứu Cha do thầy Năm Tú sản xuất, hãng dĩa Pathé – Phono thu  thanh. Còn  nhớ, mỗi lần vô đầu dĩa hát, bao giờ cũng có một câu quảng cáo như  sau:« Đây, ban hát cải lương thầy Năm Tú ở tại Mỹ Tho, hát cho hãng Pathé – phono nghe chơi, tuồng….»
Từ năm 1935, cô Tư Sạng thu thanh cho hãng dĩa Asia do ông Ngô Văn Mạnh làm chủ. Nhờ kỹ thuật thu thanh và in dĩa sản xuất ngay tại Saigon nên cô Tư Sạng càng nhanh chóng nổi danh hơn nhờ dĩa hát ra mau, nhiều tuồng tích hay, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của thính giả từ Nam chí Bắc.
Giọng ca của cô Tư Sạng rất trong, dịu...não nùng, ai oán... nhất là với những bài ca tâm  sự của phụ nữ sầu tình, lỡ làng duyên  phận  hoặc  thân  gái trong nghịch cảnh  khổ đau  thì  thính  giả rất thích  thú, ái mộ. Đĩa hát nào có giọng ca của danh ca Tư Sạng là bán rất chạy, có khi phải nhiều lần tái sản xuất. Các bộ dĩa như Hoa Rơi Cửa Phật (tức Lan và Điệp), Đêm khuya trông chồng, Mẹ dạy con, Xử án Bàng Quý Phi, Tô Ánh Nguyệt, Trảm Trịnh Ân, Đào Tam Xuân Phục Hận là những bộ dĩa hát được giới thính giả lục tỉnh, Saigon và cả miền Trung, Hà Nội đều say mê tán thưởng.
Nhắc đến tuồng Xử án Bàng Quý Phi, khán giả ái mộ cải lương thường nhắc đến hai nghệ sĩ tài danh Năm Phỉ và Bảy Nhiêu  trong hai vai Bàng Quý Phi và Tống Nhơn Tôn vì quả thật là khi cô Năm Phỉ thủ vai Bàng Quý Phi trên sân khấu  thì khó có ai hát bằng.
Qua vai Bàng Quý Phi, chẳng những Năm Phỉ chinh  phục được lòng  yêu mến của khán giả mọi miền đất nước mà cô Năm Phỉ còn chinh phục được khán giả Pháp và Tây Âu nhân  khi cô đi biểu diễn cải lương trong cuộc đấu xảo thuộc địa của Pháp tổ chức tại Paris năm 1931. Nhưng nếu so với cô Tư  Sạng thì cô Năm Phỉ còn phải thông qua giọng ca, diễn xuất, nhờ y trang, tranh cảnh và nhờ bạn  đồng diễn... mới khiến người nghe xúc động còn danh ca Tư Sạng thì chỉ cần nghe dĩa hát, không thấy diễn viên, không bị mê hoặc bởi y trang tranh cảnh cùng với nhân vật mà đã khiến cho mấy thế hệ thính giả từ Nam  chí Bắc  xúc  động  đến  khóc mỗi lần nghe đĩa hát. Đó là một điều  mà không phải danh ca nào cũng  làm  được.
Bộ dĩa Xử án Bàng Quý Phi, 20 dĩa do danh ca Tư Sạng ca năm 1936 mở đầu cho những thắng lợi vẻ vang của hãng dĩa Asia, tiếp theo đó là sự  thành công của những bộ dĩa Hoa Rơi Cửa Phật, Tô Ánh Nguyệt làm  cho  hào quang  tên  tuổi của nữ danh ca Tư Sạng ngày càng thêm sáng chói.
Ông Ngô Văn Mạnh, chủ hãng dĩa Asia đã ký hợp đồng độc quyền thu thanh giọng ca của cô Tư Sạng và đã giàu to nhờ tung ra thị trường nhiều bộ dĩa hát với giọng ca vàng của nữ đệ nhất danh ca Tư Sạng như các bộ dĩa hát tuồng Trảm Trịnh Ân, Đào Tam Xuân báo phu cừu…
Nếu tên tuổi của nam đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn nổi tiếng qua bộ dĩa Tôn Tẩn giả điên  thì  nữ đệ nhứt danh ca Tư Sạng cũng nổi danh qua dĩa hátĐêm khuya trông chồng. Bộ dĩa nầy được nhạc sĩ Bảy Hàm  đờn guitare độc chiếc). Cô Tư Sạng còn nổi danh qua bài vọng cổ Mẹ Dạy Con. Bài vọng cổ đã một thời góp phần trong việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc Việt bằng cách  thông qua  nghệ  thuật, tôn vinh việc giữ gìn lễ nghĩa gia phong. Những câu vọng cổ Mẹ Dạy Con rất phù  hợp  tâm  tư quần  chúng đương thời lại được giọng hát tuyệt vời của cô Tư Sạng ca nên đã có tác dụng rất lớn. Đĩa hát Mẹ dạy con đã có một thời là khuôn vàng thước ngọc cho các cô con gái về làm dâu nhà chồng.
Sau, khi ký hợp đồng thu thanh độc quyền cho hãng dĩa Asia, cô Tư Sạng không còn theo các gánh hát cải lương rồi chia tay với nghệ sĩ Năm Châu, trở thành vợ thứ của ông Ngô Văn Mạnh chủ hãng dĩa Asia
Cô Tư Sạng qua đời ngày 4 tháng 3 năm 1955 tại Sàigòn, đang tuổi trung niên 44 tuổi..
.Sau khi cô Tư Sạng qua đời ngày 4 tháng, thầy năm Mạnh đã dành một phần đất nơi nghĩa trang Bình Tân làm nơi an nghỉ cuối cùng cho cô Tư Sạng. Phần đất nầy trước 1975 là thuộc quyền của hãng dĩa Asia. Sau 1975, các rạp hát, hãng dĩa, các đoàn hát, nhà in, ... cùng những gì thuộc về lãnh vực thông tin tuyên truyền, giáo dục đều bị nhà nước tịch thu, vì vậy hãng dĩa Asia và đất đai đều thuộc quyền của nhà nước.



Năm Nghiã

Năm Nghĩa - Lư Hòa Nghĩa (1911-1959)

Nghệ sĩ Năm Nghĩa tên thật là Lư Hoà Nghĩa sanh  năm 1911, tại Xóm Mới, tỉnh Bạc Liêu , cha là Lư Văn Bửu , nguyên  là một thầy giáo ở trường  làng Vĩnh Lợi và mẹ là Nguyễn Thị Nghiệp, anh em tính  cả trai lẫn gái đến 13 người. Theo thứ tự anh em, ông đứng vào hàng thứ ba tên thật của ông là Hiển tên chữ là Hòa Nghĩa, vợ là cô Năm Đặng nên một số người gọi theo thứ của vợ thành Năm Nghĩa, ông dùng cái tên này làm nghệ danh.

Khi ông Năm Nghĩa được 15 tuổi, ông đã nổi tiếng danh ca nhờ có một làn hơi thiên phú và một kỹ thuật ca với giọng ơ ơ dứt câu rất là độc đáo, lại may mắn được sư Nguyệt Chiếu - một danh sư cổ nhạc ở Bạc Liêu thời đó nhận dạy đờn ca tài tử Bản Dạ Cổ Hoài Lang nhịp đôi của nhạc sĩ Sáu Lầu sáng tác năm 1918. Năm 1927, nhạc sĩ Tư Chơi tức soạn giả Huỳnh Thủ Trung đờn mở thành ra nhịp tư và viết bài ca Tiếng Nhạn Kêu Sương, Ông Sáu Lầu rất khen cách kéo nhịp giản ra của nhạc sĩ Tư Chơi mà không phá căn bản của bài Dạ Cổ Hoài Lang.

Năm 1934, bản Dạ Cổ Hoài Lang nhịp tư rất thịnh hành , nhưng danh ca Năm Nghĩa nghĩ cách kéo dài gấp đôi và sáng tác bài ca vọng cổ Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa nhịp 8. Bài hát đã đề cao tên tuổi của danh ca vọng cổ Năm Nghĩa, mở màn cho sự phát triển của bản vọng cổ, từ nhịp tám tăng lên thành nhịp 16, rồi nhịp 32, nhịp 64 sau nầy.

Nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ngành ca kịch cải lương tại nhà Hội nghệ sĩ ở đường Cô Bắc Nhạc sư Cao Văn Lầu đã phát biểu “Phải cám ơn thằng Năm Nghĩa, nếu nó không chế biến ra thành bản vọng cổ Bạc Liêu nhịp 8 thì bài Dạ Cổ Hoài Lang của tôi sẽ giống như các bài Oán, bài Nam bất biến. Cứ theo khuôn khổ đờn ca cũ như bao nhiêu bản cổ nhạc khác thì làm sao mà nó được phát triển và được cả mọi người ưa thích như ngày nay” Bài ca Văng vẳng tiếng chuông chùa ra đời không lâu có một ông mê hát ở xóm Thiềng Đức (Vĩnh Long) đã bỏ vốn lập gánh để nghe Năm Nghĩa ca hát. Nhưng ông này không quen làm bầu nên chỉ diễn được vài nơi thì rã gánh.

Năm 1934 ông Năm Nghĩa lại được ông bầu Nguyễn Ngọc Cương mời về đoàn Phước Cương ở Mỹ Tho, vở hát đầu tiên là vở Gươm vàng máu đỏ . Năm 1936, nghệ sĩ Năm Nghĩa đi hát cho gánh hát Hề Lập . đầu năm 1943, ông lại sang đoàn Nhạn Trắng, nhưng cuối năm đó ông về cộng tác cho đoàn Hậu Tấn.

Ông Phạm Minh Tấn, quản lý rạp hát Thành Xương và là chủ nhân của năm căn phố bên hông rạp Thành Xương, ông mời hai danh ca Năm Nghĩa và Bảy Cao hợp tác, thành lập hai gánh hát đại ban, lấy bảng hiệu Hậu Tấn - Năm Nghĩa và gánh Hậu Tấn - Bảy Cao Năm 1948, gánh hát Hậu Tấn – Năm Nghĩa hát ở Tân Định, nữa đêm bị kẻ gian phóng hỏa thiêu rụi gánh hát. Sau đó năm 1949, nghệ sĩ Bảy Cao bị Công An bắt nhốt trong khám nên ông Ba Tấn cho rã hai gánh hát Hậu Tấn - Năm Nghĩa và Hậu Tấn - Bảy Cao. Và năm đó cũng là năm ông và cô Năm Đặng chia tay nhau.

Năm 1949, ông Năm Nghĩa thành hôn với bà Nguyễn Thị Thơ, bà Thơ là một phụ nữ ở đất Tây Ninh đã có một đời chồng và 3 con : Nghệ sĩ Hữu Thìn , nghệ sĩ tài danh Thanh Nga , Michel Nguyễn, khi về với ông Năm Nghĩa thì hai người rất tâm đầu ý hợp . Hai người đã có năm con, gồm ba trai hai gái là: Nghệ sĩ Bảo Quốc, Chí Bình, Ánh Đào, Ánh Mai và Chí Tiên

Năm 1950, hai ông bà lập gánh Thanh Minh. Hầu hết những danh ca và nghệ sĩ tài danh thời đó đều có hát cho đoàn hát như các nghệ sĩ Năm Nghĩa, Hoàng Giang, cô Ba Kim Anh, Kim Chưởng, Thanh Loan, Thu Ba, Thanh Nga…



Ngày 5 -12 – 1959,  đoàn Thanh Minh đang diễn vở Người vợ không bao giờ cưới của soạn giả Kiên Giang thì Ông Năm Nghĩa đã từ trần tại nhà thương Grall -Sàigòn do thổ huyết vì bịnh loét bao tử.. Hưởng dương 48 tuổi.

Tư Út

Tư Út – Phạm Thế Đẩu (1912-1948)
Tư Út tên thật là Phạm Thế Đẩu, sinh quán quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thuở nhỏ, ông được người anh ruột vốn là giáo viên trường tiểu học nuôi dưỡng nhưng vì mê nghiệp ca nên Tư Út sớm từ giã ghế nhà trường. Ông được trưởng toà Trần Quang Cảnh, tức Bảy Cảnh – là người giỏi vĩ cầm, mandoline dạy đàn hát và cho đầu quân vào gánh Tân Phước Nam, sau chuyển qua đoàn Tân Hưng.
Năm 1924, ông diễn cho đoàn Tân Thinh. khoảng cuối năm, ông về hát cho đoàn Nam Đồng Ban của ông Hai Cu, đứng chung sân khấu cùng với nghệ sĩ Hai Giỏi, con trưởng của ông bầu Hai Cu và cô Năm Phỉ. Tại sân khấu Nam Đồng Ban, Tư Út đã thành danh trong tuồng Hoa rơi cửa Phật (Lan và Điệp) hát chung với cô Nam Phỉ. Năm 1925, nghệ sĩ Hai Giỏi qua đời, ông Hai Cu buồn nên cho rã gánh và lui về Mỹ Tho.
Năm 1932, Tư Út hát cho đoàn Trần Đắc diễn tuồng Tây cùng với các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi, Từ Anh, cô Bảy Phùng Há, cô Tư Sạng, cô Năm Kim Thoa, cô Ba Liên... Tư Út đã thành công trong vai Phạm Hoằng Khai của tuồng Khúc Oan Vô Lượng.
Khi ông bầu Hai Cu tái lập gánh Tái Đồng Ban, qui tụ nhiều đào kép thượng nặng. Bên Đào có: Cô Bảy Phùng Há, Cô Ba Nhàn, Cô Ba Liên, vợ Kép Từ Anh, Cô Ba Điều...Bên kép có: Tám Mẹo, Năm Châu, Ba Du, Tư Út, Từ Anh, Hai Ngời, Hai Bông, Hề Ty, Sáu Chánh. Soạn giả có ông Nguyễn Công Mạnh, ông Nguyễn Thành Châu, ông Huỳnh Thủ Trung.
Tư Út cũng đã đứng trên các sân khấu như Năm Phỉ, Phi Phụng Con Tằm. Đến năm 1945, khi cô Bảy Phùng Há lập gánh Phụng Hảo thì Tư Út là kép chánh và là bạn đồng diễn của cô Bảy Phùng Há. Trong vở Tái Sanh Duyên, cô Bảy phùng Há đóng vai Tô Ánh Nguyệt, Năm Châu vai Lưu Khuê Bích, Tư Út vai Hoàng Phủ Thiếu Hoa và Ba Du vai con nhà họ Sử. Tại rạp Palicao, trong tuồngTrảm Trịnh Ân, Nhữ Nam Vương – Tư Út đã xuất thần làm cho khán giả khóc cả rạp.
Đoàn Phụng Hảo lên Vang Nam lưu diễn và trụ ở rạp Kim Phụng. Năm 1948, trong đêm diễn Một đêm trăng trong Ngự Uyển  hay Mộng Hoa Vương. Hai màn đầu háo hứng đi qua, khán giả hồi hộp say mê với cảnh đêm trăng huyền ảo, vườn Ngự Uyển đẹp như thiên thai, nhạc trỗi khúc giao duyên, sóng tình Mộng Hoa Vương xao động. Ngô sứ giả say cảnh đêm trăng, say hương người ngọc, chén quỳnh vơi cạn mấy lần. Trong vai Mộng Hoa Vương, cô Bảy Phùng Há dịu dàng lộng lẫy, Ngô Trung Cảnh – Tư Út lẫm liệt nhưng đa tình. Bất chợt Ngô sứ giả ngây ngươi ngồi sụm xuống. Nghệ sĩ Tư Út gục đầu thiếp đi trong tiếng đàn réo rắc, giọng hát mê ly. Bức màn nhung được buông xuống cấp tốc, bác sĩ Nguyễn văn Minh từ hàng ghế khán giả nhảy lên săn sóc cho ông. Rạp hát hỗn loạn, tiếng bàn tán vang lên trước tai nạn bất ngờ của gánh hát, khán giả ngồi lại xem cho qua đêm diễn chớ thật ra trong lòng cũng nghĩ đến sinh mạng của Tư Út - người nghệ sĩ tài danh đã làm cho họ say mê bao lâu nay. Qua 6 ngày trong cơn bạo bệnh, lúc tỉnh lúc mê. Nghệ sĩ tài danh Tư Út đã trút hơi thở cuối cùng trong ngôi miếu mới cất tại Nam Vang.
Kép Tư Út qua đời ở Campuchia năm 1946, vì bệnh đậu mùa, khi tuổi đời mới 36.

Bảy Nam

Bảy Nam - Lê Thị Nam (1913-2004)
Nghệ sĩ Bảy Nam tên thật là Lê Thị Nam sinh năm 1913 tại Mỹ Tho, Tiền Giang. Thân sinh ra bà là một kỹ sư cầu cống, họ Lê tên Công, vốn là người thích chữ nghĩa nên đã chọn câu “Công Thành Danh Toại, Phỉ Chí Nam Nhi, Bia Truyền Tạc Để” để đặt tên cho 11 người con của mình.
Sau khi thân phụ qua đời, năm 14 tuổi, nghệ sĩ Bảy Nam đã được nghệ sĩ Năm Phỉ - đào chánh của gánh Phước Cương - hướng dẫn nghề hát và nhanh chóng nổi tiếng qua các vai diễn.
Năm 19 tuổi, cô Bảy Nam, nhờ nguồn tài chánh của ông chồng đầu tiên giàu có, là vua cờ bạc vùng Chợ Lớn Sáu Ngọ, đã thành lập, điều khiển và kiêm cả vai trò đạo diễn cho gánh đại ban Nam Hưng vốn quy tụ được nhiều nghệ sĩ hàng đầu lúc bấy giờ.
Không chỉ làm bầu gánh, nghệ sĩ Bảy Nam hàng đêm còn đóng vai chánh cho những tuồng hát của gánh này nữa. Mặc dù trong nhiều năm nghệ sĩ Bảy Nam nổi tiếng và được nhiều mến mộ qua nhiều vai diễn, kể cả vai Điêu Thuyền trong các tuồng Điêu Thuyền Hí Lữ Bố, Điêu Thuyền Bái Nguyệt…, bà đặc biệt còn thành công trong các vai nam oai phong lẫm liệt như Quan Công, Lữ Bố, hay các vai ông lão như Vương Tư Đồ, Lý Nhu.
Không dừng lại ở tài nghệ diễn xuất và khả năng quán xuyến một gánh hát đại ban, nghệ sĩ Bảy Nam còn là nữ soạn giả cải lương đầu tiên của Việt Nam, từng biên soạn những vở ăn khách như Gươm Vàng Máu Đỏ, Lê Lợi Khởi Nghĩa, Nỗi Đau Lòng Mẹ, Người Đàn Bà Việt Nam, Tiêu Anh Phụng Loạn Trào
Nhưng gánh Nam Hưng phải giải tán vào năm 1935, vì bà Bảy Nam ôm đồm quá nhiều việc, nên khó tránh những sơ suất, thất thoát. Và gánh này được được sát nhập với gánh Phước Cương của người chị là Cô Năm Phỉ để trở thành gánh Đại Phước Cương.
Năm 1937, Cô Năm Phỉ ra đi và thành lập đoàn cải lương Năm Phỉ, sau khi chồng của cô – ông Nguyễn Ngọc Cương – chính thức lấy người em gái là Cô Bảy Nam làm vợ. Nghệ sĩ Kim Cương là một trong 3 người con của hai ông bà.
Khoảng cuối thập niên 1940, gánh Đại Phước Cương sa sút vào khi ông Nguyễn Ngọc Cương lâm trọng bệnh và qua đời khi gánh này đang trên đường lưu diễn ở Phan Thiết năm 1944. Chồng bà mất trên đường lưu diễn, tứ cố vô thân vào lúc gánh hát sa sút, bà không có tiền an táng người thân, phải nhờ sự giúp đỡ của các vị Mạnh Thường Quân ái mộ cải lương ở địa phương.
Khoảng 6 năm sau khi ông Nguyễn Ngọc Cương qua đời, soạn giả Duy Lân của đoàn hát Nam Phong, nơi bà Bảy Nam là một trong những nghệ sĩ nồng cốt, đã gá nghĩa vợ chồng với bà. Bầu gánh Nam Phong là cô chín Bia, em ruột bà Bảy Nam, và đào chánh của gánh lúc bấy giờ là nghệ sĩ Kim Cương.
Nghệ sĩ Bảy Nam không những nổi tiếng trong lãnh vực cải lương, mà còn được nhiều mến mộ trong lãnh vực kịch nghệ, điện ảnh. Theo soạn giả Nguyễn Phương thì bà là nữ nghệ sĩ đầu tiên ở Saigòn được công ty điện ảnh Intermondial mời đóng với các diễn viên như Daniel Gélin, Anne Méchard trong phim Mort en Fraude của đạo diễn Marcel Camus.
Và bà từng tham gia trong các bộ phim Việt Nam như Hoa Lục Bình, Ngọn Cỏ Gió Đùa, Về Nguồn, Một Thoáng Đam Mê…
Có lẽ khó có ai thay thế nghệ sĩ Bảy Nam qua các vai diễn xuất sắc của bà trong những vở kịch như Bông Hồng Cài Áo, Vực Thẳm Chiều Cao… Và nhất là, khán giả khó mà cầm được nước mắt khi xem vở Lá Sầu Riêng, với hình ảnh Bà Bảy Nam qua vai người mẹ quê, nghèo khổ trong chiếc áo dài sờn vai, lắm chỗ vá, đầu đội chiếc nón lá bung vành, tai mang cái giỏ đệm xác xơ, đã phải nén đau thương, uất nghẹn, lê những bước chân ngập ngừng tới nhà xui gia bất đắc dĩ vốn là cường hào ác bá để thăm người con gái
Bà Bảy Nam qua đời lúc 12g50 ngày 18-8-2004, tại nhà riêng số 9 Hoàng Diệu, Q. Phú Nhuận, an táng tại nghĩa trang Tp.HCM. Thọ 91 tuổi.
Nghệ sĩ tài danh Bảy Nam mất đi, để lại cho đời 20 tuồng, kịch và một cuốn hồi ký về cuộc đời sân khấu của bà.

Cô Ba Bến Tre

Cô Ba Bến Tre (1914-19…)
Cô Ba Bến Tre, không rõ họ và tên, sinh năm 1914 tại Bến Tre.
Khi bài ca vọng cổ ra đời vào khoảng đầu thập kỷ 1920, phong trào đàn ca tài tử càng phát triển sâu rộng ở nông thôn Bến Tre, và cũng trong thời kỳ này xuất hiện nhiều người đàn hay, hát giỏi. Nhiều người mộ điệu, không biết đàn ca, nhưng lại sốt sắng tổ chức. Đêm trăng sáng, anh chủ nhà trải vài chiếc đệm trên sân. Những người chơi nhạc đầu trên, xóm dưới lần lượt mang đàn đến. Người đàn ca thì ít, người thưởng thức thì nhiều gấp ba, bốn lần. Họ chơi đến một, hai giờ khuya, ăn cháo gà rồi giải tán.
Cảnh đàn ca này cũng diễn ra ở nhiều nơi trong khắp Lục tỉnh, sau những ngày mùa vụ xong xuôi, trời ráo nắng, trăng thanh, gió mát. Tỉnh Bến Trecó cô Ba Bến Tre nổi tiếng qua các đĩa hát nhạc cổ tài tử và trên làn sóng Đài phát thanh Pháp Á tại Sàigòn. Cô Ba Bến Tre đã dành ngót 50 năm cuộc đời mình cho nhạc tài tử.
Em Cô Ba Bến Tre là Tư Phú Nhuận cũng là một nữ ca nhạc tài tử. Trong những người ca có tiếng ở Bến Tre còn có cô Ba Điểu, vợ ông Văn Cảnh, người lập gánh cải lương đầu tiên ở Bến Tre, ông tư Ngưu, cô Bảy Nhiều, cô Sáu Mão, quê xã Mỹ Thạnh, Giồng trôm, cô Ba Huỳnh Mai, người Ba Tri.
Khởi đầu sự nghiệp ở nhà hàng ca nhạc Đức Thành Hưng, cô đã cộng tác với Nhà hàng ca nhạc Lý Văn Lang, Ca quán Kim Chung cùng các hãng dĩa Pathe’, Ke’ka, Asia,...Nhạc sĩ Sáu Tửng là người đệm đờn Sến độc chiếc mỗi khi cô ca ở các nơi.
Với những bài vọng cổ ca độc chiếc như: Tình cao thượng, Khóc bạn, Trách ai lỗi hẹn, Thân thôi có chồng, Sau khi đoạn tuyệt, Lỡ làng duyên phận...và những tuồng Mộng Hoa Vương, cùng với Ba Trà Vinh, Tư Bé, Tám Thưa, Ba Giáo, Ba Vân...đã được giới sành điệu và kể cả những người trong giới lúc bây giờ đánh giá là “một trong hai”, cùng với cô Tư Bé giọng ca “xa-lông” sáng giá nhất trong làng dĩa nhựa th
ời bấy giờ.
Xứ dừa Bến Tre thuở ấy đã sản sinh một giọng ca ngọt ngào truyền cảm, không cao không thấp, không ngân vang không khàn khàn. Khách mộ điệu ví giọng ca của cô Ba Bến Tre như: “Tiếng hát trà rót vào chén bạc”.
Khi Pháp chiếm Nam Bộ lần thứ hai, cô bỏ ca hát nghề ở Sàigòn, trở về quê cũ, sống bằng nghề làm vườn. Rồi cô qua đời tại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Phần mộ cô Ba Bến Tre hiện ở quê nhà, xã Phú Nhuận, nay là ngoại ô thị xã Bến Tre.


Sáu Ngọc Sương

Sáu Ngọc Sương (1915-2000)

Sáu Ngọc Sương là nghệ danh, chaư rõ họ, có lẽ tên là Ngcọ Sương, sinh năm 1915, tại làng Đức Nghĩa ven sông Cà Ty những năm 20 thế kỷ trước là xóm dân chài. Ở đó, có cô bé tên là Sáu mê xem hát. Không chỉ xem hát thôi mà cô còn sà vào chỗ người kéo đờn cò, đánh trống… xin đánh thử bằng được.

Khi gánh hát có đào Phùng Há diễn tại Phan Thiết, nhà nghèo, không có tiền mua vé, nhưng bằng cách chui rào, năn nỉ người gác cửa, Sáu không bỏ đêm hát nào. Coi ban đêm, sáng ra tranh thủ lúc cha mẹ ra sông, Sáu một mình đóng lại một số vai, dĩ nhiên có vai của đào Phùng Há. Đó cũng là thời điểm trong tâm hồn cô gái vùng biển non trẻ, tiếng đàn, điệu phách, tiếng trống của sân khấu cải lương đã rung lên để sau này cô gái quyết tâm đi theo gánh hát.

Vào khoảng năm 1932, mới 17 tuổi, Sáu quyết định vô Sài Gòn tìm thần tượng. Đến nơi, có người nói gánh hát Trần Đắc cùng với các nghệ sĩ: Phùng Há, Tư Chơi,Tư Út, Kim Thoa… đã diễn ngoài Bắc, Sáu quyết định ra Bắc. Trên đường cô ra thì gánh Trần Đắc đi vào, ấy là người con gái miền biển mê hát phải lộn vô tìm. Cuối cùng, cô cũng gặp gánh hát, được bầu gánh thương tình cho đóng vai tỳ nữ.

Thời gian không lâu sau, gánh Trần Đắc rã, nghệ sĩ mỗi người mỗi nơi, Sáu bây giờ lấy nghệ danh là Sáu Ngọc Sương, gia nhập đoàn cải lương Tiếng Chuông Vàng năm 1935…

Thế nhưng, đoàn Tiếng Chuông sau đó cũng rã, không thể quay về Phan Thiết vì chuyện bỏ nhà đi trước đó, Sáu Ngọc Sương gia nhập đoàn Đại Phước Cương của bầu Cương, nơi quy tụ những tài danh như: Ba Du, Ba Vân, Tám Vân, Năm Phỉ, Bảy Vĩnh Long, Bảy Nam và Mười Truyền… Tại đây, Sáu Ngọc Sương đóng chung với đào nhất Năm Phỉ. Có bạn diễn giỏi, thầy giỏi, Sáu Ngọc Sương dần dà đảm nhận vai chính của nhiều vở diễn.

Năm 1940, cô Sáu gia nhập đoàn Phụng Hảo, lại đóng chung với thần tượng của mình ngày nào.

Năm 1941, lại đầu quân cho Việt Kịch Năm Châu, trở về Phan Thiết, diễn các vở: Thành Cát Tư Hãn, Tâm hồn thôn nữ, Bức màn Yên Bái...Lần trở về này Sáu Ngọc Sương đã là đào chánh khá tiếng tăm… vì vậy người Phan Thiết đi coi Sáu Ngọc Sương hát rất đông. Tại cửa rạp Hồng Lợi, ảnh Sáu Ngọc Sương treo nhiều ngày song vẫn có nhiều người đi qua đi lại nhìn ngó.

Cô sáu Ngọc Sương gá nghĩa v
ới Bạch Công Tử, vì cô ca hay diễn giỏi, nhan sắc mặn mà. Ngoài tài năng ca diễn trên sân khấu, cô lại còn có tài vừa ca vọng cổ vừa đàn guitar. Tánh tình khẳng khái nhưng lại rất nhiều tình cảm, cô là đào chánh của nhiều đoàn hát lớn sau này. Qua đôi năm chung sống và vào năm 1937, cô sáu Ngọc Sương sanh được một con gái đặt tên là Ngọc Tuyết - tự Liliane. Nhưng rồi có lẽ cũng không chịu nổi kiểu ăn chơi bất kể của Phước George, cô trao con lại cho ông và trở về Phan Thiết.

Cô chỉ rời ánh đèn sân khấu vào năm 1956, khi các bài ca vọng cổ có sự cách tân đã làm ít nhiều nghệ sĩ lớp tiền phong của cô không thể theo kịp. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lớp nghệ sĩ tiền phong đến với nghề chỉ bằng lòng đam mê, và năng khiếu. Họ không được học hành như nhiều nghệ sĩ sau này.

Vả lại, sau gần 30 năm đứng trên sân khấu, dầu giữ đến mấy, cô Sáu cũng đã qua thời xuân sắc, điều tối cần của nghệ thuật sân khấu.

Cô Sáu lui về tính chuyện hôn nhân với một người không phải trong nghề. Cô mở tiệm uốn tóc tại Vũng Tàu kiếm sống. Những lúc biết ai là người Bình Thuận, cô thường hỏi về Phan Thiết, về phường Đức Nghĩa… Cuối đời, người đàn bà của sân khấu sống trong căn phòng 5m2 của Viện Dưỡng lão nghệ sĩ Tp. HCM. cho đến lúc trở về với cát bụi, vào ngày 21-7-2000. Thọ 75 tuổi.


Bảy Cao

Bay Cao – Lê Văn Cao (1916-1996)
Nghệ sĩ Bảy Cao tên thật là Lê Văn Cao,  sinh năm 1916, tại làng Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hòa, tỉnh Bạc Liêu. Cha ông là một thợ mã nổi tiếng thời đó, có đông khách hàng, nên được nhiều người theo học. Một số học trò của Nhạc Khị cũng là những nghệ nhân thợ mã nổi danh lúc bấy giờ như: Bảy Kiên, Sáu Lầu, Chín Cang, Ký Tấn, Tư Thoàng, Chín Quy... đều là học trò của cha ông.

Bảy Cao là một cậu bé chỉ nghe ai đó ca một lần là ca lại được ngay. Ông nổi tiếng là “thần đồng”, năm lên bảy tuổi đã biết ca các bản vắn: Hành vân, Bình bán, Khổng Minh tọa lầu... kể cả bản dài như Tứ đại oán cũng ca được. Nhưng nghề nào cũng vậy, “không thầy đố mầy làm nên”, dù “cậu Bảy thần đồng” biết ca nhiều bản, nhưng chỉ nghêu ngao chơi thôi, chứ chưa ca với đờn được. Một đêm, trong khi mọi người trong nhà ông đang tập trung làm cho xong những “căn nhà bằng giấy” , gọi là đồ mã, để sáng mai kịp giao cho khách hàng thì Bảy Cao đột ngột cất tiếng ca bài Tứ đại oán. Rất may, lúc đó có mặt ông Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu. Nghe giọng ca của Bảy Cao vang lên giữa đêm trường vô cùng thanh thoát, ông Sáu Lầu xoay người lại nói :“Thầy Chín ơi, thầy nói với anh Bảy Kiên dạy nhịp cho thằng Cao đi, giọng ca của nó hay lắm, chắc là sau này nó sẽ thành danh”.

Từ đó, lúc nào rảnh thì Bảy Kiên dạy cho “Tiểu thần đồng”. Bảy Cao học đâu biết đó nên Bảy Kiên rất hài lòng. Sau đó, Bảy Cao học đàn với Cai Đệ và Sáu Lầu. Sau này, Bảy Cao thường tâm sự với bạn bè và những người đồng nghiệp: “Tôi rất mang ơn ông Sáu Lầu. Chính câu nói của ông với cha tôi mấy mươi năm trước đã mở đầu cho cuộc đời nghệ sĩ của tôi”.

Năm 1941, do sự giới thiệu của Lư Hòa Nghĩa tức Năm Nghĩa, Bảy Cao cùng với người bạn thân là Chín Qui, học trò của cha ông, đầu quân vào đoàn Phước Cương. Sau đó, ông về đoàn Hề Lập. Đến năm 1944, Bảy Cao được ông bầu Phạm Minh Tấn mời về cộng tác cho đoàn Hậu Tấn. Đoàn này hoạt động đến cuối năm 1945 thì giải thể, không rõ vì nguyên nhân gì. Ông Phạm Minh Tấn chia đoàn ra làm hai, giao cho Bảy Cao và Năm Nghĩa mỗi người một nửa. Đó là năm ra đời của hai đoàn Hậu Tấn Bảy Cao và Hậu Tấn Năm Nghĩa.

Đoàn Hậu Tấn Bảy Cao khai trương với vở Cô gái Quảng Trị đã được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Dần dần theo sở thích của người xem, ông đã phát huy triệt để những vở kiếm hiệp, những vở mới thuộc loại hương xa của soạn giả Mộng Vân. Các vở Lưỡng Long đại hiệp, Hồng châu hiệp nữ và Đề Thám ... của Mộng Vân đã làm cho Bảy Cao nổi tiếng.

Bảy Cao luôn xem Mộng Vân là thầy nên sau này đa số các kịch bản do ông sáng tác đều ảnh hưởng tác phẩm của Mộng Vân. Nhưng Bảy Cao cũng luôn tìm cái mới trong nghệ thuật để phục vụ khán giả. Bằng khả năng sáng tạo của mình, ông đã đem phim ảnh của phương Tây hòa nhập vào các kịch bản của ông để tạo ra một sắc thái thật mới mẻ, có sức thu hút người xem rất mạnh. Lúc bấy giờ người ta gọi thể loại này là “cải lương - điện ảnh”. Trong một số vở tuồng của đoàn Hậu Tấn Bảy Cao có cảnh mây bay nước chảy, cảnh máy bay ném bom, cảnh đánh nhau bằng súng đạn... được chiếu trên phông màn. Đó là một “hiện tượng” tân kỳ, rất hấp dẫn, được khán giả nhiệt liệt hưởng ứng. Nhưng “hiện tượng” này chỉ có một mình Bảy Cao độc quyền vì chẳng có đoàn kế tục. Và “hiện tượng” này kéo dài không được bao nhiêu năm...

Cũng giống như Năm Nghĩa, Bảy Cao vừa là diễn viên vừa điều hành đoàn hát nên không có thì giờ biên soạn kịch bản, vì vậy số lượng kịch bản của ông không nhiều, như: Đàn chim sắt, Mộng hòa bình, Nợ núi sông, Đêm lạnh trong tù, Tình trên đảo tuyết, Sanh dưỡng đạo đồng, Người mẹ Việt Nam.

Đoàn Hậu Tấn Bảy Cao sau đó đổi tên là Hoa Sen, một thời gian mang tên Hồng Long, nhưng chỉ hai năm sau đổi lại là Hoa Sen. Đến năm 1970, đoàn Hoa Sen ngưng hoạt động, Bảy Cao sang làm trợ lý cho đoàn Út Bạch Lan và một số đoàn khác. Sau năm 1975, ông làm soạn giả kiêm đạo diễn cho đoàn Lúa Vàng Bạc Liêu.
Năm 1996, Bảy Cao đã qua đời tại Tp. HCM, được thân nhân an táng tại chùa Nghệ Sĩ tại Gò Vấp Tp. HCM.

Cô Năm Cần Thơ

Cô Năm Cần Thơ - Lê Thị Trắc (1917-1997)

Cô Năm Cần Thơ tên thật là Trương Thị Trắc, sinh năm 1917 tại Cần Thơ, gia nhập làng ca cổ khi còn rất trẻ với nghệ danh ẩn dụ Năm Cần Thơ thính giả mộ điệu chỉ thưởng thức qua các đĩa hát các hãng đĩa Pathé, Béka, Asia… mà không ai biết tên thật của nghệ sỹ là gì...
Những năm 1940-1950, trong làng cổ nhạc Nam bộ, tên tuổi nữ danh ca Cô Năm Cần Thơ nổi danh khắp nơi với giọng ca vàng thu đĩa và hát trên sóng phát thanh chứ không lên sân khấu diễn tuồng. Cùng thời vàng son rực rỡ này còn có danh ca Lệ Liễu, Cô Năm Sa Đéc, Cô Ba Trà Vinh… là những giọng hát làm say đắm lòng người nhưng rất ít người được ngắm dung mạo
Người mộ điệu thời ấy ở miền Nam rất ghiền giọng hát của Cô Năm Cần Thơ khi nghe ca độc những bản như: Thoại Ba công chúa, Đắc Kỷ thọ hình và các bộ đĩa hát tuồng Hiếu tình trung nghĩa, Địch mẫu biệt kim lang, Mổ tim Tỷ Can, Tô Ánh Nguyện, Tam ban Đổng Qúy phi, Mộng Hoa Vương, Máu nhuộm hoàng cung, Đêm dài vô tận, Đường về Tổ quốc
Trước 1945, Cô Năm Cần Thơ nổi tiếng là danh ca trong quán Đức Thành Hưng bên hông chợ Bến Thành ở Sài Gòn, được khán giả ái mộ với giọng ca khỏe khắn, cao chót vót và phong cách rất phong lưu tài tử.
Trong 3 thập niên 30, 40 và 50, các Đài Phát thanh Pháp Á, Đài Phát thanh Sàigòn dành chương trình chiều thứ tư và thứ bảy hàng tuần để phát chương trình cải lương với những giọng ca huyền thoại đương thời cho khán giả thưởng ngoạn như: Năm Cần Thơ, cô Tư Sạng, cô Tư Bé, cô Ba Trà Vinh, Ba Vĩnh Long, cô Ba Bến Tre, nam danh ca Tám Thưa, Tám Bằng, Ba Giáo, Năm Phồi, Tư Xe, Minh Chí, Quang Phục… là những cánh chim đầu đàn của sân khấu cải lương.
Có người còn kể lại, vào khoảng cuối năm 1946 đầu 1947, một số nghệ sĩ ở thành phố được tổ chức vào chiến khu hát phục vụ quân dân kháng chiến khu 7 nghe. Tại đây danh ca Năm Cần Thơ đã hát lớp vọng cổ Bể hận quyết lấp cho bằng do nhạc sĩ Hai Dậu đờn kìm, nhạc sĩ Tấn Thìn đơn ghi-ta khiến mọi người say mê.
Thời đó, Cô Năm Cần Thơ còn được mệnh danh là Họa mi vì ca rất hay 20 câu vọng cổ có nhan đề Chim Họa Mi - một sáng tác đầu tay của soạn giả nổi tiếng Viễn Châu vào đầu thập niên 1950, danh ca Năm Cần Thơ hát lần đầu chinh phục tất cả người mộ điệu khó tính tại quán Lệ Liễu trong vũ trường Thị Nghè, Sài Gòn. Thời gian này có tờ báo còn ví Cô Năm Cần Thơ là một "Nữ hoàng xàng xê", ý chỉ nữ nghệ sĩ số 1 về ca cổ các bản oán.
Trong sự nghiệp ca hát, Cô Năm Cần Thơ còn được Tướng Bảy Viễn cho mở quán nhậu ca cổ nhạc tên Quán Họa Mi trong khuôn viên khu giải trí song bạc Đại Thế Giới tại Ch ợ L ớn, nay là Quận 5, Sàigòn. vào những năm đầu thập niên 1950 của thế kỷ trước. Tại quán, ngoài những ca nghệ sĩ nổi tiếng còn có dàn thầy đờn cổ nhạc hùng hậu như: nhạc sĩ Sáu Tửng, Hai Thơm, Ba Khuê và Mười Lương tức Trần Hữu Lương, chồng của danh ca Năm Cần Thơ.
Chính nhạc sĩ Mười Lương đã dạy nghề cho người học trò xuất sắc của mình là Henri Trần Quang, sau này thành danh với giọng ca luyến láy, chứa đậm chất trữ tình của danh ca Năm Cần Thơ với nghệ danh Hữu Phước.
Cũng tại đây, hàng đêm có nhiều ca sĩ, nhạc sĩ thường xuyên lui tới ca hát và cũng đã có rất nhiều đại gia lừng danh như Hắc Công tử Bạc Liêu, Bạch Công tử Mỹ Tho thường xuyên lui tới và cũng đã có nhiều nghệ sĩ trẻ nổi tiếng sau này như: Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Út Bạch Lan, Kim Chưởng, Thanh Hương… tỏa sáng trên sân khấu và dĩa hát vào những năm 1960 của thế kỷ trước.
Khi những người trẻ lên ngôi thì cũng là lúc thế hệ tiền bối như Cô Năm Cần Thơ, Cô Ba Trà Vinh, Cô Năm Sa Đéc… lui vào sau hậu trường, nhường chỗ cho những đào kép trẻ tài danh. Lui khỏi màn nhung sân khấu sống ẩn dật khoảng 10 năm, đến 1974 Cô Năm Cần Thơ quay về lại với sông nước xứ Cần Thơ mở quán nghệ sĩ trên đường Trần Quý Cáp với sự cộng tác của danh cầm mù Duy Trì nên thu hút khá đông khán giả mộ điệu lui tới thường xuyên.
Từ sau năm 1975, không một khán giả mộ điệu nào biết nữ danh ca Năm Cần Thơ trôi dạt nơi đâu. Những nghệ sỹ lừng lẫy một thời như Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chính, Mộng Tuyền, Bạch Tuyết… loáng thoáng đâu đó người đời còn bắt gặp trên sân khấu màn ảnh và ngoài đời thường,  nhưng thế hệ vàng tiền bối rút lui sau tấm màn nhung, để sống một cuộc đời ẩn dật, lặng lẽ…
Cho đến khoảng năm 1994, có người phát giác ra danh ca Năm Cần Thơ chính là bà lão gầy gò, ốm yếu đang sống cô độc trong một túp lều được che bằng những tấm bạt nylon cũ mèm trong một góc của Công viên Tao Đàn, Tp. HCM.. Đó là căn nhà cuối cùng, hay đúng hơn là căn lều tạm che mưa nắng của người nữ nghệ sĩ một thuở huy hoàng rực rỡ.
Người nghệ sĩ càng phong lưu trong sự nghiệp ca hát bao nhiêu thì cũng lắm đoạn trường, lắm phong trần trong cuộc đời bấy nhiêu. Nghệ sĩ như kiếp con tằm nhả tơ để trả nợ đời, vậy mà nữ danh ca Năm Cần Thơ vẫn chưa bao giờ dệt đủ cho mình một chiếc áo ấm để mặc cuối đời.
Sau khi phát hiện Cô Năm Cần Thơ, đã có nhiều lần Ban Ái Hữu Hội Sân khấu, Viện Dưỡng lão nghệ sĩ quận 8 xin rước cô về an dưỡng, chăm sóc để sống hết những ngày cuối đời với nhiều nghệ sĩ già cô đơn… nhưng cô đã từ chối, có lần cô còn trốn biệt vì sợ "tụi nhỏ" bắt về.
Cô nói: "Vô trỏng khỏe thì có khỏe, nhưng chật chội lắm, đi đâu về đâu cũng phải trình thưa, không tự do chút nào. “Năm”- cô thường xưng như vậy- từ trước tới giờ sống tự do quen rồi. Năm muốn đi đâu thì đi, muốn tấp chỗ nào cũng được". Cô muốn sống phong lưu tài tử, rong chơi mà không thích bất cứ sự ràng buộc nào.
Con cháu trưởng thành, cũng chính là lúc cô dường như trút hết gánh nợ cuộc đời để sống vui với bạn bè qua ly cà phê sáng, tô bún mì, chơi vài ván bài với bạn già trong góc công viên… Và cũng từ đó, cô trở thành nghệ sĩ đầu tiên được Ban Ái hữu Hội Sân khấu trợ cấp hằng tháng khoảng 200.000 đồng, cộng thêm tiền "lì xì" của em cháu nghệ sĩ mến mộ cô thường tạt ngang ghé thăm.
Trở lại sân khấu lần sau cùng trong chương trình "Vầng trăng cổ nhạc" lần thứ 5 tại Đầm Sen, khán thính giả yêu danh ca Năm Cần Thơ được dịp mãn nhãn với sự trở lại của nghệ sĩ tài danh dù ở tuổi 80. Cô ca bản Phú Lục kể lại tích nàng Kiều nổi trôi số phận nghe vẫn rắn rỏi, uyển chuyển làm cho cháu con nhớ lại thời huy hoàng của nữ nghệ sĩ lừng danh này.
Với chất giọng phong lưu tài tử của người Tây Đô, tạo nên sự hài hòa, đan quyện vào nhau như phả chất đồng quê vào sông nước phù sa để tạo ra những khúc Xuân tình, Phú Lục, Tây Thi, Cửu khúc Nam Giang, Trường tương tư, Bình sa lạc nhạn… làm say lịm hồn bốn phương tri kỷ, tri âm.
Rồi kiếp tằm một lần nữa nhả những sợi tơ cuối cùng vì nợ lá dâu, Cô Năm Cần Thơ được mời đến các Quán nghệ sĩ của nghệ sĩ Bảo Anh, danh cầm Văn Giỏi, vua hề Văn Hường… để hát giao lưu… Cho đến ngày 24 tháng 1 năm 2007, nữ nghệ sĩ lừng danh Năm Cần Thơ đã trút hơi thở cuối cùng.

Cô Ba Trà Vinh

Cô Ba Trà Vinh – Trần Thị Tân (1917-2004)

Cô ba Trà Vinh tên thật là Trần Thị Tân, sinh năm 1917, tại Trà Vinh, là con gái của nhà thầu khoán giàu có Lê Văn Thạnh.
Năm đầu tiên của thập niên 1940, làng “dĩa đá” mới ra đời, ghi âm và phát hành các giọng ca trên “dĩa đá” màu đen, “dĩa nhựa” mới có từ thập niên 1970 trở về sau. Giới mộ điệu tri âm bộ môn tài tử cải lương bất ngờ đến mức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một giọng ca nữ trẻ trung, lạ lẫm cùng một nghệ danh rất lạ, đó là Cô Ba Trà Vinh. Trong dĩa vọng cổDẫu có xa nhau rồi, giọng ca mới này có âm vực rộng, làn hơi đầy đặn, rõ chữ tròn vành, lúc nỉ non ai oán, khi thác dậy sóng trào... hòa cùng tiếng đờn kìm độc chiếc của thầy Hai Dậu - một danh cầm đất Trà Vinh - đã thổi một làn gió mới trong lành, nâng cao vị thế bài ca vọng cổ và các bài bản tài tử trong lòng người hâm mộ.
Kể từ đó, giới tài tử cải lương Việt Nam có thêm một nữ nghệ sĩ tài năng mang tên Cô Ba Trà Vinh, bên cạnh những Năm Phỉ, Phùng Há, Cô Năm Cần Thơ... Hồi ấy nhiều lá thư của thính giả khắp mọi miền đất nước tìm đến hãng dĩa Rồng Bạc với cùng một thắc mắc: Cô Ba Trà Vinh là ai?
Ở Trà Vinh, ai cũng biết tiếng ông thầu khoán giàu có “hào hoa phong nhã” Lê Văn Thạnh. Sau những năm dài theo đuổi các “bóng sắc giai nhân”, ông Thạnh trở lại quê nhà. Như để chuộc lỗi với vợ con, ông hết lòng thương yêu, chăm sóc cô con gái Trần Thị Tân - mang họ người mẹ khi cô được sinh ra trong khoảng đời đau khổ của bà. Cô Tân vừa xinh người đẹp dáng, vừa được trời phú cho một giọng ca mượt mà. Năm 15 tuổi, cô từng được mời hát giúp Nhà Thông tin tỉnh với khoản tiền thù lao 15 đồng bạc Đông Dương mỗi tháng. Khoản tiền ấy đã giúp cô và mẹ trang trải được chi phí sinh hoạt khi người cha vẫn còn biền biệt. Khi sống với cha, nhiều lần cô Tân xin cha lên Sàigòn theo nghiệp cầm ca nhưng ông Thầu Thạnh cương quyết ngăn cấm, ai đời lại để cô con gái của một nhà thầu khoán danh tiếng đi vào vòng xướng ca...
Như bao người ở Trà Vinh lúc đó, ông thầu Thạnh cũng rất mê giọng ca Cô Ba Trà Vinh khi dĩa vọng cổ Dẫu có xa nhau rồi được phát hành về đến Trà Vinh, làm xôn xao dư luận tại cái thị xã nhỏ bé, quanh năm yên tĩnh này. Thỉnh thoảng lúc trà dư tửu hậu, khi thư giãn sau hồi công việc căng thẳng, cả những lúc cao hứng, thầu Thạnh thường ngâm nga lời ca mà thuộc lòng, của người nữ nghệ sĩ đang làm rạng rỡ quê hương Trà Vinh của ông.
Thầy đờn Hai Dậu và Thầu Thạnh là chỗ thân quen, hàng ngày thường tới lui, đờn giúp cho “con Tân” nhà ông ca - bị gặng tới gặng lui về cháu Tân trong việc cầm ca - thầy Hai Dậu vẫn chỉ nở nụ cười bí hiểm, khiến ông Thạnh mãi nghi hoặc.
Một tối nọ, ông thầu Thạnh dẫn cô con gái Trần Thị Tân ra chợ lựa mua cho cô dĩa vọng cổ Dẫu có xa nhau rồi, để cô học hỏi thêm ở giọng ca người nữ nghệ sĩ tài danh ấy. Xoa đầu cô con gái quá ham thích vọng cổ, ông nói:
- Con mà ca được như Cô Ba Trà Vinh là ba cho con lên Sàigòn liền...
Cô Trần Thị Tân tròn xoe đôi mắt:
- Thiệt hả, ba?
Tình cờ, thầy Hai Dậu cũng đang lựa mua dĩa, đứng gần đó bật cười:
- Ông thầu khoán ơi! Cô Ba Trà Vinh đang đứng bên cạnh ông đó!
Thầu Thạnh quay sang cô con gái của mình:
- Con, con là Cô Ba Trà Vinh?
Sau này, ngồi ôn lại chuyện cũ cùng chúng tôi bên ngôi nhà nhỏ gần cầu Phan Thanh Giản, Bình Thạnh – Tp. HCM, cô Ba Trà Vinh ngậm ngùi nhìn lên bàn thờ, kể lại: Mấy tháng trước đó, tôi được thầy Hai Dậu “bí mật” dẫn lên Sài Gòn, tìm đến hãng dĩa Rồng Bạc. Nhờ uy tín của thầy, họ đồng ý cho thu nhưng cả hãng chỉ còn một dĩa duy nhất, dĩa phải còm măng tận bên Pháp, nên không thể thử giọng mà thầy trò tự chuẩn bị, rồi thu thiệt luôn. Có lẽ, đây là trường hợp duy nhất trong giới dĩa hát Việt Nam từ trước tới nay, một giọng ca mới toanh mà chỉ thu qua một lượt, rồi xử lý hậu kỳ là phát hành luôn.
Kể từ đó, ông thầu Thạnh đã “tháo cũi xổ lồng” cho cô con gái của mình tung cánh vào chân trời nghệ thuật - với một điều kiện “chỉ đi hát đĩa chứ không lên sân khấu”. Nhờ vậy, giới tài tử cải lương Việt Nam có thêm một nữ nghệ sĩ chuyên nghiệp tài danh mang tên Cô Ba Trà Vinh bên cạnh Cô Năm Cần Thơ, Cô Ba Bến Tre, Cô Năm Sa Đéc.
Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, mới chân ướt chân ráo lên Sàiòn, Cô Ba Trà Vinh gia nhập quán Mỹ Linh ở đường Dumortier, nay là đường Cô Giang, sau đó gia nhập nhóm Lệ Liễu là những nhóm đờn ca tài tử phục vụ thực khách, một trào lưu được giới thị dân ưa chuộng lúc đó, bên cạnh những tên tuổi như Lệ Liễu, Bảy Bửu, Ba Cất, Văn Lộc, Năm Cơ...
Sau thành công của Dẫu có xa nhau rồi, nhiều hãng “dĩa đá” như Hoành Sơn, Pathé, Asia, Tri Âm... mời ngôi sao nữ mới nổi này thu nhiều dĩa tài tử và vọng cổ với mức thù lao tương đối khá. Năm 1950, dĩa Nợ nước tình nhà với một số bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu qua giọng ca Cô Ba Trà Vinh và tiếng đờn kìm độc chiếc của nhạc sĩ Năm Cơ gặt hái thành công vang dội, đưa “bộ ba Trà Vinh” này lên một đỉnh cao mới của sự thành công, tạo ra một “mô hình khép kín” trong giới kinh doanh “dĩa đá”, bao gồm soạn bài ca cho phù hợp chất giọng (Bảy Bá - tức soạn giả Viễn Châu), ca (Cô Ba Trà Vinh) và đờn (Bảy Bá - Năm Cơ). Đây còn là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bài ca vọng cổ 20 câu, nhịp 16.
Năm 1952, Cô Ba Trà Vinh ký contract - hợp đồng - làm việc cho Đài Phát thanh Pháp - Á, theo dạng hợp đồng “nghệ sĩ độc quyền”, rồi sau đó là Đài Phát thanh Sàigòn cho đến năm 1973. Khoảng thời gian này, Cô ba Trà Vinh vẫn là giọng ca được các hãng dĩa tranh nhau phát hành với hơn 50 dĩa vọng cổ - một di sản nghệ thuật khá đồ sộ dành lại cho hậu thế. Nhiều bài hát qua giọng ca của cô đã đi sâu vào lòng công chúng nhưTrưng Trắc - Trưng Nhị, Nợ nước tình nhà, Bên bờ hồ...
Lúc đó, sân khấu cải lương cũng như một ngành kinh doanh hái ra bạc. Nhiều đoàn hát được thành lập, cạnh tranh nhau ráo riết, tìm mọi cách săn đón, giành giật các giọng ca tài năng. Giọng ca cô Ba Trà Vinh cùng sự mến mộ của công chúng đối với cô đã trở thành mục tiêu của những ông bầu giàu có nhưng cô Ba khẳng định mình là một nghệ nhân tài tử, mặc dù nhiều tên tuổi cùng thời với cô chuyển dần sang sân khấu cải lương. Sau này, đáp ứng yêu cầu của thính giả, đài phát thanh có tự thu để phát một số vở cải lương manh tính kinh điển và cô Ba Trà Vinh có tham gia diễn xuất trong hơn chục vở cùng các giọng ca Bảy Thưa, Cô Ba Bến Tre... Suốt đời, cô Ba Trà Vinh chưa một lần đặt chân lên sàn diễn sân khấu. Lời hứa ngày xưa với người cha đã được cô Ba Trà Vinh giữ vẹn đến ngày nhắm mắt.
Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Đài Truyền hình Tp. HCM tổ chức chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” nhằm giới thiệu lại với công chúng ngày nay và khách nước ngoài, điểm diễn là sân khấu khách sạn Rex, những giọng ca vọng cổ tài danh một thời. Dù đã vào tuổi 80, cô Ba Trà Vinh vẫn thường xuyên xuất hiện trong chương trình. Dù tuổi già, giọng ca của cô Ba vẫn vừa mượt mà, sâu lắng vừa đầy nỗi niềm uẩn khúc trong những bài vọng cổ nhịp 8, nhịp 16 vẫn cứ níu chân người nghe. Khi các “lò” tài tử, cải lương do các danh ca, danh cầm mở ra, cô Ba Trà Vinh lại là giọng ca mẫu cho các thế hệ trẻ noi theo. Tuổi già sức yếu, cuộc sống riêng khó khăn mà thù lao chẳng đáng là bao, vậy mà cô Ba vẫn vui vẻ nhận lời mời đến với các chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”, các “lò” tài tử, cải lương vì cô Ba tâm niệm làm sao cho thế hệ trẻ hiểu hơn để yêu hơn một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo của Nam bộ.
Tháng 5 năm 2004, cô Ba Trà Vinh đã vĩnh viễn đi xa, khép lại một cuộc đời hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật bền bỉ, sáng tạo và thủy chung. Tuy nhiên giọng ca của cô, di sản của cô để lại cho hậu thế cũng như tấm lòng của bạn bè, đồng nghiệp, giới mộ điệu tri âm đối với “giọng ca vàng” một thời ấy vẫn mãi mãi tồn tại cùng đất nước non sông.

Cô Ba Thanh Loan

Cô Ba Thanh Loan- Nguyễn Thị Ba (1917-1982)

Nghệ sĩ Thanh Loan, tên thật là Nguyễn Thị Ba, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1917, tại làng Phong Thới, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, từ nhỏ cô phải lam lũ vất vã phụ giúp cha mẹ để kiếm sống. Cô có giọng hát hay và ước ao được vào đoàn hát, nhưng ước ao đó mãi đến năm chị 23 tuổi tức là năm 1940 cô mới thực hiện hiện được. Cô được đoàn Tân Hí Ban nhận cho theo học nghề và bước đầu được đóng những vai nữ tỳ trong các tuồng hát.
Giai đoạn này đối với cô rất là gay go và lắm phen tủi nhục nhưng với lòng yêu nghề, chị đã kiên nhẫn học tập. Ông Sáu Lăng, Phó TTK Hội sân khấu thành phố Hồ Chí Minh nay đã mất, kể lại rằng: “lúc học làm tỳ nữ, trong một đêm diễn, cô múa trật và bị ông bầu gánh đánh, đến nổi phải mang bệnh điếc một bên tai cho đến chết”. Khi đã thành thục những vai tỳ nữ, đoàn mới bắt đầu phân cho cô đóng những vai đào con. Cho đến năm 1946 – 1947 thì cô mới chính thức ở cương vị đào chánh, tên tuổi Thanh Loan từ đó mọi người mới biết đến.
Năm 1948, cô về công tác với đoàn Việt kịch Năm Châu. Ở đoàn này cô được nghệ sĩ Năm Châu và Trần Hữu Trang ân cần rèn luyện thêm nên nghề nghiệp của cô ngày càng tấn tới. Hai vai diễn nổi bật của cô được người xem mến mộ trong khoảng thời gian này là vai Tiểu Lan trong vỡHồn bướm mơ tiên năm 1948 và vai cô con gái trong vỡ Vó ngựa truy phong năm 1949.
Năm 1953, nghệ sĩ Thanh Loan về hát cho đoàn Nam Tình với vai diễn để đời: Chị Bếp trong vỡ Nổi lòng Chị Bếp. Năm 1954 chị lại về hát cho đoàn Phước Chung trong vỡ Trường hận Dương Quý Phi và chị đóng vai Dương Quý Phi. Năm 1957, theo yêu cầu của nghệ sĩ Phùng Há, chủ gánh Vân Hảo, chị về hát cho đoàn này và đảm nhiệm các vai chính trong một số vỡ: Tập làm chồng, Đêm không ngày  năm 1957. Nơi mà cô để lại nhiều vai diễn nhất là sân khấu Thanh Minh. Ở cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, sân khấu Thanh Minh là một trong những sân khấu ăn khách nhất với loại tuồng xã hội. Ngoài thanh, sắc vẹn toàn của cô đào Thanh Nga, khán giả luôn chú ý và yêu thích diễn viên chuyên đóng vai mụ, tức vai lão của đoàn Thanh Minh, diễn viên ấy là cô Thanh Loan. Qua các vỡĐời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp, Nữa đời hương phấn, Áo cưới trước cổng chùa, Lỡ bước sang ngang, Kiếp hoa tàn, 30 năm sau. . . của những thập niên 1950, 1960 với những vai lão độc đáo, tên tuổi của nghệ sĩ Thanh Loan lên đỉnh cao và được liệt vào hàng nghệ sĩ tiền phong của sân khấu cải lương miền Nam.
Năm 1946, chị trở thành một cơ sở cách mạng được tổ chức bố trí hoạt động trong giới văn nghệ sĩ giữa thành phố Sài Gòn. Bằng tài năng và danh tiếng của một nghệ sĩ đang lên, bằng sự đôn hậu và cuộc sống mẫu mực, Thanh Loan đã góp phần xây dựng tổ chức văn nghệ sĩ cách mạng, hoàn thành được nhiệm vụ thông tin liên lạc, che dấu cán bộ và giữ vững thế hợp pháp của mình trong một thời gian dài.

Cuối năm 1961, giữa lúc ngôi sao Thanh Loan đang tỏa sáng, do một bộ phận tổ chức cách mạng trong giới nghệ sĩ bị địch phát hiện, chị được lệnh rút ra vùng giải phóng. Sau đó, cô được đưa ra Bắc để trị bệnh, được đi tham quan, nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc ở Bungari và ở một số trung tâm hoạt động nghệ thuật trong nước. Sau khi bệnh tình ổn định, cô bị giải phẩu một lá thận, cô xin trở về Nam để hoạt động.
Về Nam, cô được biệt phái xuống T3, tức khu 9 cũ, để làm cố vấn xây dựng phong trào văn nghệ cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian từ năm 1964 – 1975, đoàn cải lương của Trung ương Cục được điều động về đây phục vụ bà con.
Cùng một lúc cô làm 2 nhiệm vụ song song: vừa chỉ đạo nghệ thuật cho đoàn cải lương Trung ương Cục, vừa xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng. Năm 1970, chị được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Sau năm 1975, cô về Tp. HCM, làm cố vấn chỉ đạo nghệ thuật cho nhà hát cải lương Trần Hữu Trang và tham gia giảng dạy ở trường nghệ thuật sân khấu II. Cô được bầu làm đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – khóa 4.

 
Qua nhiều năm biểu diễn trên sân khấu cải lương, nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan đã đảm nhận hàng chục vai diễn, trong đó có nhiều vai gây ấn tượng khó quên trong lòng người mộ điệu.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan qua đời tại bệnh viện Thống Nhất sau một thời gian bệnh nặng.

Ái Liên


Ái Liên - Hélène Lê Thị Liên (1918-1991)

Nghệ sĩ Ái Liên tên thật Hélène Lê Thị Liên, sinh năm 1918 tại Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Mẹ cô là bà Trần Thị Sinh – một diễn viên cải lương, dì là bà Trần Thị Lương, cậu là nhạc sĩ Canh Thân tức Tino Thân. Chị cô là Lan Phương, sau này cũng là một nghệ sĩ cải lương tài danh. Cha cô là một nhà buôn trên con tàu chạy Hải Phòng - Hương Cảng đã đưa Ái Liên đi học các lớp sinh ngữ ở Hồng Kông, do đó cô có thể nói và hát tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật Tuy gia đình cô không phải là gia đình Công giáo nhưng cô từng học ở một trường dòng Mary Knoll ở Hồng Kông. Sau khi cha cô mất, mẹ cô kết hôn với ông Lê Văn Thuyết, tức Già Thuyết. Lớn lên cô là nữ sinh của trường Ðức Trí ở đường Cát Giải, Hải Phòng.
Ngay từ lúc còn bé, Ái Liên đã say mê theo mẹ và anh chị học diễn cải lương. Lớn lên, nhờ khả năng thiên phú và sự luyện tập, Ái Liên bộc lộ tài năng đa dạng của mình. Cô tinh thông các nhạc cụ dân tộc như đàn kìm, cò, sến, độc huyền, thập lục, điều khiển giàn bát tấu, đánh trống, mõ thanh là... lẫn cả dương cầm, vĩ cầm, tây ban cầm, hạ uy cầm, trống jazz... Giọng hát của cô được Phạm Duy miêu tả là "trong như tiếng hạc bay qua".
Năm 16 tuổi, cô trở về Hải Phòng, sau đó tham gia các đêm diễn từ thiện ở Hà Nội, Nam Định với danh nghĩa tài tử. Sau đó cô được Hội kịch Bắc Kỳ (La Scène Tonkinoise) mời làm diễn viên, đóng vai Yến trong vở opéra comique mang tên Kịch trường vạn tuế của Trần Ngọc Diệp, một trong những vở ca kịch hài đầu tiên của Việt Nam. Cô được tờ báo tiếng Pháp L’Annam Nouveau ngợi khen là một tài năng lớn đầy hứa hẹn. Ái Liên nhanh chóng trở thành ngôi sao của đoàn kịch La Scène Tonkinoise, và cô còn được gọi là Miss Hanoi tức Hoa khôi Hà Nội. Cuối tháng 1 năm 1935, La Scène Tonkinoise kiện cô vì vi phạm hợp đồng. Sau khi Ái Liên từ bỏ đoàn kịch, La Scène Tonkinoise nhanh chóng suy tàn vào năm 1935.
Năm 1937, Ái Liên chiếm chức tại hội chợ tơ lụa Hà Đông, sau đó cùng mẹ thành lập gánh hát Liên Hiệp. Nhưng do nhiều gánh khác như Quảng Lạc, Hiệp Thành, Ứng Lập Ban đang rất đông khách lúc bấy giờ, gánh Liên Hiệp không có đất diễn nên phải đi lưu diễn nhiều nơi. Sau đó do quản lý kém nên tan rã. Cuối năm 1937, Ái Liên theo gánh Ðại Phước Cương vào Nam đang có sự tham gia của những nghệ sĩ nổi tiếng như Năm Châu, Từ Anh, Bảy Nhiêu, Năm Phỉ, Ba Vân, Kim Cúc, Kim Lan.
Đĩa Beka thu bài Guitare d’Amour hát chung với Năm Châu, dàn nhạc Orchestre Francois Nở
Năm 1938, Ái Liên cùng với nghệ sĩ cải lương Kim Thoa đã thu 18 bài hát với ba dàn nhạc khiêu vũ Sàigòn vào 9 đĩa 78 vòng/phút của hãng đĩa Beka. Những ca khúc được là những bài "Ta theo điệu tây" và đây cũng là những đĩa tân nhạc đầu tiên của Việt Nam. Ái Liên đã thể hiện một số ca khúc Pháp, Anh, viết lời Việt bởi Tư Chơi và Năm Châu, như "Un Bateau", "Santa Lucia", "Guitare d’Amour" (hát chung với Năm Châu, "Une Chanson Pour Nina"... với phần nhạc đệm của Charles Thu tức Võ Đức Thu. Những bản ghi âm này được phát sóng đều đặn trên Đài phát thanh Sàigòn lúc đó. Sau này, cô còn thu nhiều bản nữa như Thằng cuộicủa Lê Thương, Ru con, Lý con sáo thuộc loại dân ca Nam Bộ, Cô lái đòcủa Nguyễn Đình Phúc, Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu...
Năm 1940, Ái Liên trở về Bắc thành lập đoàn Ái Liên khi mới ngoài 20 tuổi. Sau vài tháng tập luyện, đoàn đã dựng 6 vở cải lương Tiếng chuông chùa, Bóng người trong sương, Ái tình và nghệ thuật, Ðời cô Yến, Chân ái tình và Cô gái Mường. Đoàn Ái Liên đã đi lưu diễn ở trên khắp Đông Dương và thu được thành công lớn. Đặc biệt trong chuyến hát ở Nam Vang, đoàn đã biểu diễn trước Hoàng gia Cao Miên và thái tử Norodom Sihanouk. Đoàn được ngợi khen nhiệt liệt và Ái Liên được Sihanouk tặng huân chương rồng vàng, Anh Ðệ, Huỳnh Thái, Lan Phương và Phong Trần Tiến là 4 tài tử chính, được tặng bằng khen danh dự .
Thời gian này, Ái Liên đã trở thành một trong những diễn viên miền Bắc được mọi người mến mộ cùng với Kim Xuân, Bích Hợp, Lan Phương, Kim Chung... Cô còn thành công với những vai diễn tuồng như Vương hậu tức Khuất Nguyên, Lương Sơn Bá tức Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài... Ngoài hát cho đoàn Ái Liên của mình, cô còn cộng tác với đoàn Kim Chung của bầu Long.
Ái Liên kết hôn với ông Hà Quang Định - một doanh nhân, họ có các con: Ái Loan, Ái Vân, Ái Xuân, Lệ Thanh, Anh Đệ và Ngọc Dzư.
Sau 1954, Ái Liên ở lại miền Bắc. Gánh Kim Chung của bầu Long lại vào Nam. Bà trở thành một trong những diễn viên gạo cội của cải lương cách mạng miền Bắc, tiếp tục đóng nhiều vở cải lương như vai Kim Thông trong Dệt gấm, Võ Thị Sáu trong Người con gái đất đỏ của Phạm Ngọc Truyền, Tuý Mộng trong Người nữ diễn viên miền Nam... Bà còn đảm nhận vai trò Trưởng Đoàn Cải lương Bắc, nay là Nhà hát Cải lương Trung ương, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Bà còn tham gia công tác giảng dạy đào tạo nhiều thế hệ diễn viên của Nhà hát.
Ái Liên mất năm 1991, hưởng thọ 73 tuổi. Ông Hà Quang Định qua đời năm 2007, hưởng thọ 95 tuổi.






Út Trà Ôn

Út Trà Ôn - Nguyễn Thành Út (1919-1997)

Út Trà Ôn  tên thật là Nguyễn Thành Út, tên thường gọi trong gia đình là Mười Út, vì ông là người con thứ 10 và cũng là con út.  Ông sinh năm1919, tại ấp Đông Phú, làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, xưa thuộc tỉnh Cần Thơ, nay thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Năm 16 tuổi, anh thanh niên Mười Út với lòng đam  mê nghệ thuật cải lương học hát tại làng quê. Quê hương của ông cũng là một vùng đất nổi tiếng với nghệ thuật cải lương.
Năm 1937, Mười Út được người quen giới thiệu với Đài phát thanh Sàigòn và từ đó chính thức có nghệ danh Út Trà Ôn. Giọng ca truyền cảm, ấm áp, chân thành, đậm chất miền Tây Nam Bộ của ông được giới thiệu trên làn sóng điện đã nhanh chóng được đông đảo thính giả yêu chuộng. Bản vọng cổ đầu tiên ông ca trên đài là bản: "Thức trót canh thâu". Với niềm đam mê nghệ thuật và khả năng ca diễn xuất sắc, Út Trà ôn thường xuyên góp tiếng hát cho Đài phát thanh, thu âm cho các hãng băng đĩa. Đặc biệt, với giọng ca đặc biệt của mình, ông đã góp phần nâng cao uy tín cho hãng đĩa ASIA với bài vọng cổ "Tôn Tẩn giả điên" gồm có 20 câu, là một sáng tác của vị Yết-Ma tu sĩ Phật giáo.
Năm 1942, ông lần lượt biểu diễn cho các gánh cải lương như: Hề Lập, Thanh Long, Tiến Hoá, Mộng Vân, Sao Mai, Thanh Minh...
Năm 1954, ông lập gánh hát Kim Thanh, đây là lần đầu tiên ông làm bầu một đại bang danh tiếng lừng lẫy lúc bấy giờ và cho đến ngày nay vẫn còn nhiều nghệ sĩ cao tuổi nhắc đến. Lúc ấy, đại bang này có nhiều nghệ sĩ tên tuổi lớn ví dụ như: Thanh Tao, Kim Chưởng, Thuý Nga cùng làm giám đốc.
Năm 1960, Út Trà Ôn cộng tác với đoàn Thủ Đô, chủ nhân của đoàn này là ông Phan Văn Bản và đồng thời là chủ nhân của hãng dĩa Hoành Sơn, thường được gọi là ông ầu Ba Bản.
Năm 1962, Út Trà Ôn và người bạn thân là nghệ sĩ Hoàng Giang, cũng là nghệ sĩ tên tuổi lớn, lập gánh Thống Nhứt, rồi cộng tác với các đoàn như: Dạ Lý Hương, Thái Dương, Quốc Thanh, Hương Dạ Thảo, Phương Bình, Thanh Hải, Tân Hoa Lan, Kim Chung ...
Sau ngày 30-4-1975, ông cộng tác với đoàn cải lương Sàigòn 1, Trần Hữu Trang và sau đó là Sân khấu Tài Năng hay còn gọi là đoàn 2-84.
Tháng 2 năm 1997, ông được  phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân - đợt 4 và Huân chương Vì sự nghiệp sân khấu vì những đóng góp của ông cho nghệ thuật cải lương.
Út Trà Ôn đã thủ diễn các vai Ông cò Hương hay là Ông cò quận 9, trong vở Tuyệt tình ca, Ông Phú trong vở Nạn con rơi, Võ Minh Thành trong vởĐời cô Lựu và một số vai trong các vở hát Tiếng hát Muồng Tênh, Kiều Phong A Tỷ, Sương khói rừng khuya, Quân Vương và Thiếp, Lưu Bình Dương Lễ
Danh ca Út Trà Ôn  từ trần ngày 13 tháng 8 năm 2001 tại Tp. HCM. Thọ 82 tuổi. An táng tại Chùa Nghệ sĩ, Quận Gò Vấp.

Ba Xây

Ba Xây - T
ất An (1920-2009)

Nghệ sĩ lão thành Ba Xây tên thật là Tất An, sinh năm 1920 tại Hồng Kông. Lúc lên 10 tuổi, Tất An theo cha mẹ sang Việt Nam sinh sống. Tất An ham mê đờn ca cổ nhạc và học hát tiếng Việt. Tất An học đờn kìm và đờn lục huyền cầm.

Năm 1938, anh Tất An mở lớp dạy đờn ca cổ nhạc; Đến năm 1948, anh được hãng dĩa Béka mời đờn cho danh ca Năm Nghĩa thu dĩa bài vọng cổ Đêm Đông. Anh lấy nghệ danh là nhạc sĩ đờn kìm Ba Xây.
Năm 1952, nghệ sĩ Ba Xây gia nhập đoàn hát Thanh Minh của ông bầu danh ca Năm Nghĩa, đóng vai kép nhì. Kép chánh do danh ca Năm Nghĩa đảm nhiệm. Sau đó danh ca Út Trà Ôn và Năm Nghĩa chia vai kép chánh, các nghệ sĩ Việt Hùng, Hoàng Giang, Ba Xây, Minh Tấn, Quang Phục, Sáu Nhỏ là những kép diễn và kép ca hữu hạng đã hợp thành một dàn bao rất mạnh của đoàn Thanh Minh, khiến cho nhiều tuồng hát của Thanh Minh nhanh chóng nổi danh, thu hút khán giả một cách mãnh liệt.
Tuy đoàn hát đi lưu diễn rày đây mai đó, trong cuộc đời sống gạo chợ nước sông, giang hồ phiêu lãng nhưng anh Ba Xây không sa đà vào các tệ đoan tứ đổ tường mặc dầu trong đầu thập niên 50, tệ trạng hút sách, cờ bạc, đàn điếm, rượu chè bê bết rất là phổ biến trong các đoàn hát.
Lúc đó, anh Ba Xây tập tạ, ông giỏi võ. Ông dạy võ cho soạn giả Nguyễn Phương để có sức khỏe và để phòng thân. Ông nói: “Dù chú không đánh lộn với ai nhưng chú viết tuồng, chú đứng tập tuồng cho người ta và dạy cho đám vệ sĩ múa hát, chú phải có bộ múa võ đẹp thì mới dạy cho người ta được chớ.” Nguyễn Phương học võ của Ba Xây để rồi tập lại cho các anh vệ sĩ dùng trên sân khấu, trong số các vệ sĩ này có những anh thành danh như các nghệ sĩ Diệp Lang, Hùng Minh, Minh Luông… có cả nghệ sĩ Thanh Nga, Thanh Thanh Hoa…
Trong trận bão lụt năm Thìn 1952, đoàn hát Thanh Minh bị lọt vào trận bão ở Dầu Tiếng thì Ba Xây là người nắm tay giữ cho Nguyễn Phương đứng vững cuối đoàn rồng rắn bò đi trong cơn bão đó.
Khi về đến Tây Ninh, Ba Xây gợi ý cho soạn giả Nguyễn Phương sáng tác một vở tuồng hát để gây quỷ cứu trợ nạn nhân bão lụt. Sau đó Nguyễn Phương sáng tác tuồng Cô Giang - Nguyễn Thái Học, Ba Xây thủ vai một nông dân, Năm Nghĩa thủ vai Nguyễn Thái Học.
Thời gian hát ở đoàn Thanh Minh và Thanh Minh Thanh Nga, Ba Xây đã hát qua các tuồng Đất Việt Của Người Việt, Chén Cơm Đô Thành, Biên Thùy Nổi Sóng, Cô Giang - Nguyễn Thái Học, Hoàng Tử Lưng Gù, Bóng Chim Tăm Cá, sau Minh Điển thế vai ông Sáu Cá của Ba Xây, …
Năm 1959, anh Ba Xây rời đoàn Thanh Minh, ra làm bầu, lập gánh hát. Suốt thời gian Ba Xây cộng tác với đoàn Thanh Minh  của Bầu Nghĩa, Ba Xây là một nghệ sĩ gương mẫu, tập tuồng hay hát đều đúng giờ, thận trọng, nghiêm túc. Trong đoàn hát anh được các nghệ sĩ đồng nghiệp và các em vệ sĩ, vũ nữ thương mến vì anh lúc nào cũng sẵn lòng giúp các bạn trong nghề nghiệp, đôi khi giúp tiền bạc cho các bạn hữu sự.
Sau đó Ba Xây giải tán đoàn hát vì không cạnh tranh nổi với các đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chung, Kim Chưởng…Ba Xây mua xe traction 4 làm xe lô chạy đường Saigon Đà Lạt. Anh vừa làm chủ vừa là tài xế chạy xe lô đường Saigon Đà Lạt, Đà Lạt Saigon.
Sau năm 1975, Ba Xây về hát cho đoàn Thanh Minh, ông nổi tiếng với vai Giã Lộ Tướng Quân tuồng Bên Cầu Dệt Lụa và vai Cụ Đô Trinh tuồng Tiếng Trống Mê Linh.
Ba xây có các con Tất My Long, Tất My Loan, Tất My Ly và các cháuTất An Xuân Dung và Tất An Đông Nghi.
Cuối năm 1978, Ba Xây và gia đình đi định cư tại nước Pháp. Ông nghĩ hát đoàn Thanh Minh, ở nhà chuẩn bị cho việc xuất ngoại. Ba Xây có vẻ không vui khi phải xa quê hương. Ba Xây không nói rõ việc ông và gia đình đi xuất ngoại là trong diện nào.
Năm 1997, Ba Xây, soạn giả Hoàng Khâm, soạn giả Vân An, Chị Ba Đề, Văn Lương, Viễn Khách v à Nguy ên Ph ư ơng g ặp nhau  nhân dịp Kiên Giang mời dự tiệc thơ, kỷ niệm ngày phá bỏ ngôi nhà gạch trần sau 6 năm không nhà.

Kim Cúc

Kim Cúc - Huỳnh Thị Kim Cúc (1922-1991)

Nghệ sĩ Kim Cúc tên thật là Huỳnh Thị Kim Cúc, sinh ngày 13 tháng 1 năm 1922. Kim Cúc - Kim Lan là con gái của nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu
Năm 1940, Cô Kim Cúc 18 tuổi, nổi danh qua vai Quan Bình trong tuồng Quân Công đắp đập bắt Bàng Đức trên sân khấu Phước Cương Năm 1941, nghệ sĩ Bảy Nhiêu và hai con gái Kim Cúc, Kim Lan lập gánh hát Nam Phương, Thanh Loan là đào chính. Kim Cúc nổi danh qua vai nữ quí tộc xứ Ba Tư trong vở tuồng màu sắc hương xa Thuyền ra cửa biển.
Tháng 3 - 1946, nhóm nghệ sĩ tài danh gồm Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Duy Lân, Tư Út, Từ Anh, Hai Tiền, Ba Thâu, Sáu Ngọc Sương lấy xác gánh Nam Phương để thành lập “Nhóm con Tằm”. Nhóm này thu hút thêm nhiều nghệ sĩ tài danh như Bảy Nhiêu, Năm Nở, Tư Chơi, Năm Phỉ, Bảy Nam, Kim Thoa, Kim Cúc, Kim Lan...
Năm 1948 Cô Kim Cúc kết hôn với nghệ sĩ Năm Châu. Năm 1952, đoàn Việt Kịch Năm Châu diển tuồng Tây Thi - Gái nước Việt, Cô Kim Cúc diển một cách tài tình tâm lý phức tạp của Tây Thi: vừa hào hùng, vừa thương cảm, vừa lẳng lơ trong nhiều lớp khác nhau. Khi chuốc rượu cho Ngô Phù Sai trên Cô Tô Đài thì lả lơi, uyển chuyển, nũng nịu, liếc mắt đưa tình; cũng ở Cô Tô Đài, gặp Phạm Lãi, Tây Thi hờn dỗi, trách móc sao để nàng chờ đợi mãi, cũng là nũng nịu, tâm tình mà sao có vẻ dịu dàng khả ái.
Năm 1955, khi đoàn Việt Kịch Năm Châu rã, Tám Kiết và Hai Nữ dùng xác gánh hát này lập thành đoàn hát Phước Chung. Gia đình Năm Châu, Kim Cúc, Kim Lan, ông Bảy Nhiêu tập hợp thành nhóm chuyển âm phim cho hãng phim Mỹ Phương và Mỹ Vân. Những năm cuối thập niên 50, đầu năm 60, sân khấu cải lương có sự chuyển biến lớn: những giọng ca vàng như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Út Hiền, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh, Tấn Tài, Thanh Hải,.. và sầu nữ Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Nga,.. đã chiếm lĩnh sân khấu cải lương và các hãng dĩa. Thế hệ đàn anh, đàn chị, những bậc thầy về diễn xuất phải dần dần nhường bước cho lớp nghệ sĩ trẻ .
Năm 1958, Cô Kim Cúc cộng tác với đoàn Thanh Minh, đóng vai sơn nữ họ Nùng trong tuồng Núi Liễu sông Bằng của Thiếu Linh - Thành Phát. Năm 1960, Cô dạy cho Thanh Nga hát vai Hoàng hậu trong tuồng Gió ngược chiều của Năm Châu phóng tác Ruy Blas của Victor Hugo. Từ năm 1962, Năm Châu và Cô kim Cúc được mời làm giáo sư đầu tiên khoa kịch nghệ của trường Quốc gia âm nhạc Sàigòn.
Sau năm 1975,Cô Kim Cúc được mời làm giáo sư kịch nghệ cho nhà hát Trần Hữu Trang. Có thể nói, trong ba người vợ của ông Năm Châu từ cô Sáu Trâm, nữ diễn viên tài danh của gánh hát Tập Ích Ban, rồi Đệ nhất nữ danh ca tiền phong Tư Sạng đến Nữ nghệ sĩ tài danh Kim Cúc thì Cô Kim Cúc là người đã cùng ông gắn bó trọn vẹn đời sống vợ chồng và cả trong nghệ thuật.
Kim Cúc v à Năm Châu có sáu người con : Nguyễn thị Xuân Hợi, tốt nghiệp piano trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn, Nguyễn thị Nguyệt Thu, tốt nghiệp Violon,vợ thứ của soạn giả Hoa Phượng, Nguyễn thị Kim Khánh, Nguyễn thị Ngọc Thanh, Nguyễn thị Hồng Dung, đạo diễn sân khấu và Nguyễn Thành Long.
Năm Châu và Kim Cúc đều có chung một niềm say mê, một ước vọng chung là xây dựng một nền nghệ thuật cải lương "Đẹp" và "Thật", một "Thánh đường thiêng liêng".
Nghệ sĩ Kim Cúc bị tai biến mạch máu não, mất ngày 24 tháng 6 năm 1991. Thọ 71 tuổi. Hài cốt của Cô và Năm Châu được thờ ở chùa Già lam Gò vấp.

Ho àng Giang

Hoàng Giang – Hồ Ngọc Giang (1922-2002)

Nghệ sĩ Hoàng Giang tên thật là Hồ Ngọc Giang, sinh ngày 07 tháng 04 năm 1922  tại Mỹ Tho, nay là Tiền Giang. Hoàng Giang theo gánh hát lúc mới có 13 tuổi. Hồi đó Hoàng Giang rất mê coi hát, khi gánh hát về hát ở rạp Thầy Năm Tú bên chợ Mỹ Tho, ông xin đánh trống quảng cáo trước rạp để được vô coi hát khỏi tốn tiền.

Sau đó ông đi theo gánh hát luôn, vừa làm quân chạy hiệu, đánh trống quảng cáo, vừa luyện ca, học hát. Năm 15 tuổi, Hoàng Giang đã được ra sân khấu hát vai kép phụ. Trong những năm 1953-1955, khi hát ở Đoàn Thanh Minh, Hoàng Giang kết hôn với nữ nghệ sĩ Ngọc Chúng, cùng là diễn viên của đoàn Thanh Minh , Kép độc Hoàng Hải là người có sắc vóc và lối ca diễn giống hệt Hoàng Giang ,là con của hai nghệ sĩ Hoàng Giang và Ngọc Chúng, Hoàng Hải mất tại Mỹ trong tai nạn Ôtô.

Cuối năm 1953, đoàn Thanh Minh chỉ có kép ca Năm Nghĩa và Út Nhị nhưng với kép độc lẳng Hoàng Giang, ba vở tuồng Đồ Bàn Di Hận, Biên Thùy Nổi Sóng và vở Tình Tráng Sĩ trở thành ba vở tuồng ăn khách nhất của đoàn Thanh Minh.

Năm 1956, 4 nghệ sĩ Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thanh Tao và Thúy Nga rời đoàn Thanh minh, ra thành lập gánh hát Kim Thanh – Ut Trà Ôn, nghệ sĩ Hoàng Giang được mời về , thủ vai kép độc trong các tuồng Trăng Nước Lam Giang, Tiếng Nhạc Rừng Xanh

Năm 1956, báo Tiếng Dội của ký giả Trần Tấn Quốc mở mục trưng cầu ý kiến độc giả bình chọn các nghệ sĩ sân khấu cải lương:

– Nghệ sĩ Út Trà Ôn được bình chọn là Đệ Nhứt danh ca vọng cổ nam.
– Ngh
ệ sĩ Thanh Hương được chọn là Đệ Nhứt nữ danh ca vọng cổ.
– Ngh
ệ sĩ Nghệ sĩ Ns Hoàng Giang được bình chọn là Đệ Nhứt kép lẳng độc nam.
– Ngh
ệ sĩ  Như Ngọc (vợ của danh ca Tấn Tài) được bình chọn Đệ nhứt đào lẳng độc nữ.

Trong những năm 1957, 1958, trên sân khấu Thanh Minh của Bầu Nghĩa, nghệ sĩ Hoàng Giang đã có những vai diễn để đời qua các vai độc trong các tuồng như Hồi Trống Văn Lâu, Áo gấm khôi Nguyên, Cầu Gổ Hoàng Mai Thôn, Nhan Sắc Phi Tần, Nẻo tắt Hoành Sơn, Núi Liểu Sông Bằng ..

Năm 1960 Hoàng Giang cùng với danh ca Út Trà Ôn về công tác với đoàn Thủ đô của bầu Ba Bản, thành công rực rở trong vai vua Lê Long Đỉnhtuồng Tiếng Trống Sang Canh, vai Nguyễn Cang tuồng Chiếc Áo Ân Tình.

Năm 1962 Hoàng Giang lại hợp tác với Út Trà Ôn thành lập gánh hát Thống Nhứt và thành công vang dội qua tuồng Mắt em là bể oan cừu

Năm 1962 Hoàng Giang kết hôn với nữ nghệ sĩ Kim Giác. sau khi kết hôn với Ns Kim Giá, Hoàng Giang về cộng tác với gánh hát Hương Mùa Thu. Hoàng Giang và Kim Giác là đôi vợ chồng gắn bó với nhau hạnh phúc cho đến ngày Hoàng Giang mất.

Sau đó nghệ sĩ Hoàng Giang trở về cộng tác với đoàn Thanh Minh Thanh Nga, ông có mặt trong hầu hết các vở tuồng xã hội nổi tiếng của đoàn như tuồng Đêm Vĩnh Biệt, Đôi Mắt Người Xưa, Bóng Chim Tăm Cá, Yêu Trong Hoàng Hôn, Người Tình Của Biển, Bọt Biển, Tình Xuân Muôn Tuổi, Hoa đồng Cỏ Nội , Vàng Sáu Bạc Mười, Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Hoa Mộc Lan ….

Sau năm 1975, Hoàng Giang hát đoàn cải lương Thanh Minh , Hoàng Giang hát thành công qua các tuồng: Tiếng Trống Mê Linh, Bên Cầu Dệt Lụa..sau đó hát cho đoàn Văn Công, đoàn Trần Hữu Trang. Năm 1993 ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.

Do tuổi già với căn bệnh tim mạch, huyết áp nhiều năm, chiều 3-11-2002 NSƯT Hoàng Giang đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở quận Tân Bình, Tp.HCM, thọ 80 tuổi.An táng tại nghĩa trang nghệ sĩ tại Gò Vấp.
Nghệ sĩ Hoàng Giang mất, sân khấu cải lương mất một nghệ sĩ mà tài nghệ diễn xuất được đánh giá là bậc thầy, cố nghệ sĩ Hoàng Giang đã để lại những vai tuồng để đời và nhiều đệ tử thành danh khi học theo lối diễn của anh như Hoàng Hải, Chí Hiếu. Hoàng Liêm, Hoàng Long…


Việt Hùng
 Việt Hùng - Nguyễn Hữu Hùng (1923-2001)

Nghệ sĩ Việt Hùng, tên thật là Nguyễn Hữu Hùng, sinh năm 1923 tại Nha Trang. Cha mất sớm nên hai chị em ông đã theo mẹ trôi dạt vào Nam, định cư ở ĐàLạt được một thời gian, sau đó gia đình dọn vào Sàigòn sinh sống. Máu nghệ sĩ thích giang hồ phiêu bạt dường như đã có trong ông, nên 16 tuổi ông lân la đi tìm thầy học nhạc, với chất giọng "tenor" khỏe mạnh, Việt Hùng đã góp tiếng hát của mình trong làng tân nhạc cùng với vợ chồng nhạc sĩ Mạnh Phát và ca sĩ Minh Diệu
Năm 1948, Ngọc Nuôi là diễn viên tài sắc của gánh hát Thỉ Phát Huê, đoàn nầy đang hát tại rạp Thành Xương. Ca sĩ Việt Hùng của Đài Phát Thanh Pháp Á đi xem hát, si mê đào Ngọc Nuôi, Việt Hùng bị “tiếng sét ái tình” bèn bỏ Sở làm để theo gánh hát này học hát, để được gần người mình yêu. Kết quả là Việt Hùng đã kết hôn với Ngọc Nuôi.
Nhờ Ngọc Nuôi hướng dẫn cho Việt Hùng về diễn xuất và hóa trang trên sân khấu, Việt Hùng trở thành kép chánh của đoàn hát Thỉ Phát Huê Trong giới nam nghệ sĩ chỉ duy nhất Việt Hùng ca dây đào, “dây đào” là dây đờn dành cho người nữ ca, và cũng có người gọi là “dây lòn” hoặc là “dây tứ nguyệt”.
Năm 1950 Việt Hùng gia nhập gánh Mộng Vân, và trở thành kép chánh trong vai Trần Bằng, tuồng Rừng Hoang Ðẫm Máu. Năm 1951 qua gánh Thanh Minh của Năm Nghĩa rồi . Năm 1952 sang cộng tác với đoàn Hoa Sen của bầu Bảy Cao. Ðến năm 1953 ông Bầu Sinh lập gánh Hương Hoa đã mời cặp Việt Hùng-Ngọc Nuôi về làm đào kép chánh, và nhờ những tuồng La Mã có đánh kiếm thích hợp với sở trường nên Việt Hùng rất nổi ở giai đoạn này.
Năm 1955 gánh Kim Thanh ra đời, Việt Hùng cộng tác với gánh Kim Thanh, rồi trở về gánh Tân Hương Hoa lần thứ hai, nhưng không là kép chánh bởi đi rồi thì có người khác thay .
Năm 1956 Việt Hùng hợp tác với nghệ sĩ Minh Chí thành lập đoàn “Việt Hùng-Minh Chí”. Lúc này ông rất nổi ở vai Lưu Bình trong tuồng Người Ðẹp Bán Tơ và Ngọc Nuôi thì đóng vai nàng Châu Long, còn( nghệ sĩ Minh Chí vai Dương Lễ. Thế nhưng chưa đầy một năm thì gánh "Việt Hùng-Minh Chí" xuống dốc, và đổi tên ngược lại là “Minh Chí-Việt Hùng”. Ðổi bảng hiệu rồi vẫn không khá, nội bộ lại lủng củng nhiều hơn, gánh hát rã.
Việt Hùng về đầu quân trở lại gánh Thanh Minh , diễn xuất sắc vai cậu ấm Thân trong tuồng Đoạn Tuyệt, vai Định trong Nửa Đời Hương Phấn.... Tiếng hát của nghệ sĩ Việt Hùng cũng được các hãng dĩa mời thu thanh... Sau đoàn Thanh Minh, Việt Hùng - Ngọc Nuôi có về cộng tác với đoàn Ánh Chiêu Dương do nghệ sĩ Năm Châu và xuất sắc trong vở Giai Nhân & Ác Quỉ. Giai đoạn này là thời kỳ oanh liệt của cải lương, nhưng Việt Hùng đã lớn tuổi, đành nhường vai trò chính yếu của sân khấu cho những Hữu Phước, Thành Ðược, Út Hiền, Minh Cảnh, Thanh Hải... tiếp đến thì lớp trẻ khác tấn lên như Thanh Sang, Tấn Tài, Minh Phụng, Minh Vương...
Năm 1975, Việt Hùng cùng các con: Tài Năng, Ngọc Quý, và Ngọc Châu trong Ban nhạc Crazy Dogs sang Mỹ định cư. Ngọc Nuôi và con gái Ngọc Bích ở lại hát cho đoàn hát Thanh Nga Năm 1990 Việt Hùng bảo lãnh Ngọc Nuôi và hai con sang Mỹ, lúc này Ngọc Bích là nử hoàng nhạc nhẹ của các sân khấu ca nhạc. Sang Mỹ Việt Hùng đã có người phụ nữ khác, vì lòng tự trọng, Ngọc Nuôi không muốn làm khổ một người phụ nữ đã hết lòng chăm sóc chồng mình trong nhiều năm qua. Vì thề đôi uyên ương sân khấu lẻ bạn.
Định cư ở Nam California, ông tham gia hoạt động ca hát ở Little Sài Gòn, Orange County và một số nơi khác quanh vùng, khán giả thỉnh thoảng nghe Việt Hùng ca trên đài Little Sàigòn Radio, hoặc thấy ông xuất hiện ở các sô hát, ở các chùa chiềng trong dịp lễ.
Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà dưỡng lão Beverly Health Care vào lúc 10:45 phút tối ngày 31 tháng 12, năm 2001. Thọ 78 tuổi.

Kim Chung

Kim Chung (1924-2008)

Nghệ sĩ Kim Chung sinh năm 1923, tại Hà Nội.
Năm 1933, lên 10 tuổi, bà đã tham gia đội đồng ấu Nhật Tân – Hà Nội, chuyên diễn tuồng Hồ Quảng của ông bầu Tài Quang.
Năm 16 tuổi, bà làm đào chánh đoàn cải lương Tố Như nổi tiếng trên đất Bắc. Sau đó bà thành hôn v ới ông Trần Viết Long, ông từng du học ở Pháp về, họ thành lập gánh hát Kim Chung tức Tiếng chuông vàng Bắc Việt.  Đến năm 1954, đoàn Kim Chung vào Nam, trình diễn thường trực ở rạp hát Aristo, nằm trên đường Lê Lai, Quận 2, Sàigòn. Sau đó lập th ành công ty sân khấu mang tên Kim Chung. Công ty  thời đó có đến 6 đoàn hát. Các nghệ sĩ tài danh được xem là thế hệ vàng của sân khấu cải lương như: Lệ Thủy, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh, Mỹ Châu, Diệu Hiền, Thanh Hải, Thanh Nguyệt... đều được đào tạo từ 6 đoàn hát thuộc Công ty Kim Chung.
Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, nghệ sĩ Kim Chung có rất nhiều vai diễn nổi tiếng, như: Chúc Anh Đài, Điêu Thuyền, Lữ Bố, Mộc Quế Anh, Hoa Mộc Lan, Thúy Kiều... bà và NSND Phùng Há là hai nữ nghệ sĩ chuyên đóng vai kép, sáng lập trường phái nữ đóng vai kép trong thập niên 1950 – 1960.
Nữ nghệ sĩ Kim Chung hát hai vở Trăng giãi đêm sương và vở Ngọn cỏ gió đùa, tuồng hợp soạn của Ngọc Huyền Quân và Ngọc Văn. Sau đó có vở Đắc Kỷ - Trụ Vương, cô Kim Chung vào vai Bá Ấp Khảo dạy đờn, kỳ nữ Kim Cương vào vai Đắc Kỷ. Ba vở hát này hát vào năm 1955, 1956 hình tượng nghệ thuật của nữ nghệ sĩ Kim Chung, đã tạo ra phong cách chuẩn mực trong ba vai tuồng, khi đoàn hát Tiếng chuông vàng Thủ đô mới chân ướt chân ráo vào Nam.
Bà đã đạt được một sự nghiệp cải lương đồ sộ như Công ty Kim Chung, ông bầu kiêm soạn giả Trần Viết Long đã nhờ rất lớn vào sự góp công góp sức, tiếp tay quán xuyến khôn khéo của bà bầu Kim Chung. Chỉ trong vòng 21 năm, từ một đoàn hát Tiếng chuông vàng Thủ đô vào Nam, với một lối hát chưa quen thuộc với khán giả miền Nam, đoàn Kim Chung đã phát triển thành 6 đoàn cải lương đại bang nổi tiếng một thời. Đoàn Kim Chung 6 từng đi hát ở Lào, Thái Lan và Pháp năm 1968.
Các nghệ sĩ trẻ từng hát ở sân khấu Kim Chung, được bà bầu Kim Chung chỉ dạy cho hát đều ngợi khen đức tính khiêm tốn của bà. Bà dạy nghề hát cho các diễn viên trẻ trong đoàn một cách toàn tâm toàn ý, không giấu nghề, không tự cao lớn lời nhiều tiếng làm chạm tự ái học viên. Bà luôn luôn nhỏ nhẹ, khuyến khích các bạn trẻ và sẵn sàng nhận diễn một vai hạng hai, hạng ba để nhường đất cho các đàn em.
Sau năm 1975, bà cùng chông là ông Trần Viết Long, di tản sang Pháp định cư, một thời gian sau họ trở lại Việt Nam, định lập lại công ty sân khấu Kim Chung, nhưng lực bất tùng tâm, thời thế không cho phép. ông Trần Viết Long qua đời năm 2003, còn nữ nghệ sĩ lão thành Kim Chung, đã qua đời lúc 10 giờ ngày 8 tháng 4 năm 2008, tại nhà riêng, thọ 85 tuổi
Linh cữu nghệ sĩ Kim Chung quàn tại số 40/29 Lam Sơn, phường 2, quận Tân Bình – Tp. HCM. Lễ động quan lúc 6 giờ 30 phút ngày 11-4-2008, sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. 


Minh Chí

Minh Chí – Lê Mộng Lang (1924-1995)


Nghệ sĩ Minh Chí tên là Lê Mộng Lang sanh năm 1924 tại Sàigòn, bắt đầu đi hát vào thập niên 1950. Ông từng là kép trẻ nức tiếng của sân khấu Nam Tinh với các nghệ sĩ tiền phong như Ba Thanh Loan, Kim Chưởng, Thúy Nga, Phước Trọng, Ba Vân, Năm Nở.

Những năm 1949-1950 là lúc mà máy hát quay dây thiều được coi như là phương tiện tốt để đem lời ca tiếng hát đến với mọi người dù rằng ở tận nơi thôn quê hẻo lánh với tiếng ca Minh Chí qua các dĩa hát: Anh Hùng Liệt Nữ, Phất Cờ Ðộc Lập, Ðường Về Tổ Quốc, Máu Thấm Tần Hoàng Ðảo ,Nguyệt Thu Nga, Nguyễn Thái Học, Non Tình Bể Hận ... đi đâu cũng nghe giọng ca của ông, nhưng rất ít khán giả biết mặt ông.

Năm 1956, bà Ba Khang - chị của hai nghệ sĩ trẻ Hương Sắc, Hương Huyền xuất vốn lập gánh hát Việt Hùng-Minh Chí, trình diễn vở tuồngNgười Ðẹp Bán Tơ. với Việt Hùng - Minh Chí - Ngọc Nuôi. suất hát nào cũng đông nghẹt người coi. nhưng mới diễn được 2 tuồng Đường Lên Xứ Thái của soạn giả Thiếu Linh và Người đẹp bán tơ của soạn giả Kiên Giang, thì chuyện tình cảm của cô đào Ánh Hoa với nghệ sĩ Minh Chí bị báo chí phanh phui. Lúc đó, Minh Chí đã qua 2 đời vợ và đang sống với người vợ thứ 3 nghệ sĩ trẻ Ánh Hoa mới 15. Minh Chí lớn gần gấp đôi tuổi Ánh Hoa. Cuộc tình duyên này đã gây sôi nổi dư luận, thân phụ Ánh Hoa là nghệ sĩ Văn Danh, đưa Minh Chí ra tòa về tội dụ dỗ gái vị thành niên. Nhưng rồi mọi chuyện cũng êm xuôi, Ánh Hoa và Minh Chí trở thành vợ chồng chung sống với nhau. Gánh Việt Hùng-Minh Chí nổi trong một thời gian ngắn rồi chỉ hơn một năm thì nội bộ lủng củng đưa đến rã gánh.

Sau thất bại, Minh Chí ông Vua Xàng xê bỏ mộng làm bầu, hai vợ chồng Minh Chí – Ánh Hoa về hát cho Kim Chưởng, Thanh Hương – Hùng Minh, Tân Thủ Đô – Tấn Tài ...

Sau năm 1975, vợ chồng Minh Chí đi hát cho gánh Hậu Giang 2, Trần Hữu Trang, Huỳnh Long, đến năm 1990, Ánh Hoa và Minh Chí nghỉ hát. Sau khi nghỉ hát, cuộc sống gia đình càng khó khăn, Ánh Hoa bán cơm tấm dưới cầu chữ Y bên kia đường Hưng Phú. Minh Chí buồn ông uống rượu giải khuây. Năm 1992, đoàn làm phim Người tình của đạo diễn Jean Jacques Annaud. mời bà Ánh Hoa vào vai bảo mẫu . Đó là cơ duyên đưa Bà đến với điện ảnh.

Sau cơn bạo bệnh nặng về xơ gan cổ trướng, nghệ s Minh Chí đã từ trần vào lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 4 tháng 12 năm 1995 tại tư gia ở Quận 8, Tp. HCM. Thọ 72 tuổi. An táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hoà, Bà Quẹo, Tp. HCM.


Văn Ngà

Văn Ngà - Hoàng Đình Ngà (1926-2010)

Nghệ sĩ Văn Ngà tên thật là Hoàng Đình Ngà, sinh năm 1926, tại Bắc Ninh, năm 10 tuổi theo cha mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp, sống cạnh rạp hát Thuận Thành (khu Đa Kao). Được cha mẹ truyền cho niềm say mê cải lương, lại được sống cạnh rạp hát, thế là cậu bé Ngà cũng mê cải lương và quyết tâm theo nghề.
Từ năm 1939, ông 13 tuổi, nhờ chút võ nghệ cha dạy cho, ông đã lọt vào mắt xanh của ông Trần Quang Cầu, bầu gánh chuyên hát tuồng kiếm hiệp Tân Việt Ban.
Sau đó ông trải qua nhiều sân khấu: Tân Xuân, Tân Hí Ban, Mộng Vân, Nam Tinh, Khánh Hồng, Thanh Minh, Bạch Tuyết – Hùng Cường, Minh Vương, Thanh Nga… và đã được các soạn giả, nghệ sĩ cải lương Sài Gòn nâng đỡ nhiệt tình.
Nghệ sĩ Văn Ngà đóng đủ vai tuồng với nhiều tính cách. Ông oai phong trong những vai kép võ. Với vóc dáng cao lớn, giọng ca khá hay, lại có sở trường đu bay luyện võ, ông rất được khán giả ái mộ.
Khi gặp ông Trần Văn Tám của đoàn Mộng Vân, Văn Ngà rẽ sang con đường “kép độc”, để rồi mấy mươi năm sau, ông có vai diễn để đời trong vở Tiếng trống Mê Linh, vai Thái thú Tô Định - một  nhân vật phản diện độc đáo, đầy cá tính.

Từ trái sang: Văn Ngà (vai Tô Định), Kim Ngọc, Ngọc Giàu, Hùng Minh (vai Mã Tắc)
Ông diễn chuẩn mực, hết sức trân trọng kịch bản, nghiên cứu từng chi tiết trong diễn xuất và đã khắc họa rất tinh tế, rất thuyết phục về cái hiểm độc của Tô Định. Ông không để Tô Định nói hát nhiều mà gây chú ý bằng thủ thuật như lách mặt sang bên, hướng người xem hồi hộp nhìn theo.
Ngay cả dáng đi như một con báo của ông trong vai Tô Định cũng rất hồn, rất nhẹ nhưng ẩn giấu sức mạnh bên trong, khiến nghệ sĩ Thanh Nga thủ vai Trưng Trắc phải căng ra theo từng bước đi, từng cái liếc mắt của ông. Soạn giả Kiên Giang nhận xét: “Anh Văn Ngà diễn vai Tô Định như bằng xương bằng thịt chứ không còn là nhân vật sân khấu nữa”...
Trên Sân khấu Vàng của đôi nghệ sĩ tài danh Minh Vương, Lệ Thủy đã tổ chức tái diễn vở Tiếng trống Mê Linh tại rạp Hưng Đạo, đúng vào dịp mừng thọ 80 tuổi của nghệ sĩ Văn Ngà. Dù ở tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn diễn đầy phong độ vai Thái thú Tô Định.

Văn Ngà (bên phải) đang diễn vai Thái Thú Tô Định hiểm độc
Những năm tháng cuối đời, nghệ sĩ Văn Ngà sống an nhàn tại Khu Dưỡng lão Nghệ sĩ Tp. HCM. Ông sống giản dị, chân thành và không làm phiền mọi người. Với nguyên tắc sống nghiêm túc, ông luôn tưởng nhớ về người vợ quá cố và vẫn giữ nguyên vẹn những kỷ niệm của bà trong căn phòng ở nhà mà con gái ông đang sinh sống.
Khi ông bệnh nặng và có ý nguyện trở về ngôi nhà xưa. Ông trút hơi thở cuối cùng trong niềm tiếc thương của giới nghệ sĩ và người hâm mộ, vào lúc 16 giờ ngày 22-1-2010 tại nhà riêng, thọ 82 tuổi.
Đám tang nghệ sĩ Văn Ngà được tổ chức tại nhà riêng số 93/9 Hưng Phú, phường 8, quận 8, Tp. HCM. Lễ động quan 7 giờ ngày 25-1-2010, sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, Tp. HCM.
Nghệ sĩ  Văn Ngà. Ông mất đi nhưng mãi mãi những vai diễn của ông, nhất là hình ảnh nhân vật Tô Định, không bao giờ phai mờ trong tâm trí người xem.




Kim Lan
 

Kim Lan - Huỳnh Thị Kim Lan (1926-2000)

Nữ nghệ sĩ Kim Lan tên thật là Huỳnh Thị Kim Lan, sanh năm 1926, con của nghệ sĩ cải lương tiền phong Bảy Nhiêu - Huỳnh Năng Nhiêu. Kim Lan là em của nữ nghệ sĩ Kim Cúc.
Nghệ sĩ Bảy Nhiêu họp cùng với nghệ sĩ Tám Danh và cô Sáu Ngọc Sương, chung vốn lập gánh hát Tiếng Chung, hai cô Kim Cúc, lúc đó được 13 tuổi và Kim Lan được 11 tuổi,  được cha cho theo để học hát. Hai cô học ca cổ nhạc, học múa và được cho lên sân khấu đóng các vai vũ nữ, đào con.
Năm 16 tuổi Kim Cúc đóng xuất sắc vai Quan Bình trong tuồng Quan Công Đắp Đập Bắt Bàng Đức trên sân khấu Đại Phước Cương và vai Nhà nữ quý tộc xứ Ba Tư trong tuồng Thuyền ra cửa biển. Nữ nghệ sĩ Kim Cúc gá nghĩa với nghệ sĩ Năm Châu, được chồng dạy cho thủ diễn nhiều vai đào chánh trên các sân khấu Con Tằm, Phi Phụng và Việt Kịch Năm Châu. Nữ nghệ sĩ Kim Lan cũng được dạy diễn những vai đào chánh đó để diễn thế vai cô Kim Cúc khi cần thiết. Nữ nghệ sĩ Kim Lan đã nổi danh trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu qua các vai chánh như:
- Túy Hoa Vương Nữ trong tuồng Dân Chúng Trước Pháp Trường, của soạn giả Nguyễn Thành Châu;
- Hoàng Hậu trong tuồng Tình Ghen Vương Giả, của soạn giả Vạn Lý;
- Chú tiểu Lan tuồng Ái Tình và Tôn Giáo, sau được đổi thành tuồng Hoa Rơi Cửa Phật của soạn giả Trần Hữu Trang;
- Tây Thi trong vở kịch Tây Thi Gái Nước Việt, của tác giả Hoàng Mai Lưu, nghệ sĩ Năm Châu phóng tác cải lương;
- A Phượng Ly trong vở Hàm Lệ Thái Tử Nước Đan Mạch, của soạn giả Nguyễn Thành Châu phóng tác theo kịch Hamlet của đại văn hào Shakespeare.
Năm 1952, tập tuồng Tây Thi Gái Nước Việt, đạo diễn Nguyễn Thành Châu rước võ sư Tàu trong Chợ Lớn đến trại Phước Chung dạy cho hai cô Kim Cúc và Kim Lan múa song kiếm để biểu diễn trên Cô Tô Đài cho Ngô Phù Sai thưởng thức. Hai nữ nghệ sĩ Kim Cúc, Kim Lan mỗi ngày phải thức từ 7 giờ sáng, chuẩn bị để đúng 8 giờ hai cô học võ do ông thầy võ Tàu dạy, đúng 9 giờ tập tuồng do đạo diễn Nguyễn Thành Châu chỉ dạy và 3 giờ chiều hai cô và các vũ nữ học múa lụa đến 4 giờ mới nghĩ. Tuồng Tây Thi Gái Nước Việt tập ròng rã như vậy trong một tháng mới được hát phúc khảo, xong ông đạo diễn Nguyễn Thành Châu bắt tập thêm nửa tháng, sửa chửa cho hoàn bị mới hát khai trương tại rạp Nguyễn Văn Hảo. Tuồng Tây Thi Gái Nước Việt hát luôn 21 suất trong ba tuần lễ, suất hát nào cũng có khán giả nghẹt rạp.
Ngày khai trương vở Tây Thi Gái Nước Việt cô Kim Lan thủ vai Tây Thi đã ca, diễn hay xuất thần, được khán giả vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Ông Trần Tấn Quốc, chủ nhiệm nhật báo Tiếng Dội, viết bài phê bình khen ngợi, ông mở cuộc trưng cầu ý kiến của khán giả và độc giả về ngôi vị các diễn viên xuất sắc nhất, ca diễn hay nhất của sân khấu cải lương trong thời kỳ đó. Cô Kim Lan được độc giả và khán giả bỏ phiếu bầu là Hoa Hậu Cải Lương, báo chí kịch trường đều tặng danh hiệu cho nữ nghệ sĩ Kim Lan là Khôi Nguyên Sân Khấu Miền Nam.
Năm 1954, khi tập vai A Phượng Ly tuồng Hàm Lệ Thái Tử Nước Đan Mạch của soạn giả Năm Châu, phóng tác kịch Hamlet của Shakespeare, cô Kim Lan mỗi ngày phải thức dậy từ 8 giờ sáng để nhờ nhạc sĩ Tường đàn dương cầm hướng dẫn cho cô Kim Lan luyện giọng ca theo bản nhạc đặc biệt mà anh Năm Châu sáng tác cho vai A Phượng Ly. Ngoài ra, cô Kim Lan và nghệ sĩ Tám Vân phải tập diễn một lớp kịch câm tỏ tình theo nhạc đệm La tristesse de Chopin. Anh Năm Châu trực tiếp chỉ dạy từng nét diễn xuất. Cô Kim Lan và Tám Vân tập kịch câm cả tiếng đồng hồ trước buổi tập tuồng chung của đoàn hát.
Kể từ năm 1960, cô Kim Lan không còn diễn ở sân khấu cải lương. Cô theo anh Năm Châu, chị Kim Cúc, ông Ba Vân và ông Bảy Nhiêu thực hiện bộ phim Quán Âm Thị Kính. Phim không ăn khách, Kim Cúc, Kim Lan và anh Hồng Phúc lập nhóm Mỹ Phương, chuyên chuyển âm phim cho hãng phim Mỹ Vân.
Từ sau năm 1975, cô Kim Lan gia nhập đoàn hát tập thể Saigon 3, sau đó cô chuyển qua cộng tác với đoàn kịch Kim Cương. Cô chỉ được cho đóng vai phụ, sau đó được giao nhiệm vụ gác cửa sau và giữ bàn thờ tổ.
Khoảng từ năm 1982, cô về bán thuốc lá lẻ bên lề đường, trước rạp hát Kinh Thành-Tân Định, đêm đêm nhìn ánh đèn màu trước bảng quảng cáo của rạp hát mà buồn nhớ kỷ niệm một thời huy hoàng trên sân khấu cải lương.
Có một sự đau xót đến nhói tim, nếu như ai đó đã từng nghe danh tiếng của nữ nghệ sĩ Kim Lan, ngưỡng mộ tài hoa của cô mà biết được cuối đời cô đã sống trong nghèo khó, chẳng được sự giúp đỡ của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ hay của các bạn nghệ sĩ đồng thời với cô.
Nhiều năm trước, hai mắt của cô Kim Lan bị cườm, không tiền mổ mắt, phải chịu mù luôn hai mắt. Tháng 9 năm 1998, dù bị tai biến mạch máu não, liệt tay chân nằm một chỗ, cô Kim Lan vẫn còn minh mẫn, lắng nghe và phân biệt được mọi động tĩnh chung quanh. Thế giới đối với cô chỉ còn có âm thanh, sự im ắng để hồi tưởng những kỷ niệm thời sân khấu huy hoàng.
Nghệ sĩ Kim Lan mất ngày 16 tháng 3 năm 2000, được quàn tại nhà của con, số A 21 - 23, cư xá An Lộc, hỏa thiêu tại Bình Hòa ngày 19 tháng 3 năm 2000. Có một số đông nghệ sĩ và soạn giả đến tiễn cô Kim Lan về cõi vĩnh hằng.


Bích Thuận

Bích Thuận - Vũ Bích Thận (1930-20.. )

Nữ nghệ sĩ Bích Thuận, tên cha mẹ đặt là Vũ Bích Thuận, sinh ngày 30 tháng 12 năm 1930 tại làng Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Bà là con thứ ba trong số năm người con gồm hai trai và ba gái của ông Vũ Văn Xuyên và bà Nguyễn Thị Hai. Bà mồ côi cha lúc 7 tuổi.
Lúc lên 10 tuổi, cô Bích Thuận và em gái là Tường Vi gia nhập gánh hát Đồng Âu Nhật Tân Ban của ông Bầu Tài ở Hà Nội. Sau đó, Bích Thuận gia nhập đoàn hát Tố Như và nổi danh là nghệ sĩ danh ca thinh sắc lưỡng toàn, đồng thời với các ngôi sao sân khấu miền Bắc như Bích Hợp, Kim Chung, Khánh Hợi, Túy Định...

Năm 1948, khi đoàn hát Tố Như vào Nam lưu diễn, cô Bích Thuận ở lại miền Nam và lập gánh hát Bích Thuận. Hai năm sau cô giải tán đoàn hát Bích Thuận để đầu quân vô gánh hát Phụng Hảo của cô Phùng Há, và sau đó đi hát cho gánh hát Nam Phi của cô Năm Phỉ .
Năm 1954, Bích Thuận kết hôn cùng cậu Emile Charles Hiếu, một tư chức ngành ngân hàng , bào đệ của cố Bộ Trưởng Công Dân Vụ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Ngô trọng Hiếu. Sau đógia nhập gánh hát Phụng Hảo 3, hát chung sân khấu với các nữ diễn viên tài danh người miền Nam như Phùng Há, Kim Thoa, Thanh Tùng, Ngọc Hải. Cô Bích Thuận và cô Phùng Há cùng hát chia vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình. Cô Tư Thanh Tùng trong vai Điêu Thuyền, kép Năm Định trong vai Đổng Trác.
Năm 1956 trong tuồng Mộng Hoa Vương của soạn giả Tư Trang. Cô Bích Thuận đóng vai võ tướng Triệu Tuấn, người si mê Mộng Hoa Vương nhưng không dược yêu lại.
Nam nghệ sĩ Thanh Phong trong vai sứ thần Ngô Trung Cảnh, vai hát để đời của cố nghệ sĩ Tư Ut; cô Phùng Há trong vai Mộng Hoa Vương, cô Kim Lan trong vai tướng cướp Bạch Cúc, Kim Cương trong vai nữ tướng Hồng Liên…
Thời đó, tuồng Mộng Hoa Vương với các diễn viên tài danh vừa kể là một vở tuồng ăn khách, lấy nước mắt khán giả nhờ vào mối tình tay ba: Mộng Hoa Vương, sứ thần Ngô Trung Cảnh và võ tướng Triệu Tuấn. Kết cuộc của vở Mộng Hoa Vương, vì tranh tình mà võ tướng Triệu Tuấn so tài với Ngô Trung Cảnh, đâm chết Ngô Trung Cảnh.
Triệu Tuấn - Bích Thuận tưởng đã giết chết kẻ tình địch thì sẽ cướp được tình yêu của Mộng Hoa Vương. Không ngờ Mộng Hoa Vương bỏ cả ngai vàng, chở xác người yêu xuống thuyền ra khơi trở về cố quốc của Ngô Trung Cảnh. Một cuộc tranh tình mà ba trái tim đều tan vở.
Cô Bích Thuận vì là người Bắc nên ca những bài bản lớn cổ nhạc của miền Nam như Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng không hay bằng các diễn viên miền Nam, nhưng bù lại thì cô Bích Thuận ca những bài hát quảng, ca những bài bản nhỏ có âm hưởng và nhịp điệu như tân nhạc của soạn giả Mộng Vân thì rất hay.

Bích Thuận có điệu múa theo bộ hát Quảng, hát tuồng Tàu cũng đẹp không thua cô Phùng Há nên Bích Thuận thành công dễ dàng trong các vai tướng võ trong tuồng Tàu như vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình; vai An Lộc Sơn trong tuồng Trường Hận, vai tiểu tướng Phùng Mậu trong tuồng Phùng Mậu hạ san; vai vua Trần Khắc Chung trong tuồng Sương Gió Chiêm Thành.
Trước năm 1975, cô Bích Thuận được mời làm giáo sư Trường Quốc Gia Am Nhạc và Kịch Nghệ Saigon, cô là một nghệ sĩ đa tài trong các bộ môn cải lương, kịch nói, ngâm thơ ba miền, ca tân nhạc và giỏi về các vũ đạo tuồng Tàu theo lối hát Quảng.
Cô ngâm thơ Tao đàn, ngâm sa mạc, ca quan họ, hát ả đào. Có khi cô thủ diễn lại vai Lữ Bố trong trích đoạn Lữ Bố Hí Điêu Thuyền với nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai làm Điêu Thuyền, Minh Đức trong vai Tư Đồ Vương Doãn…
Sau khi định cư ở Pháp vào đầu thập niên 80, Bích Thuận và phu quân, người được giới nghệ sĩ thân mật gọi là Tonton Hiếu, hai ông bà luôn luôn là những khách mời trân trọng nhứt trong các buỗi hợp mặt văn nghệ, những buỗi giới thiệu ra mắt sách, thơ, văn... cô Bích Thuận đến những nơi có kiều bào định cư ở Hải Ngoại để trình diễn những trích đoạn tuồng cải lương nổi tiếng xưa của cô trên các sân khấu Phụng Hảo, Kim Chung….
Nnăm 1988, nghệ sĩ Bích Thuận được mời tham dự và trình diễn nghệ thuật văn hóa Việt Nam tại Quảng Trường Thánh Phêrô ở Roma nhân dịp Lễ Phong Thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam, và được vinh dự tiếp kiến Đức Giáo hòang Gioan Phao Lồ Đệ Nhị.
Vào những năm 1983 và 1988, tên tuổi Bích Thuận được ghi trong Tự điển tiểu sử các nhân vật quốc tế ở Cambridge, Anh Quốc, và trong danh sách 5.000 nhân vật trên thế giới.
Nữ nghệ sĩ tài danh này đã góp phần bảo tồn nền thi ca, vũ, nhạc, kịch Việt Nam qua buổi trình diễn tại Trung Tâm Văn Hóa LHQ UNESCO ở thủ đô Paris, Pháp Quốc hồi 1999.
Gần đây một số Hội đoàn trên đất nước Hoa Kỳ làm lễ vinh danh cho 50 năm sự nghiệp trình diễn văn nghệ của cô Bích Thuận. Cô Bích Thuận đã hát Quan Họ trong màn trẩy hội du xuân vùng Kinh Bắc, cô thủ vai Thúy Kiều trong lớp tâm sự với Thúc Sinh do nghệ sĩ Hoàng Long thủ diễn., cô cũng thủ diễn vai Trưng Trắc, múa song kiếm gợi lại hình ảnh của nghệ sĩ đàn em Thanh Nga trong tuồng Tiếng Tiếng Trống Mê Linh.
Qua nhiều thập niên trình diễn, nghệ sĩ Bích Thuận đã trở thành một tài danh huyền thoại trong mọi thể loại thi ca, nhạc, kịch, quan họ, hát bội, cải lương và cả điện ảnh; được báo giới và khán thính giả Miền Nam bầu chọn là nghệ sĩ đẹp nhất và được nhiều mến mộ nhất. Năm 1953, được ban tặng Đệ Nhất Đẳng Bội Tinh Tâm Lý Chiến và năm 1959 và Đệ Nhất Đẳng Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh năm 1971.
Hiện nay bà đang sống với con trai tại thành phố Nantes, Pháp Quốc, sau ngày phu quân bà mất vào năm 2010 tại Paris.

(còn tiếp)

Tài liệu tham khảo:

- Tám Danh Web: Wikipedia
Nghệ sĩ Bảy Nhiều Web: nguoinoitieng.tv
- Nghệ Sĩ Ba Du. Web:maxreading.com
- Soạn giả Năm Châu Web: cailuongviet.com
- Nguyễn Phương. Soạn giả Tư Chơi, mảnh vụn của một vì sao. Web: cailuongviet.com
- Nguyễn Phương. Năm Châu, cuộc đời như sân khấu. Web: amnhac.fm
-Dương Đức. Nghê sĩ Năm Phỉ: Người đàn bà tài hoa bạc mệnh. Web: cand.com
- Ba Vân. Web: Wikipedia
- Nam Hùng. Chuyện đời như tiểu thuyết của NSND Phùng Há Web: vtc.vn
- Tiểu Sử Tư Út
 Ngu
ồn:  maxreading- Thanh Quang. Tưởng nhớ cố nghệ sĩ tài danh Bảy Nam. Web: RFA
- Ngành Mai. 
Cô Ba Bến Tre chưa hề ở xứ dừa Bến Tre. Web: nguoi-viet.com
- Tiểu sử Sáu Ngọc Sương Web: music.quehuong.org
- Tiểu sử  Bảy Cao Web: music.quehuong.org
- Tư Sạng Web: Wikipedia
- Ngh
ệ sĩ tiền phong Năm Nghĩa Web: youtube.com/watch?v=VBRpn3BneFs
- Tần Quốc Thuận. Tiểu sử Bảy Cao Web: music.quehuong.org
- Hoàng Châu Danh ca Năm Cần Thơ một thời lừng lẫy Web: vnc
a.cand.com.vn - Trần Dũng. Nhớ một giọng ca vàng. Web: vanchuongviet.org
- Tiểu Sử Cô Ba Thanh Loan
 Web: music.quehuong.org
- Ái Liên
. Web: Wikipedia
- Út Trà Ôn. Web: Wikipedia.
- Nguy
ễn Phương. Tưởng niệm cố nghệ sĩ Ba Xây Web: RFA
- Nguyên Phương. Nữ nghệ sĩ tài danh Kim Cúc: người vợ thứ ba của Năm Châu. Web: cailuongpho.com
Tiểu sử Hoàng Giang Web: music.quehuong.org
- Việt Hùng Web: tainhaccho.vn
- T. Hiệp. Nghệ sĩ Kim Chung qua đời. Web: nld.com.vn
- Minh Chí Youtube: 
youtube.com/watch?v=yReg-eu8VOg
- Thanh Hiệp. "Tô Định" Văn Ngà đã qua đời Web: nld.com.vn
- Nguyễn Phương. … Hoa hậu Cải lương Kim Lan… Web: cailuongvietnam.com
- Như Hoa.  Huyền Thoại Bích Thuận, Một Đời Cống Hiến Cho Nghệ Thuật Web: t-van.net/


              - đ


                -------------------------------------------------------------------
                              trích tblog Huỳnh Ái Tông
                ============================

No comments:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ