Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

bài liên quan: " [ ttkh. nàng là ai?'; 'một cuốn sách gây nhiều tranh cãi/ nguyễn hoàng sơn / báo tiền phong ( Hà Nội ( số 47./ 1994/ trang 8.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

[t.t. kh. nàng là ai ?] :" một cuốn sách gây nhiều tranh cãi ..."/ nguyễn hoàng sơn -- báo tiền phong chủ nhật / sớ 47- 1194- trang 8.

t.t.kh. nàng là ai ?-thế  nhật [thế phong]
nxb văn hóa- thông tin  hà nội , 1994 .

                                       
                        một cuốn sách gây nhiều tranh cãi
                                                              nguyễn hoàng sơn


    Đó là cuốn TTKH- nàng là ai ? của  Thế Nhật [Thế Phong & Trần nhật Thu], nhà xuất bản  Văn hóa- thông tin, 1994.  Ngay khi mới trích đăng một kỳ trên tờ Văn hóa nguyệt san [số 8-1994] nó đã được bạn đọc chú ý .  Theo nhà thơ Trần nhật Thu, trước khi sách phát hành, trước cả ' Văn hóa nguyệt san' , không hiểu qua con đường nào, bản thảo đã rơi vào tay một ký giả. Vị ký gỉả này đã rút ruột cuốn sách đăng lên một tờ báo phát hành tại  thành phố Hồ chí Minh. Kể ra như vậy tuy không đàng hoàng lắm, nhưng cũng chẳng sao, nếu, vị ký giả nọ lược thuật cẩn thận hơn .  Nhưng sự cẩn thận ấy không có, nên nghe nói, bà Trần thị Vân Chung - một trong 2 nhân vật chính của thiên tình sử TTKH [theo Thế Nhật] đã có thư từ Pháp về, phản ứng gay gắt.

      Khi sách đến tay người đọc [2.000 bản, giá 9.000 đồng và bán hết vèo!] dư luận càng sôi nổi hơn.  Các báo Sài gòn giải phóng, Thanh niên đều có bài giới thiệu nội dung cuốn sách, biểu dương 2 tác giả về những tìm tòi công phu xung quanh nghi án văn học tồn tại gần 60 năm, đồng thời nêu lên những điểm chưa thỏa đáng.

      Cũng báo' Thanh niên ' , trong 1 số tiếp theo đăng 2 ý kiến, một của Võ đình tiến [Phan thiết], một của Nguyễn song Quỳnh [Hà nội] phản bác lại nhiều luận cứ của Thế Nhật và nghi ngờ về tính cách chính xác của kết luận:' Trần thị Vân Chung chính là TTKh năm xưa !' [Nguyệt san Văn hóa, số 9-1994] đăng bài phỏng vấn nhà văn Thanh Châu - ' người ấy'  trong thơ TTKh [ tất nhiên cũng chỉ theo Thế Nhật, rồi bài hỏi chuyện bà Nghiêm Phái - Thư Linh, người  xưng là bạn của bà Vân Chung và cũng chính là người tiết lộ bí mật về TTKh (?).

    Xem ra mối tình thơ khơi lên từ năm 1937 trên báo 'Tiểu thuyết thứ bảy ' của ông Vũ đình Long hơn nửa thế kỷ qua vẫn  còn làm xúc động lòng người  !.
    Bạn yêu thơ ít ai không biết đến bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn của TTKh [ đăng trên' Tiểu thuyết thứ bảy' ngày 23-9-1937]. Bài thơ làm giọng một người thiếu phụ đã từng yêu, nhưng không lấy được người mình yêu mà phải sống cùng người khác, nhưng vẫn luôn  thương nhớ người ấy.

                                             Nếu biết rằng tôi đã có chồng
                                            Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?

    Ngay từ trong những năm ba mươi, đã có nhiều văn nhân, thi sĩ [như Thâm Tâm, Nguyễn Bính] nhận mình là người ấy trong thơ TTKh. Có nhà nghiên cứu [như Nguyễn Vỹ] lại khẳng định TTKh là Trần thị Khánh, người yêu của  tác giả Tống biệt hành và Hai sắc hoa ti-gôn cũng như Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng đều là  của Thâm Tâm giả giọng nữ!

     Điều này, thì nhà văn Thanh Châu, thư ký tòa soạn ' Tiểu thuyết thứ bảy '  đã bác bỏ từ
năm ... 1939 trong bài viết Những cánh hoa tim.  Năm 1990 trong một bài viết cho một cuốn sách của Nxb Hội nhà văn, ông lại khẳng  định:' TTKh là có thật ', là'người phụ nữ vào thời đó làm thơ kịp trào lưu thơ mới. Một người đã cố tình quên đi, đào sâu chôn chặt mối tình đau sót bất hạnh nhất của mình'.

     Thanh Châu là người nhận  đã nhận Thư và Thơ của TTKh, đúng là ông có thẩm quyền nhất trong việc giải trình cái nghi án văn học này.   Nhưng năm 1994 này, đọc sách của Thế Nhật, ông vẫn khẳng định' Vân Chung tuyệt nhiên không hề  biết gì về TTKh... Tôi lấy làm lạ , sao bây giờ lại có cuốn sách nào đặt vấn đề  TTKh là bà Vân Chung '.[Trả lời phỏng vấn của Thanh Châu trên Nguyệt san Văn hóa số 9-1994].  Nhà văn chỉ thừa nhận có một người bạn gái cùng sinh trưởng ở thị xã Thanh hóa, tên là Trần thị Vân Chung. Bà  này sau lấy một sinh viên
 luật , tên là Lê ngọc Chấn - có thời làm đến  bộ trưởng quốc phòng thời Mỹ- Diệm.

        Năm 1976, sau giải phóng miền Nam, nhà văn Thanh Châu có tìm gặp Vân Chung và khi nghe tin chồng bà mất, ông gửi lời chia buồn, trước khi bà sang định cư bên Pháp với các con.  Tóm lại, Vân Chung [có làm thơ] là có thật, quan hệ bạn bè giữa bà và Thanh Châu là có thật; nhưng chuyện Vân Chung chính là TTKh, tác giả những bài thơ tình nổi tiếng kia , thì ... còn phải bàn đã!   Cuốn sách của Thế Nhật cung cấp thêm nhiều thông tin thú vị, nhưng, chưa đủ sức khép lại một nghi án văn học , mà, dường như còn làm nó... rắc rối  một cách đáng yêu với làng thơ !

         9-11-1994
 nguyễn hoàng sơn

(Tiền Phong chủ nhậtsố 47- 1994 -- trang 8.)


                                       Nguyễn Hoàng Sơn  ( phải) tốt nghiệp Đại học Kinh tế, 
                                                                            trưởng ban trang  TIỀN PHONG CHỦ NHẬT
                                                                                                       (Bt)


                                                                 ---------------------------------------------------------------
                                         bài đăng lại ( 25 April, 2018)
                                                  blog Virgil Gheorghiu/ TP
                                      ========================

 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ